1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hoàng Sa -Duyên nợ Việt Nam và Trung Quốc

Chủ đề trong 'Báo chí - Truyền thông' bởi trhung, 23/12/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. trhung

    trhung Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/04/2006
    Bài viết:
    532
    Đã được thích:
    0
    Còn đây là sân bay của Malai, Phi, BC nho (Dai loan)
    ở Trường Sa.
    Sân bay của Đài đang xây dựng.
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Được hoabaoxuan sửa chữa / chuyển vào 20:20 ngày 11/02/2007
  2. trhung

    trhung Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/04/2006
    Bài viết:
    532
    Đã được thích:
    0

    [​IMG]
    đảo đầu tiên [​IMG]
    [​IMG]
    Nguồn từ bài của thành viên ttth3010
  3. kyto

    kyto Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/08/2005
    Bài viết:
    344
    Đã được thích:
    0
    Đây là một trong rất nhiều tài liệu trên net:
    ... Vào nửa đầu thế kỷ 17, Chúa Nguyễn tổ chức ?ođội Hoàng Sa? lấy người từ bãi An Vĩnh, huyện Bình Sơn, phủ Quảng Ngãi ra Hoàng Sa thu lượm hàng hóa và khí cụ trên các tàu mắc cạn, đánh bắt hải sản quý hiếm mang về dâng nộp. Chúa Nguyễn lại tổ chức thêm ?ođội Bắc Hải? lấy người thôn Tứ Chính, hoặc xã Cảnh Dương, phủ Bình Thuận, cấp giấy phép ra đảo Trường Sa với cùng nhiệm vụ như đội Hoàng Sa. Ngay từ khi ấy hai quần đảo Hoàng sa và Trường sa đã hiện lên trên bản đồ ?oToàn tập Thiên nam tứ chí lộ đồ thư? của Đỗ Bá tự Công Đạo vẽ năm 1686 hai quần đảo được thể hiện liền một dải, bao gồm cả Hoàng Sa và Vạn Lý Trường Sa, được người Việt gọi chung một tên ?onôm? là Bãi cát vàng. Mặc lúc này dù công nghệ đo vẽ bản đồ thời đó còn rất thô sơ, hình vẽ chưa sắc nét nhưng thể hiện rất rõ hai ?ochùm? đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm trên phần lãnh thổ VN. Từ thế kỷ 19, nhà Nguyễn đã cho sao lục, in ấn lại những ấn phẩm, văn bản tản lạc của các triều đại trước, nên đã tái bản được hàng trăm bộ sách, trong đó có một số bản đồ có nguồn gốc biên vẽ từ năm 1490 xuất hiện với nhiều tên gọi khác nhau. Đặc biệt cuốn mang tên ?oHồng Đức bản đồ? mà ngày nay chúng ta đang tiếp tục tìm hiểu, xác minh bản gốc.
    Các hoạt động của quan quân nhà Nguyễn trên hai quần đảo này còn được ghi lại rất rõ trong những cuốn ?oPhủ biên tạp lục? của Lê Quý Đôn (1776), ?oLịch triều Hiến chương loại chí? của Phan Huy Chú (1821), ?oĐại Nam thực lục tiền biên? (1844-1848), ?oĐại Nam thực lục chính biên? (1844-1848), ?oĐại Nam nhất thống chí? do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn...Đồng thời hai quần đảo và hoạt động của triều đình phong kiến Việt Nam trên đó cũng được nhắc đến trong các tác phẩm nước ngoài như Nhật ký Batavia (1936), Hải ngoại ký sự (1696), An nam đại quốc họa đồ (1838)... của những thương nhân, người nước ngoài buôn bán thông thương trên biển với VN. Sau những chuyến qua lại buôn bán, họ vẽ lên những bộ bản đồ dùng để đi biển cũng như xác định điểm buôn bán với các nước vùng Đông Nam Á. Cùng với nhiệm vụ khai thác hải sản và hàng hóa trên quần đảo, nhà Nguyễn còn tổ chức đo đạc, khảo sát, dựng bia, cắm mốc, trồng cây trên quần đảo liên tục trong các năm 1834,1853 và1836. Thông qua việc tổ chức khai thác tài nguyên trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa liên tục hàng thế kỷ, Nhà Nguyễn đã làm chủ thật sự hai quần đảo từ khi còn chưa thuộc về lãnh thổ của một quốc gia nàovà từ đó hai quần đảo này trở thành bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ VN.
    Những năm tháng Pháp đô hộ Việt Nam, trên cơ sở đại diện cho triều đình phong kiến An Nam, Pháp đã có nhiều hành động củng cố chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa bằng việc tuần tra, kiểm sóat và đưa quân ra chiếm đóng đảo. Để quản lý hành chính, chính quyền lúc đó đã sáp nhập quần đảo Trường Sa vào tỉnh Bà Rịa, và thành lập đơn vị hành chính ở quần đảo Hoàng Sa tại Thừa Thiên.
    Pháp quay lại Hoàng Sa và Trường Sa sau chiến tranh thế giới lần 2, ngày 8/3/1949, Pháp công nhận độc lập thống nhất của VN và ngày 14/10/1950, Pháp chính thức trao việc phòng thủ quần đảo Hoàng Sa cho VN. Ngày 6/9/1951, tại Hội nghị San Francisco, ông Trần Văn Hữu, Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Chính phủ miền Nam VN trong phát biểu của mình đã chính thức tuyên bố và khẳng định chủ quyền từ lâu đời của VN đối với hai quần đảo.

