1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hoàng sa- Trường sa biển đảo quê hương ( Phần 3 )

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi TheKingOfPop, 15/08/2009.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. mogas95

    mogas95 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2008
    Bài viết:
    57
    Đã được thích:
    0
    Có thông tin mới này các bác.
    Việt Nam khẳng định chủ quyền Trường Sa, Hoàng Sa tại LHQ
    Cập nhật lúc 20:37, Thứ Ba, 01/09/2009 (GMT+7)
    Bộ Ngoại giao cho hay theo quy định về trình tự làm việc của Ủy ban Ranh giới thềm lục địa LHQ, đại diện Chính phủ Việt Nam đã tiến hành trình bày Báo cáo quốc gia xác định ranh giới thềm lục địa vượt quá 200 hải lý tại khu vực phía Bắc Biển Đông, trước phiên họp toàn thể lần thứ 24 của Ủy ban Ranh giới thềm lục địa LHQ.
    Cũng tại phiên họp này, đại diện Chính phủ hai nước Việt Nam và Malaysia đã trình bày Báo cáo chung Việt Nam - Malaysia về ranh giới thềm lục địa vượt quá 200 hải lý ở khu vực phía Nam Biển Đông.
    Phát biểu tại phiên trình bày, Trưởng đoàn Việt Nam nhấn mạnh những nỗ lực của Chính phủ trong việc chuẩn bị xây dựng và hoàn thiện Báo cáo theo đúng các yêu cầu về mặt kỹ thuật và khoa học của Ủy ban, đồng thời khẳng định việc xây dựng và đệ trình Báo cáo của Việt Nam lên Ủy ban là "phù hợp với Công ước của LHQ về Luật biển năm 1982, không ảnh hưởng đến vấn đề phân định biển và lập trường của các nước liên quan đến tranh chấp về lãnh thổ và biển".
    Việt Nam khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và chủ trương giải quyết mọi bất đồng liên quan đến Biển Đông thông qua thương lượng hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước 1982 và DOC.
    Trưởng đoàn Việt Nam đề nghị Ủy ban Ranh giới thềm lục địa của LHQ sớm thành lập các tiểu ban để xem xét Báo cáo quốc gia của Việt Nam theo đúng các quy định của Công ước 1982 cũng như Quy tắc hoạt động của Ủy ban, bảo đảm các quyền và nghĩa vụ chính đáng của quốc gia ven biển.
    Văn bản Báo cáo quốc gia của Việt Nam và văn bản Báo cáo chung Việt Nam - Malaysia đã được đệ trình lên Ủy ban Ranh giới thềm lục địa của LHQ trong các ngày 6 và 7/5/2009 theo đúng quy định của LHQ.
  2. binhnhat

    binhnhat Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    06/01/2006
    Bài viết:
    782
    Đã được thích:
    7
    HQ 505 ủi bãi và bốc cháy trên đảo Cô lin
    [​IMG]
  3. VIVIsect

    VIVIsect Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/04/2009
    Bài viết:
    294
    Đã được thích:
    0
    [QUOTE=http://www.bichkhe.org/home.php?cat_id=147&id=294:
    Chết cười, bài này như mấy cái kiểu bài thơ trên tường toa lét, hài vãi
  4. binhnhat

    binhnhat Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    06/01/2006
    Bài viết:
    782
    Đã được thích:
    7
    Mới đi triển lãm Hoàng Sa - Trường Sa về. Cảm nghĩ cá nhân là triển lãm ở ngay trung tâm TP, được báo chí PR rầm rộ mà còn sơ sài quá. Có một cơ số ảnh nhưng đa số không độc đáo lắm, các tài liệu thì bỏ trong tủ kính, chấm hết. Nếu có một số mô hình, video, người hướng dẫn/giải thích thì sẽ thu hút người xem hơn.
    Một vài bức ảnh chụp lại, các bác xem tạm:
    HQ 511
    [​IMG]
    HQ 403 thu của VNCH
    [​IMG]
    Được binhnhat sửa chữa / chuyển vào 15:15 ngày 03/09/2009
  5. binhnhat

    binhnhat Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    06/01/2006
    Bài viết:
    782
    Đã được thích:
    7
    [​IMG]
    [​IMG]
    Tấm này chắc sẽ giải đáp thắc mắc của một số bác về UH-1 bay ra TS
    [​IMG]
  6. TungPDT

    TungPDT Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/01/2008
    Bài viết:
    78
    Đã được thích:
    0
    Tôi cũng mới đi triễn lãm về Hoàng Sa - Trường Sa xong. Ở số 92 Lê Thánh Tôn, bạn nào thu xếp được nên đi, nhiều hình ảnh mà từ trước đến giờ chưa thấy trên TTVNOL.
    Dạo này các báo được bật đèn xanh, đăng tin bạo quá ^^ rất vui. Tuổi Trẻ, Thanh Niên liên tục nói về chủ quyền biển, Hoàng Sa - Trường Sa.
    Hôm qua báo Tuổi Trẻ còn dám nói thẳng Hoàng Sa bị Trung Quốc chiếm từ 1974, rất công khai, thẳng thắn. Như vậy rộng đường thông tin, dư luận trong nước rồi. Chứ trước đây không được nói mạnh, dấu dấu diêm diếm, bực mình.

