1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hoàng sa- Trường sa biển đảo quê hương ( Phần 3 )

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi TheKingOfPop, 15/08/2009.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. vyhachit

    vyhachit Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    12/04/2007
    Bài viết:
    1.173
    Đã được thích:
    62
    Đúng là khi làm ăn thì dân ta ít đoàn kết thật.
    Dưng bác cũng phải nhớ Trung Quốc hiện là 1 trong các cường quốc của thế giới về nhiều mặt. Còn vị trí của ta thì ở đâu bác biết rõ phỏng. Làm ăn KT mà để con tim chi phối nhiều thì hỏng. (Việc chính trị quân sự em nỏ bàn)
  2. Ghettau

    Ghettau Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/05/2008
    Bài viết:
    493
    Đã được thích:
    1
    Lạc đề 1 chút hôm qua đi qua Trung tâm hội nghị quốc gia - 1 dự án do nhà thầu Khựa xây dựng nhìn nó vừa xấu vừa heo quạnh trông nhếc nhác xuống cấp quá hình như cả năm mới có 1 vài hội nghị tổ chức ở đây.Đây là 1 công trình văn hoá cấp quốc gia nên để các nhà thầu châu âu như Pháp, Đức xây dựng tuy đắt song nó sẽ tồn tại cả trăm năm ví dụ như phủ chủ tịch,dinh độc lập....
    Kêu gọi người VN sài hàng Vn nhưng các dự án mà nhà thầu trong nước có thể làm được như mấy cái nhà máy nhiệt điện toàn ưu tiên cho bạn Khựa.Bởi vì ko đâu rẻ bằng khựa và các cty của khựa rất linh hoạt trong việc xử lý tiền chênh lệch rút ra.
  3. Wehrmacht

    Wehrmacht Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    22/02/2005
    Bài viết:
    1.969
    Đã được thích:
    0
    Vì bãi nông trên nền đá san hô nên bỏ neo thôi thì không
    đủ giữ tàu. Chú Phụng nói rằng phải buộc thừng từ đuôi tàu
    HQ-604 vào đảo Gạc Ma là vì thế, để tránh bị trôi tàu.
    Chú P nói thêm là tranh chấp cũng bắt đầu từ cái dây thừng đó,
    nó đổ quân ban đầu chưa có gì căng lắm, nhưng mà nó cắt
    dây thừng khiêu khích mình, thế rồi ... Tám chục mạng người cả
    hai bên VN&TQ cũng vì cái dây thừng bị cắt đó.
    Nên em nghĩ trong video cảnh bắn 25mm MG , đảo một nơi, tàu
    1 nẻo là vì thế, tàu hơi bị trôi về phía nam Gạc Ma ( chếch về
    bên trái của góc máy quay).
    Hình như trong video phụ đề của bác Simonov có nói là tàu
    HQ-604 lao về phía đảo để che đạn, nhưng không có chuyện đó
    bác ạ, cũng chưa có sách nào nói thế cả. Đuôi tàu đang quay
    về phía đội công binh đang bị bắn thì sao mà lao về để che đạn
    được.
  4. Excocet

    Excocet Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    05/01/2005
    Bài viết:
    4.450
    Đã được thích:
    79
    Vẫn còn tranh luận về cái clip đó à?
    Đọc mấy chục trang, đến phát chán.
    Có gì hay hơn ko?
  5. Excocet