    Đến những bộ bản đồ hiện đại
    Chính quyền VN Cộng hòa đã đóng quân và quản lý hai quần đảo theo đúng trách nhiệm mà Hiệp định Genève năm 1954 về VN trao cho: quản lý tạm thời nửa nước VN từ vĩ tuyến 17 trở vào trong khi chờ đợi thống nhất đất nước bằng tổng tuyển cử tự do. Trong thời gian này, các chính phủ VN đã luôn khẳng định và duy trì các quyền chủ quyền của mình. Chính quyền Sài Gòn đã quyết định sáp nhập quần đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh Thừa Thiên vào xã Định Hải, huyện Hòa Vang, tỉnh Quảng Nam và Hoàng Sa sáp nhập vào xã Phước Hải, quận Đất Đỏ, tỉnh Phước Tuy.
    Mặc dù việc quản lý đối với quần đảo Hoàng Sa của VN đã bị Trung Quốc dùng sức mạnh quân sự lần lượt chiếm đóng các cụm đảo phía Đông, rồi phía Tây của quần đảo này vào các năm 1956 và 1974 và thực hiện chiếm đóng cho tới ngày nay, nhưng chủ quyền của VN đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa vẫn không bị mất bởi hành động sử dụng vũ lực đã bị ngăn cấm bởi luật pháp quốc tế.
    Tháng 4/1975, Hải quân nhân dân VN đã tiếp quản các đảo Trường Sa, Sơn Ca, Nam Yết, Song Tử Tây, Sinh Tồn và An Bang do quân đội Sài Gòn đóng giữ. Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam VN tiếp tục khẳng định chủ quyền của VN đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và tuyên bố giành cho mình quyền bảo vệ chủ quyền đó. Ngày 2/7/1976, nước VN thống nhất dưới tên gọi mới Cộng hòa xã hội chủ nghĩa VN. Từ đó với tư cách kế thừa sở hữu các quần đảo từ các chính quyền trước, Nhà nước CHXHCN VN duy trì việc bảo vệ chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã ban hành nhiều văn bản quản lý quan trọng liên quan trực tiếp tới hai quần đảo và hai quần đảo này luôn là bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ VN. Trong tất cả các bộ bản đồ hành chính của VN những năm đổi mới đều thể hiện huyện Hoàng Sa thuộc TP Đà Nẵng, huyện Trường Sa trực thuộc tỉnh Khánh Hòa. Hai quần đảo này luôn nhận được sự quan tâm của cả nước, nhằm từng bước xây dựng nơi này ngày một vững mạnh, xứng với vị trí, vai trò của chúng trong hệ thống hành chính Nhà nước CHXHCN VN.
    (Theo Báo tài nguyên & Môi trường)
    ________________________________________________________
    Việc lấy lại quần đảo Hoàng Sa + những phần đã mất của đảo Trường Sa không đơn giản là có chứng cứ rồi chứng minh là lấy lại... chỉ một con đường thôi, vũ lực. Hãy đợi đấy, 1.000 năm Bắc thuộc vẫn giành được độc lập, chủ quyền.
    Được kyto sửa chữa / chuyển vào 21:51 ngày 06/01/2007
  4. trhung

