1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hoàng sa- Trường sa biển đảo quê hương ( Phần 3 )

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi TheKingOfPop, 15/08/2009.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. CuToFanClub

    CuToFanClub Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/05/2009
    Bài viết:
    1.043
    Đã được thích:
    2
    Ô hay... cái đất này đất lành trym đậu cu bay bây giờ cả Tàu cũng đáp xuống đây nữa à?
    Đất này để đội này dạy học, sao đội Tàu ở đâu cứ lấn sang tranh hàng thể nhỉ?
    Về đất các ông mà giảng đạo đê!
    À mà thằng em có vợ bé khi nào mà im ỉm thế ku?
  2. TrymEmEmXoa

    TrymEmEmXoa Guest

    Khổ lắm anh ạ, sướng gì đâu, đang định mò mẫm lên đây chém gió thì nó bắt mở web xì tin cho nó xem...
    Hội Tàu đi chỗ khác mà hô hào nhé, để topic này cho các cụ chém gió.
    Các bác cho em hỏi, nghe đâu ra Trường Sa, lương cao hơn đúng không ạ ?
  3. Lasonphutu83

    Lasonphutu83 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/08/2009
    Bài viết:
    1.225
    Đã được thích:
    3
    Malaysia, mắt xích trong chiến lược hướng nam của Trung Quốc
    Để xây dựng được đường vành đai chiến lược kéo dài từ biển Đông qua eo biển Malacca và tiếp đó là Ấn Độ Dương, Trung Quốc đã không ngừng xây dựng và củng cố vai trò ảnh hưởng của mình trên toàn bộ chiều dài của tuyến vành đai này. Trong đó, Malaysia được coi là một mắt xích quan trọng cho chiến lược này của Trung Quốc.
    Malaysia là một quốc gia có vị trí vô cùng quan trọng, nằm án ngữ ngay tại các điểm nút giao thông huyết mạch, hơn nữa quốc gia này lại nằm tiếp giáp giữa hai vùng biển quan trọng là biển Đông và eo Malacca. Chính vì lý do vị trí địa lý quan trọng mà Malaysia đã trở thành mấu chốt quan trọng trong chiến lược hướng nam của Trung Quốc.
    Việc xây dựng mối quan hệ thân thiện với Malaysia Trung Quốc sẽ đạt được nhiều thuận lợi cho chiến lược hướng nam của mình; trước tiên là tạo được sự thuận lợi cho tuyến giao thông đường thuỷ, tiếp theo Trung Quốc hy vọng sẽ đạt được sự ủng hộ của Malaysia trong vấn đề giải quyết tranh chấp ở biển Đông, lấy Malaysia làm bàn đạp để tiếp cận với các nước khác trong khu vực Đông Nam Á và tiếp theo sẽ dựa vào Malaysia để đẩy dần tầm ảnh hưởng của Mỹ ra khỏi Đông Nam Á. Tuy nhiên, trên đây mới chỉ là một trong số các lý do để Trung Quốc cần thiết phải xây dựng đối tác chiến lược với Malaysia.
    Vành đai chiến lược được nối liền từ biển Đông qua eo Malacca và sang Ấn Độ Dương, tuyến đường giao thông hàng hải này được coi là huyết mạch vô cùng quan trọng đối với sự sống còn của Trung Quốc. Trong thập niên đầu thế kỷ XXI, Trung Quốc đã trở thành quốc gia tiêu thụ dầu lớn thứ hai thế giới, sau Mỹ. Thị trường chính cung cấp dầu cho Trung Quốc là các quốc gia nằm trong khu vực Trung Đông, châu Phi và Mỹ La-tinh. Để vận chuyển dầu từ nơi sản xuất đến thị trường Trung Quốc phải trải qua một hải trình dài, trong đó eo Malacca và biển Đông là hai điểm nút quan trọng của hải trình này.
    Trong các tuyến vận tải đường biển quan trọng đi vào Trung Quốc, tuyến đi qua eo biển Malacca đóng vai trò quan trọng nhất, đảm nhận vận chuyển tới 80% lượng dầu hàng năm nhập khẩu vào Trung Quốc. Đích tới của 60% số lượng tàu thuyền qua eo biển này là Trung Quốc. Theo nhận định của các chuyên gia ngành Đường biển, trong những năm tới, Trung Quốc vẫn phải phụ thuộc nhiều hơn tuyến đường biển đi qua eo Malacca. Dự báo đến năm 2010, nhập khẩu dầu lửa hàng năm của Trung Quốc sẽ tăng khoảng 10% và tổng lượng dầu nhập khẩu sẽ lên đến 150 triệu tấn. Đông Nam Á là cửa ngõ đi vào vùng phía Đông và Đông Nam của đất nước Trung Quốc rộng lớn, cũng là nơi có những tuyến đường biển quan trọng bậc nhất đối với an ninh năng lượng của quốc gia này. Do đó, Trung Quốc hiện đang theo đuổi một chiến lược đa dạng hóa, cho phép nước này bảo vệ những tuyến đường vận tải năng lượng. Theo đó, Trung Quốc đã từng đặt vấn đề với Malaysia để đưa lực lượng hải quân giúp đỡ nước này tuần tra an ninh ở eo biển Malacca.
