1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hoàng sa- Trường sa biển đảo quê hương ( Phần 4 )

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi onamiowada, 10/05/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. giacaymamtep

    giacaymamtep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/10/2008
    Bài viết:
    1.390
    Đã được thích:
    5

    Chuyện Trường Sa của người Trường Sa V - Chú bé trong lửa đạn 14-3-1988 09:00 17 thg 3 2012

    Loạt bài "Chuyện Trường Sa của người Trường Sa" viết theo lời kể của Đại tá Nguyễn Văn Dân, nguyên Phó Tham mưu trưởng Vùng 4 Hải quân trong dịp 14-3-1988. Hôm nay, tạm ngưng mạch chuyện của Đại tá Dân, để thuật lại một chuyện ngoài chính sử., chuyện kể của một chiến sĩ Trường Sa 1988, nay vẫn đang ở Lữ đoàn 146 - Đoàn Trường Sa anh hùng. Tuy là chuyện ngoài chính sử, nhưng với những gì tôi hiểu về anh, cảm nhận ở anh khi đi cùng tàu HQ-996, uống chung nhiều ấm trà với anh trong suốt gần một tháng cuối năm 2011, đầu năm 2012, tôi tin đây là câu chuyện có thật.

    Trong sự kiện 14-3-1988, Trung Quốc đã bắn vào 3 tàu vận tải của Hải quân Việt Nam: HQ-604, HQ-605 và HQ-505. Con tàu HQ-505 không bị chìm, nó kịp lao lên đảo Cô Lin, bảo vệ được chủ quyền ở đây trước khi bị bắn cháy. Thuyền trưởng Vũ Huy Lễ và tập thể tàu HQ-505 đã được tuyên dương danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Không có ai trên tàu HQ-505 hy sinh trong ngày uất hận 14-3-1988 ấy. Điều đặc biệt nữa của tàu HQ-505 là, khi tàu bị địch bắn cháy, trên tàu có một chú bé.

    Chú bé đó, thuyền trưởng Vũ Huy Lễ gặp tại cảng Hải Phòng đầu năm 1988, trong một lần tàu cập cảng nhận hàng. Khi đó, chú mới 9 tuổi, lang thang, không biết cha mẹ ở đâu. Thương tình, thuyền trưởng đưa chú bé lên tàu để nuôi. Đầu tháng 3-1988, tàu HQ-505 nhận lệnh vào Đà Nẵng nhận lương thực, vật liệu xây dựng để ra Trường Sa. Lúc đó, tình hình Trường Sa đang hết sức căng thẳng, không muốn để chú bé phải chịu nguy hiểm, thuyền trưởng Vũ Huy Lễ cho chú bé lên bờ. Nhưng gần một ngày sau khi tàu rời bến, mọi người phát hiện chú bé trốn trong một cái tủ trên tàu...

    Ngày 14-3-1988, tàu HQ-505 đã hứng chịu trận mưa đạn từ phía các tàu Trung Quốc, cháy hỏng gần như toàn bộ lớp sơn, đài chỉ huy chi chít hàng trăm vết đạn, hai bên sườn và phía sau đuôi có hàng chục lỗ thủng đường kính 30 - 40 phân do đạn pháo bắn thẳng, lương thực, thực phẩm trong khoang tàu cháy thành than... Chú bé đã cùng các anh, các chú trải qua những giờ phút kinh hoàng. Nhưng thật kỳ diệu, không có ai trên tàu HQ-505 hy sinh, chú bé không hề hấn gì...

    Tàu HQ-505 lao lên đảo Cô Lin, ảnh chụp lại từ báo Nhân Dân, ngày 25-3-1988[​IMG]

    Chú bé đó tên là Thảo. Bây giờ anh ở đâu, Thảo ơi!

