1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hoàng sa- Trường sa biển đảo quê hương ( Phần 3 )

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi TheKingOfPop, 15/08/2009.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Dungma71

    Dungma71 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/01/2008
    Bài viết:
    1.465
    Đã được thích:
    1
    gửi các bác quả tranh cổ động nhà em tự sáng tác.
    http://i343.photobucket.com/albums/o464/dungma71/TRUONGSA-*******2.jpg
  2. BlackCat2009

    BlackCat2009 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/07/2009
    Bài viết:
    187
    Đã được thích:
    1
    bác làm cái hình này định đi "cổ động" ở đâu vậy bác, hay là ra giữa biển cổ vũ tinh thần anh em nhể
  3. Dungma71

    Dungma71 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/01/2008
    Bài viết:
    1.465
    Đã được thích:
    1
    nói zậy, thế không phải là tranh cổ động thì là tranh "kích động" chống Khựa hả pác. Nói là bích chương tuyên truyền (chính trị) thì to tát wá
  4. Excocet

    Excocet Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    05/01/2005
    Bài viết:
    4.450
    Đã được thích:
    79
    Vùng ánh sáng bừng lên
    [​IMG]
    Nhà giàn Tư Chính 4 (DK1/12) rực sáng trên biển trong đêm đầu tiên được thắp sáng bằng hệ thống pin năng lượng mặt trời.
    TT - Hai nhà giàn DK1 rực sáng. Cuộc sống của chiến sĩ đã đổi thay. Phóng viên Tuổi Trẻ ghi chép lại sinh hoạt của các chiến sĩ nhà giàn - những người lính giữa trùng khơi luôn vượt qua bao gian khổ để bảo vệ chủ quyền Tổ quốc.
    Ngày 18-8-2009, đoàn công tác báo Tuổi Trẻ cùng nhân viên Công ty Dịch vụ hàng hải Sài Gòn (Samaser) và Công ty Đức Anh Quân (DAQ Solatech) đã lên tàu hải quân ra khơi thực hiện chương trình ?oChung tay thắp sáng nhà giàn DK1?.
    Trải qua chuyến hải trình hơn bảy ngày và thêm 72 giờ thi công, đoàn đã hoàn thành việc thắp sáng hai trong số 15 nhà giàn thuộc DK1. Ánh điện sáng lên, những chiến sĩ thêm sức mạnh bảo vệ chủ quyền Tổ quốc.
    Ngày 22-8-2009, ngay trên tầng thượng của nhà giàn trạm Tư Chính 4 (DK1/12) và Ba Kè (DK1/21), buổi lễ bàn giao dàn pin năng lượng mặt trời diễn ra trong tiếng rì rào của sóng và gió. Trong giây phút cảm động đó thiếu tá Nguyễn Văn Suốt, chỉ huy trưởng nhà giàn DK1/21, nói: ?oTôi thay mặt các anh em chiến sĩ nhà giàn gửi đến tất cả đồng bào ở đất liền lời cảm ơn sâu sắc. Họ đã thắp sáng thêm niềm tin cho những đứa con của Tổ quốc nơi đầu sóng ngọn gió như chúng tôi?.
    Ánh điện niềm tin
    [​IMG]
    Phút thư giãn hiếm hoi của chiến sĩ nhà giàn - Ảnh: Thuận Thắng
    19g ngày 22-8-2009. Trong tiếng gió rít gào giữa mênh mông biển đêm, bất ngờ một vùng ánh sáng bừng lên. Cả một khoảng trời, vùng biển được chiếu sáng lung linh. Các thành viên trong đoàn và những người lính xúc động nhảy lên ôm nhau vui mừng. Dưới ánh sáng từ những bóng đèn neon hắt ra, chúng tôi thấy khuôn mặt của tất cả chiến sĩ ánh ngời niềm vui. Trước đây, mỗi đêm các chiến sĩ trên nhà giàn chỉ có thể chạy máy phát điện từ 19-21g để xem chương trình thời sự trên tivi và sạc ăcquy phục vụ công tác.
    Thời gian còn lại toàn bộ nhà giàn chìm trong bóng đêm giữa biển Đông, trừ ngọn hải đăng nhấp nháy trên nóc nhà giàn. Từ nay, dàn pin năng lượng mặt trời sẽ cung cấp đủ điện thắp sáng toàn bộ nhà giàn và phục vụ sinh hoạt cho các chiến sĩ suốt cả ngày lẫn đêm.
    ?oNguồn sáng này như một niềm tin vững chắc rằng chủ quyền của chúng ta luôn luôn bừng sáng. Chúng tôi rất mong những lần thực hiện thắp sáng nhà giàn còn lại cũng thành công như lần đầu tiên thi công tại trạm DK1/12 và DK1/21. Từ đó thềm lục địa của chúng ta luôn bình yên, mãi mãi bừng sáng như ý nguyện chung của chương trình ?oChung tay thắp sáng nhà giàn? do bạn đọc báo Tuổi Trẻ trên cả nước ủng hộ.
    Đây là một công trình hết sức quan trọng, ý nghĩa thật to lớn. Công trình đã đem lại nguồn ánh sáng, tạo điều kiện tốt cho anh em chiến sĩ trong hoạt động bảo vệ thềm lục địa phía Nam của Tổ quốc cũng như trong cuộc sống thường nhật. Và đặc biệt hơn, chương trình đã thắp sáng niềm tin nơi những người chiến sĩ đang ngày đêm canh giữ biển đảo quê hương, đó là niềm tin vào hậu phương, niềm tin ở đất liền?, trung tá Vũ Viết Lịch - trưởng ban dân vận Vùng 2 hải quân - xúc động phát biểu trong buổi lễ bàn giao.