    Excocet Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    05/01/2005
    Bài viết:
    4.450
    Đã được thích:
    79
    Nhà giàn DK1 sẽ rực sáng
    TT - Lúc 14g ngày 18-8, đoàn công tác báo Tuổi Trẻ cùng bảy cán bộ nhân viên Công ty Dịch vụ hàng hải Sài Gòn (Samaser) và Công ty Đức Anh Quân (DAQ Solatech) đã lên tàu hải quân ra khơi thực hiện chương trình ?oChung tay thắp sáng nhà giàn DK1?.
    [​IMG]
    Những tấm pin mặt trời được đưa lên tàu[
    Đây là chương trình phối hợp đặc biệt giữa báo Tuổi Trẻ và hải quân vùng II từ nguồn đóng góp của bạn đọc Tuổi Trẻ. Phát biểu trước lúc tiễn đoàn cán bộ và chiến sĩ ra khơi làm nhiệm vụ, chính ủy vùng II hải quân Vũ Tiến Tuyên chia sẻ: ?oChúng tôi rất xúc động trước tấm lòng của đồng bào khắp mọi miền Tổ quốc, trước sự chia sẻ thắm tình quân dân của bạn đọc báo Tuổi Trẻ. Đây không chỉ là món quà quý báu mà còn là niềm khích lệ lớn lao đối với những chiến sĩ làm nhiệm vụ giữ gìn biển đảo như chúng tôi?.
    Là cố vấn kỹ thuật cho chương trình ?oChung tay thắp sáng nhà giàn DK1?, tiến sĩ Lê Hoàng Tố xúc động trước lúc chia tay đoàn: ?oTôi đã đi lắp đặt hệ thống pin mặt trời cho nhiều nơi, kể cả Trường Sa, nhưng lần này với DK1 lại gợi lên một cảm xúc đặc biệt khó tả. Ở các đảo chìm đã quá vất vả, nhưng so với nhà giàn DK1 thuộc thềm lục địa VN vẫn còn đỡ hơn.
    Có lẽ những chiến sĩ sống và chiến đấu trên nhà giàn là những người phải đối diện với nhiều khắc nghiệt nhất của biển cả. Mỗi lần nghĩ đến cảnh các anh trần mình trong bóng đêm giữa dông bão trên các nhà giàn chông chênh, lòng tôi lại nghẹn ngào. Tôi rất tự hào được tham dự chương trình ý nghĩa này. Với tôi, đây là lời tri ân đến những chiến sĩ đã ngã xuống vì thềm lục địa quê hương. Qua các thành viên trong đoàn, tôi muốn nhắn gửi với các chàng trai trẻ nơi nhà giàn hiểm nguy rằng: dù có xa xôi cách trở, dù có bão tố phong ba thì các bạn hãy tin nơi đất liền vẫn có chúng tôi luôn ở bên các bạn?.
    [​IMG]
    Cán bộ, phóng viên Tuổi Trẻ cùng nhân viên Công ty Samaser vẫy tay chào đất liền trước khi khởi hành ra nhà giàn DK1 - Ảnh: Thuận Thắng
    Anh Nguyễn Đức Thọ, nhân viên Công ty Đức Anh Quân, háo hức trước lúc lên đường: ?oDù chưa bao giờ đặt chân đến DK1, dù biết ngoài biển cả sẽ gặp nhiều khó khăn nhưng chúng tôi vẫn cảm thấy rất vui khi tham gia cùng đoàn để đưa ánh điện ra nơi đầu sóng ngọn gió của Tổ quốc. Cũng là những thanh niên trai trẻ, chúng tôi thấu hiểu và thông cảm sự thiếu thốn về vật chất và tình cảm của các chiến sĩ trên nhà giàn, vì thế chúng tôi rất vui sướng được góp chút sức mọn cùng các anh gìn giữ biển đảo quê hương. Với tôi, đây sẽ là một chuyến đi nhớ đời, tôi sẽ mang những câu chuyện của những chiến sĩ ở nhà giàn về kể với bè bạn đất liền. Mong họ hiểu rằng để có những ngày bình yên, ngoài khơi xa đang có những người con của Tổ quốc phải trần mình trước sóng gió, bão tố...?.
    Cùng tham gia trong nhóm kỹ thuật ra lắp ghép pin mặt trời cho DK1, anh Huỳnh Văn Vương - Công ty Dịch vụ hàng hải Sài Gòn - chia sẻ trước lúc tàu rời bến cảng: ?oAnh em chúng tôi đã hứa với lòng là dù có sóng to, gió lớn cũng sẽ cố gắng hết sức để nhà giàn được rực sáng. Đó không chỉ là niềm tự hào của anh em chúng tôi, mà còn là niềm tự hào của tất cả những người dân Việt khi cột mốc chủ quyền của Tổ quốc được chiếu sáng giữa biển cả xa xôi. Đó cũng là điều chúng tôi muốn gửi gắm đến những người anh em nơi đảo xa niềm tin ở đất liền?.
    Đã nhiều lần ra làm nhiệm vụ ở nhà giàn DK1, nhưng với trung úy Hoàng Trà, chuyến ra thay quân lần này là một nỗi chờ đợi, rạo rực khó tả. Anh tâm sự: ?oMỗi năm chúng tôi chỉ được vào đất liền vài tháng rồi lại ra làm bạn với sóng biển. Những đêm nhà giàn chìm trong bóng tối giữa dông tố, mưa bão... chúng tôi mới thấy quý ánh điện sáng rực ở đất liền. Từ khi nghe tin nhà giàn DK1 sẽ có điện, anh em chúng tôi vui mừng lắm vì biết ánh điện sẽ giúp chúng tôi kéo gần khoảng cách giữa đất liền và biển đảo, kéo gần sợi dây tình cảm giữa biên cương và hậu phương?.
    Trước giờ lên đường, trời Vũng Tàu bỗng dưng lặng gió. Theo kinh nghiệm của những người đi biển lâu năm, có thể đoàn phải đối diện với những đợt gió lớn, sóng cả. Nhưng sao trên mặt ai cũng hiện lên một niềm vui, niềm tự hào... Có lẽ tình yêu Tổ quốc thiêng liêng đã tiếp thêm sức mạnh cho họ để DK1 được rực sáng.
    Được Excocet sửa chữa / chuyển vào 11:05 ngày 19/08/2009
  6. convitbuoc

    convitbuoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2008
    Bài viết:
    1.153
    Đã được thích:
    918
    Bác lo lắng quá đáng, em không quan trọng chuyện tiền nhưng cơ bản thì tiền quyết định tất cả
    Nó mà đánh mình thì hàng hóa xuất khẩu đi châu âu phải chở bằng máy bay hết. Dầu hỏa coi như chấm dứt cung cấp. Thế thì phá hợp đồng, mất hợp đồng. Thế thị trường có đi xuống không ???.
    Đấy là chưa tính đến thâm hụt do chi phí chiến tranh đó.
  7. BlackCat2009

    BlackCat2009 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/07/2009
    Bài viết:
    187
    Đã được thích:
    1
    Cuộc tranh biện về Biển Đông
    19/08/2009 09:41 (GMT + 7)
    (TuanVietNam) - Liên quan đến tranh cãi Biển Đông, Trung Quốc đã không cùng với nước nào đệ nạp chung hồ sơ. Thay vì vậy, họ đã phản đối cả hồ sơ của Việt Nam lẫn hồ sơ do Malaysia và Việt Nam phối hợp đệ trình Ủy Ban về giới hạn của thêm lục địa trực thuộc Liên Hiệp Quốc (CLCS).

    Bản tiếng Anh bài viết này của các tác giả đã đăng trên Opinion Asia
    Cuộc tranh biện về Biển Đông hiện đang liên quan đến sáu nước: Philippines, Malaysia, Brunei, Indonesia, Việt Nam và Trung Quốc.
    Vào ngày 07 tháng 05 năm 2009, Malaysia và Việt Nam đã cùng đệ trình một hồ sơ liên quan đến một phần diện tích biển tại phía Nam của Biển Đông. Ngày 08 tháng 05 năm 2009, Việt Nam đã nộp một bản đệ trình của chính mình về một khu vực gần trung tâm của Biển Đông.
    [​IMG]

