1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hoàng Sa -Duyên nợ Việt Nam và Trung Quốc

Chủ đề trong 'Báo chí - Truyền thông' bởi trhung, 23/12/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. trhung

    trhung Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/04/2006
    Bài viết:
    532
    Đã được thích:
    0
    Hoàng Sa -Duyên nợ Việt Nam và Trung Quốc

    Hải chiến Hoàng Sa 1974

    Hải chiến Hoàng Sa là một trận chiến giữa Hải quân nước Việt Nam ta và Hải quân Trung Quốc từ 17 đến 19 tháng 1 năm 1974 trên quần đảo Hoàng Sa. Sau khi Pháp rút khỏi Đông Dương, Việt Nam Cộng hòa đã thu hồi chủ quyền toàn bộ quần đảo này từ chính phủ bảo hộ Pháp nhưng một phần quần đảo đã bị Cộng Hòa Nhân dân Trung Hoa cho quân ra chiếm giữ khi người Pháp rút đi, Việt Nam Cộng Hòa chỉ chiếm giữ và thực hiện chủ quyền được một phần quần đảo cho đến khi cuộc hải chiến xảy ra. Sau trận chiến, Trung Quốc đã chiếm đóng toàn bộ quần đảo cho đến nay.


    Bối cảnh

    Quần đảo Hoàng Sa gồm hai nhóm đảo, nhóm đảo mà Việt Nam Cộng hòa bảo vệ và thực hiện được chủ quyền là nhóm Nguyệt Thiềm hay Trăng Khuyết (Crescent group) và nhóm Bắc đảo hay An Vĩnh/Tuyên Đức (Amphitrite group). Dưới thời Việt Nam Cộng hòa đã có đài khí tượng do Pháp xây, trực thuộc ty khí tượng Đà Nẵng và được bảo vệ bởi một tiểu đoàn Thủy quân Lục chiến.


    Năm 1956, Hải quân Trung Quốc chiếm đóng đảo Phú Lâm (Woody Island) thuộc nhóm Bắc đảo.

    Năm 1958, Trung Quốc cho công bố bản Tuyên ngôn Lãnh hải 4 điểm, trong đó có tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc bao gồm các đảo Đài Loan, Tây Sa (tức Hoàng Sa của Việt Nam) và Nam Sa (tức Trường Sa của Việt Nam), đảo Macclesfield (Trung Sa), quần đảo Bành Hồ (Pescadores). [1]

    Vào giai đoạn này, Trung Quốc vẫn là đồng minh hậu thuẫn cho Việt Nam tiến hành cuộc Chiến tranh Việt Nam chống lại Việt Nam Cộng hòa và Hoa Kỳ.

    Ngày 22 tháng 9 năm 1958, báo Nhân Dân đăng công hàm của Thủ tướng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Phạm Văn Đồng gửi Thủ tướng Quốc vụ Viện Trung Quốc, ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của chính phủ Trung Quốc quyết định về hải phận.

    Năm 1961, chính phủ Việt Nam ban hành sắc lệnh khẳng định chủ quyền Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Nam của Việt Nam Cộng hòa.

    Trong thời gian 1964-1970, Hải quân Trung Quốc và Hải quân Việt Nam chạm súng liên tục trên hải phận Hoàng Sa, nhưng không đưa đến thương vong. Trong thời điểm đó, Việt Nam Cộng hòa cũng thiết lập một sân bay nhỏ tại đảo Hoàng Sa.

    Năm 1970, Hoa Kỳ và Nhật Bản ký Hiệp ước trao trả Okinawa (Okinawa Reversion Treaty) trao trả quần đảo Điếu Ngư (Diaoyu) (tức Sento Shosho hay Senkaku Retto của Nhật Bản) về dưới chủ quyền của Nhật Bản với sự phản đối của Đài Loan và Trung Quốc; và cùng năm Đô đốc Elmo Zumwalt, cựu Tham mưu trưởng Hải quân Hoa Kỳ họp báo tuyên bố tại Guam rằng Hoàng Sa và Trường Sa không nằm trong chiến lược triển khai các hải đảo tiền đồn của Đệ thất Hạm đội Hoa Kỳ. Theo nhận định của Hải quân Việt Nam Cộng hòa thì đây là sự kiện trao đổi giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, và là nguy cơ cho Việt Nam Cộng hòa trong việc bảo vệ Hoàng Sa.


    Tuần dương hạm Lý Thường Kiệt (HQ-16)Năm 1971, Hải quân Trung Quốc và Hải quân Việt Nam Cộng hòa tiếp tục chạm súng trên hải phận Hoàng Sa. [5] Những năm cuối của cuộc Chiến tranh Việt Nam, vì nhu cầu chiến trường, tiểu đoàn Thủy quân Lục chiến của Việt Nam Công hòa tại Hoàng Sa này được đưa vào đất liền, chỉ còn một trung đội Địa phương quân trấn giữ nhóm Nguyệt Thiềm.

