1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hoàng sa- Trường sa biển đảo quê hương ( Phần 3 )

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi TheKingOfPop, 15/08/2009.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Excocet

    Excocet Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    05/01/2005
    Bài viết:
    4.450
    Đã được thích:
    79
    http://biengioilanhtho.gov.vn/bbg-vie/home.aspx
    VN có web của CP về biến giới, hải đảo rồi này.
    Chắc HS.org tự giải tán, nhỉ
  2. nembomttvn

    nembomttvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/10/2007
    Bài viết:
    786
    Đã được thích:
    0
    Ừ.....
    Thế sao đã có báo QDND rồi mà Box GDQP chưa giải tán nhể?
    P/S: Ko bàn chuyện diễn đàn khác.
  3. KtsDzi_2

    KtsDzi_2 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/11/2006
    Bài viết:
    561
    Đã được thích:
    0
    Uhm, lúc tối ngó rồi. Mấy cái bản đồ đường biên giới trông như bản đồ hành chính trong quyển lịch bỏ túi chụp lại bằng di động đời đầu tích hợp camera
  4. CuToFanClub

    CuToFanClub Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/05/2009
    Bài viết:
    1.043
    Đã được thích:
    2
    Đầu tiên xin lỗi vì quote dài!
    Báo QDND thuộc BQP, ttvn có thuộc cái gì? Box GDQP thuộc ttvn - thuộc cái gì?
    Viết hịch mà kiến thức như con bồ nhà em nuôi bỏ dấu mũ các bác ạ!
    Sửa chữ ký của người khác để chọc tức người ta là hạ đẳng lắm, có biết không?
    Làm cái chữ kỹ khác cho thông minh hơn đi nhé!
    Em lại nghĩ đến cái mặt tiền của T-90 trang bị giáp phản ứng nổ các bác ạ! Dày hơn mét!.
    Không cho bàn chuyện diễn đàn khác hả <@?
    P/s: Vụ chú tàu cho PV ra Hoàng Sa là sao hả các bác? Nhà mình hôm nay mới thấy phản đối đấy ạ!
    Được CuToFanClub sửa chữa / chuyển vào 04:44 ngày 04/12/2009
  5. lanpurge

    lanpurge Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/07/2005
    Bài viết:
    4.955
    Đã được thích:
    481
    Học giả quốc tế phê phán đường lưỡi bò của TQ
    Trong khi quan điểm của các học giả Trung Quốc đưa ra tại Hội thảo quốc tế về Biển Đông được xem là "không có gì mới", "vẫn là luận điệu cũ đòi ôm trọn Biển Đông", thì các học giả quốc tế đều lên tiếng phê phán tuyên bố chủ quyền cũng như cách hành xử của Trung Quốc trên Biển Đông.
    VietNamNet ghi nhận ý kiến của các học giả quốc tế bên lề Hội thảo quốc tế về Biển Đông diễn ra tại Hà Nội tuần qua. Đáng tiếc, các học giả Trung Quốc tham gia hội thảo viện nhiều lí do đã từ chối trả lời phỏng vấn của báo giới Việt Nam.
    Mập mờ, thiếu nghiêm túc
    GS Mark J. Valencia (Mỹ):
    Tuyên bố của Trung Quốc về chủ quyền với Biển Đông rất mập mờ. Trung Quốc không làm rõ thực ra đường chữ U đó là gì. Khi được đề nghị giải thích về ý nghĩa của đường ranh giới này, là đường biên giới hay là gì khác, họ rất mập mờ: có thể thế, có thể không. Nó cũng giống như cách Mỹ trả lời việc có hay không chuyện Mỹ giúp Đài Loan trong trường hợp Trung Quốc đại lục tấn công. Họ cứ để mập mờ, với cách giải thích mềm như vậy, để người khác phải đoán, còn họ thì cố gắng đạt lợi ích tối đa.
