1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hoàng sa- Trường sa biển đảo quê hương ( Phần 3 )

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi TheKingOfPop, 15/08/2009.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Wehrmacht1

    Wehrmacht1 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/12/2007
    Bài viết:
    852
    Đã được thích:
    2
    @ bác dunghoiten : Bên đó vằng còn hơn box TL thời kì
    hấp hối dù kết cấu bên đó rất hoành tá tràng
    @ bác caubedungcam : Nhóm anh ngữ bên đó dịch chung gồm có mấy bác như anteo, tilldoomsday , vuanhquynh ...
    http://*******.org/forum/showthread.php?t=16508
    hem bik là bác là bác nào trong đó , hay là bản dịch của bác là
    một bản khác. Em hem có tham gia vào công tác này nên hem
    rõ lắm.
    Có điều thú vị như bác anteo nói là có một chú Ấn không biết có
    phải vào HSO ngó nghiêng không mà lại cóp nguyên bản dịch
    đó mà mở thread riêng bên trang defenceforum.in
    Cả cái video VTBT tiếng Anh cũng được một chú Ấn mở thread
    riêng từ tận 20/05/2009 bàn tán om xòm mãi rồi mà anh em vệ
    phủ và cả HSO hem ai bik
    http://www.defenceforum.in/forum/military-photos-media/6370-sino-vietnam-conflicts-spartley-islands-others.html
  2. Wehrmacht1

    Wehrmacht1 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/12/2007
    Bài viết:
    852
    Đã được thích:
    2
    Chuyện đó có thật đó bác, có điều em hem hỉu là bọn TQ cố chạy chọt ra cái lệnh ấy của UN đề mò mẫm xuống TS hay là nó vin vào cái cớ đó để xuống đấy gây lộn.
    Tuy nhiên thì lệnh đó chỉ cho phép nó xây đúng 1 trạm quan trắc ở TS thui , trong khi trước khi có vụ đánh lộn 14/03/88 thì nó đã chiếm 5 mỏm đá rồi : Châu Viên, Chữ Thập, Huy-gơ, Gaven, Su-bi.
    ----------------
    Tháng 2 năm 1987, tô? chức Giáo khoa văn cu?a Liên hiệp Quốc mơ? cuộc hợp thươ?ng niên thứ 14 tại Paris giưfa đại diện chính phu? các nước có biê?n, thông qua kế hoạch "đo đạt mặt nước đại dương toa?n câ?u", dự kiến xây dựng 200 trạm quan trắc đại dương trên toa?n câ?u, đô?ng thơ?i u?y thác cho Trung Quốc xây dựng 5 trạm quan trắc, trong đó vu?ng ven biê?n đại lục 3 trạm, Tây Sa, Nam Sa môfi nơi 1 trạm, trạm quan trắc ơ? quâ?n đa?o Nam Sa la? trạm quan trắc đại dương số 74. Chính phu? Trung Quốc sau khi tra?i qua 50 nga?y kha?o sát, quyết định xây dựng trạm quan trắc đại dương số 74 tại đa?o Yonshu - tức đa?o Đá Chưf Thập - thuộc quâ?n đa?o Nam Sa
    --------
  3. Excocet

    Excocet Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    05/01/2005
    Bài viết:
    4.450
    Đã được thích:
    79
    http://vnexpress.net/GL/Xa-hoi/2009/11/3BA15961/
    Nhà ta hiền quá, lần sau bắt được, mang ra làm bia cho tàu mới ủi thử xem thế nào
  4. leproVN

    leproVN Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/05/2009
    Bài viết:
    360
    Đã được thích:
    2
    Dùng nhân nghĩa để thắng hung tàn, lấy chí nhân để thay cường bạo
  5. dodien1305

    dodien1305 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/10/2008
    Bài viết:
    1.234
    Đã được thích:
    3
    hic
    mình thành lập huyện đảo hoàng sa , anh bạn BC cũng thành lập y chang luôn - hêt chỗ nói

    Quyết định của TQ vi phạm chủ quyền lãnh thổ Việt Nam
    -
    Quyết định thành lập ủy ban thôn đảo Vĩnh Hưng và Triệu Thuật của Trung Quốc vi phạm nghiêm trọng chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam - Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam nói hôm nay (16/11).

    Mô tả ảnh.
    Người phát ngôn Bộ Ngoại giao. Ảnh: VNN
    Theo Bộ Ngoại giao Việt Nam, ngày 8/11, chính quyền tỉnh Hải Nam (Trung Quốc) đã quyết định thành lập Ủy ban thôn đảo Vĩnh Hưng và Triệu Thuật, tức đảo Phú Lâm và Đảo Cây thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
    Phản ứng trước quyết định này của phía Trung Quốc, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nguyễn Phương Nga khẳng định quyết định của Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam.
    "Việt Nam phản đối quyết định này của phía Trung Quốc. Việc làm này đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam, không phù hợp với nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước, không có lợi cho tiến trình đàm phán tìm kiếm biện pháp cơ bản, lâu dài cho vấn đề trên biển giữa hai bên", bà Nga nhấn mạnh.