    Chuyện Trường Sa của người Trường Sa: VI - Đóng giữ đảo Len Đao 00:42 24 thg 5 2012

    Phải mất hơn nửa năm trời, việc đóng giữ đảo Len Đao mới hoàn thành, trước họng pháo của tàu Trung Quốc.

    Trong entry Chuyện Trường Sa của người Trường Sa: IV – Đóng giữ đảo Đá Đông, Đại tá Nguyễn Văn Dân kể chuyện chạy đua và đấu trí với tàu Trung Quốc để đóng giữ đảo Đá Đông, ngày 19-2-1988. Trong khi đang chỉ huy củng cố phòng thủ Đá Đông, đêm 13-3, Đại tá (lúc đó là Trung tá) Dân được lệnh lên tàu HQ 614, chỉ huy lực lượng hành quân ngay lên phía đảo Sinh Tồn. Trung Quốc đang lăm le chiếm đóng các bãi cạn Gạc Ma, Len Đao, Cô Lin ở Tây Nam cụm đảo Sinh Tồn.


    Tàu HQ 614 hành quân ngay trong đêm 13-3, đi ở khoảng giữa đảo Châu Viên và đảo Phan Vinh. Có hai tàu Trung Quốc đến kèm, phá sóng liên lạc, theo Đại tá Dân nhớ là tàu 203 và tàu 205. Tàu HQ 614 bị mất liên lạc với đất liền và bị chặn đường, nên đến trưa ngày 14-3 mới đến được đảo Sinh Tồn. Lúc đó, các tàu HQ 604, HQ 605 đã bị bắn chìm, tàu HQ 505 đã lao lên Cô Lin.
    [​IMG]

    Chiều và đêm 14, tàu HQ 614 đưa anh em thương binh từ các đảo Gạc Ma, Len Đao, Cô Lin lên đảo Sinh Tồn để cứu chữa, và báo cáo tình hình về nhà. Sáng 15, tàu HQ 614 ra chỗ tàu HQ 605, HQ 604 bị bắn chìm. Theo vết dầu nổi lên, xác định được vị trí tàu HQ 605 chìm ở cạnh đảo Len Đao, thả neo đánh dấu. Trước đó, lực lượng trên tàu HQ 605 đã lên đảo Len Đao củng cố, rồi dùng xuồng và vật nổi bơi về Sinh Tồn.


    Trong số người đã hy sinh, thi thể Trung úy Phan Hữu Doan (quê Chí Tiên, Thanh Hòa, Phú Thọ, Thuyền phó chính trị tàu HQ 605) được đưa về đảo Sinh Tồn. Anh em nói, trong tàu còn thi thể Trung sĩ Bùi Duy Hiển (quê thị trấn Diêm Diền, Thái Thụy, Thái Bình, nhân viên báo vụ), nhưng anh em chưa đưa thi hài đi được.

    Ít ngày sau, tàu Đại Lãnh ra cứu hộ, thợ lặn tích cực tìm kiếm trong tàu HQ 605 ở độ sâu 40 mét, nhưng không thấy thi thể anh Hiển.


    Trưa 15-3, tàu HQ 614 vào khu vực Gạc Ma để tìm dấu vết tàu HQ 604, nhưng bị hai tàu khu trục của Trung Quốc ngăn cản…


    Tàu HQ 614 neo gần chỗ tàu HQ 505 ở đảo Cô Lin, lập sở chỉ huy cụm 2 (Sinh Tồn) ngay tại đó. Tình hình ở cụm Sinh Tồn, Cô Lin, Len Đao căng thẳng cho đến tận cuối năm 1988.


    Tại đảo Len Đao, khoảng 10 ngày sau ngày 14-3, quốc kỳ Việt Nam cắm sáng 14-3 bị sóng lớn làm trôi, ta tổ chức cắm lại. “Lá cờ bị sóng cuốn trôi, nhưng không biết nguyên nhân tại sao, lại trôi về tàu HQ 614 của tôi, lúc buổi trưa. Chúng tôi đưa cờ lên đảo để cắm lại, Trung Quốc đưa tàu đến sát, đe dọa nổ súng” Đại tá Dân kể. Ông nghe Chuẩn Đô đốc Võ Nhân Huân, Phó Tư lệnh Hải quân nói, ở Bảo tàng Quân đội vẫn còn tấm ảnh ông mặc áo ba lỗ có sọc của hải quân, đang cầm cờ để cắm lại ở Len Đao.