    Tại sao Trung Quốc cho rằng dựa vào Malaysia để Trung Quốc có lợi hơn trong giải quyết tranh chấp ở biển Đông? Thứ nhất xét về yếu tố chính trị, có thể nói Trung Quốc có tư thế chủ động hơn trong việc thao túng tầng lớp lãnh đạo của Malaysia, hiện nay đảng Người Mã gốc Hoa trong Liên minh cầm quyền ở Malaysia đang có thế lực vô cùng lớn, đang điều hành toàn bộ vấn đề tài chính của Quốc hội, vì vậy trong vấn đề ủng hộ cho Trung Quốc là điều dễ dàng; thứ hai là: mặc dù Trung Quốc và Malaysia có tranh chấp ở Trường Sa, nhưng về một khía cạnh nào đó Malaysia dường như có xu hướng ngả về Trung Quốc, tức là đồng ý với quan điểm ?ogiải quyết tranh chấp ở biển Đông theo nguyên tắc song phương? mà Trung Quốc đã đưa ra.
    Lấy Malaysia để tạo bàn đạp tiến sâu vào các quốc gia khác ở Đông Nam Á và đẩy vai trò của Mỹ ra khỏi khu vực này; xét về mặt thương mại, Malaysia đã trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong số các thành viên ASEAN, quan hệ thương mại song phương giưfa hai bên đạt 39,06 ty? USD trong năm 2008, tăng 10% kê? tư? 2007. Tuy nhiên, con số na?y la? 53,47 ty? USD, vượt mục tiêu 50 ty? USD ma? các nha? lafnh đạo Trung Quốc va? Malaysia đặt ra với thơ?i gian sớm hơn hai năm. Trong khi đó, Malaysia hiện cũng đang là đối tác quan trọng đối với các nước ASEAN, hơn nữa quốc gia này sẽ dần trở thành một trung tâm công nghiệp quốc phòng lớn trong khu vực.
    Để lấy Malaysia là một mắt xích quan trọng cho chiến lược hướng nam của mình, trong nhưng năm qua Trung Quốc đã tăng cường xây dựng các mối quan hệ và hợp tác với Malaysia trên nhiều lĩnh vực then chốt.
    Về chính trị, trong chuyến thăm Trung Quốc hồi đầu tháng 6/2009, Thủ tướng Malaysia Datuk Seri Najib Razak đã có cuộc hội đàm với Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo, hai bên đã thảo luận trên một số vấn đề hợp tác. Tại cuộc gặp, ông Ôn Gia Bảo đã nhấn mạnh ?oTrung Quốc và Malaysia sẽ phối hợp giải quyết các tranh chấp đối với các hòn đảo trên biển Đông và phát triển quan hệ thương mại thân thiết hơn. Hai nước cần phải quan tâm đến lợi ích và những công việc của nhau để thúc đẩy mối quan hệ song phương lên một tầm cao mới?.
    Bên cạnh đó Thủ tướng, Datuk Seri Najib Tun Razak lại có một mối quan hệ đặc biệt với Trung Quốc, báo chí Malaysia gọi đó là mối quan hệ ?ocá nhân?. Điều này đã được chính minh qua lời phát biểu của ông Datuk Seri Najib Tun Razak trên tờ Thái Dương rằng ?ochỉ có hòa bình, toàn bộ khu vực này mới có thể thực hiện được an ninh lâu dài. Việc bỏ qua Trung Quốc hay ủng hộ các chính sách kìm hãm của Mỹ sẽ chỉ đi ngược lại với tôn chỉ an ninh khu vực. Giành cho Trung Quốc không gian hít thở rộng lớn hơn trong khuôn khổ an ninh khu vực mới là con đường chính xác khi tiếp xúc với Trung Quốc?.