    Tái khẳng định Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, bà Nga cũng nêu lại nguyên tắc giải quyết bất đồng.
    "Trước sau như một, Việt Nam chủ trương giải quyết các bất đồng thông qua thương lượng hòa bình trên cơ sở tôn trọng Luật pháp quốc tế và thực tiễn quốc tế, đặc biệt là Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 và tinh thần Tuyên bố về cách ứng xử của các bên trên Biển Đông năm 2002, nhằm giữ gìn hòa bình và ổn định trên Biển Đông và khu vực.?
  6. dinhphdc

    dinhphdc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/09/2008
    Bài viết:
    2.086
    Đã được thích:
    7
    ...
    9-- Đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
    Quần đảo Hoàng Sa ( mà Trung Quốc gọi là Tây Sa) cách Đà Nẵng khoảng 120 hải lý về phía đông. Phía Việt Nam có đầy đủ tài liệu để chứng minh rằng quần đảo này cũng như quần đảo Trường Sa (mà Trung Quốc gọi là Nam Sa) ở phía nam là lãnh thổ Việt nam. Từ lâu, nhân dân Việt nam đã phát hiện và khai thác quần đảo Hoàng Sa, nhà Nguyễn đã chính thức thực hiện chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo đó. Sau khi thiết lập chế độ bảo hộ nước Việt Nam từ giữa thế kỷ XIX, Pháp nhân danh nước Việt Nam đã lập tại quần đảo đó hai đơn vị hành chính, một trạm khí tượng mà các số liệu được cung cấp liên tục trong mấy chục năm cho Tổ chức Khí tượng thế giới (OMM) dưới ký hiệu Hoàng Sa (Pattle). Việt Nam đã lên tục thực hiện chủ quyền của mình đối với quần đảo này. Vấn đề chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa là rõ ràng và không thể chối cãi.
    Nhưng sau khi quân đội Mỹ rút khỏi Việt Nam theo các quy định của Hiệp định Pa-ri ngày 27 tháng 1 năm 1973, và nhân lúc nhân dân Việt Nam đang đẩy mạnh cuộc đấu tranh để giải phóng miền nam Việt Nam và nguỵ quyền miền nam sắp sụp đổ, nhà cầm quyền Bắc Kinh đã trắng trợn dùng lực lượng vũ trang chiếm quần đảo Hoàng Sa.
    Cách họ đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa vẫn là cách họ đã dùng để lấn chiếm đất đai của các nước láng giềng, nhưng với một sự phản bội hèn hạ vì họ luôn khoe khoang là ?ohậu phương đáng tin cậy của nhân dân Việt Nam anh em?. Đại để sự kiện diễn biến như sau:
    - Ngày 26 tháng 12 năm 1973, Bộ Ngoại giao Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hoà thông báo cho Chính phủ nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa biết ý định của mình sẽ tiến hành thăm dò dầu lửa trong vịnh Bắc Bộ và đề nghị hai nước tiến hành đàm phán để xác định chính thức biên giới giữa hai nước trong vịnh Bắc Bộ.
    - Ngày 11 tháng 1 năm 1974, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố quần đảo Tây Sa (tức là Hoàng Sa của Việt Nam), quần đảo Nam Sa ( tức là Trường Sa của Việt Nam) là lãnh thổ của Trung Quốc và không cho ai xâm phạm chủ quyền, lãnh thổ của Trung Quốc.
    - Ngày 18 tháng 1 năm 1974, Chính phủ Trung Quốc trả lời phía Việt Nam, đại ý nói: đồng ý đề nghị đàm phán về vịnh Bắc Bộ, nhưng không đồng ý cho nước thứ ba vào thăm dò, khai thác vịnh Bắc Bộ, thực tế là họ ngăn cản Việt Nam hợp tác với Nhật Bản, Pháp, Ý trong việc thăm dò, khai thác thềm lục địa Việt Nam trong vịnh Bắc Bộ.
    - Ngày 19 tháng 1 năm 1974, với một lực lượng lớn hải quân và không quân, Trung Quốc tiến đánh quân đội của chính quyền Sài Gòn đóng ở quần đảo Hoàng Sa và họ gọi cuộc hành quân xâm lược quần đảo này là ?ocuộc phản công tự vệ?
    ...
    III- Hai cuộc đàm phán giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Trung Quốc để giải quyết những vấn đề biên giới giữa hai nước.
    ...
    Cuộc đàm phán lần thứ nhất:
    Nhằm phục vụ công cuộc xây dựng đất nước, ngày 26 tháng 12 năm 1973, Chính phủ Việt Nam đã đề nghị với Chính phủ Trung Quốc mở cuộc đàm phán giữa hai Chính phủ để xác định chính thức đường biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc trong vịnh Bắc Bộ.