    GS Ramses Amer (Thụy Điển):
    Trong khi Việt Nam có tuyên bố rõ ràng về từng khu vực chủ quyền và quyền chủ quyền, cơ sở cho từng tuyên bố đó, có định nghĩa pháp lý rõ ràng cho từng khái niệm trong tuyên bố của mình thì tuyên bố của Trung Quốc lại không rõ ràng: từ khu vực tuyên bố chủ quyền tới cơ sở cho tuyên bố của họ.
    Có ý kiến nói rằng về mặt hồ sơ, tư liệu, Trung Quốc có sự chuẩn bị tốt hơn. Thực ra, chỉ có tuyên bố chủ quyền mang tính lịch sử mới có thể chuẩn bị tài liệu giấy tờ. Thềm lục địa thì không thể chỉ trên văn bản, mà là thực địa. Dù anh có tuyên bố bao nhiêu vùng biển thuộc chủ quyền của mình thì đó cũng chỉ là tuyên bố mà thôi.
    Thế nhưng, thực tế, cũng giống như vấn đề biên giới trên bộ, cuối cùng, các bên phải có cách tiếp cận chung. Cuối cùng, đó là vấn đề của đàm phán, thảo luận.
    Sẽ là bất khả thi để đi đến đàm phán nếu như Trung Quốc vẫn không làm rõ tuyên bố của mình.
    Đường lưỡi bò không giá trị
    GS Lokshin G. Mikhailovich (Nga)
    Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với tất cả các đảo trên Biển Đông. Họ muốn biến Biển Đông thành hồ của Trung Quốc. Điều đó là không thể chấp nhận được với bất kì nước nào.
    Khi còn trẻ, là một phiên dịch, có dịp dịch cho đoàn quan chức Việt Nam tới thăm Liên Xô và có đề cập tới vấn đề Hoàng Sa. Chính sách của Trung Quốc lúc đó rất cứng rắn. Họ lấy lí do là qua nghiên cứu khảo cổ, họ đã phát hiện xương người Trung Quốc ở các đảo thuộc quần đảo này, và do đó, Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với quần đảo. Lãnh đạo Việt Nam khi đó đã đáp lời Trung Quốc, hãy tới khảo cổ ở gò Đống Đa và các khu vực xung quanh Hà Nội, họ sẽ tìm thấy nhiều xương của người Trung Quốc hơn nữa.
    Rõ ràng, quan điểm của Trung Quốc là hết sức thiếu nghiêm túc, chỉ mang tính tuyên truyền hơn là dựa trên lôgic, và tính pháp lý.
    Các nước đã rất nỗ lực để giải quyết vấn đề Biển Đông, thế nhưng tiến trình đã bị ngưng trệ, bởi Trung Quốc áp dụng chính sách 3 không: nói không với quốc tế hóa vấn đề Biển Đông, nói không với đối thoại đa phương, nói không với bất kì cơ quan thứ 3 nào can dự giải quyết vấn đề Biển Đông. Chính sách đối ngoại 3 không này khiến cho xung đột Biển Đông không có hướng giải quyết.
    Điều này gây quan ngại cho nước Nga, bởi nhiều người nghĩ nước Nga xa Biển Đông, nằm ngoài khu vực tranh chấp này. Thực tế không phải như vậy. Nga có lợi ích và mối quan tâm ở Biển Đông, có sự kết nối với khu vực này và là thành viên của một khu vực lớn hơn: khu vực châu Á - TBD. Chúng tôi muốn một khu vực ổn định và hòa bình, đảm bảo tự do thông thương, vận tải và an ninh khu vực...
    GS Ian Townsend-Gault (Canada):
    Các nước không cần phải lo ngại về đường lưỡi bò mà Trung Quốc đưa ra gần như bao trọn Biển Đông, vì khi Trung Quốc phê chuẩn Công ước Luật Biển của LHQ (UNCLOS), đường lưỡi bò đó trở nên không có giá trị vì theo Công ước, chủ quyền quốc gia được tính từ đường cơ sở ven biển vươn ra bao nhiêu hải lý đã được qui định rõ.
