1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hoàng đế hay Vua?

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi Kasanova, 24/03/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Kasanova

    Kasanova Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/08/2004
    Bài viết:
    1.623
    Đã được thích:
    1
    Hoàng đế hay Vua?

    Hai danh xưng "Hoàng đế" và "Vua" có khác nhau hay không vậy các bác? Nếu khác thì khác như thế nào? Quang Trung Nguyễn Huệ là Vua hay Hòang đế? Thắc mắc nhỏ muốn hỏi, ai biết chỉ giúp.
  2. bulubuloa

    bulubuloa Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/06/2003
    Bài viết:
    3.506
    Đã được thích:
    4.307
    Vua (King) là người trị vì dân chúng của mình.

    Hoàng đế (Emperor) là người có thể đi chinh phục những vùng đất khác, trị vì cả dân chúng của những nước khác.
  3. lancelots

    lancelots Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2006
    Bài viết:
    218
    Đã được thích:
    0
    Bản thân chữ "đế" nói lên phần khác biệt đó: Đế ở đây là đế chế hay đế quốc gắn liền với các cuộc chiến tranh, chinh phục, mở mang bờ cõi.
    Quang Trung lên ngôi hoàng đế bắt nguồn từ tham vọng của bản thân. Ý định của ông là lấy hai tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, chinh phục vùng Đông Dương và đế chế Xiêm La để thành lập một vương quốc ngang với vương quốc của Càn Long. Rất tiếc và cũng rất may là ông mất sớm.
  4. Kasanova

    Kasanova Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/08/2004
    Bài viết:
    1.623
    Đã được thích:
    1
    Tại sao Quang Trung lúc thì gọi là Vua, lúc gọi là Hòang Đế hả các bác?
    ?oĐánh cho để dài tóc,
    đánh cho để đen răng,
    đánh cho chúng chích luân bất phản,
    đánh cho chúng phiến giáp bất hoàn,
    đánh cho sử tri Nam Quốc anh hùng chi hữu chủ.?

    Được Kasanova sửa chữa / chuyển vào 10:10 ngày 24/03/2006
  5. spirou

    spirou Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/05/2003
    Bài viết:
    2.819
    Đã được thích:
    1
    Cái này là trò trí trá của các cụ ta thời xưa. Các vua ta, bên ngoài đối với Trung Quốc thì ngoảnh mặt xưng thần, chịu gia phong làm quốc vương An Nam. Nhưng bên trong đối với bề tôi và lân bang như Chiêm, Chân Lạp, Ai Lao thì ngoảnh mặt về nam mà xưng thiên tử, mang đế hiệu, nghiễm nhiên 1 tiểu thiên triều Đại Việt phương Nam. Đây là ảnh hưởng của nho giáo. Việc xưng đế thì thời Lý nhà Tống đã tố cáo vua Thánh Tông trộm đế hiệu rồi. Sau này trong chiếu chỉ của vua Lê gửi cho chúa Nguyễn (thực ra chúa Trịnh viết giùm rồi đóng dấu giùm luôn) yêu cầu mang thái tử ra chầu thiên tử ở Thăng Long.
    Ngày xưa các cụ ta cũng ít dùng từ vua, đối với vua đương trị vì thường gọi Đức kim thượng hay Ngài ngự, chiếu chỉ thì dùng thiên tử (cũng gần với hoàng đế). Từ thiên tử có vẻ thông dụng hơn.
    Còn ta gọi "vua" Quang Trung chẳng qua là cho nó tiện gọi thôi.
    Ở châu Âu, vua và hoàng đế cũng khác biệt nhiều. Muốn làm hoàng đế phải có đế quốc lớn, chiến công lừng lẫy và được giáo hoàng cho phép. Phải đến Vatican chịu lễ gia miện. Chỉ có 2 đế chế ở châu Âu mang đế hiệu là: Otto I của Đức lập nên Đế quốc La Mã thần thánh, Napoleon.
    Vua Pie I của Nga cũng tự xưng đế nhưng bọn Nga lại bị xếp vào Á châu.
  6. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Vua là tiếng Việt .
    Hoàng Đế, Vương là tiếng Hán,
    trong đó Vương là vua địa phương,
    còn Hoàng, hay Đế là vua trên đầu các Vương.
    Ví dụ đời nhà Trần, Hưng Đạo chỉ là Vương,
    còn Quốc Toản chỉ là Hầu, còn nhỏ hơn nữa.
    Thà làm ma nước nam còn hơn làm vương đất bắc
    có nghĩa là không chịu làm tay sai dưới quyền giặc
    nước ngoài mà cai trị dân mình.
    Nam đế sơn hà nam đế cư
    có nghĩa là vua nước nam cai trị nước nam,
    không phải là vương của nước bắc.
    Nghe nói, các cấp quý tộc ngày xưa chia làm
    Công, Hầu, Bá, Tử, Nam, nữa kia. Đó là
    những chúa đất địa phương mà vua lớn hơn
    cho phép cai trị và làm tay chân cho vua.
  7. Cavalry

