1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hoàng sa- Trường sa biển đảo quê hương ( Phần 4 )

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi onamiowada, 10/05/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. longtt88

    longtt88 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/11/2004
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    5
    Chia tay Song Tử Tây và những lời hứa của người ở lại

  2. MrKhuKhoam

    MrKhuKhoam Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    12/04/2011
    Bài viết:
    4.334
    Đã được thích:
    1.180
    Ku này chuyển sang móc mỉa từ lâu rồi, giờ mới biết à! [:D]
  3. giacaymamtep

    giacaymamtep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/10/2008
    Bài viết:
    1.390
    Đã được thích:
    5

    Chuyện Trường Sa của người Trường Sa - I 22:13 10 thg 5 2009

    Tiếp quản Trường Sa
    [​IMG] Đại tá Nguyễn Văn Dân sinh năm 1945 tại xã Bình Minh, Tĩnh Gia, Thanh Hoá, nhập ngũ năm 1964. Có gần 20 năm (1975 – 1994) gắn bó với quần đảo Trường Sa trước khi phụ trách Hệ đào tạo sau đại học của Học viện Hải quân rồi nghỉ hưu năm 2000, ông được coi là một trong những kho tư liệu sống về Trường Sa.

    Năm 1975, tôi đang là Trung uý, trợ lý tham mưu của Khu vực 2 Sông Mã, Hải quân (Khu vực là cấp tổ chức hải quân, tương đương Vùng hiện nay- Th.Th.), được lệnh tham gia Đoàn công tác tiếp quản căn cứ Cam Ranh. Đoàn gồm 42 người, do Trung tá Hà Trung Hỷ, Chính uỷ K2 chỉ huy (tháng 9.1975, Lữ đoàn 126 Hải quân đánh bộ được thành lập, ông Hà Trung Hỷ là Chính uỷ Lữ đoàn- Th.Th.), Đại uý Ngô Lai làm Tham mưu trưởng.
    Đoàn đi tàu đến Đà Nẵng ngày 2.4.1975. Tại đây, chúng tôi được biết chủ trương của trên, phải bí mật, nhanh chóng giải phóng các đảo ở quần đảo Trường Sa đang do quân Sài Gòn đóng giữ, kiên quyết không để lực lượng nào khác nhân tình hình lúc đó để chiếm đóng. Rồi tàu chúng tôi đi tiếp, đến quân cảng Quy Nhơn tối 6 tháng Tư. Khi đó, ở cảng Quy Nhơn vẫn chưa hết tiếng súng. Từ Quy Nhơn, Đoàn đi ô tô, vào đến Nha Trang ngày 7 tháng Tư. Ở đây, chúng tôi được lệnh gấp rút ra tổ chức tăng cường cho lực lượng ở Trường Sa. Giữa tháng Tư, chúng tôi xuống hai tàu do Bộ Tư lệnh Hải quân đưa từ Hải Phòng vào, giả dạng tàu cá số hiệu 679 – 680, ra Trường Sa.

    Ngày 14, ta giải phóng đảo Song Tử Tây. Chúng tôi tiếp quản đảo Song Tử Tây từ đơn vị giải phóng đảo, tổ chức lại công tác bảo vệ và nắm thêm tình hình chung. Sau đó, chúng tôi đến đảo Sơn Ca, một ngày sau khi đảo này được lực lượng ta trên tàu 641 giải phóng (25.4). Tại đây, Đoàn nhận 16 tù binh Sài Gòn để đưa về Cam Ranh trên tàu 641. Anh Hùng người Hà Tây, chỉ huy đơn vị giải phóng đảo Sơn Ca cho biết, hình như có một – hai lính Sài Gòn bơi sang đảo Ba Bình bên cạnh, do Đài Loan chiếm đóng. Sau đó, Đoàn tiếp tục đến đảo Nam Yết. Lúc đó ở gần Nam Yết có một tàu khu trục của hải quân Sài Gòn, nhưng tàu này rút đi khi thấy tàu ta tới.

    Đảo thứ tư Đoàn tới là đảo Sinh Tồn. Chúng tôi dừng tại đây lâu hơn. Khi đó, trên đảo còn ngôi mộ của một Thiếu uý Sài Gòn, bia ghi tên là Tính hay Tích gì đó, lâu rồi tôi không nhớ, ở Chợ Lớn, bị bệnh chết. Tôi nói với anh em, dù ở bên nào, nhưng họ cũng là người Việt Nam, tham gia giữ chủ quyền cho Tổ quốc, nay chết ở đây, mình cũng nên giữ mộ cho họ. Sau này ngôi mộ được di dời thế nào, tôi không rõ. Từ đảo Sinh Tồn, chúng tôi đến đảo Trường Sa Lớn, ngày 2 tháng Năm. Đây là đảo chúng tôi ở lại lâu nhất để củng cố tổ chức, lực lượng, đảm bảo các hoạt động.