    Đêm ấy chúng tôi không ngủ, ngồi kể lại cho các chiến sĩ nghe về hình ảnh các doanh nhân, cụ già, trẻ em? đến góp tiền cho chương trình ?oChung tay thắp sáng nhà giàn DK1? do Tuổi Trẻ phát động.
    Tất cả đều rất xúc động trước những tấm lòng từ đất liền. Có chiến sĩ đã không cầm được nước mắt khi nghe câu chuyện hai anh em Trần Minh, Trần Quang, học sinh ở TP.HCM nhờ bà dắt đến tòa soạn báo Tuổi Trẻ để đập hai con heo đất ủng hộ 5.682.000đ thắp sáng nhà giàn DK1. Cứ thế, câu chuyện dài ra theo những vệt sáng hòa cùng sóng biển, lan xa...
    [​IMG]
    Chiến sĩ nhà giàn chăm sóc rau như nghệ nhân chăm cây cảnh - Ảnh: Thuận Thắng
    [​IMG]
    Dàn pin mặt trời được kéo lên nhà giàn trong sóng gió
    Quần tụ giữa biển Đông
    Nghe tin có đoàn ra lắp pin mặt trời cho nhà giàn DK1-21, nhiều ngư dân đang đánh cá trong khu vực đã đưa tàu tụ về chung vui. Những con tàu nhỏ bé, chập chùng giữa khơi xa cả tháng trời cũng đang khát ánh điện từ đất liền. Vì thế, họ tề tựu quanh nhà giàn như để được gần đất liền hơn, như để kiếm chút hơi ấm từ quê nhà.
    Không kìm nén được sự vui sướng, ông Trần Huynh (47 tuổi), chủ tàu BT-8812, chèo thuyền thúng mang theo mớ cá, cặp nhà giàn chia vui cùng anh em chiến sĩ. Ông nói: ?oNgư dân chúng tôi rất lấy làm vui và hãnh diện khi thấy biển Đông của Tổ quốc được rực sáng. Có lênh đênh giữa biển cả tháng trời mới hiểu và quý những gì thuộc về đất liền, dù đó chỉ là ánh điện giữa muôn trùng sóng khơi. Từ nay ngư dân chúng tôi cảm thấy yên tâm hơn khi đánh bắt xa bờ, lỡ có dông to bão lớn thì cũng thấy vững dạ. Chúng tôi chờ đợi điều này đã lâu lắm rồi, mong rằng sắp tới có thật nhiều nhà giàn được thắp sáng, khi đó cả vùng biển này sẽ giống thành phố giữa trùng khơi?.
    [​IMG]
    Ngư dân đánh cá trong vùng (bên phải) ghé chúc mừng các chiến sĩ nhà giàn DK1.
    Anh thợ lặn Trần Văn Ngọc thì rổn rảng: ?oMấy hôm nay anh em chúng tôi cứ trông miết, đêm nào cũng hướng mắt về nhà giàn để chờ ngày điện rực sáng. Giữa đêm lặn ngụp giữa biển khơi, lênh đênh trên thuyền thúng mà thấy ánh điện thì mừng lắm. Cảm giác xa đất liền, cảm giác hiểm nguy giữa biển cả như được xua tan. Nhưng vui và tự hào nhất vẫn là khi thấy lá cờ Tổ quốc bay trong biển đêm!?.
    Ông Nguyễn Văn Suốt, chỉ huy trưởng nhà giàn DK1-21, tâm sự: ?oNhiệm vụ của chúng tôi ở đây không chỉ canh giữ biển trời của Tổ quốc mà còn phải hỗ trợ ngư dân đánh bắt xa bờ. Khi dông bão, khi đau ốm họ đều tìm đến nhà giàn như những người anh em ruột thịt. Nay có điện chắc sẽ có nhiều tàu ghe của mình quần tụ về, như thế anh em cũng đỡ nhớ nhà hơn, mà ngư dân cũng yên tâm làm ăn?.
    Trong niềm vui đêm nay, chúng tôi và những chiến sĩ nhà giàn DK1 lại thấy lòng chùng xuống khi nhớ về những chiến sĩ đã ngã xuống để bảo vệ nhà giàn bao nhiêu năm qua. Giá như các anh có thể chứng kiến được ngày nhà giàn rực sáng như hôm nay...
    ĐỨC TUYÊN - THẾ ANH - SƠN BÌNH
    * Ông Nguyễn Đức Thọ - nhân viên Công ty Đức Anh Quân (DAQ Solatech): ?oTrước lúc lên đường, chúng tôi luôn xác định dù có phải đối diện với sóng to gió lớn vẫn quyết tâm ?onhà giàn chưa sáng thì chưa về?. Chuyến đi đầy vất vả và sóng gió, nhưng tôi không muốn kể đến vì hổ thẹn trước những gì các chiến sĩ đã làm vì Tổ quốc. Tôi muốn nói với các bạn trẻ rằng để chúng ta có những ngày bình yên nơi đất liền, thì nơi khơi xa những người anh em của chúng ta đang phải đương đầu với bao sóng gió, nguy hiểm?.
    * Ông Huỳnh Văn Vượng - trưởng nhóm kỹ thuật ra lắp đặt dàn pin Công ty Samaser: ?oCó ra nhà giàn công tác chúng tôi mới hiểu hết những vất vả, khó khăn của các chiến sĩ hải quân đang làm nhiệm vụ ở DK1. Chúng tôi rất vui vì mình đã góp một phần rất nhỏ để mang nguồn sáng phục vụ đời sống cũng như hoạt động của các chiến sĩ hải quân trong việc bảo vệ vùng trời, vùng biển của Tổ quốc?.