    Năm 1973, với Hiệp định Paris, Hoa Kỳ và Đệ thất Hạm đội sau khi rút quân và thiết bị của Hoa Kỳ ra khỏi quần đảo Hoàng Sa như vậy Hoa Kỳ đã xem việc bảo vệ quần đảo này là việc riêng của Việt Nam Cộng hòa.

    Năm 1974 Bộ tư lệnh Hải quân Việt Nam Cộng hòa quyết định thiết lập một phi trường trên đảo Hoàng Sa có khả năng chuyên chở vận tải cơ hạng nặng C-7 Caribou để chuyển quân nhanh ra nhóm Nguyệt Thiềm. Khi một phái đoàn của Quân lực Việt Nam Cộng hòa thăm dò một số đảo Hoàng Sa trong việc chuẩn bị thiết lập phi trường nói trên thì khám phá ra sự hiện diện của Hải quân Trung Quốc, và giao tranh xảy ra sau đó.


    Tương quan lực lượng

    Khu trục hạm Trần Khánh Dư (HQ-4)Phía Việt Nam có Tuần dương hạm Trần Bình Trọng (HQ-5), Tuần dương hạm Lý Thường Kiệt (HQ-16), Khu trục hạm Trần Khánh Dư (HQ-4), Hộ tống hạm Nhật Tảo (HQ-10), một đại đội Hải kích thuộc Hải quân Việt Nam Cộng hòa, một số Biệt hải (Biệt kích Hải quân) và một trung đội địa phương quân đang trú phòng tại đảo Hoàng Sa.

    Phía Trung Quốc có Liệp tiềm đĩnh số 274, Liệp tiềm đĩnh số 271, Tảo lôi hạm số 389, Tảo lôi hạm số 391, Liệp tiềm đĩnh số 282, Liệp tiềm đĩnh số 281 và hai chiến hạm số 402 và số 407 chở quân (không rõ loại), Tiểu Đoàn 4 và Tiểu Đoàn 5 thuộc Trung Đoàn 10 Hải quân Lục chiến, và hai đội Trinh sát.


    Diễn tiến

    Chiến sĩ Biệt hải Việt Nam Cộng hòaNgày 16 tháng 1, 1974, Tuần dương hạm Lý Thường Kiệt sau khi đưa một phái đoàn của Quân lực Việt Nam Cộng hòa thăm dò một số đảo Hoàng Sa phát hiện hai chiến hạm số 402 và số 407 của Hải quân Trung Quốc gần Cam Tuyền, và phát hiện quân Trung Quốc chiếm đóng hoặc cắm cờ Trung Quốc tại các đảo Quang Hòa, Duy Mộng, Vĩnh Lạc.

    Sau khi cấp báo về Bộ tư lệnh Hải quân Vùng 1 Duyên hải tại Đà Nẵng, HQ-16 dùng quang hiệu yêu cầu các chiến hạm Trung Quốc rời lãnh hải Việt Nam. Các chiến hạm Trung Quốc không rời vùng, và cũng dùng quang hiệu yêu cầu phía Việt Nam Cộng hòa rời lãnh hải Trung Quốc.

    Ngày 17 tháng 1, 1974, Khu trục hạm Trần Khánh Dư (HQ-4) đến Hoàng Sa đổ bộ một toán Biệt hải và một đội Hải kích xuống Cam Tuyền để nhổ cờ Trung Quốc. Sau đó các chiến sĩ Việt Nam Cộng hòa rút trở lên tàu. Cùng trong ngày Liệp tiềm đĩnh số 274 và Liệp tiềm đĩnh số 271 của Trung Quốc xuất hiện.


    Soái hạm Trần Bình Trọng (HQ-5)Ngày 18 tháng 1, 1974, Đề Đốc Lâm Ngươn Tánh, Tư lệnh phó Hải quân Việt Nam Cộng hòa bay ra Bộ tư lệnh Hải quân Vùng 1 Duyên hải tại Đà Nẵng để trực tiếp chỉ huy trận đánh. Ông ban hành lệnh hành quân Hoàng Sa 1 nhằm chiếm lại các đảo Cam Tuyền, Quang Hòa, Duy Mộng, Vĩnh Lạc. Lực lượng hành quân Hoàng Sa 1 được tăng cường thêm Tuần dương hạm Trần Bình Trọng (HQ-5) làm soái hạm cho cuộc hành quân, và Hộ tống hạm Nhật Tảo (HQ-10). Do hải hành lâu ngày chưa kịp tu bổ, HQ-10 tham chiến với một máy bất khiển dụng, chỉ còn một máy hoạt động.