    Nhìn chung, khi đó tổ chức phòng thủ của quân Sài Gòn tại Trường Sa còn sơ sài, thực phẩm cho lính chỉ có gạo sấy và đồ hộp. Các đảo còn hoang vu, ở Nam Yết cây mọc khá rậm rạp. Nhưng đảo này và đảo Sơn Ca hầu như không có chim, trong khi ở Song Tử Tây, Sinh Tồn và Trường Sa rất nhiều chim. Có những bãi chim, chim bay ào ào trên đầu, còn dưới đất chim con nằm dày đặc, chúng tôi không dám bước chân… Lúc đầu, chúng ta chưa xác định được cơ cấu tổ chức, trang bị, phương tiện, công tác phòng thủ tại các đảo. Dần dần, các khâu này được hoàn chỉnh, việc bảo đảm đời sống cho anh em trên các đảo đi vào nề nếp. Năm 1978, ta bắt đầu làm sân bay ở Trường Sa

    Trong quá trình ra tiếp quản các đảo năm 75, hầu như chúng tôi không thấy tàu Mỹ. Nhưng có một số tàu của đối phương – nói thế anh hiểu đối phương là ai rồi - ở quanh các đảo. Khi thấy tàu ta đến, họ rút đi. Ở các đảo Thị Tứ, Loại Ta chúng tôi thấy có tàu mang cờ Philippines …

    Tranh chấp tại đảo An Bang năm 1978, tôi không trực tiếp tham gia. Có bạn thân của tôi là Lê Văn Sợi cùng tàu HQ 617 ra An Bang, đối đầu với lực lượng Malaysia .

    [​IMG]

    Trung tuần tháng 5 năm 75, tôi về lại Nha Trang, được cử làm Cảng vụ trưởng ở căn cứ Cam Ranh. Khu vực Cam Ranh khi đó còn thường xuyên bị không quân Sài Gòn ném bom, nhiều nhất là ở cầu Trà Long trên quốc lộ 1A. Chỗ cảng còn rất nhiều tàu, sà lan chở dân tị nạn, cả xác lính Sài Gòn, xác dân. Dân di tản còn ở Cam Ranh khá nhiều. Thậm chí có mấy người lính Sài Gòn vẫn mặc quân phục cũ, đeo băng đạn, xin cách mạng cho bộ đồ Tô Châu để họ mặc, đứng ra giữ gìn trật tự

    Lúc đó, nghe tin còn lực lượng địch cố thủ trong căn cứ Cam Ranh, tôi được lệnh đưa một sĩ quan Sài Gòn đi kiểm tra. Đó là trung uý Tuân ở căn cứ Lam Sơn (Dục Mỹ, Ninh Hoà, Khánh Hoà), nhà ở số 91 Nguyễn Trãi, Nha Trang. Ông Tuân có thời gian làm việc trong Cam Ranh nên ít nhiều biết các khu vực ở đây. Các điểm chúng tôi kiểm tra đều mới bị đào bới. Nghe nói, sau khi Mỹ rút khỏi Cam Ranh năm 1973, đã có các nhà thầu được vào đó tìm phế liệu…

    Tháng 8 năm 75, tôi làm Hải đội phó Hải đội Cam Ranh. Tháng 10 năm 78, Vùng 4 duyên hải được thành lập. Năm 80, tôi là Đại uý Hải đội trưởng, được điều lên làm Trưởng ban Huấn luyện của Vùng 4, rồi được cử đi học ở Liên Xô. Năm 1983 về nước, tôi làm Phó Tham mưu trưởng Vùng, được giao nhiệm vụ chuyên giúp cho các đảo Trường Sa.
  4. giacaymamtep

    giacaymamtep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/10/2008
    Bài viết:
    1.390
    Đã được thích:
    5

    Chuyện Trường Sa của người Trường Sa - II 22:44 14 thg 5 2009

    Chiến dịch Chủ quyền 88

    [​IMG] Tháng 10/1987, Trung tá Nguyễn Văn Dân ra Trường Sa trực tiếp chỉ huy việc dựng nhà cao chân tại các đảo chìm, bãi đá ngầm. Chuyến đi gian khổ đó kéo dài tới 10 tháng, tháng 8/1988 ông mới về đến đất liền.

    Trước năm 87, mình đã xây nhà trên một số đảo chìm, tình hình chưa đến nỗi phức tạp lắm. Nhưng từ giữa năm 1987, tình hình tại quần đảo Trường Sa diễn biến rất khẩn trương. Khi đó tôi là Trung tá, Phó Tham mưu trưởng Vùng 4, trực tiếp chỉ huy khu vực 2 của Trường Sa. Biết đối phương có ý đồ, cấp trên chỉ đạo Vùng 4 làm sẵn các khung nhà cao chân, tổ chức biên chế lực lượng để mang ra ráp tại các đảo chìm, bãi đá ngầm.