    Hơn nữa đường lưỡi bò mà Trung Quốc vẽ không được giới luật gia công nhận. UNCLOS là một văn bản luật quốc tế hiện đại. Một khi phê chuẩn có nghĩa là Trung Quốc phải từ bỏ việc đòi chủ quyền trong đường lưỡi bò.
    Nazery Khalid (Malaysia):
    Theo đánh giá của giới quan sát, tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc có cơ sở pháp lý và lịch sử yếu nhất trong số các nước đưa ra tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông. Từ góc độ pháp lý, yêu sách của Trung Quốc không phù hợp với bất kì quy định nào của UNCLOS.
    "Nên từ bỏ tuyên bố đường ranh giới 9 đoạn"
    Tướng Daniel Schaeffer (Pháp):
    Năm 1947, cùng với việc chiếm đóng đảo Itu Aba (đảo Ba Bình), lần đầu tiên đ]ường ranh giới trên biển đã xuất hiện trong bản đồ tư nhân, không phải là bản đồ chính thức của Trung Quốc. Bản đồ đó đã vẽ một đường gần như bao trọn Biển Đông. Lúc này đường không vẽ đứt khúc 9 đoạn mà vẽ liền.
    Sau đó, vào những năm 1950, đường ranh giới này lại được chia tách thành 11 đoạn và thành đường ranh giới 9 đoạn từ thời Thủ tướng Chu Ân Lai nắm quyền, sau khi xóa bỏ 2 đoạn ở khu vực Vịnh Bắc Bộ.
    Điều quan trọng là, thậm chí ngay cả khi đường 9 đoạn này tiếp tục được in trong các bản đồ của Trung Quốc, và khi Trung Quốc luôn bảo vệ những gì mà nước này đã yêu sách chủ quyền với Biển Đông trong khu vực bao quanh bởi 9 đoạn này, cho đến nay, Chính phủ Trung Quốc chưa bao giờ đưa ra bất kì một văn bản pháp lý chính thức tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở khu vực được khoanh bởi 9 đoạn này.
    Chưa bao giờ được giải thích bởi bất kì một cơ quan, tổ chức nào một cách rõ ràng, chắc chắn, vì thế, bản đồ này hoàn toàn không hợp lệ.
    Đường 9 đoạn của Trung Quốc là yếu tố then chốt đầu độc liên tục mối quan hệ liên khu vực xung quanh vùng biển này.
    Cùng với việc đưa ra bản đồ này, Trung Quốc đã gây ra sự mơ hồ và lạc lối cho những nhà quan sát trong việc giải thích đúng đắn sự tồn tại của đường ranh giới này.
    Để biện hộ cho sự đúng đắn của việc duy trì sự tồn tại của đường ranh giới 9 đoạn, Trung Quốc nói rằng đường này có khoảng cách đều giữa bờ biển của các nước liền kề và các đảo mà Trung Quốc đang tuyên bố chủ quyền.
    Bằng cách này, Trung Quốc đang đi ngược lại UNCLOS, khi Công ước quy định cơ chế xác định đường cơ sở này chỉ áp dụng với các quốc gia biển đảo, không phải với các đảo.
    Cách thức Trung Quốc định nghĩa vùng lãnh thổ bên ngoài đại lục, ở đại dương không phải cách ứng xử vì hòa bình và ổn định.
    Có các luồng quan điểm khác nhau ở Trung Quốc giải thích cho đường ranh giới 9 đoạn này. Có quan điểm của cho rằng Biển Đông là vùng lãnh hải. Thực tế là đường 9 đoạn này đã được vẽ trước khi UNCLOS ra đời. Đó là một thực tế lịch sử. Lại có một số ý kiến cho rằng Biển Đông là vùng nước lịch sử của Trung Quốc.
