1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hoàng sa- Trường sa biển đảo quê hương ( Phần 4 )

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi onamiowada, 10/05/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. longtt88

    longtt88 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/11/2004
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    5
  2. karate_hn

    karate_hn Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    30/06/2012
    Bài viết:
    3.646
    Đã được thích:
    422
  3. OanHonTruongSon

    OanHonTruongSon Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/07/2012
    Bài viết:
    53
    Đã được thích:
    0
    [FONT=Verdana, Arial, Helvetica, sans-serif]Trung Quốc xây nhà giam ‘ngư dân nước ngoài’ ở Hoàng Sa [/FONT]
    [FONT=Verdana, Arial, Helvetica, sans-serif]Monday, July 16, 2012 7:18:00 PM [/FONT]
    $$HEADLINEDATE$$ [​IMG]


    [FONT=Verdana, Arial, Helvetica, sans-serif]
    Nơi có nhiều ngư dân Việt bị bắt

    BẮC KINH (NV) - Một bản tin trên mạng Anh ngữ 'Military of China' (Quân Sự Trung Quốc) viết rằng, “Trung Quốc xây dựng trên đảo Phú Lâm (mà họ gọi là Vĩnh Hưng đảo) thuộc quần đảo Hoàng Sa một nhà giam để ‘giam ngư dân ngoại quốc bị bắt giữ.’”
    [​IMG]
    Con tàu đánh cá mang số hiệu QNg- 50003TS của ngư dân Nguyễn Thành Nhất chỉ còn cái xác trở về cảng Sa Kỳ sáng 23 tháng 5, 2012 sau một thời gian cùng các ngư dân bị giam giữ trên đảo Phú Lâm. (Hình: Người Lao Ðộng)
    Dù không chính thức nhắc đến Việt Nam, nhưng thời gian qua đa số “ngư dân nước ngoài” bị Trung Quốc bắt tại khu vực này là ngư dân tỉnh Quảng Ngãi, Quảng Nam và Ðà Nẵng của Việt Nam.
    Quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam bị Trung Quốc cướp từ năm 1974, nhưng nay vẫn là đơn vị hành chính của thành phố Ðà Nẵng và Việt Nam nhiều lần lên tiếng đòi lại.
    Tuy Bắc Kinh không đề cập tới chuyện này trong các bản tin tuyên truyền chính thức, nhưng một bài viết ngày 2 tháng 7, 2012 trên Trung Quốc Nhật Báo đã ‘khoe’ những phát triển nhanh chóng của đảo Vĩnh Hưng ngày nay như: Có bệnh viện 30 giường, một khách sạn 3 tầng, một ngân hàng để phục vụ cho số cư dân chính thức 517 người (trong đó chỉ có 3 phụ nữ). Ðiện, nước máy đầy đủ. Sóng điện thoại di động rất rõ ràng. Một nguồn tin khác thì nói số người thường xuyên có mặt trên đảo này khoảng 2,000 người được hiểu ngầm là lính thuộc quân đội Trung Quốc.
    Truyền thông tại Việt Nam cũng nhanh chóng loan báo sự kiện Trung Quốc xây nhà tù giam giữ ngư dân nước ngoài tại Hoàng Sa.
    Báo điện tử Giáo Dục Việt Nam ngày 16 tháng 7, 2012 không thấy đưa ra nguồn tin từ đâu nhưng nói rằng “Trung Quốc xây nhà giam trái phép tại Hoàng Sa để giam giữ ngư dân nước ngoài”.
    Việc lập nhà tù giam giữ ngư dân ngoại quốc trên đảo Phú Lâm cho thấy là Bắc Kinh leo thang bắt giữ ngư dân Việt Nam khi các tranh chấp chủ quyền biển đảo giữa hai nước ngày một căng thẳng hơn.
    Bản tin của báo Giáo Dục Việt Nam cáo buộc “Ðây là một động thái leo thang mới nhằm cản trở hoạt động đánh bắt cá trên vùng biển chủ quyền và ngư trường truyền thống bao đời nay của ngư dân Việt Nam mà Bắc Kinh đưa ra sau tuyên bố sai trái thành lập cái gọi là ‘thành phố Tam Sa’ hôm 21 tháng 6 vừa qua.”