    Tháng 10/1987, tôi trực tiếp cùng Trung tá Lưu Đình Lừng - Hải đội trưởng một hải đội của Lữ đoàn 125 ra tăng cường cho Trường Sa. Không ngờ, chuyến đi đó kéo dài tới 10 tháng, đến tháng 8/1988 tôi mới về đất liền.

    Trên tàu HQ 617, chúng tôi mang 3 khung nhà cao chân và 3 khung lực lượng đóng giữ đảo, vừa nắm tình hình vừa dựng nhà trên đảo chìm. Trọng tâm là giữ bằng được đảo Đá Lớn. Đảo Đá Lớn gần đất liền hơn so với nhiều đảo khác. Đá Chữ Thập còn gần hơn, nhưng lúc đó mình quan niệm Chữ Thập nó nhỏ. Đá Lớn là một bãi cạn dài hơn 20 km, tương đương với các đảo Thuyền Chài, Đá Đông, là những đảo loại to nhất ở Trường Sa, đều do ta đóng giữ. Đảo Núi Thị cũng rất quan trọng, ở ngay phía Đông đảo Ba Bình đang bị Đài Loan chiếm giữ và không xa các đảo Thị Tứ, Loại ta đang bị Philippines chiếm giữ.

    Khoảng ngày 7-8/11/1987, có một cơn bão lớn, tàu HQ 617 bị mất toàn bộ hệ thống neo. Trước đó, chúng tôi đã xác định được luồng vào hồ Đá Lớn và 3 điểm dựng nhà, nhưng do bão quá lớn, phải về đất liền tránh bão…

    Ngày 20/1/1988, chuyến máy bay đầu tiên chở cán bộ của Bộ Tư lệnh Hải Quân do Chuẩn Đô đốc, Phó Tư lệnh trưởng Phạm Huấn dẫn đầu vào đến Cam Ranh. Tại đây, ông Phạm Huấn phổ biến Nghị quyết của Quân chủng về nhiệm vụ đóng giữ các đảo chìm trong tình hình khẩn trương. Đến tháng 2, Tư Lệnh Quân chủng Giáp Văn Cương cũng vào Cam Ranh, trực tiếp làm Tư lệnh Vùng 4, chỉ huy chiến dịch Chủ Quyền 88 (CQ88).

    Tôi được Vùng giao làm Phó trưởng đoàn, phụ trách chỉ huy đi biển của Đoàn công tác ra tiếp tục đóng giữ các đảo, bãi ngầm. Hướng chính là Đá Đông, Châu Viên, Đá Lát… Tổ chức đóng giữ xong Đá Đông đã sát Tết, có thêm lực lượng ra, do Chỉ huy trưởng Vùng 4, Đại tá Lê Văn Thư trực tiếp chỉ huy...

    Diễn biến ác liệt đầu tiên xảy ra là ở bãi Châu Viên. Sáng 18.2.1988, khi lực lượng mình đến, Trung Quốc đưa tàu khu trục, tàu pháo đến chặn, không cho mình lên đảo. Chưa có bắn pháo, nhưng khi mình lên thì nó ngăn chặn. Hai bên hằm hè nhau... Tối đó có dông lớn, cả nó cả mình đều bị trôi neo. Tàu chúng tôi về Đá Đông, làm căn nhà cao chân đầu tiên ở mỏm Đông của Đá Đông, kéo cờ lên khẳng định chủ quyền. Nhưng Trung Quốc cũng định đổ bộ lên phía bên kia, mỏm Tây của Đá Đông. Tàu HQ 614 của mình lao lên đó, bên kia thôi. HQ 614 lao lên đó, nhưng chỉ kẹt, không hỏng tàu, sau cứu ra được. Tàu chiến của nó cứ quần liên tục ở bên ngoài. Ngày 19.2, chúng tôi tiếp tục xây dựng 3 nhà trên đảo Đá Đông, lực lượng trú đóng hơn 80 người.

    Nhưng phía bãi Châu Viên, mình không lên được nữa rồi. Trung Quốc đã đổ quân chiếm đóng, nó sẵn sàng nổ súng nếu mình lên…

    Đêm 13.3, tôi được lệnh lên tàu HQ 614, chỉ huy lực lượng hành quân ngay lên phía đảo Sinh Tồn...
    [​IMG] Ông Nguyễn Văn Dân thăm bộ đội đảo Núi Thị,năm 1988
    Theo Lịch sử Hải quân Nhân dân Việt Nam và một số tư liệu khác
  5. MrKhuKhoam

    MrKhuKhoam Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    12/04/2011
    Bài viết:
    4.334
    Đã được thích:
    1.180
    Ảnh mộ vô danh Trường Sa do anh Nguyễn Đình Quân chụp ở Nam Yết ngày 26-12-2011.