    Lúc đó, ta chưa xây dựng được nhà ở Cô Lin và Len Đao, giữ chủ quyền Cô Lin bằng tàu HQ 505, giữ Len Đao bằng cờ cắm trên đó và bằng tàu HQ 614. Thời gian đầu, ở Len Đao chỉ có HQ 614, hai tháng sau có thêm hai tàu cá, dạng tàu cá Hồng Kông. HQ 614 có thuyền trưởng là Đại úy Thành, thuyền phó Lợi và khoảng trên 20 người. Ở cụm Sinh Tồn, Trung Quốc chiếm hai đảo chìm là Huy Ghơ và Gạc Ma, duy trì lực lượng quân sự rất đông. Hai tàu quân sự Trung Quốc luôn áp sát đảo của ta để gây sự, làm cho ta không dựng nhà được. Đồng thời, một tàu pháo của Trung Quốc chạy liên tục giữa Huy Ghơ và Gạc Ma.


    Buổi trưa 12-5-1988, tàu Trung Quốc áp sát tàu HQ 614 và hai tàu cá vừa được tăng cường đang ở cạnh đảo Len Đao, khi quân ta chuẩn bị ăn cơm. HQ 614 là tàu vận tải loại 200 tấn, vũ khí chỉ có AK với B40, một khẩu 12 ly 7. Tàu Trung Quốc cũng khoảng 200 tấn, nhưng có pháo 37 ly, súng 14,5 ly, nòng chĩa thẳng vào tàu ta. Binh lính Trung Quốc rất ngạo mạn, đứng hút thuốc, búng tàn thuốc về phía ta, tỏ vẻ khiêu khích.

    Lúc đó, tàu ta chưa có tăng cường người biết tiếng Trung Quốc, còn tàu nó có người nói tiếng Việt rất sõi.

    Quân ta hết sức bình tĩnh, mặc cho đối phương khiêu khích. Anh Liên, lính đặc công người Quảng Bình được phân công ôm khẩu B40 nằm trong xuồng, anh em khác mỗi người một khẩu AK, ngồi giả vờ câu cá. “Nếu nó nhảy sang, B40 sẽ bắn vào đài chỉ huy của tàu nó, còn AK cũng bắn mạnh luôn, mình có hy sinh thì nó cũng phải chết bao nhiêu đứa…” Đại tá Dân kể lại, giọng đầy hào sảng.
    [​IMG]

    Tháng 9-1988, tàu HQ 614 về đất liền, thuyền thưởng, máy trưởng, ông Dân và tập thể tàu được tuyên dương ngay, tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng Ba.


    Khi về đất liền, Đại tá Dân được Đô đốc Giáp Văn Cương hỏi ý kiến về cách tổ chức xây dựng đảo Len Đao. Ở Len Đao có doi cát di chuyển theo mùa, khi thủy triều lên cao nhất là doi cát gần ngập. Đại tá Dân đề nghị, nên dùng tàu kéo một tàu LTM8 (tàu há mồm nhỏ) ra, trên đó có sẵn nhà cao chân và các phương tiện lắp ghép. Buổi tối mình tập kết cạnh đảo, lúc thủy triều lên cao nhất thì mình đổ bộ, triển khai làm nhà luôn. Tàu Trung Quốc ở ngay đó, nhưng sẽ không kịp phản ứng, không có cớ để đánh mình. Khoảng tháng 10, tháng 11-1988, lúc đó triều cường, việc xây dựng đảo Len Đao được thực hiện thành công...
    [​IMG]
    Theo Lịch sử Hải quân Nhân dân Việt Nam, và một số tư liệu khác
  2. evannalynch

    evannalynch Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    13/01/2008
    Bài viết:
    4.146
    Đã được thích:
    1.242
    Vài năm trước điều CSB-9001 ra đó cứu ngư dân rồi, đợt đấy có cả tàu Trung Quốc kèm từ xa đấy.
  3. MrKhuKhoam