    Về quan hệ quốc phòng, Trung Quốc đã từng bước giành được các hợp đống bán vũ khí cho Malaysia; điển hình là việc Trung Quốc bán cho Malaysia 16 hệ thống tên lửa FN-6 trị giá 6,7 triệu USD hồi tháng 6/2009; ngoài ra Malaysia còn có kế hoạch sẽ mua ít nhất 08 tàu tàng hình loại Type 022 của Trung Quốc.
    Về ký kết các thỏa thuận hợp tác, ngày 03/06/2009, tại Đại Lễ Đường Nhân Dân, Thủ tướng Ôn Gia Bảo và Thủ tướng Datuk Seri Najib Tun Razak đã chứng kiến lễ ký kết 04 thỏa thuận hợp tác chung mang tính chiến lược của hai quốc gia. Bộ trưởng Ngoại giao Malaysia, Datuk Anifah Aman và Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc, Dương Khiết Trì đã ký thoả thuận hợp tác chung về lĩnh vực Khoa học và Công nghệ Hàng hải, bao gồm các lĩnh vực như: trao đổi và hợp tác chính sách hàng hải, quản lý vùng duyên hải chung, bảo vệ môi trường kinh tế, nghiên cứu hải dương, giảm thiểu thảm họa đại dương, vệ tinh viễn thông, phát triển thiết bị hàng hải, trao đổi thông tin hàng hải, nghiên cứu và khảo sát năng lượng biển, khảo sát tài nguyên biển và công nghệ khai thác, khảo sát biển và một số lĩnh vực khoa học khác.
    Malaysia và Trung Quốc đã ký kết một thoả thuận hợp tác chiến lược chung trên 12 lĩnh vực gồm: hợp tác về chính trị, kinh tế, thương mại và tài chính, văn hoá và giáo dục, khoa học và công nghệ, y tế, quốc phòng và an ninh, nông nghiệp, vệ sinh và dịch tễ, du lịch, nguồn nhân lực, năng lượng, lâm nghiệp, hợp tác khu vực và quốc tế. Malaysia và Trung Quốc cũng tiếp tục ký kết 02 hiệp ước về bưu chính, viễn thông và hiệp ước xóa bỏ hộ chiếu ngoại giao và du lịch giữa hai quốc gia. Tiếp đó, các quan chức lãnh đạo các bộ cơ quan ban nghành chính phủ hai nước cũng đã trao đổi và hứa hẹn hợp tác trên nhiều lĩnh vực về kinh tế, khoa học, đầu tư,?.
    Nguồn: Biển Đảo
  4. Lasonphutu83

    Lasonphutu83 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/08/2009
    Bài viết:
    1.225
    Đã được thích:
    3
    Việt Nam tranh thủ kiếm nhiều đồng minh để ngăn ngừa tầm ảnh hưởng của Trung Quốc
    Quần đảo được gọi là Hoàng Sa nằm trong vùng Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) cách bờ biển phía đông Việt Nam 250 dặm, có các khối đá, những dải đá ngầm và cù lao nhô lên khỏi mặt biển, mà với cái nhìn mơ hồ thì có vẻ như chúng chỉ có giá trị như là những rạn san hô bị vỡ, trôi vạt trên bãi biển.
    Nhưng quần đảo đó và quần đảo Trường Sa lân cận rất giàu dầu mỏ và khí đốt. Nên các quốc gia nằm trong vòng cung rộng xung quanh Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) thèm muốn các quần đảo này. Trung Quốc, Đài Loan và Việt Nam đã đua tranh đòi chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa, trong khi cả ba nước này và Philippines, Malaysia và Brunei đòi chủ quyền ở quần đảo Trường Sa hoặc vùng biển xung quanh các quần đảo này.
    To tiếng nhất là Việt Nam và đối thủ truyền thống của mình là Trung Quốc. Thật vậy, chẳng có vấn đề nào giữa hai nước này lại dễ gây xúc động hơn hoặc khó giải quyết hơn.
    Vào tháng trước, căng thẳng leo thang thêm một bước nữa khi Trung Quốc tuyên bố kế hoạch phát triển du lịch ở Hoàng Sa, nơi mà quân đội Trung Quốc đã kiểm soát từ năm 1974. Đó là một khởi đầu không may cho những gì mà chính phủ hai nước đã chính thức đánh dấu là ?oNăm Hữu nghị? của mình.
    Bộ Ngoại Việt Nam lớn tiếng lên án hành động của Trung Quốc như Việt Nam vẫn thường làm trong các tình huống này. Nhưng một cách âm thầm, Việt Nam đã làm nhiều hơn là chỉ khiếu nại, nó đã đặt nền tảng cho một chiến lược khác để nắm lấy những hòn đảo từ tay Trung Quốc.
