1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hoàng sa- Trường sa biển đảo quê hương ( Phần 4 )

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi onamiowada, 10/05/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. qatgroup

    qatgroup Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    01/08/2016
    Bài viết:
    114
    Đã được thích:
    255
    mắt của bác tốt quá, soi đúng chuấn.
  2. Tranphong77

    Tranphong77 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    20/07/2015
    Bài viết:
    3.315
    Đã được thích:
    13.576
    Em ghi lại ý kiến của Bác để phản ảnh lên cấp trên :-p
    [​IMG]
    viteubao, Malogs, Connuocviet1 người khác thích bài này.
  3. tttoan

    tttoan Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    05/06/2004
    Bài viết:
    2.329
    Đã được thích:
    322
    Lỗi thằng đánh máy.
  4. truongsathanyeu

    truongsathanyeu Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    24/10/2016
    Bài viết:
    51
    Đã được thích:
    60
    Cậu đánh máy chạy điểm rồi!
  5. MMichelHungVII

    MMichelHungVII Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/03/2016
    Bài viết:
    438
    Đã được thích:
    74
    Đảo Ba Đình
  6. hoanghoa00

    hoanghoa00 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/04/2015
    Bài viết:
    1.076
    Đã được thích:
    480
    Chắc không phải đánh máy lộn đâu .
    Mấy bố zà zà thì đếch biết làm ... còn mấy lão tre trẻ .... làm được thì đếch biết tên nghe " Ba Đình " có vẻ xuôi tai nên táng vào.
    .... còn nguời duyệt thì éo để ý .... thành ra nó như vậy .
  7. Tranphong77

    Tranphong77 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    20/07/2015
    Bài viết:
    3.315
    Đã được thích:
    13.576
    [​IMG]
    KOJIROSUBASA, ConnuocvietLenam098 thích bài này.
  8. nguoicamlaividai

    nguoicamlaividai Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    04/03/2011
    Bài viết:
    5.135
    Đã được thích:
    8.410
  9. Gaucon2323

    Gaucon2323 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/09/2016
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    20
    Mời các bác theo dõi bài viết trung lập của GS Carl Thayer.

    --------------------------------------------------------------------
    Mỹ Hằng BBC- Bangkok.

    Việt Nam được cho là đang 'lặng lẽ' và 'chậm rãi' xây dựng quanh và trong quần đảo Trường Sa. Động thái này nói lên điều gì?

    "Tôi cho rằng cần đặt việc này trong đúng bối cảnh. Đó là việc Việt Nam, thực ra, đã sở hữu một số thực thể ở Trường Sa từ trước năm 2002, thời điểm Trung Quốc và ASEAN kí kết Tuyên bố ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC)," Giáo sư Carl Thayer nói với BBC Tiếng Việt hôm 11/4.

    'Cuộc chơi công bằng'
    "Theo DOC, các bên tham gia cam kết không tiến hành chiếm bất cứ các rặng đá ngầm, bãi cát ngầm, đảo nhỏ, v.v... nào ở Biển Đông," Giáo sư Carl Thayer nói với BBC từ Australia.

    "Trường hợp Việt Nam, nước cũng tham gia DOC, thực tế đã tiến hành việc chiếm hữu một số thực thể ở đây trước năm 2002."

    Bài viết của Asia Maritime Transparency Initiative (AMTI) hôm 8/4 cho hay Việt Nam đã chiếm hữu 49 tiền đồn trải rộng trên 27 vị trí quanh quần đảo Trường Sa và đang tiếp tục nâng cấp các công trình ở đây.

    Giáo sư Carl Thayer nhận định:
    "Việc AMTI mới đây đưa ra báo cáo công khai về tình hình xây dựng của Việt Nam tại Trường Sa có thể khiến nhiều người nhảy dựng lên rằng "các nước khác cũng đang làm y như Trung Quốc. Nhưng trên thực tế, ảnh vệ tinh cho thấy các khu vực mà Trung Quốc đang quân sự hóa trên Biển Đông chiếm đa số diện tích. Trong khi một phần rất nhỏ còn lại là của các nước khác."

    "Tôi cho rằng báo cáo AMTI thực ra muốn đưa ra cái nhìn công bằng hơn về tình hình ở Biển Đông, với một bên là đối trọng Trung Quốc. Cụ thể hơn, việc xây dựng của Việt Nam tại Trường Sa - như mô tả trong báo cáo - là bình thường, với các công trình rất nhỏ và khiêm tốn. Không thể nào so sánh được với quy mô xây dựng của Trung Quốc."

    "Báo cáo của AMTI nói rằng Việt Nam đang hoàn thiện đường băng dài 1.300m, và cho lắp đặt radar cho phép Việt Nam có thể thu phát các tín hiệu liên lạc từ các tàu, thuyền của Trung Quốc. Tôi cho rằng đây là một cuộc chơi công bằng."