    MrKhuKhoam Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    12/04/2011
    Bài viết:
    4.334
    Đã được thích:
    1.180
    Tìm kiếm cứu nạn ở Hoàng Sa

    Chủ Nhật, 04/05/2008 01:42
    Hai chiếc tàu và 7 ngày đêm tìm kiếm cứu nạn trên diện tích 6.400 km2 mặt biển, đã cứu được gần trăm ngư dân gặp nạn, cứu hộ kịp thời cho gần chục tàu thuyền trên biển trong cơn bão số 1 vừa qua. Dưới đây là câu chuyện trong cuộc hành trình cứu hộ-cứu nạn trên biển của hai tàu cứu hộ Cảnh sát biển (CSB) 9001 và tàu HQ 951

    [​IMG] Tàu cá của ngư dân đang tiếp cận tàu CSB 9001 để tiếp nhiên liệu.








    CSB 9001 và tâm tình lính biển


    (Cadn.com.vn) - “Có đi biển, sống cùng biển mới hiểu hết đời ngư dân nguy hiểm và khổ cực như chính câu hát yêu anh nghề biển hồn treo cột buồm” - đó là bộc bạch của đồng chí Trần Văn Dũng - thượng tá, Chủ nhiệm Chính trị vùng 4 Cảnh sát biển (CSB), và cũng là tâm sự của các chiến sĩ trên tàu cứu hộ CSB 9001 thuộc Cục CSB Việt Nam.

    [​IMG] Phút nghỉ ngơi của chiến sĩ trên tàu CSB 9001.
    [​IMG]
    Công tác chuẩn bị trước khi ra khơi của chiến sĩ trên tàu CSB 9001.


    TP - Đại úy Tô Bá Thắng là niềm tự hào của những người lính biển khi vừa được Tổng cục Chính trị vinh danh là một trong 10 Gương mặt trẻ tiêu biểu toàn quân.​

    [​IMG]
    Lãnh đạo Bộ Quốc phòng trao danh hiệu Gương mặt trẻ tiêu biểu toàn quân cho Đại úy Tô Bá Thắng (bên phải) ngày 16-5.
    http://ttvnol.com/gdqp/1263793/page-10
    [​IMG] CBS-9001 tàu kéo cứu hộ

    [​IMG]
  4. HSD2010

    HSD2010 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/04/2012
    Bài viết:
    1.734
    Đã được thích:
    4
    ĐẤT - NƯỚC TỪ BIỂN BỜ TRƯỜNG SA ( Phần 1)[YOUTUBE]Bfv9w1FqOwo&feature[/YOUTUBE]
    ĐẤT - NƯỚC TỪ BIỂN BỜ TRƯỜNG SA ( Phần 2) [YOUTUBE]5cBq9onZeK4&feature[/YOUTUBE]
  5. H0nVjet

    H0nVjet Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    27/03/2010
    Bài viết:
    598
    Đã được thích:
    1
  6. HSD2010