    Phía sau hậu trường, Việt Nam đang cố gắng hết sức đưa nhiều đối thủ nước ngoài vào các cuộc đàm phán để Trung Quốc sẽ phải mặc cả đa phương với tất cả các nước Đông Nam Á đòi chủ quyền lãnh thổ trên Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông). Điều này đi ngược lại mong muốn của Trung Quốc, chỉ muốn thương lượng song phương với từng quốc gia.
    Nói cách khác, Việt Nam muốn tất cả các bên cùng ngồi chung bàn để ngăn chặn Trung Quốc, một nước khổng lồ. Chiến lược ?oquốc tế hoá? vấn đề này là chiến lược mà những nước nhỏ hơn ở châu Á như Việt Nam có lẽ thường dễ chấp nhận hơn khi tranh cãi với một nước Trung Quốc lớn mạnh về nhiều mặt. Ý tưởng này là: Khi mà quyền lực chính trị của Trung Quốc trên thế giới mở rộng thì các quốc gia nhỏ hơn sẽ chỉ kiếm được cơ chế đòn bẩy gây ảnh hưởng đối với Trung Quốc khi các nước này bắt buộc Trung Quốc thương lượng ở các diễn đàn đa phương.
    Các quan chức Việt Nam ?ođang quốc tế hoá vấn đề này, và họ đang âm thầm thực hiện, nhưng không theo cách trực tiếp?, ông Carlyle A. Thayer, một học giả chuyên về khu vực Đông Nam Á và an ninh hàng hải, thuộc Học viện Quốc phòng Úc, đã nói. ?oHọ nói họ muốn giải quyết vấn đề này một cách hòa bình, nhưng để cho cộng đồng quốc tế nêu lên vấn đề?.
    Các nhà phân tích nói rằng một thử thách lớn cho chiến lược này sẽ đến trong năm nay, khi Việt Nam nắm giữ vai trò lãnh đạo Hiệp hội các nước Đông Nam Á, tức Asean. Có khả năng Việt Nam sử dụng vị thế của mình để cố gắng thuyết phục các nước tham gia đàm phán lãnh thổ với Trung Quốc, theo nhận định của nhà phân tích. Trong tháng mười một, Việt Nam đã tổ chức một cuộc hội thảo tại thủ đô Hà Nội, có 150 học giả và các viên chức từ khắp châu Á đến để thảo luận về tranh chấp trên biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) ?" mở màn cho một chiến lược mới, các nhà phân tích nói.
    ?oĐiều mà tôi nhận ra là những tiến triển trên Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) đã làm tệ hơn hoặc có tiềm năng tệ hại hơn?, ông Thayer, người đã tham dự hội thảo nói.
    Các quan chức tình báo quân đội Hoa Kỳ nói rằng Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông), khu vực có các đường vận chuyển bận rộn nhất thế giới, đang nổi lên như là một mối quan ngại về an ninh do Bắc Kinh đang ngày càng tăng cường một cách táo bạo sức mạnh hải quân trong khu vực này. Hai năm qua, Trung Quốc đã gây hấn bằng cách đòi kiểm soát khu vực này ?" giam giữ ngư dân Việt Nam, gia tăng tuần tra trên biển và cảnh cáo các công ty dầu mỏ nước ngoài không được làm ăn với Việt Nam.
    Hoa Kỳ không đứng về phía nào trong các tranh chấp, nhưng các viên chức Mỹ ?ovẫn lo ngại về tình trạng căng thẳng giữa Trung Quốc với Việt Nam khi hai nước đang tìm cách khai thác dầu mỏ và khí đốt nằm bên dưới biển Nam Trung Hoa (Biển Đông),? ông Scot Marciel, Phó trợ lý thư ký của chính phủ cho biết hồi tháng bảy khi ra điều trần trước Quốc hội Hoa Kỳ. Ông Marciel nói thêm rằng Trung Quốc đã thể hiện ?osự khẳng định ngày càng gia tăng? việc Trung Quốc lầm tưởng về các quyền hàng hải.
    Căng thẳng về các quyền như thế gây tai hoạ cho quan hệ của Trung Quốc với các nước láng giềng. Chỉ mới tháng vừa rồi, Nhật Bản phản đối Trung Quốc lên kế hoạch khai thác các mỏ khí đốt ở Biển Đông Trung Hoa.
