1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hoàng sa- Trường sa biển đảo quê hương ( Phần 4 )

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi onamiowada, 10/05/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. HoVoQuangBinh

    HoVoQuangBinh Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    15/03/2017
    Bài viết:
    80
    Đã được thích:
    78
    xem thử :
    https://apps.sentinel-hub.com/eo-br...2021-11-22T23:59:59.999Z&layerId=1_TRUE_COLOR
    usadok, duongpro, tiendat_yhp1 người khác thích bài này.
  2. qatgroup

    qatgroup Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    01/08/2016
    Bài viết:
    114
    Đã được thích:
    255
    Tình hình dịch bệnh phức tạp, không biết ngoài đảo xa đã có phương án ứng phó với covid chưa nhỉ?
    Trong đất liền còn quá tải điều trị. Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu covid nhây ra ngoài đó?
    Mình nghĩ chắc các Bác bên quân Y đã có phương án chuẩn bị rồi. Nhưng mà cũng thấy khó nhằn khi điều kiện còn thiếu thốn.
  3. Pinkolous

    Pinkolous Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/12/2006
    Bài viết:
    472
    Đã được thích:
    484
    Ý kiến của đồng chí thật đáng quý.
    qatgroup thích bài này.
  4. qatgroup

    qatgroup Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    01/08/2016
    Bài viết:
    114
    Đã được thích:
    255
    Dịch bệnh đang phức tạp, mình chỉ có chút ý kiến về mục tiêu kép của Chính Phủ.
    Đó là vừa phát triển kinh tế và chống dịch an toàn. Dĩ nhiên, chống dịch cũng là để phát triển kinh tế, phát triển kinh tế mới có chi phí đầu tư cho quân đội, cung cấp khí tài, cải thiện cơ sở vật chất ở trường sa.
    Bài toán còn dài, và giờ nó là bài toán của dân tộc, không phải riêng ai.
    -
    Theo mình, xu hướng tương lai, dịch bệnh sẽ còn kéo dài. Với việc tiêm vacxin và thực hiện 5K thì giữ khoảng cách là điều cần thiết. Người với người, phường với phường, quận với quận, nhà máy với nhà máy...Giữ khoảng cách không có nghĩa là cắt liên lạc, mà thực tế là vẫn giao thương dựa trên việc "giãn cách tiếp xúc" chứ không phải giãn cách xã hội.
    Như vậy, điều này cổ vũ cho xu hướng dân cư không tập trung đông người, ngay cả với những thành phố lớn. Và lúc này dân cư sẽ được dàn trải ra khắp các vùng xung quanh, tràn về nông thôn, về các vùng thưa thớt hơn. Và đến lúc này chúng ta cần nhìn nhận tới bài toán "giãn cách tiếp xúc" toàn quốc gia, giãn dân ra các vùng sâu vùng xa. Vừa phát triển, vừa thực hiện một giãn dân trong mục tiêu giãn cách giao tiếp để thích nghi trạng thái bình thường mới.
    Bình thường mới còn xa. Theo mình nó là bình thường mới tương đối, vì vốn dĩ nó mong manh và không bình thường. Việc giãn dân ra các vùng sâu, vùng xa, giãn dân ra vùng ven, phát triển và xây dựng kinh tế tại chỗ đó là 1 điểm hỗ trợ cho chống dịch, đảm bảo kế sinh nhai.
  5. congtubl

    congtubl Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    30/11/2006
    Bài viết:
    5.067
    Đã được thích:
    2.540
    Trường Sa 1988 - Hồ sơ một sự kiện lịch sử: Đêm trước cuộc động binh
    Đà Nẵng, 2021), dày gần 500 trang, là một hướng tiếp cận sự kiện mới mẻ. Tác phẩm tập hợp 159 bài báo, bản tin, xã luận, công hàm ngoại giao và tài liệu lịch sử, pháp lý xoay quanh sự kiện lịch sử này được đăng trên báo Nhân DânQuân đội nhân dân từ khoảng giữa tháng 2.1988 đến cuối tháng 6.1988 - trước, trong và sau sự kiện Gạc Ma ngày 14.3.1988. Thanh Niên xin giới thiệu đến bạn đọc loạt bài nhân kỷ niệm sự kiện lịch sử mà mỗi người Việt Nam không được phép lãng quên.