    Ngày 18 tháng 1 năm 1974, Chính phủ Trung Quốc nhận lời đàm phán nhưng đòi không được tiến hành công tác thăm dò trong một khu vực hình chữ nhật giữa vĩ tuyến 18 độ-20 độ, kinh tuyến 107 độ-108 độ và ?okhông để nước thứ ba vào thăm dò vịnh Bắc Bộ? với mục đích ngăn cản Việt Nam khai thác những tài nguyên của mình trong thềm lục địa Việt Nam.
    Ngày 15 tháng 8 năm 1974 cuộc đàm phán được tiến hành ở Bắc Kinh.
    Công ước Pháp-Thanh 1887, Điều 2 đã nói rõ: Kinh tuyến Pa-ri 105 độ 43?T kinh độ đông ( nghĩa là kinh tuyến Grin-uých 108 độ 03?T13?T?T) là đường biên giới giữa hai nước trong vịnh Bắc Bộ. Phía Việt nam sẵn sàng bàn với phía Trung Quốc để xác định về cửa vịnh Bắc Bộ, từ đó đi đến xác định chính thức đường biên giới trong vịnh.
    Phía Trung Quốc hoàn toàn phủ nhận Điều 2 của Công ước 1887, không coi đường kinh tuyến nói trên là đường biên giới, một mực nói rằng trong vịnh Bắc Bộ xưa nay chưa hề có đường biên giới, nay hai nước phải bàn bạc để phân chia. Mặc dù phía Việt Nam tuyên bố sẵn sàng nghe ý kiến của phía Trung Quốc, nhưng họ chỉ nói một cách chung chung là nếu theo đường kinh tuyến đó thì họ ?ođược phần nhỏ quá, còn phía Việt Nam được phần lớn quá?, cho nên phải ?ophân chia công bằng, hợp lý?, nhưng họ cũng không chịu đưa ra một phương án nào cụ thể, cố tình kéo dài cuộc đàm phán. Cuối tháng 11 năm 1974 cuộc đàm phán phải tạm ngừng.
    ...

    Trích
    VẤN ĐỀ BIÊN GIỚI GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC
    Nhà xuất bản Sự Thật, Hà Nội-1979
    Phụ trách bản đưa in: Phạm Xuyên, Nguyễn Hanh
    Trình bày bìa: Nghiêm Xuân Thành
    In 5.100 cuốn, khổ 12,5x19 tại Nhà máy in Tiến bộ-Hà Nội. Số in 528, Số XB 15/79
    Xong ngày 15 tháng 4 năm 1979. Nộp lưu chiểu tháng 4-1979
    Số hóa: TàHiênhèn http://www.quansuvn.net/index.php?topic=9904.0
  7. dinhphdc

    dinhphdc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/09/2008
    Bài viết:
    2.086
    Đã được thích:
    7
    Bộ Ngoại giao Việt Nam đã lên tiếng phản đối việc Trung Quốc quyết định thành lập Ủy ban thôn đảo Vĩnh Hưng và Triệu Thuật, tức đảo Phú Lâm và Đảo Cây thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Ngày 16/11, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nguyễn Phương Nga cho biết như trên khi trả lời câu hỏi của phóng viên về phản ứng của Việt Nam trước quyết định hôm 8/11 của phía Trung Quốc.
    Bà Phương Nga nói Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và "Việt Nam phản đối quyết định này của phía Trung Quốc."
    Theo người phát ngôn, việc làm này đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam, không phù hợp với nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước, không có lợi cho tiến trình đàm phán tìm kiếm biện pháp cơ bản, lâu dài cho vấn đề trên biển giữa hai bên.
    "Trước sau như một, Việt Nam chủ trương giải quyết các bất đồng thông qua thương lượng hòa bình trên cơ sở tôn trọng Luật pháp quốc tế và thực tiễn quốc tế, đặc biệt là Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 và tinh thần Tuyên bố về cách ứng xử của các bên trên Biển Đông năm 2002 nhằm giữ gìn hòa bình và ổn định trên Biển Đông và khu vực", bà Phương Nga khẳng định.
    Theo TTXVN/Vietnam+
  8. hasinhat

    hasinhat Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    04/04/2005
    Bài viết:
    674
    Đã được thích:
    432
    Thời đại mới vừa lên bài này, cắt - dán hầu các bác:
    Bài dài quá, mời các bác đọc ở Link: http://www.tapchithoidai.org/ThoiDai17/200917_BruceElleman.htm
    Thời đại mới
    TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU & THẢO LUẬN
    Số 17 - Tháng 11/2009
    -------
    Các tranh chấp lãnh hải
    và tác động đối với chiến lược biển:
    Một góc nhìn lịch sử*
    Bruce A. Elleman
    Giáo sư Trường Cao đẳng Hải quân Mỹ
    (US Naval War College)
    *Đây là bản dịch Chương 3: ?oMaritime territorial disputes and their impact on maritime strategy: A historical perspective? trong cuốn Security and International Politics in the South China Sea (An ninh và chính trị quốc tế ở biển Đông) do Sam Bateman và Ralf Emmers chủ biên, NXB Routledge, New York, 2009, tr. 42-57. Tạp chí Thời Đại Mới giữ bản quyền bản dịch này.