    Đối với người Việt, tranh chấp trên Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) là vấn đề rất dễ gây xúc động vì nó đoàn kết hầu như tất cả mọi người dưới ngọn cờ của chủ nghĩa yêu nước chống lại Trung Quốc, thậm chí cả những người lưu vong thường ghét cay ghét đắng Đảng Cộng sản đương quyền ở Việt Nam. Tại Houston, cộng đồng Nam Việt Nam thường là đối nghịch với chính phủ Việt Nam, một ban nhạc pop tự hào đặt tên là Hoàng Sa, là tên mà người Việt Nam đặt cho Paracels.
    Trong tháng mười hai, Việt Nam đã yêu cầu Trung Quốc trả lại tàu thuyền và các dụng cụ đánh bắt cá tịch thu của ngư dân, những người bị quân đội Trung Quốc giam giữ gần quần đảo. Một cơ quan thông tấn Việt Nam ước tính Trung Quốc đã bắt giữ tổng cộng 17 tàu cùng với 210 ngư dân hồi năm ngoái; tất cả các ngư dân này đã được trả tự do.
    Cũng trong tháng mười hai, thủ tướng Việt Nam đã ký một thỏa thuận mua vũ khí của Nga, theo như tin tức được loan, bao gồm việc mua sáu tàu ngầm diesel trị giá 2 tỷ USD, có lẽ sẽ được sử dụng ở Biển Nam Trung Quốc (Biển Đông).
    Trong khi đó, Trung Quốc đã đồng ý tiếp tục đàm phán với Việt Nam, nhưng nước này chỉ sẵn sàng thảo luận về việc phát triển chung trong khu vực, chứ không phải về những vấn đề quanh chủ quyền lãnh thổ. Và nước này từ chối đàm phán với tất cả các nước Đông Nam Á có liên quan trong bất kỳ cuộc đàm phán đa phương nào.
    ?oCó quá nhiều nước liên quan,? ông Xu Liping, một học giả khu vực Đông Nam Á tại Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Trung Quốc ở Bắc Kinh nói.
    Đỗ Tiến Sâm, một học giả về Trung Quốc tại Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, đã cho biết là chính phủ Việt Nam tin rằng hoàn toàn ngược lại, các cuộc đàm phán ?ocần phải bao gồm các cuộc thảo luận giữa ít nhất năm quốc gia.?
    ?oTất cả mọi người cần phải ngồi xuống?, ông Đỗ nói.
    Hội nghị diễn ra tháng mười một vừa qua đó không phải là một hội nghị chính thức cho các cuộc đàm phán mà là một hội thảo phần nào để thăm dò các cách tiếp cận đa phương cho vấn đề này. Mặc dù có sự phản đối của Trung Quốc đối với các phương pháp tiếp cận như thế, nhiều học giả từ các nhóm nghiên cứu ở Bắc Kinh đã tham dự.
    Các nhà phân tích hoài nghi về việc liệu Việt Nam sẽ có được bất kỳ sự ủng hộ nào cho chiến lược mới của mình, đặc biệt là nếu Việt Nam quyết định nhấn mạnh vấn đề đó khi giữ chức chủ tịch Asean. Hiệp hội này có các thành viên không tranh giành gì cả như Campuchia và Myanmar.
    ?oPhương pháp tiếp cận của Việt Nam phải đối mặt với những trở ngại thực sự?, ông M. Fravel Taylor, một nhà khoa học về chính trị tại Viện Công nghệ Massachusetts, người đã viết một cuốn sách về các vấn đề lãnh thổ của Trung Quốc. ?oThật khó thấy được sự đồng thuận có thể đạt được trong khối Asean mà không có một cuộc xung đột vũ trang chính liên quan đến lực lượng của Trung Quốc.?
    Edward Wong
    Theo: Ngọc Thu - Nguồn: Anhbasam/ The New York Time
  5. thanhlethanh

    thanhlethanh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/08/2009
    Bài viết:
    425
    Đã được thích:
    0
    có một bài viết hay của tác giả HỒNG LÊ THỌ là người việt nam đang sinh sống tại nhật bản :
    Tình thế không cho phép đơn phương
    Những ngày qua dư luận quốc tế tỏ ra quan tâm nhiều hơn đến thái độ chống quyết liệt của Trung Quốc với các nước láng giềng về xu thế "quốc tế hóa" trong tranh chấp về chủ quyền và khai thác ở biển Đông.