    ___________________
    72 giờ sống cùng các chiến sĩ nhà giàn, chúng tôi có cơ hội hiểu thêm về cuộc sống của những người lính giữa biển khơi khắc nghiệt. Với bốn chân cắm sâu trong lòng đại dương, nhà giàn nổi lên như một chòi canh bé nhỏ giữa tiếng gào thét của sóng dữ.
    Được Excocet sửa chữa / chuyển vào 11:17 ngày 05/09/2009
  5. Excocet

    Excocet Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    05/01/2005
    Bài viết:
    4.450
    Đã được thích:
    79
    72 giờ trên nhà giàn DK1 - Kỳ 2: Sống ở nhà giàn
    TT - Từ dưới nhìn lên nhà giàn, chúng tôi không khỏi choáng bởi độ cao, sự chênh vênh của nhà giàn giữa mênh mông biển khơi. Mặc dù hành lang cầu thang lên nhà giàn khá chắc chắn, nhưng mỗi bước đi chúng tôi đều cảm thấy run run dù biển chỉ động khoảng cấp 3. Với bốn chân cắm sâu trong lòng đại dương, nhà giàn nổi lên như một chòi canh bé nhỏ giữa tiếng gào thét của sóng dữ.
    Chi li từng centimet
    Những khi gió lớn, biển quăng mình theo từng cột sóng thì nhà giàn oằn mình kẽo kẹt. Đại úy Nguyễn Đình Hoán, nhân viên quân y ở nhà giàn DK1/21, cười nói: ?oLà lính nhà giàn phải có thần kinh thép, không thì khó bề bám trụ với biển khơi. Ở đây trên chỉ có trời, giữa có tấm sàn nhà bằng sắt, dưới là sóng bạc đầu, san hô và cá mập. Vì thế, anh em hay nói đùa lính nhà giàn là những người đầu đội trời, chân đạp sắt?.
    Cuộc sống của chiến sĩ nhà giàn chẳng có nhiều không gian như ở Trường Sa hay các đảo chìm khác. Suốt cả mấy chục năm binh nghiệp chỉ quanh quẩn trong mấy chục mét vuông chênh vênh giữa biển trời.
    [​IMG]
    Rèn luyện thể thao trên nhà giàn DK1/21.
    Ở đây người ta gọi nhà giàn là nhà lô, mọi hoạt động, sinh hoạt đều được tính toán, tận dụng chi li từng centimet. Vui nhất là chuyện mấy chiến sĩ mới lần đầu ra nhà giàn, đi lòng vòng nhà để tập thể dục. Do chưa quen với sóng gió, vòng tròn quanh nhà lại hẹp nên chỉ đi được mấy vòng, nhìn xuống thấy sóng biển dập dờn là xây xẩm mặt mày, hốt hoảng tưởng nhà giàn bị đổ.
    Cũng có những nhà giàn đã nghiêng hẳn một bên sau những đợt sóng to gió lớn, anh em chiến sĩ đi lại phải nghiêng mình để giữ thăng bằng. Họ thường nói vui rằng những người sống trên nhà giàn đã nghiêng là những ?ochiến sĩ cánh cụt?. Một chiến sĩ trẻ cười giải thích: ?oChúng tôi đi lại trên nhà giàn với hai tay xòe ra, chập chững đi từng bước như chim cánh cụt Bắc cực vậy!?.
    "Rau muống, lá lang ở đất liền là thứ rất bình thường, nhưng với anh em chúng tôi đó là quê nhà, là bóng mẹ già, con thơ..."
    Dù điều kiện chật chội và khắc nghiệt nhưng hằng ngày các chiến sĩ nhà giàn vẫn phải vượt qua mọi khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ. Ở đây ít khi dùng kẻng báo thức vào mỗi sớm mai, vì đã có những cơn gió lạnh lay người khi trời vừa rạng đông. Các loại lịch, phương tiện đếm thời gian đều trở nên không hiệu quả giữa trùng khơi. Họ tính mùa theo hướng gió, đoán tháng theo những cánh thư, tính ngày theo cơn thủy triều...
    Chuẩn úy Phan Huy Quỳnh, ở nhà giàn DK1/21, nói: ?oỞ đây ngày nào cũng như ngày nào, chỉ có sóng gió và đồng đội làm bạn. Mỗi sáng thức dậy anh em lại lao vào tập luyện, mỗi người một nhiệm vụ để canh giữ biển trời. Tối đến thì mỗi người một giờ thay nhau canh gác, đó là những khoảnh khắc căng thẳng nhất giữa biển đêm. Lúc rảnh rỗi, để khuây khỏa anh em xuống dưới sàn câu cá, mắt dõi về đất liền?.
    Những đêm dông bão kéo về, anh em nhà giàn dường như không ngủ. Thượng úy Nguyễn Văn Khương tâm sự: ?oNhiều đêm sóng lớn làm rung rinh cả nhà giàn, anh em phải gối áo phao để ngủ. Trên đầu giường ai cũng chuẩn bị 1,5 lít nước ngọt, tỏi, gừng để chống rét, thuốc chống cá mập... phòng khi bất trắc xảy ra. Đã ra đây thì phải chấp nhận đối diện với hiểm nguy, chấp nhận hi sinh để biển đảo quê hương được trường tồn?. Có lẽ vất vả nhất trong số anh em ở nhà giàn là những chiến sĩ thông tin.