    • Sau sự kiện đất nước Việt Nam thống nhất vào mùa xuân năm 1975, Trung Quốc lợi dụng tình thế “tranh tối tranh sáng” để theo đuổi ý định xâm chiếm quần đảo Trường Sa. Đây là những bước đi tiếp theo, bộc lộ rõ tham vọng của một nước láng giềng; nhất quán với hành động dùng vũ lực cưỡng chiếm Hoàng Sa (1974) và cuộc chiến tranh biên giới phía bắc (17.2.1979) mà Trung Quốc từng tiến hành.

      Nhưng với Trường Sa, mọi thứ đã bắt đầu từ trên mặt trận truyền thông, tuyên truyền khá ồn ào và phi lý.

      [​IMG]
      Một bức tranh tuyên truyền hình tượng “anh hùng” của Hải quân Trung Quốc trong vụ cưỡng chiếm Hoàng Sa ngày 19 và 20.1.1974

      TL

      Từ bức tranh giả “Tây Sa”
      Một quang cảnh những đoàn thuyền đưa dân nô nức tiến ra “Tây Sa” (Hoàng Sa của Việt Nam) sinh sống, ở đó nông dân thì trồng cao lương, công nhân thì tích cực lao động xây dựng công trường, ngư dân thì hăng say đánh bắt, dân quân thì ngày đêm canh gác tuần tra bảo vệ đảo... Đó là những gì xuất hiện trên các báo chí của Trung Quốc từ đầu tháng 2.1974, sau khi quân đội nước này dùng vũ lực đánh chiếm Hoàng Sa do chính quyền miền Nam Việt Nam quản lý (19.1.1974).

      Quyết tâm bảo vệ “Tây Sa” được Trung Quốc tô đậm trên báo chí truyền thông với đủ thể loại, ngôn ngữ. Tiêu biểu là cuốn tiểu thuyết Người con Tây Sa của Hạo Nhiên được xuất bản và được giới phê bình Trung Quốc nhảy vào thổi phồng, ca ngợi. Cuộc triển lãm Quần đảo Tây Sa, một trong các đảo ở Nam Hải nhân kỷ niệm 25 năm ngày thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã mang đến công chúng 100 bức ảnh màu chụp cảnh “quân dân Tây Sa”.

      Ngoài ra, nhiều chương trình văn nghệ lấy Tây Sa làm nguồn cảm hứng đã diễn ra ở Bắc Kinh nhằm mang đến cho người dân Trung Quốc một cái nhìn về “Tây Sa” thật gần gũi, hợp thức và củng cố niềm tin rằng đó là một phần lãnh thổ đất nước.

      Tác giả Văn Trọng, trong cuốn Hoàng Sa - Quần đảo Việt Nam (NXB Khoa học xã hội ấn hành năm 1979) đã viết về cuộc tuyên truyền “Tây Sa” của Trung Quốc trong thời gian này: “Năm 1975, nổi bật là các tin tức, tàu hải quân đi tuần tiễu, tàu đánh cá của Công ty thủy sản Nam Hải, nhà ba tầng, trụ sở cơ quan, trạm khí tượng... ở “Tây Sa”.
      Năm 1976, người ta lại được đọc thơ Hạt giống Đại Trại gieo khắp Tây Sa, xem ảnh Tây Sa thu hoạch cá, đọc bài Tây Sa đáng yêu, xem tranh khắc gỗ Tây Sa gắn liền với Thiên An Môn, xem phim Nam Hải phong vân với lời bình trắng đen đảo lộn hiếm thấy rằng: “Nam Việt Nam ngang nhiên huy động máy bay, tàu chiến xâm phạm vùng trời vùng biển các đảo Nam Hải, cưỡng chiếm các đảo của chúng ta, nổ súng bắn vào ngư dân ta đang sản xuất và tàu chiến hải quân ta đang làm nhiệm vụ tuần tra...”.