    HSD2010 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/04/2012
    Bài viết:
    1.734
    Đã được thích:
    4
    Trường Sa - Những kỷ niệm của một phóng viên trẻ
    Ngày 15/12/2011, đoàn tàu TS rời cảng Cam Ranh ra khơi, đưa hàng Tết và bộ đội thay thế ra huyện đảo Trường Sa. Là phóng viên của TTXVN, tôi may mắn được lên tàu TS 22 cùng các chiến sĩ hải quân. Nhiệm vụ tòa soạn giao rất đơn giản: Viết bài, chụp ảnh, và nếu được thì làm cả tin hình gửi về nữa. Ngoài ra còn khoảng 5 cân quà, chủ yếu là sách báo, gửi ra biếu anh em chiến sĩ.
    14 giờ 30’ lễ xuất quân diễn ra trên cầu tàu quân cảng. Đó là một bầu không khí tràn đầy cảm xúc. Anh em chiến sĩ trẻ thì cười tươi roi rói còn những người lính già thì bịn rịn chia tay vợ con. Những khuôn mặt lính rắn rỏi ngày thường giờ đây lộ rõ những tình cảm riêng tư.Tôi chạy và chụp liên tục. Sau mỗi kiểu ảnh ưng ý đều ghi lại tên và chức vụ, hoàn cảnh nhân vật vào điện thoại di động. Sau khoảng 3 tiếng, tôi đã có thể yên tâm về bộ ảnh của mình, chạy vào trong khoang tàu, bật máy tính xách tay và gửi bài về tòa soạn. Thủy thủ đoàn và các chiến sĩ đã lên tàu, anh em phóng viên cũng lục tục kéo vào phòng. Con tàu rú còi bắt đầu ra khơi.[​IMG]
    Hình như có cái gì đó không ổn. Tàu bắt đầu nghiêng và lắc. Trong căn phòng nhỏ, nơi vốn là câu lạc bộ sĩ quan, 4 nhà báo từ trung ương đến địa phương nằm la liệt trên sàn. Tôi cố gửi xong cái tin cũng cuống cuồng nuốt vội viên thuốc chống say rồi nằm xuống nốt. Cả tàu say, tiếng nói cười huyên náo lúc ban đầu thưa dần rồi tắt hẳn.

    7 giờ tối, bữa cơm nhà binh được dọn ra. Một nồi cơm, một nồi canh, thức ăn được bày ngay trên cái vung nồi cơm. Mẹ tôi ở nhà chắc hẳn sẽ mê cái nồi cơm này, cháy ngon tuyệt. Nhưng lúc này, ăn được miếng cơm là một vấn đề nan giải.

    Các anh lớn xới cơm cho tôi, anh em dặn nhau ăn đi mà lấy sức, say sóng là khốn khổ lắm. Mệt đến đâu cũng gắng gượng mà ăn. Tôi và được nửa bát cơm thì trong người đã nhộn nhạo lắm rồi. Ục… tất cả cơm cháo nhào lên tận miệng. Tôi cố làm vẻ bình tĩnh, nhịn lại ở miệng, hai má căng phồng lên, rồi lại lấy sức nuốt vào. Trước mặt toàn người làm báo lâu năm, mình mà nôn ra đây thì thật là ê mặt.

    Nhưng sóng không chấm dứt cơn đùa dai, liên tục đánh vào thân tàu. Tôi và thêm được hai miếng nữa thì một con sóng to ập tới, tàu nghiêng mạnh. Lúc này thì tôi không thể chịu hơn được nữa. Phụt… cơm và thức ăn từ miệng và mũi tuôn ra thành ba cái vòi. Tôi đã cố quay đầu nhưng không kịp. Một ít vẫn bắn ra dính vào mâm cơm.

    Tôi ướt hết cả áo. Các anh lớn đồng loạt hô “Ối giời ơi” rồi cùng nhau im lặng. Người giơ cao bát cơm, người nháo nhào bê nồi cơm, người tìm giấy lau chùi “bãi thảm họa”, có người lại ngồi im dường như chưa biết phải làm gì?