    Để đảm bảo thông tin từ chỉ huy đến với các nhà giàn, họ phải căng tai suốt cả ngày đêm. Những lúc biển động, sóng điện đài bị nhiễu, truyền được một bản tin là áo ướt đẫm mồ hôi.
    Tắm kiểu em bé!
    Hơn hai tháng nay chưa hề có một trận mưa ở khu vực nhà giàn Ba Kè. Thấy người đông, chỉ huy trưởng Nguyễn Văn Suốt lo lắng. Cứ mỗi sáng mai anh lại đều đặn đi đo lường lại lượng nước ngọt còn trong két chứa, vì đó là nguồn sống không thể thiếu của anh em nhà giàn. Anh Suốt tâm sự: ?oThiếu ăn còn nhịn được vài ngày chứ thiếu nước thì khó sống nổi giữa biển khơi lắm. Không có nước thì rau xanh cũng chẳng có, gạo cũng chẳng thành cơm?.
    Cứ mỗi khi trời kéo mây chuyển dông, anh em nhà giàn lại tung quân đi làm vệ sinh trần nhà để hứng nước. Cả ba ngày nay trời đều chuyển dông nhưng nước ngọt vẫn còn quá xa tầm với của nhà giàn DK1/21. Sàn không một giọt mưa, chỉ có những giọt mồ hôi mặn chát và nỗi lo lắng của người lính biển.
    [​IMG]
    Các chiến sĩ nhà giàn tắm trong thau để tiết kiệm nước ngọt
    Có sống với các chiến sĩ nhà giàn mới hiểu được tầm quan trọng của nước ngọt. Nước ngọt ở đây quý như vàng. Mỗi ngày các chiến sĩ chỉ được cấp đúng 15 lít nước nên anh em đều phải tắm giặt theo một quy trình khép kín kiểu em bé tắm thau. Hai lon nước đầu (mỗi lon 1 lít) dùng để làm ướt người sau khi đã ?otắm khô?. Số nước này sau đó được đem đổ vào một thùng lớn dành để tưới rau. Còn nước gội đầu, xà bông cũng được hứng lại trong thau để giặt quần áo.
    Sau khi giặt quần áo, nước được dùng để lau sàn nhà hoặc rửa một số vật dụng khác. Nhìn các chiến sĩ to lớn ngồi lọt thỏm trong chậu tắm để tiết kiệm từng giọt nước, chúng tôi mới thấy quý những điều tưởng như bình thường ở đất liền. Nhiều anh em lính nhà giàn cho biết vào mùa nắng phải tiết kiệm nước ngọt triệt để. Sáng đánh răng rửa mặt phải dùng nước vo gạo, tắm rửa có lúc phải múc nước biển để dùng. Những lúc hạn hán kéo dài, nước ngọt chỉ được ưu tiên dùng cho ăn uống và tưới rau là chính.
    Để trồng được rau xanh trên nhà giàn là cả một kỳ tích. Ở DK1, các chiến sĩ ngày đêm phải che chắn gió bão, nâng niu từng cọng rau muống, rau mồng tơi, dây lang đất, gốc hành... Cá nhiều vô kể nên anh em thường câu lên băm nhỏ để làm phân bón cây.
    Thiếu tá quân y trạm DK1/21 Hoàng Văn Thảnh kể: ?oSuốt gần mười tháng chủ yếu chỉ ăn cá nên chúng tôi phải luôn giữ gìn vạt rau xanh để có thể cung cấp được khoảng 20gam rau xanh/người/bữa?. Nhưng điều quan trọng hơn: những vạt rau xanh sẽ làm vơi đi nỗi nhớ ruộng vườn, quê nhà giữa sóng biển mênh mông. Trung úy Lê Hữu Toàn, nhân viên rađa ở trạm DK1/21, tâm sự: ?oMỗi khi nhớ nhà, nhớ vợ hiền con thơ, chúng tôi thường tìm đến từng chậu rau để xua đi nỗi buồn. Rau muống, lá lang ở đất liền là thứ rất bình thường, nhưng với anh em chúng tôi thì đó là quê nhà, là bóng mẹ già, con thơ, là điệu hát dân ca ầu ơ của chị gái?.
    Chúng tôi còn nhớ đêm đầu tiên đến với nhà giàn DK1, sau 21 giờ là cả nhà giàn chìm trong bóng tối. Ngoài tiếng sóng vỗ, gió rít, còn có cả tiếng đàn bập bùng của các chiến sĩ nhà lô. Họ ngồi bên nhau hát vang giai điệu Tổ quốc quen thuộc: Dù rằng đời ta thích hoa hồng, kẻ thù buộc ta ôm cây súng... Tất cả họ đều trẻ, rất trẻ!
  6. Lasonphutu83

    Lasonphutu83 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/08/2009
    Bài viết:
    1.225
    Đã được thích:
    3
    Chúc mừng các cán bộ chiến sỹ Hải quân Nhân dân Việt Nam trên nhà dàn DK1, các anh xứng đáng được nhận nhiều hơn thế. Tổ Quốc và Nhân dân sẽ không bao giờ quên sự hy sinh và đóng góp thầm lặng của các anh. Chúc các anh nơi đầu sóng ngọn gió vẫn tiếp tục phát huy tinh thần và tố chất bộ đội *****, xứng đáng với danh hiệu "Chiến đấu anh dũng, mưu trí sáng tạo, làm chủ vùng biển, quyết chiến quyết thắng".
    Cảm ơn báo Tuổi trẻ và các nhà hảo tâm đã "chung tay thắp sáng nhà giàn" . Mong rằng ánh sáng của tình cảm đồng chí - đồng đội - đồng bào sẽ lan tỏa khắp các nhà giàn.