    Từ lâu Trung Quốc khăng khăng giữ lập trường giải quyết và thương lượng song phương, tránh né, thậm chí ngăn chặn việc đưa ra tranh luận và xét xử quốc tế vấn đề này, bằng nhiều cách, kể cả sử dụng vũ lực(1)
    Ở thời điểm trước năm 1993, khi Trung Quốc chạy theo đường lối "tự lực cách sinh" với "Bước nhảy vọt" hay "Đại *****************", xem Mỹ và phương Tây là cừu địch, thì lựa chọn của Trung Quốc là giải quyết song phương trong vấn đề chủ quyền ở biển Đông.
    Trung Quốc đã từng lợi dụng tình hình Hoa Kỳ thất bại trong cuộc chiến ở VN, buộc phải rút quân khỏi miền Nam và suy yếu, thu nhỏ qui mô và hiện diện quân sự ở khu vực - ra tay đoạt Hoàng Sa tháng 1/1974, và sau này, vào đầu năm 1988 chiếm đoạt một số đảo nhỏ và bãi chìm ở Trường Sa - khi Liên Xô suy yếu về kinh tế, hỗn loạn chính trị trong nội bộ, giảm dần sự chi phối về quân sự ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.
    Hội thảo quốc tế tháng 11 tại Hà Nội.
    Ngày nay, trong một tình huống mới, với chính sách "4 hiện đại hóa" của Đặng Tiểu Bình(2) khi Trung Quốc đã trở thành nước nhập khẩu dầu thô ngày càng lớn tương ứng với phát triển kinh tế ngày càng nóng trong hơn 2 thập niên kể từ năm 1980 và hiện là nước đứng thứ hai nhập khẩu và tiêu thụ dầu mỏ trên thế giới, vượt cả Nhật thì giải pháp đa phương trong tranh chấp dù muốn hay không Trung Quốc cũng sẽ phải chấp nhận nếu muốn gìn giữ quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại tốt đẹp với các nước mà Trung Quốc đang muốn duy trì.
    Nói khác đi, cho dù bộ máy tuyên truyền chính trị lẫn đối ngoại của Trung Quốc hô hào về chủ quyền của họ ở biển Đông, dùng nhiều biện pháp đe dọa (bằng các tàu tuần ngư và tuần tra), phủ dụ hoặc phân hóa (bằng "sức mạnh mềm", hay dưới chiêu bài tăng cường quốc phòng vì mục đích "hòa bình" và ổn định trong khu vực...) các nước trong khu vực ASEAN thì tất cả cũng chỉ có tác dụng gây căng thẳng để giữ thể diện.
    Nhân tố bên thứ 3
    Thực chất hành động đó nhằm che dấu sự lúng túng hay lo lắng không thể chối cãi của Trung Quốc trước việc không thể phá vỡ mối tương quan lực lượng hiện hữu mà Hoa Kỳ là nước giữ vai trò chủ chốt.
    Việc đảm bào an toàn và ổn định của con đường huyết mạch thông thương trên biển Đông, nối dài từ eo biển Holmutz qua eo biển Malacca để chuyên chở dầu mỏ và hàng hóa cho Trung Quốc và từ Trung Quốc, là điều kiện cơ bản đảm bảo an ninh về năng lượng, duy trì quan hệ thương mại ngày càng tăng trưởng và là nhân tố quyết định của sự phát triển hiện nay của nền kinh tế Trung Quốc.
    Đây cũng chính là điểm yếu nhất kìm hãm mọi toan tính phiêu lưu về quân sự của những nhà lãnh đạo Trung Quốc kể cả tính toán phân chia Thái Bình Dương ra làm 2 phần Đông-Tây để tăng cường sự chi phối của Trung Quốc trên biển Đông(3) khi mối tương quan lực lượng giữa các cường quốc có mặt trên vùng biển Châu Á-TBD vẫn còn lệch về phía bên kia.
    Hơn thế nữa, liệu các nước công nghiệp phát triển khác trong khu vực như Nhật Bản, Hàn Quốc... có thể chấp nhận sự lấn lướt và khuynh loát về quân sự của Trung Quốc? Đó là chưa kể thái độ của Hoa Kỳ có quan hệ đồng minh với những quốc gia Đông Bắc Á này hay của Nga trong mối quan tâm đặc biệt đối với khu vực nói trên.
    Quan hệ Mỹ -Trung dù phát triển tốt đẹp đến mấy trong thương mại vẫn hàm chứa những mâu thuẩn dai dẳng về vấn đề Tân Cương, tỷ giá đồng nhân dân tệ của Trung Quốc, cán cân mậu dịch nhập siêu của Hoa Kỳ, quyền sở hữu trí tuệ...là những vấn đề không thể thỏa hiệp dễ dàng.