    Trung Quốc đã nhiều lần đơn phương tuyên bố chủ quyền tại các đảo trên biển Đông từ hơn 100 năm nay. Đô đốc Tát Trấn Băng (Sa Zhenbing), tổng tư lệnh Hải quân Thanh triều đã từng dẫn đầu một tầu viễn dương đến những vùng biển đang trong vòng tranh chấp này vào năm 1907 để khẳng định các tuyên bố về chủ quyền của Thanh triều. Vào thập niên 1930, Nhật Bản đã cho quân đồn trú tại nhiều đảo ở đó cho tới khi những hòn đảo này lọt vào vòng kiểm soát của Trung Hoa Quốc Dân Đảng sau Thế Chiến Thứ Hai. Bất chấp các cuộc phản đối của Trung Quốc, Đài Loan vẫn tiếp tục chiếm đóng một số đảo mang tính chiến lược, bao gồm đảo Đông Sa (Pratas) và Ba Đình (Itu Aba - Taiping Island).
    Bù lại việc Trung Quốc đã muộn màng trong việc hiện đại hóa quân đội và ngay cả chưa có hàng không mẫu hạm cho đến tận bây giờ, Giải phóng quân Nhân dân Trung Quốc (People?Ts Liberation Army ̶ PLA) vẫn phải bám quân ở nhiều đảo và vỉa san hô đang trong vòng tranh chấp ở biển Đông. Để tăng cường khả năng chỉ huy quân báo, Trung Quốc đang từng bước xây dựng các trạm vô tuyến trên các đồn trú quân rải rác này với các thiết bị điện tử đa dạng, từ các máy chuyển tiếp tín hiệu truyền thông hiện đại cho đến các radar sóng ngắn. Điều này không những cho thấy sự gia tăng về tiềm năng quân sự của Trung Quốc trong khu vực, mà rõ ràng còn là những dấu hiệu cho thấy Trung Quốc đang chuẩn bị ráo riết cho việc bành trướng thêm nữa đối với các vùng biển còn đang trong vòng tranh chấp ở biển Đông.
    Bằng việc phân tích các mâu thuẫn trong quá khứ ở biển Đông, bài viết này sẽ cho thấy tác động của việc tranh chấp chủ quyền lên việc tăng cường lực lượng hải quân Trung Quốc cũng như tác động lên một chiến lược hiếu chiến hơn về quyền lợi biển nhằm khoanh vùng và ngăn cản các nước khác xâm phạm các vùng lãnh hải mà Trung Quốc tuyên bố là thuộc về họ. Rõ ràng, việc xây dựng dần dần các căn cứ trên các đảo sẽ cho phép Bắc Kinh một ngày nào đó khẳng định nhiều hơn chủ quyền của họ ở biển Đông. Điều suy đoán này đã được xác định vào ngày 4 tháng 12, 2007 khi Trung Quốc đơn phương thông báo thành lập ?omột thành phố mới? thuộc tỉnh Hải Nam để quản lý hành chánh quần đảo Hoàng Sa (Paracels), quần đảo Trung Sa (Maccles­field Bank) và quần đảo Trường Sa (Spratlys) bất chấp rằng chủ quyền của những quần đảo này vẫn còn đang trong vòng tranh chấp.
    Các tuyên bố lịch sử về chủ quyền tại biển Đông trước Thế chiến Thứ Hai
    Có rất nhiều tranh chấp căng thẳng và tiềm tàng giữa Bắc Kinh và các nước láng giềng Đông Nam Á tại vùng biển phía nam Trung Quốc, bao gồm tranh chấp chủ quyền ở đảo Đông Sa (Pratas - Dongsha), quần đảo Hoàng Sa, Trung Sa, và quần đảo Trường Sa. Tranh chấp công khai về những hòn đảo này đã nổ ra vào năm 1974, khi hải quân Trung Quốc đánh bật hải quân Việt Nam Cộng Hòa ra khỏi Hoàng Sa, và một lần nữa vào năm 1988 khi quân đội Trung Quốc đánh bật quân đội Việt Nam ra khỏi bãi đá Gạc Ma (Johnson South Reef) thuộc quần đảo Trường Sa. Bắc Kinh luôn lớn tiếng tuyên bố rằng chỉ Trung Quốc mới có chủ quyền ở biển Nam Trung Hoa (theo cách gọi của Trung Quốc, và là biển Đông theo cách gọi của Việt Nam - người dịch). Điểm đặc biệt là cả Bắc Kinh và Đài Bắc cùng tranh nhau tuyên bố chủ quyền trên rất nhiều vùng lãnh hải tương tự, bao gồm cả các đảo đang nằm trong sự kiểm soát của Đài Loan như đảo Đông Sa và đảo Ba Đình (Itu Aba) ?" đảo lớn nhất ở quần đảo Trường Sa.