  7. Lasonphutu83

    Lasonphutu83 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/08/2009
    Bài viết:
    1.225
    Đã được thích:
    3
    HQ-505 mãi mãi là tượng đài bất tử về lòng yêu nước của các cán bộ chiến sỹ Hải quân trong công cuộc chiến đấu bảo vệ thềm lục địa và biển đảo Tổ Quốc. Ở đảo Trường Sa hiện nay, có thể thấy bên cạnh khẩu hiệu SSCĐ còn có SSHS, các bác biết từ này nghĩa gì không ?
  8. mogas95

    mogas95 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2008
    Bài viết:
    57
    Đã được thích:
    0
    Chắc là Sẵn sàng hy sinh bác à
  9. TungPDT

    TungPDT Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/01/2008
    Bài viết:
    78
    Đã được thích:
    0
    SSHS = Sẵn Sàng Hi Sinh
  10. su_30

    su_30 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    15/03/2005
    Bài viết:
    3.452
    Đã được thích:
    495

    Phải xây dựng ?otư duy Biển Đông? để bảo vệ chủ quyền
    (Dân trí) - Việc Trung Quốc công bố bản đồ ?ođường lưỡi bò?, chiếm tới 80% diện tích Biển Đông khiến dư luận bất bình, cho rằng, Trung Quốc đang biến Biển Đông thành ?oao, hồ? của mình. Dântrí trao đổi với nguyên Trưởng Ban Biên giới của Chính phủ, TS Trần Công Trục quanh vấn đề này.
    [​IMG]
    Tiến sĩ Luật Trần Công Trục: "Trung Quốc hiện rất lúng túng. Họ chưa có lập luận một cách rõ ràng về quan điểm, quy chế pháp lý của đường lưỡi bò".

    Vừa qua Trung Quốc đã đưa ra một bản đồ thể hiện đường biên giới trên Biển Đông hình lưỡi bò chiếm tới 80% diện tích Biển Đông, xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam. Làm việc lâu năm trong lĩnh vực biên giới, ông có nhận xét gì về động thái này?
    Đường biên giới trên biển do Trung Quốc xuất bản có hình chữ U hay còn gọi là ?ođường lưỡi bò? có xuất xứ từ năm 1947, do một người làm bản đồ của Đài Loan vẽ ra. Khi đó, họ miêu tả ?ođường lưỡi bò? này thành đường đứt đoạn trên những tài liệu tuyên truyền chứ không phải tài liệu chính thức của chính quyền.

    Gần đây, sau khi Trung Quốc công bố bản đồ hình lưỡi bò, Việt Nam và một số quốc gia liên quan đã lên tiếng phản đối và khẳng định tài liệu này không có giá trị, vi phạm công ước luật biển 1982, vi phạm đến chủ quyền và quyền chủ quyền của Việt Nam cũng như các nước có liên quan.

    Về kỹ thuật vẽ bản đồ thì hình thức thể hiện của đường lưỡi bò này là ký hiệu của đường biên giới quốc gia theo quy ước quốc tế. Nghĩa là trong phạm vi của đường biên giới này là nội thuỷ và lãnh hải của Trung Quốc. Họ muốn biến 80% diện tích Biển Đông thành vùng nội thuỷ và lãnh hải của mình mà nhiều người nói, đó là cái ao, cái hồ của họ.

    Tuy nhiên, điều đáng nói là Nhà nước Trung Quốc, Chính phủ Trung Quốc trong các tuyên bố của mình lại mâu thuẫn với hình thức thể hiện.

    Ông có thể nói rõ hơn những mâu thuẫn này?

    Tuyên bố năm 1958 của Trung Quốc về chiều rộng lãnh hải, theo đó chiều rộng lãnh hải của Trung Quốc là 12 hải lý, ngoài phạm vi này là vùng biển quốc tế.

    Đến 1992, pháp lệnh về lãnh hải và vùng tiếp giáp, chỉ qui định lãnh hải 12 hải lý xung quanh những vùng đất mà họ xác định chủ quyền và có vùng tiếp giáp cũng rộng 12 hải lý. Như thế nghĩa là họ cũng chỉ nói đến vùng lãnh hải và vùng tiếp giáp, cộng lại là 24 hải lý thôi.

    Gần đây, trong công hàm Trung Quốc phản đối hồ sơ đăng ký về ranh giới ngoài thềm lục địa của Việt Nam và Malaysia, Trung Quốc tuyên bố có chủ quyền với 2 quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam, trên cơ sở chủ quyền đó, Trung Quốc có vùng lãnh hải thuộc chủ quyền của mình và các vùng biển thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia (quyền chủ quyền là quyền của quốc gia ven biển đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa). Chính tuyên bố trong hồ sơ này cũng mâu thuẫn với sự thể hiện đường biên giới quốc gia trên biển của họ.