    Ngày 19 tháng 1, 1974, Biệt hải và Hải kích Việt Nam Cộng hòa từ HQ-5 đổ quân lên mặt Nam đảo Quang Hòa và Hải quân Trung Quốc đổ quân xuống mặt Bắc đảo. Hai bên giao tranh và phía Việt Nam Cộng hòa có 3 chết và 2 bị thương. Do quân Trung Quốc quá đông, quân Việt Nam Cộng hòa rút trở lên HQ-5.

    Ngay sau đó chiến hạm hai bên triển khai đội hình gần đảo Quang Hòa và chiến hạm Việt Nam Cộng hòa khai hỏa trước. Hai bên chạm súng từ 30 đến 45 phút, cùng thời điểm đó Bộ tư lệnh Hải quân Việt Nam Cộng hòa nhận được thông báo của Văn phòng Tùy viên Quân sự Hoa Kỳ (DAO) tại Sài Gòn, cho biết radar Đệ thất Hạm đội ghi nhận một số Phóng lôi hạm (guided missile frigate) và chiến đấu cơ MIG từ Hải Nam đang tiến về phía Hoàng Sa. Bộ tư lệnh Hải quân Việt Nam Cộng hòa sau đó yêu cầu Đệ thất Hạm đội trợ giúp, nhưng không thành công. Các chiến hạm Việt Nam Cộng hòa được lệnh rút bỏ quần đảo Hoàng Sa.


    Kết quả


    Hộ tống hạm Nhật Tảo (HQ-10)

    Tảo lôi hạm số 389 Hải quân Trung QuốcTheo tài liệu của Việt Nam Cộng hòa thì 274 trúng đạn, tay lái bất khiển dụng phải ủi vào bãi san hô để thủy thủ đoàn đào thoát, 271 hoặc 389 bị chìm tại trận, và 389 và 391 bị hư hại nặng. HQ-10 trúng đạn vào pháo tháp bị chìm tại trận, HQ-16 bị hư hại nặng nghiêng 15 độ, HQ-5 và HQ-4 bị hư nhẹ. Gần 50 thủy thủ và hạm trưởng Ngụy Văn Thà của HQ-10 tử vong. Ngoài ra HQ-5 có 3 quân nhân tử vong và 16 bị thương.

    Hai ngày sau trận hải chiến, ngày 20 tháng 1, tàu chở dầu Hòa Lan "Kopionella" vớt được 23 người thuộc thủy thủ đoàn của HQ-10 đang trôi dạt trên biển. Đến mười ngày sau, ngày 29 tháng 1, ngư dân Việt Nam vớt được một toán quân nhân Việt Nam Cộng hòa gần Mũi Yến (Qui Nhơn), gồm 1 sĩ quan, 2 hạ sĩ quan và 12 quân nhân thuộc lực lượng đổ bộ lên Quang Hòa, đã dùng bè vượt thoát đảo sau trận hải chiến.

    Theo tài liệu của Trung Quốc thì 274, 271, 389, 391 đều trúng đạn, 281, 282 và 402, 407 bị hư hại trung bình, HQ-10 bị chìm tại trận. Trung Quốc bắt giữ 48 tù binh, trong đó có một người Mỹ. Trung Quốc có trao trả tù binh sau đó tại Hồng Kông qua Hội Chữ thập đỏ.


    Liệp tiềm đĩnh số 271 Hải quân Trung Quốc, chụp từ chiến hạm VNCH trước khi nổ súngTrung Quốc chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa từ thời điểm này.
    Sau trận chiến, Việt Nam Cộng hòa đã ra nhiều tuyên bố cũng như trưng ra các chứng cớ lịch sử về chủ quyền của mình và đã được Chính phủ Cộng hòa Pháp ủng hộ vì trước đây theo Hòa ước Pháp Thanh thì người Pháp đã thực hiện chủ quyền ở quần đảo này. Tuy nhiên, Trung Quốc đã cho đập phá các bia chủ quyền tại quần đảo Hoàng sa, đào các mộ của người Việt đã chôn ở đây, xóa các di tích lịch sử của người Việt.

    Vụ việc cũng đã gây ra khó khăn nhất định về chính trị cho lực lượng Cộng sản hai miền Việt Nam vì họ là những người theo chủ nghĩa dân tộc. Có thể đây cũng là nguyên nhân khiến sau năm 1975 họ dần xa Trung Quốc.