    Phải chăng Hoa Kỳ có thể hi sinh những đồng minh chiến lược của mình, bỏ đi cái ô hạt nhân che chở và tầm chi phối của mình đối với Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan?
    Thực tế, những đảm bảo an ninh khu vực và với các nước này của Hoa Kỳ vẫn còn đó. Việc Mỹ chấp thuận tiếp tục cũng cấp khí tài chiến tranh hiện đại cho Đài Loan, liên tục gây sức ép đối với Bắc Triều Tiên hay - dù di dời căn cứ quân sự của quân đội Mỹ ở Okinawa nhưng không phải là bỏ hẳn - duy trì sự có mặt của quân đội Mỹ ở Nhật Bản là những bằng chứng trả lời câu hỏi này.
    Mặt khác, đối với các nước ASEAN, trong đó Indonesia, Việt Nam, Malaysia, Brunei và Philippines là những quốc gia đang có tranh chấp và yêu sách về chủ quyền trên biển Đông cũng không thể làm ngơ trước những hoạt động khiêu khích hay dọa dẫm.
    Tình thế biển Đông ngày nay không cho phép Trung Quốc thao túng và mạo hiểm như trước. Tuy sự gắn bó của ASEAN chỉ dừng lại ở mức "đồng thuận", nhưng các nước ASEAN đã lớn mạnh trong hơn 20 năm qua, 10 nước tham gia biết phải làm gì khi bị lấn lướt.
    Hơn thế nữa, quan hệ của Trung Quốc với cộng đồng quốc tế đang ngày càng được mở rộng theo nhiều kích chiều thì bản thân kích chiều đa dạng đó cũng đã hạn chế, không cho phép Trung Quốc từ chối những giải pháp thương lượng hoặc đàm phán đa phương khi có sức ép từ cộng đồng quốc tế.
    Nói khác đi, biển Đông ngày nay không chỉ thuộc quyền một nước mà đã trở thành một vùng biển mang tính chiến lược cho nhiều quốc gia trong lẫn ngoài khu vực, có vị trí địa - chính trị quan trọng đối với quan hệ của nhiều phía, đa phương lẫn song phương.
    Không một quốc gia nào có thể độc chiếm vùng biển này dù có bố trí tàu sân bay hay trang bị khí tài chiến tranh hiện đại, tầm xa có thể vượt nghìn cây số để can thiệp, như Trung Quốc đang tăng cường hải - không quân trong hơn một thập kỉ qua.
    Không ai có thể tồn tại một mình
    Đề xuất mở một hội nghị quốc tế về vấn đề chủ quyền trên biển Đông của Pháp xưa kia đã bị Trung Quốc nhiều lần khước từ(4), nhưng với tình huống ngày nay, khi Trung Quốc đã trở thành một thành viên trong cộng đồng quốc tế, chỉ có thể tồn tại và phát triển khi họ tôn trọng "luật chơi" của WTO, LHQ hay những tổ chức quốc tế khác như APEC, ASEM, WTO... thì thái độ khăng khăng "song phương" sẽ vô cùng bất lợi, nếu không nói là muốn chèn ép nước nhỏ.
    Thử tưởng tượng nếu một ngày 55% dầu mỏ nhập khẩu của Trung Quốc bị chặn lại trên eo biển Malacca và 70% hàng hóa Trung Quốc cũng không qua được cửa này, nếu bị ai đó phong tỏa hay ngăn chặn?
    Trung Quốc cần hơn ai hết một môi trường hòa bình để giao thương với các nước, đặc biệt với Đông Nam Á, các nước Nam Á, Trung Đông, Châu Phi và Châu Âu mà tuyến đường biển nối dài từ biển Đông giữ vai trò quyết định, sống còn.
    Có thể ở thời điểm nửa thế kỷ 21, vào những năm 2050, như tiên đoán của nhiều người, Trung Quốc có thể trở thành quốc gia siêu cường khuynh loát về kinh tế và quân sự trên khu vực ĐNÁ đối với Hoa Kỳ, Châu Âu hay nước Nga vốn có một tiềm năng quân sự, kinh tế hùng hậu...(5) thì Trung Quốc cũng không thể tồn tại một mình và không bao giờ có thể thống trị thế giới bằng vũ lực, cũng như không thể di dân ào ạt xây dựng đội quân thứ 5 - đang phảng phất ở Châu Phi hay các nước trong khu vực Đông Nam Á.
    Hội thảo quốc tế tại ĐH Yale.