    trhung Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/04/2006
    Bài viết:
    532
    Đã được thích:
    0
  5. chieuphong

    chieuphong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/01/2006
    Bài viết:
    154
    Đã được thích:
    0
    em cũng ủng hộ vũ lực nhưng các bác nên so sánh tương quan ạ
  6. kyto

    kyto Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/08/2005
    Bài viết:
    344
    Đã được thích:
    0
    Đúng là tiềm lực hiện nay mình thua Trung Quốc, xa nữa là khác... nhưng bạn ơi, từ xưa đến giờ có bao giờ Việt Nam mình mạnh hơn họ đâu vẫn đánh thắng đấy.
  7. honnhien_cotien

    honnhien_cotien Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/12/2004
    Bài viết:
    1.395
    Đã được thích:
    0
    tớ thì vẫn chủ truơng ngoại giao để giải quyết vấn đề . dùng xung đột để giải quyết tranh chấp chỉ là nuớc cuối cùng mà thôi. còn nuớc thì còn tát , khi mà mọi việc chưa chính thức đuợc đưa ra hội đồng quốc tế thì lý lẽ vẫn nên đuợc tôn trọng . nhân bất học bất chi lý . TQ là 1 nền văn hoá lớn , cái nôi của tinh hoa đông á , chắc chắn họ kô muốn bị gọi là thằng vô học . họ dám đánh đài loan vì thực ra đài loan nói tiếng trung , viết chữ trung và người trung lãnh đạo . còn VN là khác , rất khác sô với đài loan. người TQ chưa 1 lần dám nói VN là của TQ từ năm 45 đến nay.nếu họ nói vậy thì người mông cổ cũng có thể nói TQ thuộc mông cổ đuợc .
  8. trhung

    trhung Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/04/2006
    Bài viết:
    532
    Đã được thích:
    0
  9. xanh_do_tim_vang

    xanh_do_tim_vang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/03/2006
    Bài viết:
    235
    Đã được thích:
    0
    Và đây là phản hồi của TQ về HS và TS:
    Trung Quốc tuyên bố có chủ quyền quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa
    05/01/2007

    Chính phủ Trung Quốc bác bỏ sự phản đối và tuyên bố của Việt Nam liên quan tới vấn đề chủ quyền đối với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
    Tại cuộc họp báo hôm thứ Năm ở Bắc Kinh, phát ngôn viên Lưu Kiến Siêu của Bộ ngoại giao Trung Quốc nói rằng việc dựng bia chủ quyền ở các điểm cơ sở trên quần đảo Tây Sa là hoạt động nằm trong khuôn khổ chủ quyền của Trung Quốc và các nước khác không có quyền can thiệp.
    Ông Lưu nói thêm rằng Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi đối với các quần đảo Tây Sa và Nam Sa, là những nhóm đảo ở biển Đông mà phía Việt Nam gọi là Hoàng Sa và Trường Sa.
    Người phát ngôn bộ ngoại giao Trung Quốc tuyên bố như thế khi được hỏi về sự phản đối mới đây của chính phủ Việt Nam đối với việc Trung Quốc dựng bia chủ quyền ở Hoàng sa và Trường Sa.
    Bên cạnh Việt Nam và Trung Quốc, còn có 4 nước khác tuyên bố chủ quyền từng phần hoặc toàn bộ đối với quần đảo Trường Sa là Đài loan, Philipin, Malaysia, và Brunei.
    Có lẽ việc bây giờ là đòi để con cháu có cơ hội đòi tiếp thôi, chứ hiện tại thì ko làm gì được thằng TÀU PHù .
  10. jealous_girl

    jealous_girl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2005
    Bài viết:
    103
    Đã được thích:
    0
    Nói thế thì chết...

Chia sẻ trang này