    Việt Nam hiện nay vẫn khẳng định chủ quyền hợp pháp đối với toàn bộ quần đảo Hoàng Sa và vùng lãnh hải liên quan trên biển Đông.


    Sự xâm lấn của Trung Quốc

    Chiến tranh biên giới Việt - Trung, 1979
    Nhận thấy Việt Nam đưa quân vào Campuchia lật đổ chính quyền diệt chủng Khmer Đỏ do Trung Quốc bảo trợ trong cuộc chiến tranh giữa Việt Nam và Campuchia, Trung Quốc quyết định tấn công xâm lược Việt Nam với lý do "dạy cho Việt Nam một bài học" (lời Đặng Tiểu Bình) nhưng mục đích chính là phân chia lực lượng quân đội của Việt Nam để giúp chính quyền diệt chủng Khmer Đỏ. Đồng thời, Trung Quốc muốn thử nghiệm chiến thuật quân sự phòng thủ chủ động (active defense doctrine), đưa cuộc phòng thủ biên giới vào sâu lãnh thổ đối phương.

    Ngoài ra, theo một số nhà nghiên cứu quân sự Tây phương, về mặt chiến lược, Trung Quốc thử nghiệm một cuộc chiến tranh biên giới có giới hạn để thăm dò khả năng tương trợ của Liên xô, sau khi Việt Nam gia nhập Hội đồng Tương trợ Kinh tế, và ký hiệp ước hữu nghị và hợp tác với Liên Xô (1978), trong đó có điều khoản về tương trợ quân sự . Nếu thảo ước này được tuân thủ nghiêm ngặt, theo nhận định của Quân ủy Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, nó sẽ là hiểm họa quốc phòng lớn vì đặt Trung Quốc vào tình thế lưỡng đầu thọ địch (two-front war) khi xảy ra chiến tranh với Việt Nam hoặc Liên Xô.Tương quan lực lượng tham chiến

    Để tiến công Việt Nam, Trung Quốc sử dụng 9 quân đoàn chủ lực và một số sư đoàn bộ binh độc lập (tổng cộng trên 30 sư đoàn), 6 trung đoàn xe tăng, 4 sư đoàn và nhiều trung đoàn pháo binh, phòng không. Lực lượng được huy động trên 400.000 binh sĩ, 550 xe tăng, 3.000 khẩu pháo, cối và dàn hỏa tiễn, chưa kể hơn 200 tàu chiến của hạm đội Nam Hải và 1.700 máy bay sẵn sàng phía sau. Tướng Hứa Thế Hữu, tư lệnh Đại Quân khu Quảng Châu chỉ huy hướng tiến công vào đông bắc Việt Nam với trọng điểm là Lạng Sơn và Cao Bằng. Tướng Dương Đắc Chí, tư lệnh Đại Quân khu Côn Minh đảm nhiệm hướng tây bắc với trọng điểm là Hoàng Liên Sơn (nay là Lào Cai).

    Về phía Việt Nam, do phần lớn các quân đoàn chính quy (3 trong số 4 quân đoàn) đang chiến đấu ở Campuchia nên phòng thủ ở biên giới với Trung Quốc chỉ có một số sư đoàn chủ lực quân khu (chủ yếu là tân binh) của Quân khu 1 và 2 cùng các lực lượng vũ trang địa phương. Quân đoàn 1 vẫn đóng quanh Hà Nội đề phòng Trung Quốc đổi ý tiến sâu vào trung châu.


    Diễn biến

    Quân Trung Quốc tiến công vào biên giới Việt NamSáng ngày 17 tháng 2 năm 1979, quân đội Trung Quốc tiến công trên toàn tuyến biên giới phía Bắc Việt Nam. Hướng Lạng Sơn có quân đoàn 43, 54, 55.

    Hướng Cao Bằng có quân đoàn 41, 42, 50.

    Hướng Hoàng Liên Sơn có quân đoàn 13, 14.

    Hướng Lai Châu có quân đoàn 11.

    Hướng Quảng Ninh, Hà Tuyên (nay là Hà Giang) mỗi nơi cũng có từ 1-2 sư đoàn.

    Tất cả các hướng tấn công đều có xe tăng, pháo binh hỗ trợ. Không quân và hải quân không được sử dụng trong toàn bộ cuộc chiến.

    Trong giai đoạn đầu đến ngày 28 tháng 2 năm 1979, quân Trung Quốc chiếm được các thị xã Lào Cai, Cao Bằng, Hà Giang và một số thị trấn. Các cơ sở vật chất, kinh tế ở những nơi này bị phá hủy triệt để. Tuy nhiên, do vấp phải sự phòng ngự có hiệu quả của Việt Nam nên quân Trung Quốc tiến rất chậm và bị thiệt hại nặng.