    Trong tình huống như vậy, thái độ và sách lược của Việt Nam trên trường quốc tế về vấn đề biển Đông vô cùng quan trọng, vừa là cơ hội vừa là thử thách trong mục tiêu đưa Việt Nam trở thành một thành viên chủ chốt trong việc bảo đảm an ninh và ổn định trên biển Đông và khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
    Chỉ trong vai trò này và chia sẻ trách nhiệm, chúng ta mới có thể đảm bảo được chủ quyền, độc lập và toàn vẹn lãnh thổ trên đất liền lẫn biển đảo với sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế.
    Nói khác đi, Việt Nam chỉ có thể bảo vệ vững chắc những gì còn lại của mình trên biển Đông ằng một tầm nhìn chiến lược và hiệu quả trong cộng đồng quốc tế, đặc biệt là trong khu vực hơn là chỉ "gói gọn" trong chủ trương bảo vệ chủ quyền trong phạm vi song phương mà Trung Quốc vẫn muốn áp đặt.
    Việt Nam cũng cần phải có phương án để đối phó một cách hữu hiệu và nâng cao nhận thức bảo vệ chủ quyền hải đảo trong nhân dân hơn bao giờ hết.
    nguồn :http://www.tuanvietnam.net/2010-03-05-khong-quoc-gia-nao-co-the-doc-chiem-bien-dong
  6. thanhlethanh

    thanhlethanh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/08/2009
    Bài viết:
    425
    Đã được thích:
    0
    hãng tin VIT tích cực phân tích ,tổng hợp ,chứng minh rằng :lời nói và việc làm của trung quốc không đi đôi với nhau ,họ áp dụng lý lẽ của kẻ mạnh.
    Trung Quốc - Dã tâm "hữu hảo" và những hành vi trắng trợn nhằm cướp trọn biển Đông................
    nguồn :http://vitinfo.com.vn/Muctin/Quocte/LA73930/default.htm
  7. lamali

    lamali Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    11/05/2006
    Bài viết:
    3.499
    Đã được thích:
    3.590


    Các bác nhà mình dạo này tín gớm, ngoài việc mua "thuốc ngoại" về, còn thêm cả việc thờ cúng nữa, đúng là có bệnh thì vái tứ phương.
    Không biết mấy con Ngư chính khi thâỳ cả Trời Phật chúng nó có bớt được tí hung hăng nào không.
    Quân chủng Hải quân kiến nghị cần tích cực tuyên truyền về dân sự hóa, xã hội hóa công tác biển đảo của chúng ta. Ngư dân trên đảo, ngư dân trên biển và nhân dân cả nước, kiều bào ở nước ngoài phải được thông tin về biển đảo.
    Phát biểu tại hội nghị, Phó Đô đốc Trần Thanh Huyền, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Quân chủng Hải quân cho hay: ?oHiện ở Trường Sa, chùa đã xây xong rồi, sắp tới sẽ đón tăng ni, phật tử trong nước và thế giới ra thăm. Trường Sa cũng đã có trường học, trạm y tế?.

    Phó Đô đốc Trần Thanh Huyền cũng cho biết, hiện chúng ta đã đóng quân trên 21 đảo ở quần đảo Trường Sa, có 16 nhà giàn DK1 trên biển?

    http://www.vietnamnet.vn/chinhtri/201003/Thong-tin-ve-bien-dao-Con-han-che-trong-chi-dao-897774/
  8. hvavietnam

    hvavietnam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/01/2010
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    1
    hay nhỉ? Các thông tin về Trường Sa trên các báo đài cứ lung tung beng hết cả lên. Chỗ nói mình đang chốt giữ 21, chỗ nói 29(mà trên kia nói là 21). Nhưng cso lẽ ai trong chúng ta cũng đã coi chương trình: "Hát về Trường Sa thân yêu, hát về Biển Đảo Tổ quốc" của đài truyền hình TP HCM. Trong này có một đoạn nói là quân dân trên HĐ TS tặng Ủy ban ND Tp HCM 33 tấm đá cột mốc chủ quyền(33 nha). Vậy thì sao lại có những sự sai lệch(quá lớn) ở đây thế nhỉ?
    Bác nào biết rõ chỉ em cái.
  9. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Không nhớ số liệu cụ thể nhưng số điểm đóng quân > số đảo/đá đang giữ (không tính DK1).
  10. Lasonphutu83

    Lasonphutu83 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/08/2009
    Bài viết:
    1.225
    Đã được thích:
    3
    Chính xác, ví dụ như đảo chìm Đá Tây ta phân thành 3 cụm đóng quân A, B, C. Điều này trả lời luôn cho câu hỏi trên của một thành viên.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này