    Đơn phương tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với biển Đông và các đảo phía nam đã được lặp đi lặp lại nhiều lần qua việc Trung Quốc rêu rao rằng đã từng có giao thương hàng hải rộng khắp trong vùng bắt đầu từ thời nhà Hán (206TCN - 220 SCN).[1] Thời nhà Minh (1368-1644), các đoàn tàu viễn dương Trung Quốc thường đi ngang các vùng nước này để đi đến eo biển Malacca, và các đoàn thuyền đầy chở đầy của cải của Trịnh Hòa (Zheng He) có thể đã ghé lại một vài đảo lớn ở đây. Mặc dù nếu tính tất cả diện tích, lãnh hải bao quanh quần đảo Trường Sa lên đến 180,000 km2, nhưng chỉ khoảng một trên một chục các đảo ở đó là có thể ở được với tổng cộng chưa đến 10 km2 đất liền.[2] Vào giữa thế kỷ 19, nhà Mãn Thanh đã thiết lập được mối quan hệ thương mại ?ophồn vinh? giữa Đông và Tây và do đó ?ocác thương thuyền Trung Quốc và thương nhân phương Tây đã có thế mạnh trong nền kinh tế khu vực."[3]
    Mặc dù các ngư dân Trung Quốc thường đến đánh bắt hải sản ở biển Đông trong hai thiên niên kỷ vừa qua, nhưng chẳng có bằng chứng nào cho thấy Trung Quốc đã đánh dấu các lãnh hải của họ ở biển Đông. Nước phương Tây đầu tiên tuyên bố chủ quyền chính thức đối với Trường Sa là Vương Quốc Anh vào năm 1864, và sau đó Nhật cũng tuyên bố chủ quyền ở đây vào năm 1877 và 1889. Thật ra những hòn đảo này chỉ là một vài đảo trong số hơn 100 hòn đảo trên Thái Bình Dương mà Vương Quốc Anh đã từng tuyên bố chủ quyền để sử dụng chúng như những trạm tiếp liệu. Rất nhiều những hòn đảo như thế sau này đã được chuyển quyền cai quản sang Tân Tây Lan.[4]
    Sau xung đột Trung-Pháp 1884-1885, Pháp biến An Nam (Việt Nam) thành một xứ bảo hộ và sau đó thành thuộc địa, và trong chiến tranh Trung-Nhật lần thứ nhất năm 1894-1895, Nhật chiếm cứ Đài Loan. Bắt đầu từ đấy, Trung Quốc đã phản đối các hoạt động khai mỏ bất hợp pháp trên các đảo giàu phốt-pho và phân chim ở Đông Sa và Trường Sa. Đó là lý do vào năm 1907 đô đốc Tát Trấn Băng đã dẫn đầu đội hải quân viễn chinh đòi lại những đảo này cho nhà Thanh như đã nhắc ở trên. Sự xuất hiện bất ngờ của đô đốc họ Tát đã buộc những phu mỏ đang làm việc ở đó phải rút lui.
    Lo sợ rằng các đảo mà họ tuyên bố có chủ quyền sẽ dần rơi vào tay các nước khác, tháng 9 năm 1909 chính quyền nhà Thanh đổi tên Ủy ban Cải Tổ Hải Quân thành Bộ Hải Quân nhằm chính thức hiện đại hóa hải quân Trung Quốc. Ngay sau khi được đổi tên, Bộ Hải Quân Trung Quốc lập tức tiến hành một số hoạt động trên biển Đông, và vào năm 1909 và 1910, họ đã chính thức tuyên bố sáp nhập những đảo đang còn trong vòng tranh chấp này vào tỉnh Quảng Đông và đồng thời tuyên bố hàng năm sẽ biệt phái một tàu đến biển Đông ?ođể duy trì liên lạc với những người Trung Quốc ở những đảo này.?[5]
    Cùng với sự sụp đổ của Thanh triều, Trung Quốc đã rơi vào tình trạng hỗn loạn trong nhiều năm. Vào năm 1926, hải quân Trung Hoa Quốc Dân Đảng vừa mới thành lập đã xây dựng một trạm vô tuyến ở Đông Sa. Nhân lúc Trung Quốc suy yếu, người Pháp ở Đông Dương đã sát nhập quần đảo Hoàng Sa vào thuộc địa Đông Dương vào năm 1932. Thấy thế, sau khi chiếm được Trung Quốc vào năm 1937, Nhật cũng tuyên bố chủ quyền của họ đối với quần đảo Đông Sa, Hoàng Sa, và Trường Sa. Cũng vào năm đó, Nhật chiếm đảo Đông Sa, bắt giữ và thẩm vấn 29 lính Trung Hoa Quốc Dân Đảng. Quan ngại trước những đe dọa từ Nhật Bản, Pháp đã tức tốc gửi một đội tàu viễn dương tới Hoàng Sa, và chính thức tuyên bố chủ quyền đảo này là thuộc Việt Nam vào ngày 4 tháng 7 năm 1938. Ngay lập tức, chính phủ Quốc Dân Đảng ở Trùng Khánh và chính phủ Nhật Bản đã phản đối hành động của Pháp; thậm chí vào ngày 8 tháng 7 năm 1938 Nhật Bản còn ra tuyên bố phản đối Pháp đã vi phạm chủ quyền của Trung Quốc khi Pháp chiếm quần đảo Hoàng Sa.