    [​IMG]
    Theo tác giả Nguyễn Đình Quân thì
    "
  6. giacaymamtep

    giacaymamtep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/10/2008
    Bài viết:
    1.390
    Đã được thích:
    5

    Chuyện Trường Sa của người Trường Sa - III 19:03 17 thg 5 2009

    14.3.1988

    Đêm 13.3, tôi được lệnh lên tàu HQ 614, chỉ huy lực lượng hành quân ngay lên phía đảo Sinh Tồn.

    Ông chỉ huy cả lực lượng của Anh hùng liệt sĩ Trần Đức Thông?

    Không, anh Thông vừa đi phép vào, đi tàu 604 từ đất liền ra, cùng tàu 505, còn tôi từ Đá Đông lên.


    Chúng tôi hành quân ngay trong đêm 13, đi ở khoảng giữa Châu Viên và Phan Vinh. Có hai tàu Trung Quốc đến kèm, theo tôi nhớ là tàu 203 và tàu 205. Tàu chúng tôi bắt đầu bị mất liên lạc với đất liền. Do bị nó chặn đường, nên đến chiều tối ngày 14, chúng tôi mới đến được đảo Sinh Tồn. Lúc đó, HQ 604, HQ 605 đã bị bắn chìm, HQ 505 đã lao lên Cô Lin.


    Đêm 14, chúng tôi đưa anh em thương binh lên đảo Sinh Tồn để cứu chữa, và báo cáo tình hình về nhà. Anh Doan, chính trị viên tàu 605 hy sinh trên tàu, anh em chèo xuồng đưa được về Sinh Tồn và an táng ở đó.

    [​IMG] Con tàu Anh hùng HQ505 lao lên Cô Lin, thành mốc chủ quyền Việt Nam. Ảnh trên báo Nhân Dân ngày 25.3.1988

    Sáng 15, chúng tôi ra chỗ tàu 605, 604. Theo vết dầu nổi lên, chúng tôi xác định được vị trí 605 chìm, thả neo đánh dấu. Rồi chạy qua chỗ Gạc Ma. Trung Quốc mới dựng cái chòi nhỏ ở đó. Lúc đó 604 không còn dấu vết gì cả…! Hồi đó nêu tên 74 người mất tích, nhưng sau kiểm lại, thực tế có 71 người hy sinh, mất tích và bị bắt. Anh em còn lại đã về Sinh Tồn, về 505. Chúng tôi tiếp tục tìm, đến gần 12 giờ trưa, 2 tàu khu trục Trung Quốc đến ngăn chúng tôi vào khu vực Gạc Ma. Chúng tôi không thể vào được, không xác định được vị trí tàu 604 chìm... Hẻm giữa Cô Lin và Gạc Ma rất sâu, nhưng 505 đã lao lên được Cô Lin. Còn 604, chúng tôi đoán 604 thả neo ở Tây Nam Gạc Ma, khi bị bắn thì chìm rất sâu nên không thấy vết dầu nổi lên…


    Chúng tôi cho tàu 614 cập vào chỗ tàu 505 ở Cô Lin, lập sở chỉ huy trực tiếp tại đó. Tôi ở cụm Sinh Tồn, Cô Lin, Len Đao cho đến tận tháng 8.1988. Tháng 4, tàu cứu hộ Đại Lãnh với bên Chữ Thập Đỏ ra, anh em lặn tìm tàu 605, chìm ở độ sâu 39 m. Theo báo cáo, có một đồng chí báo vụ hy sinh trong tàu, tổ thợ lặn xuống khảo sát, tìm kiếm kỹ trong tàu nhưng không thấy xác... Đó là những ngày rất căng thẳng, nhất là ở khu vực Len Đao, Cô Lin, Gạc Ma. Tôi còn nhớ ngày 12.5, tàu pháo Trung Quốc áp sát tàu 614 đang ở cạnh đảo Len Đao, chỉ cách 30 m. Nhưng chúng tôi vẫn bình tĩnh xử lý, không để xảy ra cái gì cho nó gây sự. Nói thêm, tàu 614 là tàu vận tải loại cũ, nay không còn sử dụng. Tàu 605, 604 là loại 400 tấn, còn tàu 505 trọng tải 200 tấn, chủ yếu chở nước.


    Nói chung dịp 1988, các đảo ta chủ định đóng giữ đều đóng giữ được, trừ Huy Ghơ, Gạc Ma, Châu Viên, Chữ Thập, Ga Ven. Chỗ Sinh Tồn là một cụm đảo lớn, Trung Quốc nó đóng hai điểm, Huy Ghơ và Gạc Ma.