    Theo Bách khoa toàn thư Wikipedia
    Xin Amin đừng xoá nhé



    Được trhung sửa chữa / chuyển vào 11:34 ngày 25/12/2006
  2. trhung

    trhung Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/04/2006
    Bài viết:
    532
    Đã được thích:
    0

    Quân Việt Nam phản kích ở mặt trận Lạng Sơn (2-1979)Quân Việt Nam còn phản kích đánh cả vào hai thị trấn biên giới Ninh Minh (thuộc tỉnh Quảng Tây) và Malypo (thuộc tỉnh Vân Nam) của Trung Quốc.
    Ngày 19 tháng 2 năm 1979, nhóm cố vấn quân sự cao cấp của Liên Xô tới Hà Nội để gặp các tướng lĩnh chỉ huy của Việt Nam. Moskva yêu cầu Trung Quốc rút quân. Liên Xô cũng viện trợ gấp vũ khí cho Việt Nam qua cảng Hải Phòng, đồng thời dùng máy bay vận tải chuyển một số sư đoàn chính quy Việt Nam từ Campuchia về.
    Trong giai đoạn sau, cả hai bên đều tăng cường thêm lực lượng và cuộc chiến tiếp tục, trong đó quyết liệt nhất là hướng Lạng Sơn. Tại đây sư đoàn bộ binh 3 Sao Vàng, một đơn vị thiện chiến của Việt Nam từng qua đánh Mỹ cùng một số sư đoàn khác đã tổ chức phòng thủ chu đáo. Sau nhiều trận đánh đẫm máu bất kể tổn thất, quân Trung Quốc vào được thị xã Lạng Sơn chiều ngày 4 tháng 3 năm 1979. Ngày 5 tháng 3 năm 1979, Việt Nam ra lệnh tổng động viên toàn quốc. Đồng thời phía Việt Nam cũng điều các sư đoàn chủ lực có xe tăng, pháo binh hỗ trợ áp sát mặt trận, chuẩn bị phản công giải phóng các khu vực bị chiếm đóng.
    Cũng trong ngày 5 tháng 3 năm 1979,do áp lực của Liên Xô, sự phản đối của quốc tế, đồng thời cũng đã chiếm được các thị xã lớn của Việt Nam ở biên giới, Bắc Kinh tuyên bố hoàn thành mục tiêu chiến tranh, chiến thắng và bắt đầu rút quân. Mặc dù chiến sự vẫn tiếp diễn ở một số nơi nhưng đến ngày 18 tháng 3 năm 1979 quân Trung Quốc đã hoàn tất rút khỏi Việt Nam.
    Kết quả cuộc chiến
    Theo tuyên bố của phía Trung Quốc: quân Trung Quốc có 6.900 người chết, 14.800 người bị thương và 240 người bị bắt. Quân Việt Nam có 60.000 người chết và bị thương, 1.600 người bị bắt.
    Một xe tăng của Trung Quốc bị Việt Nam tiêu diệt
    Theo tuyên bố của phía Việt Nam: quân Trung Quốc có 62.500 người chết và bị thương, tổn thất 280 xe tăng, 115 khẩu pháo cối và 270 xe quân sự. Phía Việt Nam có hàng nghìn dân thường chết và bị thương, không có số liệu về tổn thất của các lực lượng vũ trang.
    Nhiều điểm cao của Việt Nam đã bị Trung Quốc lấn chiếm và đặt căn cứ quân sự lâu dài cho đến nay, tiêu biểu là Lão Sơn.
    Cuộc chiến cũng đã gây ra những thiệt hại nặng nề về kinh tế cho Việt Nam : 4/4 thị xã bị hủy diệt hoàn toàn, 320/320 xã, 735/904 trường học, 428/430 bệnh viện, bệnh xá, 41/41 nông trường, 38/42 lâm trường, 81 xí nghiệp, hầm mỏ và 80.000 ha hoa màu bị tàn phá, 400.000 gia súc bị giết và bị cướp. Khoảng một nửa trong số 3,5 triệu dân bị mất nhà cửa, tài sản và phương tiện sinh sống.
    Về mặt lâu dài, nó mở đầu cho hơn 10 năm căng thẳng trong quan hệ và xung đột vũ trang dọc biên giới giữa hai quốc gia, buộc Việt Nam phải thường xuyên duy trì một lực lượng quân sự khổng lồ dọc biên giới, gây hậu quả xấu đến nền kinh tế. Sinh hoạt và sản xuất của người dân vùng biên giới bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Ngoài ra, nhiều cột mốc biên giới cũng bị quân Trung Quốc phá hủy, gây khó khăn cho việc hoạch định biên giới sau này.
    Các nhà quan sát phương Tây nhận định như sau:
    Về mặt chiến thuật, Trung Quốc thất bại vì tuy Việt Nam chưa kịp đưa các đơn vị ở Campuchia về tham chiến mà quân Trung Quốc vẫn chịu tổn thất nặng.
    Về mặt chiến lược, Trung Quốc thành công vì đã chứng minh rõ bản chất không thật của hiệp ước tương trợ quân sự giữa Liên Xô và Việt Nam, và đã chứng minh khả năng lưỡng đầu thọ địch sẽ không xảy ra. Cũng có một số nhà quan sát cho rằng Quân ủy Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc lúc bấy giờ có hai khuynh hướng, một thiên về Đặng Tiểu Bình, người muốn cải tổ quân sự trong toàn bộ chiến lược cải cách Trung Quốc, và một chống đối lại cải tổ. Tài liệu phương Tây cho rằng tai hại chiến lược to lớn nhất cho Việt Nam là cuộc chiến này đưa đến việc phe cải tổ thắng thế: Trung Quốc dồn sức hiện đại hóa các đơn vị chủ lực và đã thành công. Điều này sẽ thấy rõ sau này trong Chiến tranh biên giới Việt Trung 1984-1988, khi Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn.
    Sau khi Liên Xô tan rã, đến năm 1992 quan hệ giữa hai nước mới được bình thường hóa