    "Tôi không cho rằng có nước nào sẽ phật lòng về động thái này của Việt Nam. Việt Nam đã ở đó từ trước 2002. Thực tế là Việt Nam đã hiện diện tại một số vị trí ở Biển Đông từ trước Giải phóng Miền Nam, và đã có lịch sử đánh bắt, khai thác cá tại ngư trường này."

    "Việt Nam đã đưa người tới các khu vực đó sinh sống, lập gia đình, sinh con cái, mở trường học. Và không có vấn đề gì từ đó tới nay. Việt Nam chưa thực hiện hành động nào đe dọa an ninh khu vực."

    "Mà giả như những việc Việt Nam đang làm được cho là gây nguy cơ cho an ninh khu vực, thì thử nói xem những cái mà Trung Quốc đang tiến hành là gì?"

    Luật sư Hoàng Việt, chuyên nghiên cứu về Biển Đông từ TP Hồ Chí Minh thì cho rằng việc xây dựng ở Trường Sa như Việt Nam đang tiến hành "không làm thay đổi tính chất pháp lý cho các yêu sách về chủ quyền của Việt Nam."

    "Vụ Philippines kiện Trung Quốc mà Toà Trọng tài ra phán quyết năm 2016 khẳng định điều này. Theo đó, mọi hành động nhằm thay đổi tính chất pháp lý của các thực thể trên Biển Đông sau thời điểm tranh chấp sẽ không được các toà quốc tế chấp nhận. Ngoài ra, việc bồi lấp các thực thể cũng không biến nó thành "đảo" nếu nó là đá hoặc bãi lúc chìm lúc nổi được."

    "Lần này chưa thấy Trung Quốc lên tiếng. Tuy vậy, họ cũng đã có động thái khi thông báo giàn khoan Đông Phương 13-2 sẽ xuất hiện ở khu vực Vịnh Bắc Bộ."

    "Trong khi với mức độ xây dựng nhỏ, chủ yếu với mục đích tăng cường khả năng phòng vệ và cứu hộ, Việt Nam không làm cho các quốc gia khác lo ngại như với mức độ quân sự hóa của Trung Quốc."

    'Quy mô khiêm tốn'
    [​IMG]
    Một hoạt động của hải quân tại Trường Sa (Ảnh minh họa)
    Báo cáo của AMTI mô tả khá chi tiết các bước xây dựng và nâng cấp cơ sở hạ tầng của Việt Nam từ năm 2015 tới nay. Báo cáo này cũng cho hay quy mô và cách thức mà Việt Nam tiến hành rất 'từ từ' và 'khiêm tốn'.

    Hầu hết các khu vực mà Việt Nam cho tiến hành xây dựng không nằm trực tiếp trên các đảo nhỏ tự nhiên như Trường Sa và Phan Vinh, mà ở các rạng đá thấp hơn mực thủy triều và ở các bãi ngập nước, theo bài báo trên AMTI.

    Các động thái này cho thấy Việt Nam không cố gắng tham gia vào việc quân sự hóa quy mô lớn tại quần đảo Trường Sa như Trung Quốc; ví dụ như không có dấu hiệu xây dựng các cơ sở để chứa máy bay tấn công, theo phân tích của AMTI.

    Các cơ sở mà Việt Nam xây dựng ở đây dường như chỉ hướng tới mở rộng khả năng giám sát và tuần tra vùng biển bị tranh chấp, cải thiện điều kiện sống và đảm bảo có thể tiếp tế bằng đường hàng không nếu cần thiết.

    Đồng tình với quan điểm này, Giáo sư Carl Thayer, chuyên gia Đông Nam Á của Đai học New South Wales, Úc, nói với BBC rằng các bước đi của Việt Nam 'không gây lo ngại cho bất cứ quốc gia nào, kể cả Trung Quốc'.

    "Trung Quốc biết Việt Nam nâng cấp cơ sở hạ tầng ở Trường Sa nhưng tới nay vẫn im lặng, không phản ứng quyết liệt như họ mới đây đã làm với việc xây dựng của Philippines trên đảo Thị Tứ."

    'Khẳng định chủ quyền'
    Dù chỉ xây dựng lặng lẽ và với quy mô nhỏ như vậy suốt nhiều năm tại Trường Sa và một số đảo khác tại Biển Đông, Giáo sư Carl Thayer cho rằng việc làm này cần thiết để Việt Nam khẳng định chủ quyền và sự hiện diện của mình ở Biển Đông.

    "Hiện Trung Quốc ngày càng bành trướng ở Biển Đông và điều quan trọng là các nước chọn cách thức phản ứng như thế nào."
    "Chúng ta có thể hợp tác nhưng không có nghĩa là không có cách để lên tiếng mạnh mẽ về chủ quyền của mình. Và Việt Nam đang đi con đường đúng đắn," Giáo sư Carl Thayer nói.