    Ga Ven gần Nam Yết. Dịp đó, có lần tàu chúng tôi giả dạng tàu cá, đi từ đảo Trường Sa lên Đá Lớn, để đưa một tổ ra làm thêm nhà ở Đá Lớn. Do la bàn sai lên tàu chạy vào gần Chữ Thập lúc 12 giờ trưa, rồi mờ sáng sau chạy vào gần Ga Ven. Ngày đó phương tiện mình thô sơ đến mức như thế. Lúc đó Trung Quốc nó làm nhà ở Ga Ven rồi, nó bắn AK ra…


    Tại sao hồi ở Gạc Ma, mình không đánh lại?

    Nói chung, chủ trương của ta hồi đó là không đưa tàu chiến ra. Mình khẳng định chủ quyền là của mình, đưa chủ yếu các phương tiện vận tải, anh em công binh ra giữ chủ quyền. Nếu có đưa tàu chiến ra Trường Sa, chỉ là để tăng cường hỗ trợ bảo vệ, chứ không phải để đối đầu, gây chiến. Chủ quyền là của mình, mình có trách nhiệm tiếp tục đóng giữ, bảo vệ. Chủ trương của mình là vậy. Một lý do nữa, tôi chưa nói được…


    Còn Trung Quốc, họ muốn có chủ quyền bằng sức mạnh. Tức là, một cái tàu đưa người định đến đóng đảo nào thì đều có tàu chiến đi cùng, thậm chí là tàu tuần dương. Họ đi đâu đều có phương tiện đủ bộ, sẵn sàng nổ súng.


    Nói thêm chỗ Gạc Ma, Sinh Tồn. Chỗ đó mình không nổ súng, vì từ Sinh Tồn ra đến Gạc Ma mấy chục cây số, sao mà nổ súng tới.


    Hồi đó, mình đã đưa không quân ra Trường Sa?


    Máy bay mình bay ra, máy bay Trung Quốc cũng bay đến. Ngày 14, 15, 16 máy bay AN26 của mình có bay ra Cô Lin, Len Đao. Nhưng cũng rất kìm chế. Tôi chỉ có nghĩ thế này: Trung Quốc họ nói thế này thế nọ, nhưng họ hành động bằng vũ lực, chứ không đối thoại.

    [​IMG] Bản đồ Trường Sa, 1988

    Qua CQ88, tôi rút ra mấy cái.


    Một là, chủ quyền bây giờ ta có được là do đánh giá đúng âm mưu, ý đồ, thái độ của các bên đối phương đối với các điểm đảo Trường Sa, cả đảo nổi và đảo chìm. Cho nên, có quyết tâm kịp thời, khắc phục khó khăn để giữ được các đảo.


    Cái thứ hai, mặc dù có khó khăn về phương tiện, nhưng nỗ lực rất lớn. Mỗi người tham gia bảo vệ Trường Sa đều có quyết tâm lớn. Lúc bấy giờ, có những cái rất căng thẳng, có những thời điểm quá khắc nghiệt. Trên tàu, mấy chục anh em chúng tôi cùng đi với nhau, lúc đầu cũng có hoang mang. Nhưng sau khi chứng kiến sự việc, chúng tôi củng cố, quyết tâm hơn. Ở nhà, lúc đầu tưởng tôi đã hy sinh, vì tàu bị mất liên mạc, tưởng Trung Quốc bắn rồi. Danh sách hy sinh không ghi tên tôi, nhưng ở quê cứ đồn tôi hy sinh rồi…Vợ tôi ốm là vì thế. Sau có tàu Đại Lãnh về đất liền, tôi nhờ cái ông đó điện về nhà, mới hồi dần. Có lúc tàu chúng tôi hết cả cái ăn, nước uống, quần đùi may ô suốt, may có Mỹ Á ra tiếp tế… Cái lòng bền bỉ, sự kiên quyết của anh em rất là lớn.


    Cái thứ ba, trước các tình huống khi đó, chỉ huy trực tiếp gián tiếp đều rất linh hoạt, kịp thời. Hồi đó, phương tiện thiếu thốn, nhưng lên chỗ nào để tìm địa điểm làm nhà, đưa quân đóng giữ, thấy có điều kiện là làm ngay. Đồng thời, đối sách hết sức khéo léo, không để dẫn đến nổ súng, ví dụ như tình hình ở Len Đao, tôi đã kể. Hoặc tình hình căng thẳng hồi tháng Tư, khi tàu cứu hộ Mỹ Á ra thay cho tàu Đại Lãnh, Trung Quốc cho 5 tàu chiến vây ép hai tàu này và 614. Đối phương cho rằng mình lợi dụng cứu hộ để mang tên lửa ra, nó gây căng thẳng lắm. Mình vẫn bình tĩnh xử lý được. Thái độ họ hung hăng, nhưng mình bình tĩnh, việc ai người ấy làm, chủ quyền mình mình giữ.