    Lạ kì thay, sau khi cho hết những thứ trong bụng ra, tôi tỉnh như sáo, tự đứng dậy ra một góc thay quần áo rồi lại ngồi… ăn tiếp bát cơm dở. Tôi cất giọng mỏi mệt nói với các anh: “Em xin lỗi các anh, nhưng không ăn tiếp bây giờ thì mai chắc anh em mình chết mất”. Năm nhà báo kì cựu xung quanh im lặng. Sau khoảng 1 phút họ tặc lưỡi và ăn tiếp. Vừa ăn vừa căng mắt đề phòng những miếng cơm nào có vẻ hơi… ươn ướt.

    Kì thực tôi nói thế để... dọa các anh. Lúc đó tôi đã hoàn toàn tỉnh táo, không còn say sóng. Trong ba lô vẫn còn đầy thức ăn dự phòng. Nhưng tôi vẫn ăn lại bát cơm tanh tanh của mình… để trêu các anh lớn. Chắc hẳn các anh cũng nghĩ, không ăn là chết thật.

    Tôi ăn hết bát cơm rồi cáo mệt nằm lăn đùng ra. Các anh lớn cố ăn thêm một ít, lau dọn căn phòng, rồi mới đi nằm. Nhưng không phải lúc nào cũng được các đại ca như vậy “hầu”, tội gì không quấy? Hóa ra mình cũng tai quái ra phết.

    Bây giờ, mỗi khi phải dùng đến từ “nhẫn nhịn”, tôi vẫn thường nhớ lại khuôn mặt của các anh khi đó. Quả thực, tôi cũng không biết tại sao lúc đó mình lại tai quái như vậy.

    PR méo mồm

    Đảo đầu tiên tàu TS 22 cập bến là Trường Sa Lớn, nơi được coi là thủ phủ của vùng biển này. Cán bộ, chiến sĩ và nhân dân tiếp đón đoàn phóng viên cực kì chu đáo. 5 ngày trên đảo, tôi có cảm giác đang được đi nghỉ tại một khu an dưỡng nào đó trong đất liền.

    Đến ngày thứ 4, đoàn nhà báo quyết định “thách” bộ đội đá bóng. Ngay trên bàn ăn trưa lời “thách đấu” được đưa ra. Tuấn Việt, phóng viên báo Đại Đoàn Kết đứng ra làm đội trưởng chỉ đạo anh em sắp xếp đội hình.Đến lúc ra sân mọi người mới tá hỏa, hóa ra 3/4 số phóng viên chả bao giờ đá bóng cả. Anh Việt phân cho tôi làm tiền đạo, cái mặt này không làm hậu vệ nổi. Cứ thấy đồng đội có bóng là tôi chạy chỗ, định phá bẫy việt vị. Sau 15 phút, tôi chạm bóng được 3 lần, phải bò ra khỏi sân và gần như không thở nổi. Nhìn thấy tôi ra khỏi sân, khán giả cũng bỏ đi luôn, chả thèm quan tâm đến mấy tay báo chí. Kết cục, đội nhà báo thua 0-8.

    Sáng hôm sau chúng tôi rời đảo. Phút chia tay đầy lưu luyến trên cầu tàu. Tôi còn hứng chí rút di động ra quay lại cảnh chia tay, xuồng con rời đảo ra với tàu lớn ngoài xa.

    Quay được 5 phút, tôi thấy mũi mình tê tê. Sau 7 phút thì tê cả khuôn mặt, tiếp đó là tê ngực... kinh khủng nhất là cơn tê lan xuống bụng, đè nặng lên gan ruột. Hai tay bắt đầu co quắp. Tôi nghĩ là mình thiếu ô xy lên não thế nên cố gắng cử động quai hàm, cử động các cơ mặt giống như diễn viên hài. Đến lúc này tôi mới phát hiện ra miệng mình bắt đầu méo.

    Đồng chí chỉ huy xuồng đã nhận ra dấu hiệu bất thường, liền cho tôi nằm xuống sàn. Xuồng cập mạn, mọi người lần lượt bắt thang dây trèo lên, duy có tôi vẫn nằm chỏng chơ. Thuyền trưởng quyết định dùng cần cẩu đưa cả xuồng lẫn người lên boong.