      Cũng theo tác giả Văn Trọng trong cuốn sách nói trên, tại Trung Quốc, việc tuyên truyền về “Tây Sa” như một chính sách đối nội mị dân được tiến hành liên tục trong giai đoạn từ năm 1977 - 1979. Có thể kể đến bản hợp xướng Ánh đèn Tây Sa được phát hành dưới dạng đĩa hát, các phim ảnh ca ngợi “Tây Sa” được phát trên vô tuyến truyền hình và cuộc triển lãm Thủ công mỹ nghệ của Tây Sa diễn ra tại công viên Trung Sơn (Bắc Kinh).

      ... đến tầm ngắm “Nam Sa”
      Sau khi tự củng cố niềm tin chủ quyền trong dân chúng với “Tây Sa”, những bước tiến với ý định chiếm hữu “Nam Sa” (tức Trường Sa của Việt Nam) được Trung Quốc thực hiện ban đầu cũng trên phương diện ngoại giao.

      Đối với tài liệu bản đồ, ngày 30.1.1980, ít lâu sau khi bị quân đội Việt Nam đẩy lùi ở biên giới phía bắc, Bộ Ngoại giao Trung Quốc ra một văn kiện, theo đó công bố bản đồ thời nhà Thanh để chứng minh chủ quyền ở “Nam Sa và Tây Sa”. Đó là hai bản đồ: “Hoàng triều nhất thống dư địa tổng đồ” trong cuốn Hoàng Thanh nhất thống dư địa đồ, xuất bản năm Quang Tự thứ 20 (1894) và “Đại Thanh đế quốc” trong tập Đại Thanh đế quốc toàn đồ do Thương vụ ấn thư quán Thượng Hải xuất bản năm Quang Tự thứ 31 (1905), tái bản năm Tuyên Thống thứ 2 (1910).

      Tuy nhiên, điều đáng nói là trong văn kiện ngoại giao trên, phía Trung Quốc chỉ nêu tên mà không đính kèm bản đồ để làm bằng chứng. Trong khi đó, thực tế thì các bản đồ Trung Quốc cho đến thời điểm thời kỳ đầu của Trung Hoa dân quốc (kể cả hai bản đồ thời nhà Thanh đã được nêu) đều không vẽ “Tây Sa” và “Nam Sa” như phía Trung Quốc nói, mà lãnh hải Trung Quốc chỉ có ranh giới đến đảo Hải Nam.

      Về phía Việt Nam, cuộc chiến giành chủ quyền Trường Sa và Hoàng Sa trong khoảng 1975 đến 1988 diễn ra thực sự căng thẳng về truyền thông, nghiên cứu và ngoại giao trước khi Trung Quốc tiến hành cuộc xâm nhập trên thực địa. (còn tiếp).
    https://thanhnien.vn/truong-sa-1988...-su-dem-truoc-cuoc-dong-binh-post1436905.html
    usadok, tiendat_yhpkarate_hn thích bài này.
  6. congtubl

    congtubl Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    30/11/2006
    Bài viết:
    5.067
    Đã được thích:
    2.540
    Trường Sa 1988 - Hồ sơ một sự kiện lịch sử: Trên bàn ngoại giao và thực địa
    Trung Quốc, những chiến dịch tuyên truyền về chủ quyền Tây Sa và Nam Sa trong nước đã cho thấy một sự dàn xếp cho kế hoạch bành trướng trên thực địa.
    Với Việt nam thời điểm những năm sau chiến tranh, kinh tế và tổ chức xã hội còn nhiều khó khăn, việc đảm bảo giữ vững lập trường chủ quyền biển đảo bằng truyền thông, nghiên cứu và ngoại giao nhất quán với thực địa là một nhiệm vụ lớn lao.