    Về mặt lâu dài, nó mở đầu cho hơn 10 năm căng thẳng trong quan hệ và xung đột vũ trang dọc biên giới giữa hai quốc gia, buộc Việt Nam phải thường xuyên duy trì một lực lượng quân sự khổng lồ dọc biên giới, gây hậu quả xấu đến nền kinh tế. Sinh hoạt và sản xuất của người dân vùng biên giới bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Ngoài ra, nhiều cột mốc biên giới cũng bị quân Trung Quốc phá hủy, gây khó khăn cho việc hoạch định biên giới sau này.
    Khmer Đỏ
    Chế độ Khmer Đỏ nay được biết đến vì đã giết chết khoảng 1,7 triệu người (từ một dân số 7,1 triệu) bằng các biện pháp tử hình bằng các dụng cụ thô sơ như cuốc, mai, xẻng, bỏ đói và lao động cưỡng bức. Nó được nhiều học giả xem là một trong những chế độ hung bạo nhất trong thế kỷ 20 - thường được so sánh với các chế độ của Adolf Hitler và, theo quan điểm nhiều người, chế độ của Stalin. Nếu tính theo tỷ lệ người bị giết so sánh với dân số, có thể nó là chế độ giết người nhiều nhất trong thế kỷ 20.
    Trong khi cầm quyền, nó đã được hậu thuẫn bởi Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, vì muốn "đóng khung" chế độ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam lúc đó đang được Liên Xô hậu thuẫn.
    Đến năm 2006, chỉ có ba trong số các lãnh đạo nhóm Khmer Đỏ đã bị bỏ tù từ khi bị lật đổ. Năm 1981, Pol Pot chính thức giải tán Đảng Cộng sản Campuchia; Pol Pot qua đời vì tuổi già năm 1998 sau khi bị đàn em Ta Mok hạ bệ vào năm 1997.
    Hình thành
    Những chiến sĩ trẻ Khmer Đỏ, hầu hết từ những gia đình nông dânTuy Đảng Cộng sản Đông Dương (ra đời năm 1930) đã tuyên bố tự giải thể vào năm 1945, nhưng thực tế vẫn chỉ đạo chính trị các nhóm Cộng sản ở Đông Dương dưới tên gọi Ban nghiên cứu chủ nghĩa Marx. Nhóm các đảng viên Cộng sản người Campuchia bắt đầu được tổ chức và xây dựng lực lượng vũ trang riêng vào năm 1950 dưới tên gọi tổ chức Khmer Issarak, cùng tham gia phong trào kháng chiến chống thực dân Pháp, giành độc lập dân tộc, dưới sự lãnh đạo chung của tổ chức *********.
    Sau năm 1955, khi ********************** tái lập lại dưới tên gọi Đảng Lao động Việt Nam, những người Cộng sản Campuchia cũng dần hình thành đảng riêng của mình vào năm 1960), với tên gọi là đảng Nhân dân Cách mạng Khmer, đối lập với chính quyền của Quốc vương Sihanouk.
    Chuyển hướng
    Trong thời kỳ đầu, Khmer Đỏ đã sát cánh với những người Cộng sản Việt Nam trong chiến tranh, đã cho các lực lượng vũ trang của mình tấn công vào biên giới Việt Nam Cộng hòa để giúp đỡ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam. Họ cũng được những người Cộng sản Việt Nam giúp đỡ xây dựng căn cứ chống chính quyền của Quốc vương Sihanouk ở dọc biên giới. Năm 1968, đảng đổi tên thành đảng Cộng sản Khmer.
    Tuy nhiên, kể từ khi Pol Pot lên nắm quyền đầu thập niên 1970, đảng này bắt đầu chuyển hướng sang thân Trung Quốc và dần biểu lộ thái độ thù địch với những người dân Việt Nam.
    Cầm quyền
    Năm 1975, khi những Việt Nam giành được độc lập, thì Khmer Đỏ giành chính quyền tại Campuchia, xây dựng quốc gia Campuchia Dân chủ. Trong suốt thời gian cầm quyền, Khmer Đỏ đã xây dựng xã hội theo mô hình "Công xã nhân dân" rập khuôn của Mao Trạch Đông ở Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, thực hiện cuộc tàn sát, mà nhiều người cho là diệt chủng man rợ, hoặc thanh lọc dân tộc ấu trĩ tả khuynh, của gần 2 triệu người Campuchia. Khmer Đỏ cũng thanh trừng nội bộ dữ dội đối với những người Cộng sản thân Liên Xô hoặc Việt Nam, và gây hấn xâm chiếm với nước Việt Nam láng giềng.
    Từ 1975-1978, tin vào sự hậu thuẫn của chính quyền Trung Quốc, chính quyền Khmer Đỏ đã nhiều lần tấn công biên giới Tây Nam Việt Nam, tàn sát thường dân, đánh phá các cơ sở kinh tế và quân sự dọc biên giới với mục đích làm kiệt quệ đối phương. Tuy nhiên, chính quyền Việt Nam đã nhanh chóng ra tay chống lại cuộc tấn công xâm chiếm này. Chỉ trong vòng 1 tuần lễ, quân đội Việt Nam đã đánh tan quân chủ lực của Khmer Đỏ và đẩy quân Khmer Đỏ đến sát biên giới với Thái Lan. Việt Nam, sau đó, hỗ trợ những người Cộng sản Campuchia thân Việt Nam tái lập lại đảng Nhân dân Cách mạng Campuchia và thành lập chính quyền Cộng hòa Nhân dân Campuchia thay chính quyền diệt chủng Khmer Đỏ vào năm 1979
    Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
    Xin Amin đừng xoá nhé
  3. royalgia