  7. Lasonphutu83

    Lasonphutu83 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/08/2009
    Bài viết:
    1.225
    Đã được thích:
    3
    Cảm ơn bạn, đúng là SẴN SÀNG HY SINH
    Đây là lời hứa, lời thề danh dự trước anh linh các CBCS đã hy sinh trong chiến dịch CQ-88, trước Đảng, trước Tổ Quốc, trước Nhân Dân.
    Xin cảm phục và nghiêng mình trước sự dũng cảm, kiên cường của các anh.
  8. Excocet

    Excocet Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    05/01/2005
    Bài viết:
    4.450
    Đã được thích:
    79
    Lắp đặt pin mặt trời
    [​IMG]
    Bóng đêm:
    [​IMG]
    Bừng sáng:
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Vui mừng:
    [​IMG]
    [​IMG]
    Xem tivi thoải mái:
    [​IMG]
    Chia tay:
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Được Excocet sửa chữa / chuyển vào 17:21 ngày 05/09/2009
  9. anhoanp

    anhoanp Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/12/2007
    Bài viết:
    456
    Đã được thích:
    0
    Mỹ-Trung Quốc và Biển Đông
    Nguyễn Ngọc Trường
    (Toquoc)?"Biển Đông bước vào thời kỳ tranh chấp mới giữa các nước lớn. Các nước vẫn thiên về giải pháp thực lực. Biển này bỗng chốc thành nơi "ngoạ hổ tàng long".
    Một chiến hạm Trung Quốc chuẩn bị diễn tập trên Biển Đông
    Sự can dự của các nước lớn tại Biển Đông trải qua nhiều thăng trầm lịch sử. Là biển lớn thứ ba thế giới, với diện tích 3,5 triệu km2, nằm trên tuyến đường biển tới Trung Quốc và Nhật Bản, nối với Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, Biển Đông gắn với số phận chìm nổi của Đông Nam Á. Lúc đầu, nó chứng kiến chính sách pháo hạm phương Tây. Tiếp đó, Nhật Bản và Mỹ đại chiến với nhau trên Thái Bình Dương. Rồi Mỹ làm mưa làm gió thời chiến tranh Việt Nam. Việc Mỹ hoàn thành rút khỏi các căn cứ quân sự ở Philippines (11/1992) và Nga rút khỏi Cam Ranh (1/2002) kết thúc một chương phân tranh quyền lực giữa nước lớn trên vùng biển này.
    Trung Quốc tìm cách lấp khoảng trống quyền lực
    Sự triệt thoái quân sự của Mỹ và Nga khỏi Đông Nam Á đã tạo ra khoảng trống quyền lực. Từ sau thập niên 1970, tranh chấp trên vùng biển này dần dần tăng lên.
    Ngày nay, Đông Nam Á và Biển Đông nằm trong trọng điểm chiến lược biên duyên của Trung Quốc với nội dung ?oAn Tây, dựa Bắc, tranh Đông Nam?. Tây là Nam Á (Ấn Độ và Pakistan); Bắc là Nga và Trung Á. Đông Nam chính là Đông Nam Á, Biển Đông, cùng những con đường biển nối với Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.
    Trong cuộc tranh chấp biển đảo, những thập kỷ đầu của Bốn hiện đại hóa, Trung Quốc thực hiện chính sách tiệm tiến, gọi là ?oba bước tiến, hai bước lùi?: Tìm cách lấn chiếm (tiến ba bước), rồi tìm cách hòa hoãn (lùi hai bước); mỗi lần lợi một bước.
    Đối với tranh chấp Biển Đông, Mỹ theo đuổi lập trường đa diện: Đòi hỏi tôn trọng quyền tự do qua lại trên biển, chống lại ?ođộc bá? Biển Đông, nhưng tuyên bố không đứng về bên nào trong cuộc tranh chấp. Nhưng sau cuộc xung đột giữa Trung Quốc và Philippines liên quan đảo Vành Khăn (Mischief) tháng 2/1995, Mỹ đã ký được với Philippines Hiệp định thăm viếng lẫn nhau của quân đội hai nước. Tiếp đó, tháng 11/1998, Mỹ ký thỏa thuận với Singapore để sử dụng căn cứ hải quân Changi. Như vậy, Mỹ đặt được ?omột chân? trở lại Đông Nam Á.
    Từ đầu thế kỷ 21, về phía Trung Quốc mà nói, xuất hiện một số yếu tố mới. Trung Quốc tìm cách chuyển hóa ảnh hưởng kinh tế của họ sang ảnh hưởng quân sự và chính trị. Tốc độ tăng trưởng ngân sách quốc phòng của họ đạt mức 2 con số kể từ cuộc khủng hoảng Eo biển Đài Loan năm 1995, tiếp tục duy trì ở mức cao. Các lực lượng phòng thủ và răn đe của Trung Quốc trên biển, dưới biển, trên trời và tên lửa đối hạm đạt được bước tiến vượt bậc, đủ khả năng răn đe và kiềm chế đối phương ở khu vực cận biên. Tại Đài Loan, tháng 5/2008, đảng của ông Trần Thủy Biển thất cử và Quốc dân đảng của ông Mã Anh Cửu thắng cử, mở ra cục diện hòa hoãn thuận lợi giữa Đại lục và Đài Loan. Ý chí ?oĐài độc? dường như bị đè bẹp. Cán cân lực lượng quân sự giữa đôi bờ Eo biển lúc này đã thay đổi theo hướng Đại lục áp đảo Đài Loan. Bây giờ, khi Đạt Lai Lạt Ma thăm Đài Loan lần thứ ba, chính quyền Đài Loan phải cử người bay sang Bắc Kinh phân trần, xoa dịu. Việc Đài Loan trở về với Trung Quốc ngày càng trở nên chắc chắn, có lẽ chỉ còn là vấn đề thời gian. Cục diện hai bờ dần dần đi vào ổn định. Ở Mỹ, Barack Obama lên cầm quyền, chủ trương cải thiện quan hệ với Trung Quốc và tiếp tục thu hút tiền Trung Quốc để khắc phục khủng hoảng kinh tế Mỹ. Trung Quốc có đòn bẩy kinh tế chưa từng có đối với Mỹ.