    "So sánh với những gì đã xảy ra với Philippines thì tôi cho rằng Việt Nam đã chọn con đường phù hợp hơn. Nếu như Việt Nam im lặng trước mọi hành động bắt nạt của Trung Quốc thì cái mà Việt Nam nhận được sẽ là gì? Trung Quốc sẽ lại tiếp tục bao vây, xua đuổi, tấn công tàu cá, tịch thu lưới đánh cá... Và Việt Nam đã chọn cách củng cố sự hiện diện của mình ở khu vực này.... Hoàn toàn trái ngược với cách Tổng thống Philippines từng chọn là 'khom lưng cúi gối' mà làm bạn với Trung Quốc," ông Carl Thayer nói.

    Theo AMTI, Việt Nam, cùng một số nước có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, đều cố chứng minh sự hiện diện của mình ở khu vực này.

    Philippines đã treo cờ trên nóc một tòa nhà của nó tại đảo Loại Ta (Loaita Cay), 'cạnh tranh' với cờ Việt Nam treo ở Trường Sa và cờ Trung Quốc treo ở đảo Tri Tôn ở Hoàng Sa.

    Thậm chí Trung Quốc chưa dừng lại ở đó, mới đây đã khuyếch trương tín hiệu về chủ quyền bằng cách treo cả cờ của nước Cồng hòa Nhân dân Trung Hoa và của Đảng Cộng sản Trung Quốc tại đảo Tri Tôn. Dưới các lá cờ là dòng chữ Đại lục mãi trường tồn và Vinh quang của đảng tỏa sáng đời đời.

    Việt Nam đã xây gì ở Trường Sa?
    Ở phía Đông Bắc của đảo Trường Sa, Việt Nam xây dựng hai cơ sở thông tin liên lạc, truyền tín hiệu; và xây một cụm các tòa nhà trên khu đất mới bồi đắp, dọc theo bến cảng nhân tạo; xây một khu thể thao gần tòa nhà hành chính trên đảo. Nhiều tòa nhà được lắp các tấm pin mặt trời, theo AMTI.

    Để bảo vệ toàn bộ vùng đất mới được hình thành này khỏi nước dâng khi có bão, Việt Nam đã đào một loạt các kênh thoát nước phức tạp dọc theo rìa đảo.

    Ở phía Tây Nam các rạn đá và đảo nhỏ thuộc quần đảo Trường Sa Việt Nam đã xây dựng 14 tiền đồn trong khu vực này, nơi được gọi là các trạm dịch vụ kinh tế, khoa học và công nghệ.

    Dưới đây là hành trình xây dựng của Việt Nam quanh quần đảo Trường Sa:

    Trước 2014: Việt Nam bồi đắp thêm 6 mẫu đất trên rạn Phan Vinh (Pearson Reef).

    2015- 2016 : Mở rộng đường băng ở đảo Trường Sa từ 750m ban đầu lên đến 1.300m, và xây một bến cảng.

    Tổng cộng, Việt Nam đã tạo thêm khoảng 40 mẫu đất tại đảo Trường Sa thông qua nạo vét một phần rạn san hô bao quanh đảo rồi san lấp bằng cát.

    Quá trình này được cho là tốn nhiều thời gian hơn và ít gây hại cho môi trường hơn so với các phương pháp nạo vét và san lấp quy mô công nghiệp của Trung Quốc tại Trường Sa, nhưng vẫn là phá hủy rạn san hô có chủ ý, AMTI cho hay.

    Từ 2016: Tiến hành nâng cấp cơ sở vật chất trên rạn Phan Vinh, bao gồm xây dựng sân bay trực thăng, lắp các tấm pin mặt trời và trồng thảm thực vật trên các khu đất mới.

    Từ giữa 2017 : Việt Nam cho lắp một radar lớn trên đỉnh một tòa nhà ở phía tây của rạn Phan Vinh, cho thấy sự cải thiện về tín hiệu hoặc khả năng liên lạc. Việc trồng cây xanh trên các khu vực bãi đất mới, có lẽ để tránh xói mòn, cũng đã hoàn tất.

    Việt Nam cũng tiến hành mở rộng Đá Nam và Đá Núi Thị (Petley và South Reefs).

    Việt Nam còn xây thêm các trạm dịch vụ kinh tế, khoa học và công nghiệp ở Bãi Phúc Tần (Prince of Wales) và Bãi cạn Quế Đường (Grainger Banks) và một sân bay trực thăng lớn.

    Cũng trong năm này, Việt Nam hoàn thiện đường băng và bốn nhà chứa máy bay; Các máy bay này nhiều khả năng là máy bay giám sát hàng hải PZL M28B và máy bay vận tải CASA C-295, theo AMTI.
  10. arkadin

    arkadin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    22/06/2012
    Bài viết:
    530
    Đã được thích:
    502
    Khẩu phần ăn của dân - quân ngoài đảo có giống nhau không các bác? Đặc biệt là mấy đứa bé, ưu tiên rau, thịt, sữa?

Chia sẻ trang này