    Sau đó, Pháp lại tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa như là một phần của Liên Hiệp Pháp vào năm 1939. Đáp trả lại, vào ngày 31 tháng 3 năm 1939, Nhật Bản thay mặt Đài Loan, lúc đó đang là một phần của đế quốc Nhật Bản, lên tiếng phản đối về việc tuyên bố chủ quyền của Pháp. Tuy nhiên, khi Pháp rút quân một năm sau đó, Nhật tái chiếm Hoàng Sa, nhưng lúc này không phải trên danh nghĩa cho Đài Loan mà là cho chính chủ quyền của Nhật dựa trên tuyên bố chủ quyền từ năm 1917, mà theo đó chủ quyền của họ đối với quần đảo Trường Sa là từ 7 đến 12 vĩ độ Bắc và 111?T30?T?T đến 117 kinh độ Đông! Từ năm 1939 đến 1946, Nhật chiếm đóng đảo Ba Đình, xây dựng các kho nhiên liệu, căn cứ tàu ngầm, và trạm vô tuyến ở đây. Mãi đến gần cuối Thế Chiến Thứ Hai thì Nhật Bản bị buộc phải rút lui.
    ........
    Được hasinhat sửa chữa / chuyển vào 10:41 ngày 20/11/2009
  9. lamali

    lamali Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    11/05/2006
    Bài viết:
    3.499
    Đã được thích:
    3.590
    http://www.vnexpress.net/GL/Xa-hoi/2009/11/3BA15D37/
    Bọn sở văn hóa thể thao và du lịch ăn gì mà @ thế nhỉ.
  10. AtHere

    AtHere Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    25/03/2009
    Bài viết:
    273
    Đã được thích:
    2
    Kiến nghị khẩn cấp với Quốc hội: Không tổ chức dân quân tự vệ biển
    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập ?" Tự do ?" Hạnh phúc
    Hà Nội ngày 19/11/2009
    KIẾN NGHỊ KHẨN CẤP ?oKHÔNG TỔ CHỨC DÂN QUÂN, TỰ VỆ BIỂN?
    Kính gửi: Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
    Tôi là Cù Huy Hà Vũ, Tiến sĩ Luật, công dân Việt Nam, HKTT tại 24 Điện Biên Phủ, Hà Nội, xin gửi tới Quốc hội lời chào trân trọng.
    Được biết Quốc hội tại Kỳ họp thứ 6 này sẽ thông qua Dự Luật dân quân, tự vệ (sau đây gọi là Dự luật) theo đó lực lượng dân quân tự vệ biển sẽ được thành lập. Căn cứ Điều 53 Hiến pháp: ?oCông dân có quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận các vấn đề chung của cả nước và địa phương, kiến nghị với cơ quan Nhà nước, biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân?, tôi kiến nghị với Quốc hội như trình bày sau đây.
    Trước hết tôi nhiệt liệt hoan nghênh Quốc hội với chủ trương thành lập dân quân, tự vệ biển đã biểu thị một cách mạnh mẽ quyết tâm bảo vệ biển, đảo của Tổ quốc Việt Nam. Không nghi ngờ gì nữa, đây chính là sự chỉnh đốn cấp thiết của Cơ quan quyền lực Nhà nước tối cao đối với thái độ phải nói là yếu hèn vừa qua của Chính phủ truớc việc nước ngoài xâm phạm trắng trợn chủ quyền biển của Việt Nam như liên tục đâm chìm tàu, thuyền đánh cá, ngược đãi ngư dân Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa. Đây cũng chính là hành vi phục hồi danh dự cho tất cả công dân Việt Nam yêu nước bị cơ quan an ninh bắt giữ do ?oxâm hại an ninh quốc gia? (lý do mà Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nguyễn Phương Nga đưa ra ngày 11/9/2009) chỉ vì đã kêu gọi dưới nhiều hình thức khác nhau bảo vệ không khoan nhượng an ninh quốc gia nói chung, chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa nói riêng!
    Nếu như bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia là không phải bàn cãi thì bảo vệ chủ quyền ấy như thế nào, đặc biệt trong thời bình, đòi hỏi các đại biểu toàn quốc của nhân dân phải vô cùng cẩn trọng, vì ?osai một ly, đi một dặm?, sơ sẩy một chút thôi cũng có thể dẫn đến kết cục hoàn toàn ngược lại là đánh mất chủ quyền quốc gia. Trên tinh thần đó, tôi cho rằng lập dân quân, tự vệ biển là một sai lầm chiến lược với những lý do sau đây:
    MỘT LÀ, bảo vệ tính mạng của nhân dân là nghĩa vụ của Nhà nước. Thực vậy, chiểu theo Điều 2 Hiến pháp ?oNhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân?, Điều 71 Hiến pháp ?oCông dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm?, Nhà nước có nghĩa vụ phục vụ nhân dân trong đó có nghĩa vụ bảo vệ tính mạng của nhân dân. Do đó, việc Nhà nước thành lập dân quân, tự vệ biển, tức trang bị vũ khí cho ngư dân để họ tự bảo vệ mạng sống của mình trong trường hợp bị người nước ngoài tấn công trên biển, không gì khác hơn là một sự thoái thác nghĩa vụ bảo vệ tính mạng của nhân dân đã được Hiến pháp quy định cho Nhà nước.