    Trung Quốc tiến những bước táo bạo vào cuộc tranh chấp Biển Đông. Sau khi căn cứ hải quân Tam Á (Hải Nam) đi vào hoạt động, Mỹ tăng cường theo dõi hoạt động của tàu ngầm Trung Quốc tại Biển Đông. Căn cứ Tam Á có thể tiếp nhận 6 hàng không mẫu hạm. Các hệ thống hầm ngầm xuyên núi tại đây chứa được 20 tàu ngầm nguyên tử, trang bị hệ thống tên lửa đạn đạo tầm bắn 8000 km, tạo ra thách thức đối với lực lượng Mỹ ở Tây Thái Bình Dương, cũng như lãnh thổ Mỹ. Nhật Bản, Nga, Ấn Độ và Australia đều tăng cường chạy đua hiện đại hóa quốc phòng, cơ cấu lại lực lượng phòng thủ và tấn công chiến lược. Biển Đông bỗng chốc thành nơi "ngoạ hổ tàng long".
    Cuộc tập trận hải quân Mỹ và 6 nước Đông Nam Á "Carat 2009": Nhiệm vụ trọng tâm là chống tàu ngầm
    Ba vụ vụ tàu thuyền Trung Quốc vây hãm các tàu hải quân Mỹ ?okhảo sát biển? tại Biển Đông từ tháng 3/2009 báo hiệu thời kỳ mới tranh chấp quyền kiểm soát Biển Đông giữa các nước lớn.
    Mỹ-Trung tìm kiếm cơ chế giải quyết xung đột Biển Đông
    Các vụ đụng độ tại Biển Đông là trọng tâm cuộc tham vấn quân sự cao cấp Trung-Mỹ đầu tiên sau 18 tháng gián đoạn do việc chính quyền Bush chấp thuận bán 6 tỷ USD vũ khí cho Đài Loan. Cuối cuộc trao đổi quốc phòng lần thứ 10 này tại Bắc Kinh, chiều 24/6, Phó Tổng Tham mưu trưởng Mã Hiểu Thiên cho biết Trung Quốc đã nhắc lại sự phản đối việc Mỹ có tàu do thám ở Biển Đông, nhấn mạnh Trung Quốc chống lại hoạt động do thám của máy bay và tàu hải quân Mỹ ở vùng đặc khu kinh tế trên biển của Trung Quốc.
    Thứ trưởng Quốc phòng Michele Flournoy, Trưởng đoàn thương thuyết Mỹ, cho biết các cuộc thảo luận trong hai ngày đã ?omở đường cho hai bên hướng tới thái độ cởi mở và nghiêm túc hơn?; ?oCả hai phía đều rất muốn giảm thiểu các vụ va chạm, và nếu đã xảy ra rồi thì tìm cách giải quyết một cách thận trọng?. Còn Tướng Mã Hiểu Thiên cho biết: ?oHai bên đồng ý hợp tác để tránh các sự cố tái diễn vì các sự cố đó chắc chắn gây tác động tiêu cực đến quan hệ song phương nói chung giữa hai nước?. Hai bên sẽ xem xét lại vấn đề này vào cuối tháng 7 trong khuôn khổ tham khảo quân sự trên biển gọi tắt là MMCA. Kể từ khi MMCA có hiệu lực năm 1998, hai bên đã tổ chức 7 hội nghị thường niên và 13 phiên họp nhóm làm việc để giải quyết các vấn đề có liên quan đến hải quân hai nước. Ngày 26-27/8, tại Bắc Kinh, đã diễn ra phiên họp đặc biệt trong khuôn khổ này, do cấp cục hai bên chủ trì. Phía Trung Quốc đề nghị ?oMỹ phải thay đổi các chính sách về hoạt động khảo sát và trinh sát chống Trung Quốc của họ, giảm bớt và cuối cùng là chấm dứt các hoạt động như vậy?. Bà Susan Stevenson, nữ phát ngôn viên Đại sứ quán Mỹ tại Bắc Kinh, đã xác nhận yêu cầu này và nhắc lại quan điểm của Mỹ do Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ Michele Flournoy đưa ra trong cuộc thương thảo quân sự hồi tháng 6/2009.
    Nhưng Giáo sư người Mỹ có quốc tịch Australia, Carl Thayer, một chuyên gia có tên tuổi về các vấn đề khu vực, nhận xét: Trung Quốc sẽ tiếp tục xác nhận chủ quyền lãnh thổ và lãnh hải của họ; nhưng Mỹ đã phản ứng đủ để cho Trung Quốc thấy là việc bao vây và quấy rối một tàu khảo sát không trang bị vũ khí của hải quân Mỹ là hành động ?okhinh suất?, ?okhông thể tái phạm?. Ông này cho rằng, với sự có mặt của Mỹ ở trong vùng, Trung Quốc không thể cứ tiếp tục ?omúa gậy vườn hoang?, mà sẽ hợp tác với Mỹ để tìm kiếm cơ chế giải quyết những va chạm, mâu thuẫn hoặc xung đột lợi ích.