    Năm 1988, ta đã để cho Trung Quốc chiếm đảo?


    Ai cho rằng Việt Nam để cho Trung Quốc chiếm các đảo chìm, bãi chìm, không đúng. Quần đảo Trường Sa quá rộng, các điểm đảo cách nhau rất xa, mình hết sức cố gắng đóng giữ với khả năng của mình. Nhưng có những điểm, khi mình đưa lực lượng đến đóng giữ thì Trung Quốc gây sự. Không phải là vì chỗ này chỗ kia, Việt Nam không đóng nên Trung Quốc đóng đâu. Mà Trung Quốc cố tình đưa phương tiện, lực lượng vũ trang hiện đại đến, dùng sức mạnh áp đảo để chiếm đóng. Tôi nói điển hình như vụ Gạc Ma. Chủ quyền của mình rồi, mình mới đưa anh em lên giữ đảo, để thể hiện chủ quyền của mình thôi. Nếu Trung Quốc có thiện chí, họ sẽ thể hiện thái độ bằng con đường này con đường khác.


    Nhưng khi bộ đội Việt Nam tay không lên đảo, họ dùng hoả lực tàu chiến, dùng pháo bắn tới tấp lên tàu, bắn lên anh em tay không trên đảo. Tàu 604, anh em đi trên 100 người…


    Vụ đó, nếu Trung Quốc nói rằng họ đã cắm cờ ở Gạc Ma, rồi mình lên nhổ cờ của họ nên họ mới bắn, là hoàn toàn sai. Vì Sinh Tồn gồm Sinh Tồn Lớn, Sinh Tồn Đông, rồi một vòng chìm xuống là Đá Hốc, Cô Lin, Len Đao… là một cụm gắn với nhau. Cả một vòng gắn với nhau, mình đã đóng mà Trung Quốc ngang nhiên lên đó. Họ nói thế là chính họ thừa nhận họ làm sai.


    Về chủ quyền biển đảo, các thế hệ của mình đã có mặt ở Trường Sa từ xưa đến giờ. Không những sau khi đất nước Việt Nam hoàn toàn giải phóng, mà từ trước đó, chế độ Sài Gòn, họ vì con người Việt Nam, đã đưa người Việt Nam ra giữ biển đảo của mình, chủ quyền của mình. Đó là cái ý nghĩa cơ bản, lâu dài của việc giữ chủ quyền. Năm 88, chỉ là một thời điểm trong cả quá trình. Nếu ta có điều kiện, có tiềm lực, đã đóng giữ hết từ trước. Nhưng mình làm từng bước một, khả năng có đến đâu làm đến đấy. Củng cố những nơi có điều kiện cho bộ đội ở ổn định, rồi tiếp tục làm những chỗ khác. Các nước tổ chức lực lượng, dùng sức mạnh của họ ra chiếm đóng là hành động trái phép. Nó tạo nên căng thẳng ở biển Đông. Năm 1988, xác định được đối phương như thế nên mình đã phản ứng nhanh chóng, chính xác.Từ nhận định cho đến xử tình huống là kịp thời, không gây quá nhiều tổn thất đối với lực lượng mình, cho anh em, nhưng thể hiện quyết tâm giữ chủ quyền. Dù là đảo nổi, đảo chìm đều là vùng biển, hải đảo mà mình có trách nhiệm quản lý và sử dụng.


    Nếu năm 1988 hoặc năm nào đó, các lực lượng đối phương đụng đến các đảo ta đã đóng quân, như Sơn Ca, như Song Tử, sự việc không dừng lại như ở Gạc Ma, như Hoàng Sa 1974.


    Năm 1988, Trung tá Nguyễn Văn Dân và tàu HQ 614 đều được tặng Huân chương Chiến công hạng Ba. Ông được giao phụ trách quan hệ với Liên Xô ở Vùng 4 Hải quân, từ năm 1994 phụ trách Hệ đào tạo sau đại học của Học viện Hải quân. Ông nghỉ hưu năm 2000. Hiện nay, Đại tá Dân là Chủ tịch Hội Khuyến học phường Vĩnh Nguyên, Nha Trang.
  7. longtt88

    longtt88 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/11/2004
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    5
    Văn nghệ giao lưu trên đảo Song Tử Tây

  8. MrKhuKhoam

    MrKhuKhoam Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    12/04/2011
    Bài viết:
    4.334
    Đã được thích:
    1.180
    Cảnh sát Biển Việt Nam thực hiện quyền chủ quyền ở Hoàng Sa
    [​IMG]

    Đây là một tin rất hay.