    Các tuyến hàng hải quan trọng đều đi qua biển Đông. Ảnh: uscc.gov

    Trước đây Việt Nam đã mời Brunei cùng đệ trình chung với Malaysia và Việt Nam một hồ sơ liên quan đến 1 vùng biển tại phía nam của Biển Đông, và Brunei đã chấp thuận. Tuy nhiên sau đó, Brunei đã không nộp hồ sơ. Nhưng Brunei cũng không phản đối hồ sơ do Malaysia và Việt Nam cùng nộp.
    Mặc cho những khác biệt có thể có về Trường Sa, Malaysia, Việt Nam, Brunei và Philippines đã cùng bàn thảo, cùng làm việc và tạo cơ hội cho nhau tham gia, cũng như kiềm chế không đưa ra những tuyên bố cực đoan nào có khả năng động phạm đến quyền lợi của các quốc gia khác. Đây là một dấu hiệu đáng khích lệ cho việc giải quyết vấn đề Biển Đông.
    Ngược lại với cách hành xử này, Trung Quốc đã không cùng với nước nào đệ nạp chung hồ sơ. Thay vì vậy, họ đã phản đối cả hồ sơ của Việt Nam lẫn hồ sơ do Malaysia và Việt Nam phối hợp gởi.
    Theo như Luật Biển của Liên Hiệp Quốc (UNCLOS), tất cả mọi quốc gia ven biển đều có quyền có một khu vực đặc quyền kinh tế (EEZ) rộng ra biển đến 200 hải lý tính từ đường cơ sở. Điều 76 của UNCLOS minh định các tiêu chuẩn trong đó một quốc gia ven biển cũng có quyền đối với vùng thềm lục địa kéo dài ra bên ngoài hai trăm hải lý. Các yêu cầu vượt ra ngoài các vùng này phải được đệ trình cho Ủy Ban về giới hạn của thêm lục địa trực thuộc Liên Hiệp Quốc (CLCS) để được phê duyệt. Đối với hầu hết mọi quốc gia, thời hạn này là ngày 13 tháng 05 năm 2009.
    CLCS sẽ khảo sát các bản đệ trình của các quốc gia ven biển và sẽ đưa ra các khuyến nghị về các khoảng cách có hiệu lực của thềm lục địa bên ngoài 200 hải lý của vùng đặc quyền kinh tế. CLCS không có quyền hay quyền bảo trợ để giải quyết các tranh cãi về tranh chấp lãnh thổ, và CLCS cũng không thể đưa ra các đề xuất nào có thể làm thiên lệch việc giải quyết các tranh cãi ấy trong tương lai. Tuy nhiên, nếu một quốc gia ven biển xác lập các giới hạn vùng thềm lục địa ngoại vi trên cơ sở những khuyến nghị của CLCS, thì các giới hạn ấy sẽ là cuối cùng và có giá trị ràng buộc về mặt pháp lý.
    [​IMG]

    Tuyên bố chủ quyền của các bên liên quan trong tranh chấp biển Đông.

    Dù CLCS đóng vai trò trung lập đối với các tranh chấp về lãnh thổ, việc đòi hỏi rằng những yêu sách về khu vực thềm lục địa kéo dài ngoại vi của các nước phải do CLCS phê chuẩn đã tạo nên một số các tác động liên quan đến việc giải quyết các tranh chấp lãnh thổ.
    Một là, các điều khoản của CLCS có tác dụng khuyến khích các quốc gia có tranh cãi với nhau rằng họ phải nêu ra cụ thể các giới hạn mà họ yêu cầu. Việc hiểu biết một cách cụ thể các yêu sách của các nước khác như thế nào là điều kiện tiên quyết để giải quyết các dị biệt đó.
    Hai là, các điều khoản này có tác dụng khuyến khích các nước có tranh cãi với nhau nên cùng làm việc để có thể xác định khu vực thềm lục địa kéo dài ngoại vi kết hợp của (các) đất nước họ với nhau. Việc phối hợp này sẽ gieo những hạt mầm cho sự hợp tác giải quyết tranh chấp trong tương lai.
    Ba là, tiêu chuẩn của UNCLOS cho vùng thềm lục địa ngoại vi vốn dĩ trung lập và có tính khoa học, sẽ đặt các quốc gia có đòi hỏi quá đáng vào trong một vị thế bất lợi. Trừ phi những quốc gia ấy sửa đổi những đòi hỏi vô lý của họ để thỏa các tiêu chuẩn của UNCLOS, sẽ không có nhiều khả năng CLCS chấp thuận các yêu sách của họ.
    Bốn là, trình tự đệ nạp hồ sơ cho CLCS sẽ không tạo điều kiện cho các quốc gia mạnh hơn lấn lướt các quốc gia nhỏ. Do vậy những trình tự này xiển dương nguyên tắc công bằng và công lý cho mọi quốc gia.
    Không có một văn bản nào trong hai văn bản phản đối của Trung Quốc-một phản đối đệ nạp của Việt Nam, hai phản đối đệ nạp phối hợp của Malaysia và Việt Nam- có sử dụng đến những tiêu chí khoa học của UNCLOS về các giới hạn ngoại vi của thềm lục địa. Thay vì vậy, các phản đối của Trung Quốc bao gồm và đề cập đến một bản đồ hình chữ U của Trung Quốc, bao trùm vào khoảng 80% Biển Đông.
    Cũng nên lưu ý rằng Trung Quốc không đệ trình bất kỳ hồ sơ nào cho CLCS liên quan đến Biển Đông. Lý do là quá rõ ràng: đường chữ U của Trung Quốc hoàn toàn không thể dùng các chuẩn của UNCLOS để biện minh cho vùng thềm lục địa ngoại vi của nó.
    Đây là lần đầu tiên Trung Quốc đưa đường chữ U ra một cơ quan của Liên Hiệp Quốc trong bối cảnh xác lập giới hạn về biển. Việc này làm thay đổi một cách định tính trạng thái của đường chữ U, từ một yêu sách mơ hồ và mập mờ sang một hình thái yêu sách về vùng biển, lòng biển và thềm lục địa trong vòng đường vẽ đó. Đông Nam Á và các quốc gia hàng hải chủ yếu trên thế giới cần phải quan tâm đến sự khai triển này.
    Tựu trung, các hoạt động của các nước khác nhau liên quan đến những bản đệ trình cho CLCS đã thể hiện hai cách tiếp cận đối ngược trong tranh chấp ở Biển Đông. Cách hành xử của năm nước Đông Nam Á là gác lại các khác biệt về các đảo đang tranh chấp, sử dụng UNCLOS và cùng nhau làm việc hướng đến một sự phân chia lãnh thổ biển. Cách tiếp cận của Trung Quốc bao gồm việc bác bỏ UNCLOS và tiến hành ngày càng gia tăng để chiếm lấy 80%Biển Đông. Bởi hai cách tiếp cận này có những khác biệt cơ bản, rõ ràng khả năng giải quyết các bất đồng ở Biển Đông một cách hòa bình, hợp pháp và công bằng là rất mong manh trong tương lai gần.
    Dương Danh Huy ?" Trần Vinh Dự - Lê Vĩnh Trương
    Tình hình càng lúc càng căng quá rồi, Khựa đang dần lộ rõ bộ mặt thật của nó và dã tâm muốn nuốt trọn biển Đông, cứ như thế này ko biết ta còn bao nhiêu thời gian đây
    Được BlackCat2009 sửa chữa / chuyển vào 06:03 ngày 20/08/2009
    Được BlackCat2009 sửa chữa / chuyển vào 06:12 ngày 20/08/2009
  8. skyhawk