    Cả hai quan điểm này đều không chấp nhận được bởi vì theo như UNCLOS n của LHQ, không có cái được gọi là vùng nước lịch sử. Các vịnh lịch sử thì có, nhưng vùng nước lịch sử thì không.
    Coi Biển Đông là vùng lãnh hải cũng không có ý nghĩa bởi lẽ khoảng cách từ bờ biển đến đường ranh giới Trung Quốc tuyên bố gấp nhiều lần khoảng cách cho phép được quy định bởi UNCLOS liên quan đến vùng lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, và thậm chí là thềm lục địa.
    Hơn nữa, tuyên bố này theo cách nào đó cũng đối lập với tuyên bố của Trung Quốc cho rằng tất cả các đảo thuộc lãnh thổ Trung Quốc và xem đường cơ sở mà nước này định nghĩa hoặc tưởng tượng xung quanh những đảo như là của một quốc gia biển đảo.
    Đường 9 đoạn của Trung Quốc không tương thích với bất kỳ điểm nào của UNCLOS và do đó, không thể áp dụng theo Luật biển.
    Hơn nữa, bằng việc tuyên bố chủ quyền trên hầu hết diện tích Biển Đông, Trung Quốc đã không đưa ra một bức tranh về sự nghiêm túc với toàn thế giới. Muốn nhận được sự tôn trọng và được lắng nghe từ cộng đồng quốc tế, Trung Quốc tốt nhất nên từ bỏ đường ranh giới 9 đoạn của mình.
    Quan điểm cũng đã được đưa ra bởi GS Zhao Lihai, ĐH Bắc Kinh, người mà sau thời gian bảo vệ cho đường ranh giới 9 đoạn đã nhận ra rằng việc bảo vệ yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông gây tác động ngược với điều mà Trung Quốc đang tìm kiếm: được lắng nghe để thu lợi lớn nhất.
    Đơn phương
    GS Stein Tonnesson (NaUy):
    Quyết định cấm đánh bắt cá của Trung Quốc xuất phát từ mục đích tốt: bảo tồn nguồn cá, đảm bảo nguồn cung cấp cá to lớn, lâu dài cho hàng triệu cư dân sống ở khu vực Biển Đông. Tuy nhiên, vấn đề là Trung Quốc lại thực hiện đơn phương.
    Đáng ra, Trung Quốc nên cùng với các nước như Việt Nam, Philippines, Malaysia, Indonesia... thảo luận và thiết lập một cơ chế cấm đánh bắt cá chung. Khi đó, quy định sẽ có hiệu quả thực tế hơn và cũng không làm căng thẳng tình hình Biển Đông
    ---
    http://www.tuanvietnam.net/2009-11-29-hoc-gia-quoc-te-phe-phan-duong-luoi-bo-cua-tq
  6. AtHere

    AtHere Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    25/03/2009
    Bài viết:
    273
    Đã được thích:
    2
    Đây là bài của bác nhatminh bên box ttck, Em thấy có lý nên mời các bác (chưa đọc) đọc để hiểu thêm về những trò phá hoại KT nước ta của TQ. Gần đây hệ thống ngân hàng Việt Nam khan hiếm tiềm mặt đến mức phải dừng gần như hoàn toàn việc cho vay, các doanh nghiệp kêu trời thiếu vốn, TTCK giảm mạnh vì nhà đầu tư lo ngại thảm cảnh năm 2008 tái diễn. Nguyên nhân tình trạng căng thẳng này nhiều khả năng do thằng ghẻ ở phía bắc gây ra. Chắc nó định chờ đến lúc nào đó tung cú đấm quyết định hạ gục KT VN , hy vọng CP đã có biện pháp để đối phó với việc này.
    ---------------------------------
    Như chúng ta đã biết Chính phủ mới thực hiện 2 gói kích cầu khoảng 7 tỷ $, tương đương với việc cung ra thị trường một số tiền khá lớn lên tới vài trăm nghìn tỷ.