    • [​IMG]
      Bộ đội đặc công hải quân Đoàn 126 tiếp quản đảo An Bang thuộc quần đảo Trường Sa, ngày 28.4.1975

      TL

      Sách trắng “gọi đúng bản chất”
      Trước những tuyên truyền thiếu căn cứ của Trung Quốc năm 1979, Bộ Ngoại giao CHXHCN Việt nam ra cuốn Sách trắng Chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, nêu rõ: “Việt Nam đã làm chủ hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ lâu đời khi mà các quần đảo đó chưa hề thuộc chủ quyền một quốc gia nào. Từ đó đến nay, Việt Nam liên tục thực hiện chủ quyền của mình đối với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”.

      Tháng 1.1982, Bộ Ngoại giao nước CHXHCN Việt Nam tiếp tục công bố cuốn Sách trắng Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa - Lãnh thổ Việt Nam, bổ sung các tài liệu nghiên cứu giá trị khoa học về mặt lịch sử, pháp lý.

      Tháng 3.1982, NXB Sự thật xuất bản tập sách Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa - Bộ phận lãnh thổ của Việt Nam. Tập sách ngoài việc giới thiệu một số nét khái quát về địa lý, cảnh quan, tài nguyên thiên nhiên của quần đảo Hoàng Sa và các chứng cứ lịch sử (tài liệu trong nước và phương Tây), còn nhấn mạnh thời kỳ 1954 - 1975 khi quần đảo Hoàng Sa đặt dưới sự quản lý trực tiếp của chính quyền Việt Nam Cộng hòa.

      Sau khi trích lại các tuyên bố của chính quyền Việt Nam Cộng hòa phản bác các tuyên bố của chính quyền Trung Quốc khi đưa quân xâm chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa tháng 1.1974, tập sách Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa - Bộ phận lãnh thổ của Việt Nam chỉ ra: “Sau khi miền Nam được giải phóng đồng thời cũng từ đó, âm mưu thôn tính, bành trướng của Bắc Kinh đối với Việt Nam bộc lộ trắng trợn, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã nhiều lần thông qua các hoạt động đối ngoại của mình, khẳng định dứt khoát vấn đề chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa” (tr.22, 23).

      Đồng thời, cuốn sách nói trên cũng khẳng định lại cả một tiến trình lợi dụng bành trướng lãnh thổ của Trung Quốc: “Cũng cần phải nói rằng, trong thời kỳ Việt Nam tạm thời bị chia cắt làm hai miền, phía Trung Quốc đã lợi dụng tình hình đó để lấn chiếm và thôn tính từng phần lãnh thổ của Việt Nam. Ngay từ năm 1956, Bắc Kinh đã đưa quân ra chiếm đóng đảo Phú Lâm rồi mở rộng việc chiếm đóng ra các đảo phía đông trong quần đảo Hoàng Sa. Hành động này của Bắc Kinh chẳng những là một hành động xâm lược mà còn tệ hại ở chỗ họ đã phản bội nhân dân Việt Nam, những người mà họ thường lớn tiếng gọi là “bạn bè, anh em” (tr.27, 28).

      Năm 1984, đúng dịp 10 năm Trung Quốc chiếm đóng trái phép toàn bộ quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam (1974 - 1984), Bộ Ngoại giao nước CHXHCN Việt Nam và NXB Khoa học xã hội đã hợp tác tái bản có bổ sung cuốn Sách trắng năm 1982.

      Trong lần tái bản này, cuốn Sách trắng đã được bổ sung nhiều sử liệu chứng minh chủ quyền hợp pháp của Việt Nam với Hoàng Sa và Trường Sa, đặc biệt, các học giả Việt Nam cũng cho in lại hai bản đồ thời nhà Thanh (mà Bộ Ngoại giao Trung Quốc công bố ngày 30.1.1980), chứng minh bản đồ thời nhà Thanh đã được chính phủ Trung Quốc “bóp méo” để thể hiện tham vọng độc chiếm “Tây Sa” và “Nam Sa” như thế nào. Vấn đề chủ quyền Trường Sa, Hoàng Sa của Việt Nam không chỉ là trên bàn ngoại giao, trong sách sử hay truyền thông, mà còn được nhất quán trên thực tế.