    HAI LÀ, thành lập dân quân, tự vệ nói chung, dân quân, tự vệ biển nói riêng, là vượt quá Hiến pháp. Điều 77 Hiến pháp quy định: ?oBảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân. Công dân phải làm nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng quốc phòng toàn dân?. Như vậy, khác với thời chiến trong đó toàn dân có nghĩa vụ tham gia chiến đấu bảo vệ Tổ quốc nên bên cạnh lực lượng vũ trang chính quy có tổ chức dân quân, tự vệ, ?onghĩa vụ quân sự? duy nhất của công dân trong thời bình là phục vụ tại ngũ và phục vụ trong ngạch dự bị của quân đội được cụ thể hóa tại Luật Nghĩa vụ quân sự, đồng nghĩa công dân ?otham gia xây dựng quốc phòng toàn dân? không thể là phục vụ trong một tổ chức quân sự nào khác ngoài quân đội dù đó là bán vũ trang như dân quân, tự vệ. Trên tinh thần đó, ?otham gia xây dựng quốc phòng toàn dân? cần được hiểu là tham gia các khóa huấn luyện quân sự để có thể sẵn sàng chiến đấu trong trường hợp có chiển tranh hoặc tham gia tuyên truyền, giáo dục về bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ quốc gia.
    Tóm lại, như trên đã phân tích, dân quân, tự vệ là lực lượng vũ trang tình thế nảy sinh trong bối cảnh chống ngoại xâm nên một khi ngoại xâm không còn thì bản thân cũng không còn lý do để tồn tại. Do đó, việc duy trì lực lượng dân quân, tự vệ trong thời bình không thôi, chứ chưa nói đến tăng cường, là hoàn toàn phi lý. Nghiêm trọng hơn, chính lực lượng dân binh này lại là nhân tố gây bất ổn định, chia rẽ, thậm chí phá nát cộng đồng xã hội. Thực vậy, khác với quân đội là lực lượng phòng thủ quốc gia, tức luôn tồn tại cả khi không có địch, thì sự hiện diện của dân quân, tự vệ trong thời bình tự nó đã giả định một bộ phận ?ođồng bào? là ?ođịch?, là ?othù? hay đối tượng phải tiêu diệt, đồng nghĩa ?onội chiến? tiềm tàng! Tôi tin rằng chủ nghĩa yêu nước chân chính của người Việt gắn liền với các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm không thể và không bao giờ chấp nhận một sản phẩm ?obệnh hoạn? đến như vậy!
    BA LÀ, khẳng định và bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển không phải là chức năng của ngư dân. Trung tướng Chủ nhiệm Ủy ban An Ninh Quốc phòng của Quốc hội Lê Quang Bình cho rằng:?oDân quân tự vệ biển sẽ được trang bị súng để có thể tự vệ khi bị tấn công, đây là lực lượng nòng cốt giúp người dân khi ra biển, xác định đâu là chủ quyền Việt Nam?. Đại biểu Quốc hội Nguyễn Đăng Trừng cũng cho rằng ?onếu không tổ chức khai thác đánh bắt (hải sản) liên tục trên vùng biển của ta thì dần dần trong thực tế, chúng ta sẽ mất chủ quyền trên vùng biển của mình? và để bảo đảm quyền đánh bắt (hải sản) thì phải vũ trang ngư dân. Những nhận định trên là hoàn toàn sai lầm, ấu trĩ và rất phi thực tế vì người dân đi biển là để mưu sinh còn khẳng định hay bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển là chức năng của Nhà nước và quân đội. Vả lại, do thời tiết bất thường hay bệnh tật mà ngư dân không thể đi biển, không lẽ Việt Nam lại mất chủ quyền biển?! Ngư dân dù có đông đến mấy cũng không thể dàn khắp hải phận quốc gia, không lẽ Việt Nam lại mất chủ quyền đối với những vùng không được ngư dân ?ophủ??!
    Tóm lại, trong mọi tình huống không thể biến ngư dân thành ?ongười đóng thế? cho hải quân, biến sinh mạng của họ thành ?othuốc thử? chủ quyền quốc gia!
    BỐN LÀ, cứu hộ trên biển là hoạt động nhân đạo, do đó về bản chất là hoạt động dân sự ngay cả trên chiến trường, giống hệt hoạt động Chữ thập đỏ trên đất liền. Vì lẽ này, hoạt động cứu hộ là bắt buộc đối với tất cả những ai hoạt động trên biển, dù đó là ngư dân, thủy thủ tàu thương mại, hải quân hay cảnh sát biển. Như vậy, quan điểm cho rằng có biên chế trong tổ chức dân quân, tự vệ biển thì mới có thể được huấn luyện và thực hiện công tác cứu hộ trên biển là hoàn toàn nguỵ biện. Cũng cần khẳng định rằng lực lượng chính thực hiện cứu hộ trên biển vẫn luôn là hải quân và cảnh sát biển.