    "Vây hãm con rồng"
    Kể từ các vụ đụng độ trên biển ngoài khơi Hải Nam, Mỹ cho tàu khu trục hộ tống tàu khảo sát biển của hải quân Mỹ. Ngày 18/6/2009, Mỹ đã cử 4 tàu hải quân tiến hành cuộc tập trận ?oCARAT-2009? với hải quân 6 nước Đông Nam Á, trong đó có Philippines, Singapore, Brunei, Thái Lan, thời gian 3 tháng với quy mô lớn hơn so với diễn tập hàng năm trước đây.
    Tàu ngầm Mỹ tham gia cuộc tập trận Carat 2009 với hải quân Singapore
    Trên kênh truyền hình CCTV-7 của Trung Quốc ngày 9/8, trong chương trình quốc phòng hàng tuần, có cuộc thảo luận về hoạt động quân sự của Mỹ tại Biển Đông. Một trong các khách mời, Giáo sư Trương Triệu Trung, cho rằng các quốc gia trong vòng phòng thủ thứ nhất mang ý nghĩa địa-chính trị quan trọng: Quân cảng Subic của Philippines, vịnh Cam Ranh của Việt Nam và Eo biển Malacca đi qua Singapore có thể tạo một tam giác chiến lược ở Đông Nam Á, cùng với một tam giác chiến lược khác bao gồm Đài Loan, Nhật Bản và Hàn Quốc ở Đông Bắc Á, là địa bàn quan tâm chủ chốt của Mỹ.
    Giáo sư Trương còn nhận định, quan hệ Trung-Mỹ tuy phát triển mạnh và tích cực trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế và ngoại giao, nhưng riêng lĩnh vực quân sự, Mỹ không hề thay đổi lập trường; sự ganh đua giữa Mỹ và Trung Quốc về quốc phòng vẫn tồn tại. So với các hiệp định quân sự trên biển ký kết giữa Mỹ và Liên Xô thời chiến tranh lạnh, thì thỏa thuận Trung-Mỹ thiết lập cơ chế thảo luận an ninh quân sự trên biển chưa cụ thể và rõ ràng.
    Cả hai vị khách mời của CCTV-7, giáo sư Trương Triệu Trung và Vương Bảo Phó, đều thống nhất rằng mục đích của cuộc tập trận chung giữa Mỹ và các nước Đông Nam Á là nhằm thực tập hoạt động tác chiến chống tàu ngầm nhằm vào tàu Trung Quốc. Giáo sư Vương nói rằng các cuộc tập trận do Mỹ tổ chức với các đồng minh gần đây đê?u có hoạt động chống tàu ngầm, cho thấy bước chuyển trong tư duy chiến lược của Washington. Ông Trương đê? cập tới tầm quan trọng của hợp tác quân sự Mỹ-Philippinnes và vai trò của Manila trong nỗ lực kiềm chế Trung Quốc do Mỹ tiến hành.
    Trung Quốc vốn rất nhạy cảm với mọi động thái liên quan sự có mặt các lực lượng nước ngoài xung quanh Trung Quốc. Các nhà phân tích an ninh nước này lưu ý rằng, với danh nghĩa giữ lời hứa bảo vệ đồng minh Nhật Bản và Hàn Quốc trước mối đe dọa hạt nhân và tên lửa của Bắc Triều Tiên, Mỹ đã tăng cường lực lượng và trang bị phương tiện chiến tranh ở hai nước này, mở rộng phạm vi ảnh hưởng vào sâu trong trung tâm chiến lược của Trung Quốc ở Viễn Đông, tức là chuyển từ ?ophong toả chuỗi đảo? đối với Trung Quốc dọc vùng biển Tây Thái Bình Dương sang ?oáp chế chiến lược? sát ngoại vi Trung Quốc.
    Đối với Mỹ, Biển Đông chỉ là vấn đề cục bộ, nằm trong nỗ lực rộng lớn duy trì ưu thế quân sự của Mỹ tại các khu vực Trung, Nam và Đông Á. Trọng tâm chiến lược và mặt trận chống khủng bố quốc tế do Mỹ lãnh đạo từ Trung Đông, Tây Á đang dịch chuyển đến Afghanistan và Pakistan trong nỗ lực phối hợp gọi tắt là AFPAK. Nhưng trên Thời báo Ấn Độ, nhà phân tích chính trị người Ấn, Joshua Meah, cho rằng, một trong các mục tiêu của Mỹ với AFPAK là ?ovây hãm con rồng Trung Quốc?.
    Với việc Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton ký vào Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác của ASEAN dường như Mỹ đã chấm dứt một giai đoạn thả nổi chính sách khu vực và bắt đầu tăng cường sự tham gia vào những vấn đề quan trọng của khu vực này. Giới quan sát cũng lưu ý đến tuyên bố của Ngoại trưởng Hillary Clinton tại Thái Lan, tháng 7/2009, ?oMỹ đang trở lại Đông Nam Á?. Một số động thái gần đây cho thấy, Mỹ dường như chuyển sang lập trường mới về Biển Đông. Nhưng Mỹ thực sự muốn đóng vai trò "cân bằng quyền lực" hải quân trên vùng biển này đến mức nào, như phát biểu của TNS Jim Webb trong chuyến thăm Đông Nam Á gần đây, vẫn cần thời gian trả lời.