      Nhất quán với quản lý thực địa
      Tháng 4.1975, các lực lượng Quân giải phóng miền Nam Việt Nam đã tiếp quản các đảo có quân đội Việt Nam Cộng hòa đóng giữ, triển khai lực lượng đóng giữ các đảo, một số vị trí khác trong quần đảo Trường Sa.

      Sau khi thống nhất đất nước năm 1975, nhà nước CHXHCN Việt Nam đã tiếp tục quản lý và bảo vệ chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa bằng nhiều hoạt động, vừa đảm bảo đầy đủ và đúng thủ tục trên phương diện đấu tranh pháp lý, vừa đảm bảo củng cố và duy trì sự hiện diện của quân và dân trên các thực thể địa lý hiện đang đặt dưới sự quản lý của nhà nước Việt Nam.

      Trong năm 1982, để tăng cường thực thi và khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, ngày 9.12.1982, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ban hành Quyết định số 194-HĐBT về việc thành lập H.Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, nêu rõ: “Thành lập H.Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng bao gồm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa trước đây thuộc H.Hòa Vang, tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng”.

      Lần đầu tiên trong lịch sử quản lý hành chính quần đảo Hoàng Sa, Hội đồng Bộ trưởng nước CHXHCN Việt Nam xác lập một mô hình quản lý mới: Nâng quần đảo Hoàng Sa lên cấp huyện, là “H.Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng”.

      Cũng năm 1982, Việt Nam đã thành lập H.Trường Sa thuộc tỉnh Khánh Hòa. H.Trường Sa gồm có 3 đơn vị hành chính cấp xã: TT.Trường Sa (bao gồm đảo Trường Sa lớn và phụ cận), xã Song Tử (đảo Song Tử Tây và phụ cận) và xã Sinh Tồn (đảo Sinh Tồn và phụ cận). (còn tiếp)

      (Lược trích: Trường Sa 1988 - Hồ sơ một sự kiện lịch sử, tác giả Võ Hà, Phanbook & NXB Đà Nẵng, 2021)
      https://thanhnien.vn/truong-sa-1988...n-ban-ngoai-giao-va-thuc-dia-post1437422.html
    usadok, tiendat_yhpkarate_hn thích bài này.
  7. congtubl

    congtubl Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    30/11/2006
    Bài viết:
    5.067
    Đã được thích:
    2.540
    Trường Sa 1988 - Hồ sơ một sự kiện lịch sử: Những bước xâm lấn thực địa
    • Trung Quốc thành lập một bộ tư lệnh đặc biệt, sử dụng lực lượng của hạm đội Nam Hải, được tăng cường một bộ phận của hạm đội Đông Hải, gồm 40 tàu với khoảng 1.000 quân thay nhau hoạt động ở khu vực quần đảo Trường Sa.

      Mang vũ khí đi “khảo sát khoa học”
      Trong các khí tài quân sự mà Trung Quốc “đầu tư” cho cuộc xâm nhập, có thể kể đến: có 20 tàu mà Trung Quốc thường xuyên duy trì hoạt động (10 tàu chiến và 10 tàu hỗ trợ) quanh quần đảo Trường Sa là: Tàu khu trục tên lửa lớp Lữ Đại mang số hiệu 164; các tàu hộ vệ tên lửa lớp Giang Hộ mang số hiệu 510, 511, 513, 551, 552, 556; tàu hộ vệ tên lửa lớp Thành Đô mang số hiệu 506; tàu hộ vệ lớp Giang Đông mang số hiệu 531; tàu hộ vệ lớp Giang Nam mang số hiệu 503; 10 tàu bổ trợ (tàu đổ bộ số 929, 3 tàu vận tải số 615, 463, 937, tàu đo đạc số 833, tàu kéo số 147; các tàu đánh cá có vũ trang số 427, 811, 813, 812); ngoài ra còn một số pông tông và sà lan tự hành.

      Từ giữa năm 1987, Trung Quốc có nhiều hoạt động xâm phạm lãnh thổ Việt Nam ở khu vực quần đảo Trường Sa như trinh sát, khảo sát, tập trận, cắm bia… nhằm biến các bãi cạn này thành căn cứ quân sự, các điểm đóng quân, để “đặt chân vào” khu vực Trường Sa của Việt Nam.