    royalgia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/03/2006
    Bài viết:
    1.354
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn bác đã nhắc nhở em nhớ về lịch sử dân tộc.
    Ở Trung Quốc bây giờ có 1 kênh truyền hình của trung ương chuyên phát các phim tài liệu lịch sử. Em ko nhớ là CCTV nào nhưng nội dung phần lớn nói về cuộc chiến tranh với Nhật, với Tưởng. Họ phát đi phát lại các hình ảnh tội ác của phát xít Nhật rồi tư liệu Chân Châu Cảng vv...
    Em xem mà cứ giật mình, phần vì các thuốc phim họ có quả thực là vô giá, phần vì ngạc nhiên trước chính sách tuyên giáo công khai của họ. Họ phát liên tục , ngày này qua ngày khác.
    Em có trò chuyện với một anh bạn học tập và sống ở TQ. Hắn nói trên các diễn đàn thanh niên trí thức của Trung Quốc, thanh niên Trung Quốc bây giờ có hai ước nguyện lớn nhất
    - 1 là giết chết hết bọn Nhật
    - 2 là thu Đài Loan và Việt Nam về với Đại Lục.
    Em nghe mà hãi cái quyết tâm của họ.
    Em mong sao các bác có thật nhiều bài tương tự để những nạn nhân của cái chế độ giáo dục ở Việt Nam như em có nơi, có hứng , có điều kiện tìm về cội nguồn.
    Chúc các bác vui, khỏe,có ích.
  4. nhansydatcang1

    nhansydatcang1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/04/2006
    Bài viết:
    211
    Đã được thích:
    1
    Hoàng Sa, biết nói thế nào nhỉ? Giống như trường hợp một cô gái bị cưỡng bức đến chết, phần xác đã bị quỷ dữ ăn thịt, phần hồn thì vẫn được cha mẹ hàng ngày kêu gào khóc lóc và lập bàn thờ hương khói. Ai có qua Đà Nẵng hãy đến Sở Nội vụ thắp cho nàng một nén hương nhé!
    Được nhansydatcang1 sửa chữa / chuyển vào 10:36 ngày 30/12/2006
  5. trhung