    Rõ ràng, quan điểm họ đưa ra là hoàn toàn mâu thuẫn với hình thức thể hiện của đường biên giới hình lưỡi bò trên Biển Đông.

    [​IMG]
    Đường biên giới hình lưỡi bò trên Biển Đông do Trung Quốc đưa ra
    Cơ sở khoa học phía Trung Quốc đưa ra để chứng minh cho việc công bố đường lưỡi bò như thế nào thưa ông?

    Trung Quốc hiện rất lúng túng. Họ chưa có lập luận một cách rõ ràng về quan điểm, quy chế pháp lý của đường lưỡi bò. Các đường này toạ độ cụ thể ra sao cũng chưa rõ. Có rất nhiều vấn đề về hình thức, nội dung, pháp lý thay đổi một cách bất hợp lý?

    Có điều đáng lưu ý là họ tận dụng tất cả các diễn đàn khoa học, hội thảo? để trưng ra bản đồ có hình này. Nếu quốc tế tiếp nhận mãi thông tin, trở thành thói quen mà không có phản ứng gì thì có thể là đã mặc nhiên thừa nhận theo kịch bản mà họ sắp đặt.

    Nhiều học giả cho rằng, đó là thủ đoạn ?oxâm lược? bằng tên gọi, bằng bản đồ. Họ đang cố giành sự công nhận trên thực tế thông qua những biện pháp đó.

    Dường như phía Trung Quốc đã bất chấp cả sự thật, pháp lý nên mới đưa ra bản đồ vô lý đến vậy. Thậm chí ngay cả cảm quan bình thường nhất cũng thấy, đường lưỡi bò ?oliếm? sâu, bao dọc suốt bờ biển của Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei?

    Vậy nên tất cả những người có trình độ nghiên cứu, những người có lương tâm khi nhìn cái đó đều lắc đầu cho rằng đó là điều hoàn toàn vô lý. Thực tế, họ đang từng bước chính thức hoá điều vô lý đó. Vì vậy, nếu chúng ta không dành sự quan tâm một cách nghiêm túc, lên tiếng một cách mạnh mẽ thì sẽ rất khó khăn về sau.

    Theo ông, nếu Trung Quốc áp dụng đường biên giới biển lưỡi bò như vậy thì ngoài việc ảnh hưởng chủ quyền, vấn đề kinh tế với Việt Nam sẽ bị tác động như nào?

    [​IMG]
    TS Trần Công Trục: Trung Quốc đang dùng thủ đoạn "xâm lược" bằng tên gọi, bằng bản đồ. Và Việt Nam sẽ là nước bị ảnh hưởng nhiều nhất trong khu vực.

    Chúng ta sẽ bị ảnh hưởng rất lớn vì nếu được công nhận đường này thì gần như toàn bộ vùng Biển Đông sẽ thuộc chủ quyền của Trung Quốc. Tất cả các mỏ dầu của chúng ta cũng nằm trong khu vực này. Đấy là chưa tính tới các ngư trường, giao thông trên biển, chiến lược an ninh...

    Việt Nam sẽ là nước bị ảnh hưởng nhiều nhất trong khu vực. Đây là điều sống còn, cũng là tiền đồ và cơ hội phát triển của một nước nhìn ra Biển Đông.

    Nhiều ý kiến cho rằng, để bảo vệ sự toàn vẹn chủ quyền biển, chúng ta cần huy động sức mạnh toàn dân trong việc bảo vệ lãnh thổ cũng như xây dựng một tư duy về Biển Đông, tập hợp đội ngũ những chuyên gia nghiên cứu các vấn đề liên quan đến biển, chiến lược biển??

    Đúng, theo tôi biển là một vấn đề lớn, tổng hợp nhiều lĩnh vực trong đó việc đấu tranh bảo vệ chủ quyền chỉ là một trong những nội dung trong đó.

    Tư duy biển phải là có cách nhìn tổng hợp, một chiến lược phát triển, xây dựng về mặt kinh tế biển, bảo vệ nguồn tài nguyên biển, xây dựng kế hoạch an ninh quốc phòng trên biển với ý nghĩa là bảo vệ Tổ quốc, chống lại ngoại xâm. Và, muốn làm gì thì cũng phải có tiềm năng, sức mạnh. Huy động lực lượng toàn dân tộc là qui luật tất yếu để giải quyết vấn đề rất khó khăn, phức tạp này. Đây là câu chuyện về sự mất còn.

    Ra biển để tìm tòi, khai thác, làm ăn, bảo vệ, nó là vấn đề đòi hỏi trí tuệ, đầu tư tiền bạc lớn; vì biển là một lĩnh vực đa ngành. Đơn thương độc mã như cách làm ăn của ngư dân từ trước tới nay hay vài nhà nghiên cứu nói được mấy câu sách vở lý thuyết không thể làm được.

    Xin cảm ơn ông!

    Nguyên Đức - Phương Thảo
    (Thực hiện)

    http://dantri.com.vn/c20/s20-348034/phai-xay-dung-tu-duy-bien-dong-de-bao-ve-chu-quyen.htm
    Được su_30 sửa chữa / chuyển vào 11:58 ngày 04/09/2009
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này