    Hay, cảm động, trước hết vì 12 đồng bào gặp hoạn nạn giữa biển Đông đã được cứu.

    Nhưng tin này đáng chú ý hơn ở chỗ, tàu của ông Phạm Văn Mãng được cứu ở vị trí cách đảo Phú Lâm, quần đảo Hoàng Sa 119 hải lý về phía Đông Bắc. Tàu Cảnh sát Biển Việt Nam đã đi qua quần đảo Hoàng Sa để tiếp cận tàu ông Mãng. Tàu Cảnh sát Biển, chứ không phải tàu SAR của Trung tâm Phối hợp Tìm kiếm Cứu nạn Hàng hải Việt Nam – VMRCC


    Tàu của Cảnh sát Biển Việt Nam hay của VMRCC đều có thể đi cứu đồng bào.


    Nhưng việc tàu Cảnh sát Biển Việt Nam cứu tàu ở vùng biển Hoàng sa có một ý nghĩa khác.


    Như vậy, việc đi cứu tàu cá của ông Phạm Văn Mãng vừa là nhiệm vụ nhân đạo, vừa là hành động thể hiện quyền chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa [​IMG]
  9. giacaymamtep

    giacaymamtep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/10/2008
    Bài viết:
    1.390
    Đã được thích:
    5

    Chuyện Trường Sa của người Trường Sa: IV - Đóng giữ đảo Đá Đông 23:12 13 thg 3 2012

    Ba entry viết hồi tháng 5-2009 đã nêu hồi ức của Đại tá Nguyễn Văn Dân, nguyên Phó Tham mưu trưởng Vùng 4 Hải quân về những ngày tiếp quản và bảo vệ Tường Sa, nhất là dịp 14-3-1988. Vài entry này và entry sau sẽ kể cụ thể hơn về những ngày đó.

    Đầu năm 1988, Trung Quốc đưa nhiều tàu hộ vệ tên lửa, tuần dương, tàu dầu, tàu đổ bộđến khu vực quần đảo Trường Sa.Lãnh đạo Quân chủng Hải quân xác định, Nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền vùng biển và quần đảo Trường Sa là nhiệm vụ quan trọng nhất, khẩn trương nhất và vinh quang nhất của Quân chủng. Toàn quân chủng bước vào chiến dịch CQ88 (Chủ quyền 88). Tháng 2-1988, Trung tá Dân được giao làm Phó trưởng đoàn, phụ trách chỉ huy đi biển của Đoàn công tác ra tiếp tục đóng giữ các đảo, bãi ngầm. Hướng chính là Đá Đông, Châu Viên, Đá Lát…


    Diễn biến ác liệt đầu tiên xảy ra ở bãi Châu Viên. Đi cùng tàu 614 của tôi có tàu 861 của Vùng 3, trên đó có đồng chí Lê Văn Thư, lúc đó là Tham mưu trưởng Vùng 4. 614 là loại tàu Nhật Lệ do Trung Quốc đóng, trọng tải chỉ 200 tấn.Trung Quốc đưa một tàu khu trục, một tàu pháo đến chặn, không cho mình lên đảo, kéo cờ hiệu trên tàu và nói, nếu mình không rút nó sẽ nổ súng. Hai bên hằm hè nhau... Sáng 18-2 là mùng 2 Tết, tàu 614 của chúng tôi đưa 9 anh em lên cắm cờ ở Châu Viên. Mang theo 1 lá cờ, 2 khẩu AK, dụng cụ xà beng để thăm dò độ sâu, chuẩn bị làm nhà. Khi lên cắm được cờ rồi thì gió mùa đông bắc về rất mạnh, nước lớn, tàu bị đánh ra khỏi đảo, trôi neo. Lúc đó trời tối, tàu phải nổ máy chạy cạnh đảo, tìm cách kéo 9 anh em trên đảo ra tàu. 7 người ra được trước, còn 2 người ở lại đứng giữ cờ.


    Nhưng nước triều cứ lên, ngập đến cổ, phải đưa nốt hai anh em ra. Lúc đó một tàu của Trung Quốc, có hai số sau là 31 chạy tới uy hiếp. Đến nửa đêm, lệnh của Tư lệnh Hải quân, sáng mai bằng mọi giá phải lên Châu Viên. Nhưng Trung Quốc kéo đến 4 tàu chiến: 208, 209, 164…, quay pháo về phía mình đe dọa nổ súng. Ta không lên được Châu Viên nữa. Không phải mình không quyết tâm. Nhưng thực ra, cũng có mất cảnh giác, nghĩ là bãi ngầm nhỏ. Trung Quốc đã thả một bia làm dấu của họ lên đó, khi mình đến đã thấy. Mình nghĩ Châu Viên là đảo nhỏ, không chú ý giữ bằng giữ Đá Đông, Đá Tây, Đá Lớn, Tốc Tan, những đảo lớn trên ba chục cây số, hai mấy cây số. Lực lượng mình còn mỏng, phải tập trung vào các đảo lớn, không thể triển khai đến tất cả các đảo, bãi ngầm nhỏ.