    trhung Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/04/2006
    Bài viết:
    532
    Đã được thích:
    0
    Tái khẳng định chủ quyền VN tại Hoàng Sa và Trường Sa
    28/12/2006 -- 4:00 PM
    Hà Nội (TTXVN) - Ngày 28/12, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Dũng một lần nữa khẳng định hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là thuộc chủ quyền của Việt Nam.
    Trả lời câu hỏi của phóng viên Thông tấn xã Việt Nam đề nghị cho biết quan điểm của Việt Nam về việc theo ?oTạp chí quân sự hoàn cầu? của Trung Quốc tháng 12/2006, căn cứ vào ?oPháp lệnh về lãnh hải và vùng tiếp giáp của nước CHND Trung Hoa? năm 1992 và Tuyên bố của Chính phủ CHND Trung Hoa về Đường cơ sở lãnh hải CHND Trung Hoa năm 1996, từ ngày 1/11/2005 Trung Quốc đã tiến hành xây dựng bia chủ quyền tại các điểm cơ sở lãnh hải, trong đó có một số điểm cơ sở trên quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, ông Lê Dũng cho biết Việt Nam có đầy đủ những bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để chứng minh chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo này.
    Nguời Phát ngôn Bộ Ngoại giao nói: "Như đã khẳng định trong Tuyên bố của Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam năm 1992 và 1996, Việt Nam không thừa nhận giá trị pháp lý của bất kỳ quy định nào về lãnh hải và vùng tiếp giáp, đường cơ sở cũng như mọi hoạt động có liên quan của bất kỳ quy định nào về lãnh hải và vùng tiếp giáp, đường cơ sở cũng như mọi hoạt động có liên quan của bất kỳ nước nào trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam".
    Ông Lê Dũng khẳng định việc Trung Quốc dựng bia chủ quyền tại một số điểm cơ sở trên quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam là vi phạm chủ quyền của Việt Nam, do vậy hoàn toàn không có giá trị.
    "Việt Nam một lần nữa khẳng định chủ trương giải quyết mọi tranh chấp trên biển giữa các nước liên quan bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở tôn trọng độc lập và chủ quyền độc lập và chủ quyền của nhau, phù hợp với Luật pháp và thực tiễn quốc tế. đặc biệt là Công ước của Liên Hợp quốc về Luật biển năm 1982 và tinh thần Tuyên bố về cách ứng xử của các bên trên Biển Đông năm 2002, vì mục đích tăng cường hợp tác hữu nghị, giữ gìn hòa bình và ổn định trên Biển Đông", ông Lê Dũng nói./.
    Theo TTXVN
    http://www.vnagency.com.vn/TrangChu/VN/tabid/58/itemid/178148/Default.aspx



  6. iso9002

    iso9002 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    15/12/2001
    Bài viết:
    521
    Đã được thích:
    6
    "Anh bạn" Trung Quốc TO BÉO KHOẺ quá, Việt Nam ở cạnh 1 cha như vậy nên nhiều khi tức "hộc máu" mà phải làm thinh. Tư lâu đến nay roài. Xem như LÊ LỢI thì biết đánh thắng nhà MINH lại vẫn phải xin sắc phong rồi cống nạp.
  7. lang_tu_co_don86

    lang_tu_co_don86 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/09/2004
    Bài viết:
    482
    Đã được thích:
    0
    tuyên bố vẫn chỉ là tuyên bố, mất vẫn hoàn mất. trên bản đồ HS là của VN nhưng thực tế thì lại khác rồi. buồn
  8. trhung

    trhung Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/04/2006
    Bài viết:
    532
    Đã được thích:
    0

    [​IMG]
    Quân Việt Nam ta chiến đấu ở Hoàng Sa nè
    [​IMG]
    Tuần Dương Hạm Lý Thường Kiệt của Việt Nam ta nè
    Các bạn vào đây coi hình ảnh cuộc chiến nè
    http://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BA%A3i_chi%E1%BA%BFn_Ho%C3%A0ng_Sa%2C_1974
    Được trhung sửa chữa / chuyển vào 15:43 ngày 04/01/2007
  9. dau_duong_xo_cho

    dau_duong_xo_cho Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/11/2004
    Bài viết:
    346
    Đã được thích:
    0
    Bọn VNCH đánh đấm dở như hạch. Đúng là một lũ ăn hại như lời tướng Mẽo Oét-mo-len nhận xét, lực lượng như thế mà để cho nó oánh không còn miếng giáp, làm mất mợ nó đất của tổ tiên, giờ mãi không đòi được!
  10. _Arwen_

    _Arwen_ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    3.574
    Đã được thích:
    0
    Nhưng làm thế nào để chứng minh Hoàng Sa là của Việt Nam nhỉ?

Chia sẻ trang này