    Tuy nhiên 2 gói kích thích tăng trưởng kinh tế vừa mới thực hiện chưa đầy 1 năm thì chúng ta lại thấy ngân hàng khan hiếm tiền, k0 có tiền cho vay. Vậy tiền đang ở đâu?
    - Nếu ở trong ngân hàng, liệu ngân hàng có khan hiếm tiền để cho vay?
    - Nếu ở trong doanh nghiệp, thì liệu doanh nghiệp có phải kêu khó khăn về vốn k0 và làm gì có doanh nghiệp nào tích trữ tiền mặt khủng khiếp như vậy?
    - Nếu ở trong dân, liệu dân mình có thể chôn nhiều tiền ở trong nhà như thế k0?
    - Nếu ở trong một tổ chức, hay quỹ đầu cơ? Liệu chính phủ có phá giá VNĐ như thế k0? vì lúc đó $ sẽ lại tràn ngập thị trường và quan trọng tiền vẫn phải nằm ở trong ngân hàng.
    - Nếu ở trong nhà nước, chúng ta đã biết là năm vừa qua nhà nước đã liên tục thất bại trong việc phát hành trái phiếu để hút tiền đồng về.
    Vậy tiền đang ở đâu? Theo tôi nghĩchỉ còn mỗi một nơi còn lại là tiền đc cất trong kho, không đem ra giao dịch.
    Vậy Tổ chức nào mua nhiều VNĐ cất trong kho như thế. Và ở Việt Nam có cái kho nào có thể tích trữ đc nhiều VNĐ?
    Chúng ta vẫn biết nếu để VNĐ ở trong ngân hàng của VN thì làm gì còn bí mật để đến gờ chúng ta vẫn không thể biết được tiền đang ở đâu. Và ở trong lãnh thổ việt nam cũng k0 thể có nơi nào cất trữ đc tiền việt như vậy mà chính phủ lại k0 thể biết được.
    Như vậy khả năng VNĐ đang ở ngoài lãnh thổ việt nam.
    Đến đây có thể các bạn sẽ nói rằng đó là sự vô lý bởi vì 2 nguyên nhân sau:
    1. Nếu có tổ chức nào đó đang đầu cơ VNĐ, thì tỷ giá VNĐ với USĐ k0 thể cao như thế đc. Mặc dù chúng ta có nhập siêu cao, kiều hối giảm, du lịch giảm....
    2. Rất khó chuyện một lượng tiền lớn như vậy ra khỏi biên giới VN. Nhất là lại đưa sang nước mỹ Nơi có tỷ phú tài phiệt Soros.
    Hai nguyên nhân này rõ ràng là hết sức phi lý. Và chúng ta có thể loại trừ "chiến tranh tiền tệ" bắt nguồn từ các nước phương tây.
    Làm thế nào để chúng ta có thể có câu trả lời thỏa mãn 2 nguyên nhân trên?
    Xét về vị trí địa lý, VN chúng ta giáp biên giới với 3 nước, Cambodia, Lào và Trung Cộng. Ta có thể loại trừ Lào và Cambodia ra vì Việt Nam có đủ lực để gây áp lực với 2 nước trên. Còn duy nhất TQ giầu có với dự trữ ngoại tệ lớn nhất thế giới và những tranh chấp về biên giới và hải đảo với VN.
    - Về mặt địa lý rõ ràng rất thuận tiện cho việc chuyển tiền qua biên giới.
    - Về yếu tố kinh tế thì VN và TQ có trao đổi thương mại lên tới cả chục tỷ $. và Nhập Siêu của việt nam cỡ khoảng 5-6 tỷ $.
    Việc trao đổi thương mại rất thuận lợi, Người VN, doanh nhân... có thể đổi tiền VNĐ - NDT sang TQ mua hàng. Hoặc có thể mua hàng TQ bằng tiền việt.