    Cavalry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/10/2001
    Bài viết:
    3.062
    Đã được thích:
    0
    Lịch sử mấy chữ này như sau, ở Phương Tây, Emperor (hòang đế) là "vua của các vua", tức là dưới Emperor phải có các King. Nước của vua (Kinh) gọi vương quốc, nước của hòang đế gọi là Đế quốc. Điển hình là nước Áo thường được nắm giữ chức Hòang Đế của Đế quốc La Mã thần thánh. (Holy Roman Empire).
    Ở Trung Quốc thì khác 1 tí, các tổ của họ là tam hòang, ngũ đế. Tam hòang là 3 ông Phục Hi, Thần Nông, Hòang đế. Sau thời tam hòang thì đến Ngũ đế là 5 ông...!! Vua đầu tiên là nhà Hạ thì xưng là Vương, truyền đến nhà Chu thì nhiều nước cũng xưng vương. Cho nên Tần Vương là Tần Thủy Hòang mới tìm 1 tước hiệu phân biệt, mới ghép chữ hòang và chữ đế ra chức "hòang đế". Các nước xung quanh như VN, Triều Tiên cũng bắt chước gọi theo.
    Còn bọn Nga, Hồi giáo thì dĩ nhiên chúng chẳng biết gì về Emperor hay Hòang đế cả mà chúng có từ riêng. Phương tây hay giữ nguyên tên gọi đó: suntal, tsar.(sa hòang)...
  8. BTW

    BTW Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/03/2004
    Bài viết:
    89
    Đã được thích:
    0
    Trong tất cả những ý văn lời thơ của các bậc đại tiền bối đã từng được đọc thì em thích nhất những lời này của Hoàng Đế Quang Trung, nghe như có gì dâng tràn ***g ngực, máu nóng chảy rần rật trong người. Những câu như: "...Chúng ta càng nhân nhượng, giặc Pháp càng lấn tới..." hay " Không có gì quý hơn độc lập tự do" nghe nó ôn hòa quá nếu không muốn nói là nhược tiểu.
  9. Newfarmmer

    Newfarmmer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/11/2004
    Bài viết:
    1.945
    Đã được thích:
    1
    Hai anh Vương mới Đế cứ tra từ điển là ra ngay(âm Hán mà, còn ông Vua thì là hàng cộng Việt ta chứ không phải hàng Tàu, Bác cỏ dép dạy đúng), Bác Car... đã giải thích cũng khá cặn kẽ. Chỉ nói thêm ở đây là cái anh Vương được ra đời ấy là do chính cái thời đại của anh ấy - Phong Kiến. Phong kiến nghĩa là Phong Hầu Kiến Ấp >> Tớ phong cho ấy 1 cái chức giao cho 1 mảnh đất đấy về cày cấy rồi hàng năm đem thuế má sản vật (tất nhiên là cả gái đẹp nữa) vào mà cúng cho tớ. Thứ này bắt đầu có từ thời Anh nhà Chu bên Tàu (có phải không nhỉ??). Ông bố làm vua thì cho ông con một mảnh đất nào đấy, nào vùng Tấn vùng Tần vùng Sở vv . . . bọn bây về đấy mà xưng vương đi rồi chịu khó cày cấy mà . . . nộp thuế triều cống. Anh Vương kia về vùng đất phong của mình sinh con đẻ cái lại chia nhỏ ra cho các ông con ông cháu của mình cứ như thế mà trị. Sau có nhiều anh mô ni phê ra dù không phải hoàng thân quốc thích nhưng được đặc cách lên Vương (nhận xằng ấy mà nếu không nó đánh cho bỏ mẹ) thì cứ nhận thế chịu khó xưng thần rồi triều cống v v . . . . Thế là các ông ở xa trung tâm thì cứ Vương mà xưng ông ở TW thì . . . . Và đến thời Anh Tần thì sinh ra cái anh Hoàng Đế (đúng như bác Car . . nói). Lão Chính còn ham hơn khi đặt cho mình cái hiệu là Thuỷ Hoàng (ông Đế 1st) ông con là Nhị Thế (2nd... ) . . . những mon con cháu sau này đời đời kiếp kiếp làm Đế thiên hạ vậy.
    Khờ không biết nói có đúng không nhỉ? E hèm . . hèm
  10. Newfarmmer

    Newfarmmer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/11/2004
    Bài viết:
    1.945
    Đã được thích:
    1
    Các cụ ta là phân rõ Vương mới Đế lắm. Nhớ xưa đọc được cái chiếu mấy thằng Mông chiếm được đất Hoa Hạ gọi các vua Trần ta hê thằng cu Nhật Hạo, thằng cu . . . đọc mà ức

Chia sẻ trang này