    Các nhà hoạch định chính sách tại Washington đứng trước thế tiến thoái lưỡng nan về an ninh trong quan hệ với Trung Quốc thể hiện rõ trong vịệc mỗi bên đều đặt dấu hỏi về động cơ phía sau thế trận quân sự của bên kia ở châu Á-Thái Bình Dương, trong đó một cường quốc muốn giữ nguyên trạng, còn cường quốc kia muốn thay đổi thực trạng. Tạp chí có uy tín Foreign Affairs (Mỹ) số tháng 6/2009 lập luận rằng các khoảng cách về lợi ích, giá trị và khả năng giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ ngăn cản hai nước tiến đến một khối siêu quyền lực, có thể cùng nhau dàn xếp các vấn đề an ninh khu vực và thế giới.
    Thực lực trên hết
    Giới học giả không phải không bàn tới kịch bản Trung Quốc tìm cách giải quyết vấn đề Trường Sa trong tổng thể bàn cờ tay đôi với Mỹ bằng cách vừa tăng cường ảnh hưởng lên nền tài chính của Mỹ, vừa tích cực chạy đua hải quân với Mỹ. Đổi chác và nhân nhượng lẫn nhau vốn là bản chất quan hệ nước lớn, nhưng đổi chác tại Biển Đông được xem là hạ sách. Đối với Mỹ, kết cục vấn đề Đài Loan sẽ tác động lớn tới chính sách đối với Biển Đông và Đông Nam Á. Lại cũng có ý kiến cho rằng Trung Quốc có thể tìm kiếm giải pháp đơn phương quân sự hoặc song phương khu vực. Giải pháp quân sự đơn phương không thể không ảnh hưởng đến đại cục và hình ảnh Trung Quốc như một quốc gia có trách nhiệm. Đó là chưa nói tới điều Trung Quốc không kém phần quan ngại, đó là một cuộc xung đột vũ trang mới có thể tạo cơ hội cho lực lượng quân sự của Mỹ đặt nốt "một chân" nữa vào Đông Nam Á, thiết lập hiện diện thường trực bên sườn phía Nam Trung Quốc.
    Malaysia mua tàu ngầm đầu tiên lớp Scorpene của Pháp: Nước nhỏ biết củng cố thực lực thì nước lớn mới đếm xỉa đến họ
    Lập trường Trung Quốc gần đây về giải quyết tranh chấp biển với các nước láng giềng không phải không tự mâu thuẫn. Phe thực lực và những lực lượng theo chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc đang thắng thế. Đó có thể là nguyên do khiến cho thỏa thuận cấp cao Tokyo tháng 6/2008 không triển khai được. Theo thỏa thuận ở cấp cao nhất này, Trung Quốc và Nhật Bản tạm gác tranh chấp chủ quyền ở vùng mỏ khí đốt nằm ngay tại điểm tiếp giáp lãnh hải hai bên trên biển Hoa Đông, để cùng nhau khai thác và chia lợi nhuận (báo Sankei ngày 4/1/2009).
    Tờ Thời báo Manila ngày 15/8 dẫn lời Đại sứ Trung Quốc tại Philippines, ông Liu Jianchao, nói tại cuộc họp báo ở thành phố Makati rằng, Trung Quốc đang tìm kiếm sự hợp tác trong nhiều lĩnh vực với các nước hữu quan tại khu vực quần đảo Nam Sa (tức Trường Sa); Trung Quốc sẽ không bao giờ sử dụng sức mạnh quân sự để giải quyết tranh chấp; nhưng Trung Quốc hiện chưa vội giải quyết vấn đề tranh chấp lãnh thổ ở khu vực quần đảo Nam Sa; Trung Quốc không muốn làm phức tạp tình hình ở đó, song cũng không muốn trói tay bởi vấn đề này.
    Trong cuộc gặp gỡ Thủ tướng Việt Nam *************** nhân dịp Diễn đàn châu Á Bác Ngao 2009, tổ chức tại Hải Nam ngày 18-19/4/2009, Thủ tướng Ôn Gia Bảo bày tỏ hy vọng giải quyết thỏa đáng vấn đề Nam Hải (Biển Đông). Thủ tướng Trung Quốc nêu rõ, Nam Hải là vấn đề cuối cùng do lịch sử để lại mà hai nước vẫn chưa giải quyết được. Hai bên cần nhìn xa trông rộng, xuất phát từ đại cục, tích cực bảo vệ ổn định Nam Hải, đẩy mạnh hợp tác cùng có lợi, tranh thủ Nam Hải cùng mở ra đột phá tích cực.
    Trong khi tìm kiếm cơ hội giải quyết hòa bình tranh chấp trên vùng biển tích tụ sóng ngầm ở Đông Nam Á này, nước lớn tiếp tục tích tụ thực lực lớn, nước nhỏ cũng tăng cường phòng thủ theo sức của mình. Ngày 3/9, chiếc tàu ngầm đầu tiên của Malaysia mang tên KD Tunku Abdul Rahman (KD TAR) mua của Pháp đã về đến Eo biển Malacca, hướng về cảng Klang nơi nó được chào đón trong ngày lễ tự cường dân tộc với sự có mặt của Quốc vương Mizan Zainal Abidin, Tiểu vương Selangor Sharafuddin Idris Shah, Thủ tướng Najib Razak, Bộ trưởng Quốc phòng Ahmad Zahid Hamidi, Tư lệnh các lực lượng vũ trang Azizan Ariffin và các Tư lệnh Hải quân, Không quân và Lục quân Malaysia. Chiếc tàu ngầm thứ hai sẽ được tiếp nhận trong tháng 10/2009. Như vậy, người Malaysia đang thực hành theo một triết lý sâu xa của phương Đông : Những ai ?obiết lo cái lo ở xa, sẽ tránh được cái lo ở gần?./.
  10. Wehrmacht

    Wehrmacht Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    22/02/2005
    Bài viết:
    1.969
    Đã được thích:
    0
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này