    Lúc này phóng viên của mấy đài truyền hình đều đứng trên boong. Họ đã cấm sẵn máy quay. Chết mình rồi, cảnh này mà lên truyền hình thì ê mặt. Sau này đi tìm bạn gái cũng khó. Tôi chợt nhớ đến những lý thuyết về PR (quan hệ công chúng) được học trong giảng đường. Khi có khủng hoảng thông tin xảy ra và bạn phải xuất hiện trước báo giới, phải tạo được hình ảnh gây thiện cảm cho mọi người.

    Nghĩ sao làm vậy, tôi cố mỉm cười, vẫy tay với mọi người và nói xin chào. Tôi càng cố cười miệng tôi càng méo, tay tôi co quắp vẫy như bị khoèo và lưỡi thì líu cả lại “in ào, in ào”. Quả thực, tôi thật giống như vừa trải qua một cơn tai biến mạch máu não.

    Có lẽ vì quá ngạc nhiên, tất cả các phóng viên khác quên luôn cả việc quay phim chụp ảnh. Xuồng được nâng lên cao, tôi lấy hết sức vùng dậy nhảy xuống boong, 2 tiếng sau mới hoàn hồn. Đoàn trưởng đoàn tàu, Thượng tá Nguyễn Hồng Quân lại vỗ vai tôi: “Chỉ có hai loại được lên tàu bằng cần cẩu. Một là chú, hai là… lợn”.
    Sau này vào bờ đi khám, tôi mới biết mình bị thiếu canxi. Từ đó đến nay, tôi ăn rất nhiều canh cua, uống sữa canxi và tập thể dục đều đặn mỗi sáng.

    Lần sau ra Trường Sa, tôi nhất quyết không thảm hại như thế nữa.

    Bài và ảnh: Phong Anh
  7. suhomang

    suhomang Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/05/2012
    Bài viết:
    15.659
    Đã được thích:
    1.839
    Ý kiến nhà báo Nguyễn Tú A về chuyến đi Trường Sa .[ chứng tỏ một điều người việt nam ở nước ngoài rất ít thông tin về biển đảo quê hương .cũng như tình hình đất nước rất mù mờ . phải nói rằng những nhà báo bolsa này rất dũng cảm ] :-w :-w :-w

    [YOUTUBE]bXGlP99Z_vg&feature=player_embedded[/YOUTUBE]


    Ý kiến nhà báo Nguyễn Tú A về chuyến đi Trường Sa - Phần 2

    [YOUTUBE]vxsObdV5Tt8&feature=relmfu[/YOUTUBE]
  8. AK-74

    AK-74 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/06/2012
    Bài viết:
    743
    Đã được thích:
    182
    Đúng vậy! Bộ máy tuyên truyền của mấy anh báo chống C ở bển có hiệu quả ra sao đến nỗi nhiều bác VK cứ nghĩ toàn bộ HS và TS của Khựa cả rồi! Nhờ có mấy thím này mà bà con bển mới được mở mang tầm mắt!
  9. ndhung1412

    ndhung1412 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/05/2007
    Bài viết:
    200
    Đã được thích:
    27
  10. Hector_S

    Hector_S Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/06/2005
    Bài viết:
    1.261
    Đã được thích:
    612
    Tớ nghĩ mấy tàu của nhà nước VN ra Hoàng Sa làm bất cứ việc gì đều phải qua con đường ngoại giao trước đó rồi hay giữa mình với nó cũng đã có quy định riêng với những việc như thế chứ ko khơi khơi nó cho tàu chính quyền VN vào HS đâu.
    Mấy tàu VN vừa ra khỏi ổ nó đã biết rồi chứ đừng nói đi đâu.

Chia sẻ trang này

Mudim v0.8 Disable VNI Telex VIQR Mix mode Auto detect Use speller featureUse new accent rule [ Toggle (F9) Toggle Panel (F8) ]