    Tối 18 có dông lớn, tàu của cả nó cả mình đều bị trôi neo. Tàu chúng tôi cấp tốc về Đá Đông, làm căn nhà cao chân đầu tiên ở mỏm Đông của Đá Đông, kéo cờ lên khẳng định chủ quyền. Nhưng Trung Quốc cũng định đổ bộ lên phía bên kia, mỏm Tây của Đá Đông. Tàu HQ 614 của mình lao lên đó, nên bên kia thôi. HQ 614 lao lên đó, nhưng chỉ kẹt, không hỏng tàu, sau cứu ra được. Tàu chiến của nó cứ quần liên tục ở bên ngoài.


    Khi làm xong nhà cao chân ở Đá Đông, không có gì ăn, tôi phải đưa người ra tàu. Chuyến đầu ra được trót lọt, nhưng chuyến sau không được, sóng to. Đành lội bộ về lại cái chòi cao chân đó, không có gì ăn, không có gì mặc. Ngày đó là 20-2. Đó là mùng 4 tết, cứ nghĩ có khi mình chết ở đây.


    Nếu mình không nhanh ngày 19-2, có khi Trung Quốc lấy mất Đá Đông. Khi nó đưa pháo định bắn tàu mình, tôi bảo, thôi, đưa 614 về để làm nhà trên Đá Đông ngay. Nó định lên đầu Tây, tôi lệnh tàu 614 lao lên để giữ đầu Tây. Lên đó dựng 8 cái cột, tàu nó cũng về theo, nhưng thấy mình làm nhà cắm cờ trên đó rồi, nó lại thôi, không gây sự nữa. Nhưng mình mới cắm được cọc, dựng tạm nhà, chưa tiếp tế được thì sóng đánh tàu 614 bật neo trôi ra, tôi phải nằm một đêm trên Đá Đông.


    Khi đó Trung Quốc đã lên Đá Đông?


    Nó chưa lên. Nó chiếm được Châu Viên rồi lăm le lên Đá Đông. Nó lên được thì phức tạp. Lúc đó tôi có cái ống thùng dầu phụ của máy bay, làm cái bệ như quả tên lửa. Tôi nghĩ, cái ý định bình thường của mình, nhưng thắng lợi trong vấn đề nghi binh. Nó quan sát thấy cái hình thù như quả tên lửa. Cho nên hôm giữ được Đá Đông, tôi thở phào nhẹ nhõm. Tôi nghĩ, nó chiếm được Châu Viên, nhưng mình giữ được Đá Đông. Đá Đông quan trọng hơn Châu Viên nhiều. Nó dài, có hồ trong đó, tàu vào trong đó đậu bình thường.


    Hôm ở trên Đá Đông mùng 4 Tết, chú ở mấy ngày?


    Tôi ở lại củng cố cùng hai anh công binh, không có chăn đắp, không có lửa trên cái nhà cao chân chưa vững chãi lắm, nhà tạm để mai làm nhà to. Mãi đến 11-12 giờ trưa hôm sau, thủy triều lên, 614 chạy đến phía Nam này đón bọn tôi. Cái nhà đó có 8m2 thôi, 6 cọc. Cọc do công binh Vùng 4 đúc hết. Lúc đó, sợ đêm nó đổ, nghĩ đêm đó là đêm cuối cùng. Cũng có cái gì phù hộ mình trong lúc gian nan. Lúc đó mình không bình tĩnh, mắc mưu của nó, cứ chần chừ dập dình với hai cái tàu của Trung Quốc thì không lên Đá Đông được, mất Đá Đông.

    Sau ngày 19-2, chúng tôi tiếp tục xây dựng 3 nhà trên đảo Đá Đông, lực lượng trú đóng hơn 80 người.


    Nhưng phía bãi Châu Viên, mình không lên được nữa rồi. Trung Quốc đã đổ quân chiếm đóng, nó sẵn sàng nổ súng nếu mình lên…
  10. MrKhuKhoam

    MrKhuKhoam Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    12/04/2011
    Bài viết:
    4.334
    Đã được thích:
    1.180
    [​IMG] tuần tra bảo vệ đảo Trường Sa, tháng 4-1996 - Ảnh Nguyễn Đình Quân


    Tổng thư ký Việt Weekly: Chúng tôi hãnh diện được thăm Trường Sa
    [​IMG] [​IMG]

Chia sẻ trang này