    Như vậy là lấy VNĐ đổi hàng hóa TQ. chỉ cần Trung Cộng thu mua lại toàn bộ Tiền VNĐ ngay trên lãnh thổ TQ cũng đủ một năm thu mua đc khoản tiền tương đương 5-6 tỷ $ rồi. Số tiền này nằm bên kia biên giới k0 cung về VN thừa đủ để chúng ta khan hiếm tiền VNĐ
    -> Như vậy đã thỏa mãn đc yếu tố giá $ vẫn tăng cao trong khi VNĐ lại khan hiếm. Và tền đc cất ở trong kho mà k0 bít ở chỗ nào.
    Vậy TQ làm như vậy với ý đồ gì?
    Câu trả lời này mang nhiều ý nghĩa bởi VN chúng ta là một nước nhỏ, lại đang có nhiều tranh chấp chủ quyền với TQ.
    1 Năm nữa là đến kỳ đại hội đảng bầu lại Tổng bí thư? có thể gây áp lực và đưa vào đó một đồng chí nào chăng?
    Có thể là vấn đề biên giới và hải đảo? Nơi chúng ta đang quyết giữ?
    Có thể là yếu tố kinh tế? Nơi TQ muốn có nhiều quyền lợi hơn? Như Bauxit tây nguyên? Hay những hợp đồng xây dựng rất lớn mà TQ đã và đang trúng thầu?
    Có thể là quyết cho VN trở thành một nước yếu ngay bên cạnh một cường quốc đang lên đầy tham vọng và muốn chúng ta phải phụ thuộc vào họ?
    Câu trả lời này cần có thời gian để trả lời.
    Gần đây Đảng, Nhà nước và chính phủ của chúng ta đang có nhiều bước đi đúng đắn. như tăng lãi suất cơ bản...
    Nhất là có thông tin đồn thổi việc đổi tiền. Xét trên quan điểm về kinh tế rõ ràng việc đổi tiền sẽ kéo theo nhiều hệ lụy về kinh tế, cũng như xã hội. Nhưng nếu xét trên yếu tố chính trị chúng ta sẽ buộc phải làm như vậy để giữ vững chủ quyền quốc gia. Ít ra việc có tin đổi tiền cũng làm cho ối chú giữ VNĐ phải dứt dây động rừng.
    Mày định chơi "bố" mày à? Cùng lắm "bố" mày chơi đòn quyết định để mày phải nhè số tiền đang giữ đó ra.
  7. Mr_Hoang

    Mr_Hoang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2004
    Bài viết:
    8.879
    Đã được thích:
    10.411
    Hạn chế cho vay là chỉ đạo của chính phủ và NHNN nhằm tránh việc bùng nổ lạm phát như hồi đầu 2008.
  8. AtHere

    AtHere Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    25/03/2009
    Bài viết:
    273
    Đã được thích:
    2
    Bác nào có người thân làm trong NH thì biết, các NH đang rất khan tiền chứ ko phải thừa tiền nhưng ko được phép cho vay.
  9. Minuteman3

    Minuteman3 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2009
    Bài viết:
    363
    Đã được thích:
    28
  10. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Bạn này rất tỉnh táo, rất khoa học.
    Nhưng có vẻ hơi siêu hình.
    Tiền đi đâu? Chả lẽ các cơ quan quản lý nhà nước lại không biết. Hãy xem VN như là một phần tử, cứ xem đầu ra, đầu vào là biết. Chắc chắn mua bán theo đường tiểu ngạch thì chẳng thấm tháp gì rồi.
    Tuy nhiên phần tử VN là phần tử đang sống, đang sinh sôi, nảy nở. Làm gì có chuyện ''trứng ngót'' ở đây???
    Hãy nhìn kìa, những toà nhà đang vươn lên, những ống khói đang chen nhau mọc lên tít trời cao, toả khói đen sì
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này