    skyhawk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/08/2009
    Bài viết:
    13
    Đã được thích:
    0
    Dã tâm của Khựa thì khỏi chê rồi, nước ta, dân ta biết rõ nhất. Nhưng nó muốn đánh chiếm TS của ta cũng không phải là dễ, hậu quả nó phải gánh chịu cực kỳ to lớn. Duy trì quân đội đồn trú, công tác hậu cần cho nó không đơn giản tí nào. Thứ hai: Nó có an toàn hay không? Khi chưa chiếm TS thì ta còn nói lý nói lẽ với nó chứ khi đã đánh chiếm rồi thì chỉ có súng đạn mà thôi. Nó xa, ta gần! Trường kỳ kháng chiến nhất định chiếm lại. Mà khi đó có khi Hoàng Sa cũng sẽ quay về đất mẹ thôi!
    Được skyhawk sửa chữa / chuyển vào 08:57 ngày 20/08/2009
  9. Raisomoon

    Raisomoon Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/12/2005
    Bài viết:
    1.942
    Đã được thích:
    1
    Bác ghét khựa thì cũng nên nói cho đúng, NCC đâu phải là do TQ xây dựng, TT hội nghị quốc gia là do 2 nhà thầu VN là Licogi và Lilama xây dựng trên thiết kế của Đức đó bác, chính vfi thiết kế của Đức nên tiêu chuẩn các gói thầu trong đó đều theo G8 nên TQ ko có vẹo gì ở dự án NCC đâu.
    Còn xu hướng tiền của TQ đang đổ vào VN nên rất nhiều dự án của VN vay vốn từ khựa nên phải sử dụng công nghệ TQ hoặc các nhà thầu TQ là khó tránh khỏi. Cái này là xu hướng chung của cả khu vực khi mà TQ đang rót vốn đầu tư mạnh vào Đông Dương và Asean.
  10. TechNip

    TechNip Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    09/05/2009
    Bài viết:
    266
    Đã được thích:
    382
    Bạn này nói chuẩn đấy
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này