      [​IMG]
      Trung Quốc chiếm đóng và xây dựng trên bãi đá Chữ Thập vào đầu tháng 2.1988

      TL

      Cụ thể, “từ ngày 16.5 - 16.6.1987, Trung Quốc tiến hành diễn tập ở quần đảo Trường Sa có sự tham gia của nhiều tàu thuộc hạm đội Nam Hải” (Theo Nguyễn Hữu Đạo trong bài nghiên cứu: “Trung Quốc xâm lấn quần đảo Trường Sa năm 1988”, Thông tin đối ngoại, 8.2014, tr. 52). Cùng với đó, dưới danh nghĩa khảo sát khoa học, Trung Quốc cho nhiều tàu đi thu thập tin tức tình báo ở các đảo phía nam quần đảo Trường Sa.

      Đầu năm 1988, tình hình trên quần đảo Trường Sa rất phức tạp, Trung Quốc đơn phương đưa tàu chiến hoạt động ở vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam và đổ quân chiếm các bãi đá. Cụ thể: Ngày 31.1.1988, chiếm bãi đá ngầm Chữ Thập; ngày 18.2.1988, chiếm bãi đá ngầm Châu Viên; ngày 26.2.1988, chiếm bãi đá Ga Ven; ngày 28.2.1988, chiếm bãi đá Huy Gơ.

      Đồng thời phía Trung Quốc cũng cho tàu chiến ngăn cản, khiêu khích các tàu vận tải của Việt Nam đang làm nhiệm vụ hậu cần, tiếp tế cho các đảo. Trung Quốc cho xây dựng một số đường băng trên một vài đảo san hô làm đầu cầu tới các đảo khác, nhằm đe dọa các nhóm đảo của Việt Nam. Tại các bãi Chữ Thập, Châu Viên… đã có sự gây hấn căng thẳng, quyết liệt giữa tàu Việt Nam và tàu Trung Quốc, có lúc nòng súng hai bên chĩa thẳng vào nhau, sẵn sàng khai hỏa.

      Tạo cớ xung đột vũ trang
      Trong tình thế hết sức khó khăn, Việt Nam cố gắng tìm mọi cách xây dựng, củng cố các khu vực, các vị trí của quần đảo Trường Sa mà Việt Nam đang quản lý, bằng việc đưa tàu vận tải chở vật liệu ra củng cố các đảo chìm, bãi đá theo một kế hoạch mang tên CQ-88 (Chủ quyền 88).

      Bộ Tư lệnh hải quân Quân đội nhân dân Việt Nam lệnh cho lực lượng bảo vệ các đảo thuộc quần đảo Trường Sa và các tàu của Lữ đoàn 172 chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu, nhưng tránh âm mưu khiêu khích của tàu Trung Quốc; chỉ thị Lữ đoàn 125 chuẩn bị tàu, pông tông sẵn sàng đưa lực lượng ra đóng giữ thêm các bãi đá san hô (đảo chìm) ở Trường Sa; Trung đoàn 83 công binh chuẩn bị lực lượng và phương tiện sẵn sàng cơ động xây dựng trên đảo.

      Ngày 2.12.1987, tàu HQ-604 thuộc Lữ đoàn 125 hải quân đưa bộ đội ra đóng giữ, xây dựng trên đảo chìm Đá Tây; ngày 26.1.1988, quân ta đóng giữ, xây dựng trên đảo chìm Tiên Nữ. Sau đó, hải quân Việt Nam liên tiếp đóng giữ, xây dựng trên các đảo chìm: đảo Đá Lát (5.2.1988), đảo Đá Lớn (6.2.1988), đảo Đá Đông (18.2.1988), đảo Tốc Tan (27.2.1988), cắm chốt đảo Núi Le (2.3.1988).