    NĂM LÀ, dân quân, tự vệ biển rất dễ trở thành ?ongòi nổ? cho chiến tranh xâm lược lãnh thổ của Việt Nam trên biển. Theo Dự luật, dân quân, tự vệ biển được quyền nổ súng trong trường hợp phát hiện địch khi tuần tra biển, đảo. Thế nhưng với tư cách lực lượng vũ trang không chuyên, dân quân, tự vệ không thể có khí tài, thông tin hoặc sự chỉ huy thống nhất cần thiết như lực lượng vũ trang chính quy để có thể xác định ?ođịch? một cách tuyệt đối chính xác hoặc nổ súng đúng lúc, dẫn đến khả năng bắn nhầm dân thường nước ngoài hoặc nổ súng không cần thiết khi bị khiêu khích là rất cao. Tất cả những sai lầm này dù nhỏ nhất chắc chắn sẽ bị các lực lượng nước ngoài mưu đồ bành trướng nhanh chóng biến thành cớ để gây chiến tranh xâm lược!
    SÁU LÀ, dân quân, tự vệ không thể là lực lượng tác chiến trên biển. Thực vậy, cuộc chiến trên biển khác hẳn cuộc chiến trên đất liền. Trong cuộc chiến trên đất liền, mọi loại vũ khí có thể phát huy tác dụng, kể cả vũ khí thô sơ, đồng nghĩa dân quân, tự vệ trang bị vũ khí nhẹ có vai trò của nó. Ngược lại, chỉ duy nhất các phương tiện chiến tranh tối tân như tàu chiến (gồm cả tàu ngầm), máy bay chiến đấu hay tên lửa mới có khả năng bảo vệ hải phận quốc gia. Nói cách khác, giao cho dân binh nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển không gì khác hơn là đẩy họ vào chỗ chết!
    BẢY LÀ, lập dân quân, tự vệ biển để bảo vệ sinh mạng của ngư dân, bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển là làm mất uy tín của quân đội. Thực vậy, làm sao người dân có thể hiểu nổi một quân đội dày truyền thống ?ovì nhân dân quên mình? lại có thể làm điều ngược lại là cổ võ trên thực tế người dân xông vào chỗ chết thay cho mình như trên đã phân tích! Thông cảm hơn hơn là những quan điểm cho rằng lập dân quân, du kích biển chỉ là giải pháp tình thế hay bất đắc dĩ trong bối cảnh quân đội vẫn chưa định hình được chiến lược phòng thủ bền vững hay quân đội còn phải dành sức để chống ?odiễn biến hoà bình? và ?otự diễn biến hoà bình? được xác định là nhiệm vụ chính trị đặc biệt quan trọng, nhất là trong bối cảnh Đại hội Đảng XI đang đến gần như tuyên bố của nhiều tướng lĩnh? Bất luận thế nào thì việc lập dân quân, tự vệ biển trong bối cảnh tàu nước ngoài tung hoành đe dọa sinh mạng và tài sản của ngư dân ngay trong hải phận quốc gia chắc chắn không chỉ làm sút giảm nghiêm trọng lòng tin của nhân dân vào quân đội gắn với thể chế chính trị hiện hành mà còn dẫn đến hiểm họa mất chủ quyền quốc gia thực sự khi nước ngoài lấy đó làm dấu hiệu suy yếu của quốc phòng Việt Nam để lấn tới!
    Với trình bày trên, nhằm mục đích bảo vệ một cách bền vững Tổ quốc Việt Nam nói chung, chủ quyền biển của Việt Nam và sinh mạng của ngư dân nói riêng, tôi, Cù Huy Hà Vũ, khẩn cấp kiến nghị với Quốc hội:
    1. Không tổ chức dân quân, tự vệ biển;
    2. Không đầu tư dàn trải cho an ninh ?" quốc phòng mà tập trung hiện đại hóa hải quân và cảnh sát biển (kiên quyết xoá bỏ những tập đoàn kinh tế Nhà nước lỗ hoặc không hiệu quả để có thêm nguồn vốn thực hiện mục tiêu này);
    3. Định hướng chiến lược phòng thủ biển trên căn bản liên minh quân sự với cường quốc trên biển.
    Trân trọng,
    Tiến sĩ Luật CÙ HUY HÀ VŨ
    ĐT: 0904350187, Email: havulaw@yahoo.com
    Phụ lục: Văn bản Kiến nghị đã gửi Quốc hội
    ---------------
    Chẳng biết kiến nghị của bác Vũ có ăn thua không nhưng tớ ngày càng thích bác này
    http://bauxitevietnam.info/c/18375.html
    Được AtHere sửa chữa / chuyển vào 19:43 ngày 20/11/2009
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này