      Khi Trung Quốc chiếm đóng bãi Chữ Thập và bãi Châu Viên, ngày 20.2.1988, Bộ Ngoại giao CHXHCN Việt Nam ra tuyên bố: “Ngày 31.1.1988, trong khi 2 tàu vận tải của Việt Nam làm nhiệm vụ bình thường ở vùng biển quần đảo Trường Sa của Việt Nam thì 4 tàu chiến của hải quân Trung Quốc xâm phạm vùng biển Việt Nam đã tiến hành khiêu khích và cản trở. Bốn tàu chiến này đến nay vẫn còn ở trong vùng biển Việt Nam. Mấy ngày gần đây, phía Trung Quốc còn điều thêm nhiều tàu chiến đến khu vực này. Tiếp theo nhiều hoạt động của hải quân Trung Quốc xâm phạm lãnh thổ Việt Nam ở vùng quần đảo Trường Sa trong những năm qua như trinh sát, khảo sát, tập trận, cắm bia... những hành động phi pháp trên đây bộc lộ rõ ý đồ của nhà cầm quyền Trung Quốc xâm phạm chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam, đe dọa nghiêm trọng an ninh của nước Việt Nam và của các nước ven Biển Đông, gây tình hình căng thẳng và mất ổn định ở Đông Nam Á”.

      Mặc cho những phản ứng ngoại giao nêu rõ và chỉ đích danh hành vi xâm lược, Trung Quốc vẫn tiếp tục tiến hành các cuộc xâm chiếm trên thực địa.

      Những ngày cuối tháng 2.1988, Trung Quốc cho quân xâm lấn và đóng quân thêm ở các bãi Ga Ven, Ke Nan và khống chế bãi Gạc Ma nằm trong cụm đảo Sinh Tồn thuộc quần đảo Trường Sa.

      Quân đội Trung Quốc ngày càng đẩy mạnh các hoạt động ngăn cản, phong tỏa và dùng vũ lực khiêu chiến các tàu vận tải của Việt Nam nhằm tạo cớ gây xung đột vũ trang.

      Đầu tháng 3.1988, Trung Quốc huy động lực lượng của hai hạm đội xuống khu vực quần đảo Trường Sa, “tăng số tàu hoạt động thường xuyên ở đây lên 9 đến 12 tàu chiến gồm 1 tàu khu trục tên lửa, 7 tàu hộ vệ tên lửa, 2 tàu hộ vệ pháo, 2 tàu đổ bộ, 3 tàu vận tải hỗ trợ LSM, tàu đo đạc, tàu kéo và 1 pông tông lớn”.

      Tư lệnh Quân chủng Hải quân Việt Nam điều quân đóng giữ các bãi đá Gạc Ma, Cô Lin và Len Đao, giao cho Lữ đoàn vận tải 125 cử lực lượng thực hiện nhiệm vụ này bởi Gạc Ma có vị trí quan trọng, nếu để hải quân Trung Quốc chiếm giữ thì họ sẽ khống chế đường tiếp tế cho các căn cứ khác tại quần đảo Trường Sa. (còn tiếp)

      (Lược trích: Trường Sa 1988 - Hồ sơ một sự kiện lịch sử, Võ Hà sưu tầm, biên soạn, Phanbook & NXB Đà Nẵng, 2021)
      https://thanhnien.vn/truong-sa-1988...-nhung-buoc-xam-lan-thuc-dia-post1437615.html
    usadok, maseo, tiendat_yhp1 người khác thích bài này.
  8. halosun

    halosun Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    18.882
    Đã được thích:
    17.405
    Đảo Sinh Tồn bây chừ
    [​IMG]

    vệt trắng mờ là giang cư mận nó lồ.ng hình đảo Sinh Tồn cách đây 10 năm, tính ra là to ra gấp 4 lần :D
    usadok, yetkieu, wang_pro1 người khác thích bài này.
  9. tttoan

    tttoan Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    05/06/2004
    Bài viết:
    2.329
    Đã được thích:
    322
    duongpro thích bài này.
  10. cuchuoi_kt115

    cuchuoi_kt115 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2012
    Bài viết:
    3.915
    Đã được thích:
    2.097
    bác nào rảnh vào xem.
    duongpro thích bài này.

Chia sẻ trang này