    Rất nhiều tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam đánh cá hay lặn bắt hải sản ở khu vực quần đảo Hoàng Sa, đặc biệt là ngư dân Quảng Ngãi và đảo Lý Sơn, đã bị tàu tuần Trung Quốc đâm chìm hoặc bắt về giam đòi tiền chuộc tại đảo Phú Lâm.
    Vụ mới nhất xảy ra ngày 6 tháng 6, 2012 khi tàu đánh cá của ông Ðặng Tằm với 12 ngư dân thuộc xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi bị tàu tuần Trung Quốc bắt về đảo Phú Lâm. Hiện không có tin tức gì về số phận của ông Tằm và các ngư dân trên tàu của ông.
    Tàu của ông Ðặng Tằm từng bị tàu tuần Trung Quốc rượt đuổi hoặc bắt giữ một số lần trước đây. Khi được thả ra thì bị tịch thu hết hải sản, ngư cụ và trang bị hải hành trị giá hàng trăm triệu đồng. Ngư dân Việt Nam cho biết nhiều lần khi được thả là họ bị lính Trung quốc đánh đập lúc bị bắt và giam giữ.
    Khi bắt nhiều tàu một lúc, Trung Quốc dồn ngư dân Việt trên các tàu lên một tàu rồi đuổi về, còn giữ lại những tàu kia.
    Trong khi tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam khai thác hải sản gần quần đảo Hoàng Sa mà Việt Nam vẫn khẳng định chủ quyền thì bị tàu tuần Trung Quốc bắt giữ hoặc đâm chìm, rất nhiều tàu đánh cá của Trung Quốc thường xuyên xâm phạm sâu vào các vùng biển của Việt Nam mà không bị trừng phạt.
    Báo Sài Gòn Tiếp Thị ngày 16 tháng 7, 2012 cho hay “Ngư trường gần bờ ở Quảng Ngãi ngày càng cạn kiệt, nhưng tàu cá Trung Quốc vẫn tiến vào để càn quét, vơ vét kiểu tận diệt. Với ngư dân Quảng Ngãi và miền Trung, kinh nghiệm đánh bắt có thừa, không thua ngư dân bất cứ nước nào. Thế nhưng, ngư dân Trung Quốc với tàu sắt to, công suất lớn, gấp 3-4 lần, thậm chí cả chục lần so với tàu thuyền ngư dân ta, vì thế, mỗi lần gặp tàu cá Trung Quốc, ngư dân ta đành cuốn lưới chào thua.”
    Bài báo này viết tiếp rằng “...Chắc chắn ngư dân Trung Quốc khi gặp tàu ngư dân ta đều thông báo với ngành chức năng của họ biết. Bởi vì ngay sau đó tàu kiểm ngư, hải giám và thậm chí tàu hải quân của Trung Quốc xuất hiện xua đuổi hoặc bắt giữ, đập phá, cướp trắng tàu cá của ngư dân ta. Trong khi đó, trong hàng chục năm qua, nhiều tàu thuyền đánh cá của Trung Quốc xâm phạm sâu vào lãnh hải Việt Nam bị bắt vẫn được ta đối xử nhân đạo”.
    Một bản tin khác của tờ SGTT ngày 13 tháng 7, 2012 nói “Theo báo cáo từ các cơ quan chức năng, không chỉ ở vùng biển Quảng Ngãi, mà ngư trường từ tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, thành phố Ðà Nẵng, Quảng Nam... tàu cá Trung Quốc cũng xâm nhập rất nhiều lần. Ðơn cử như đầu tháng 2, biên phòng thành phố Ðà Nẵng phát hiện 30 tàu cá Trung Quốc đang xâm nhập vùng biển miền Trung, cách bờ biển Ðà Nẵng và Thừa Thiên-Huế chỉ khoảng 45 hải lý.”
    Một trong những lý do tàu tuần của Việt Nam không dám bắt giữ được nêu ra là “các tàu cá này kết lại thành bè lớn, bảo vệ lẫn nhau hoặc tản ra, chặt lưới, thả vật cản tàu của ngành chức năng truy đuổi”.
    Trên thực tế, SGTT nói “đã có nhiều mất mát, bị thương của lực lượng chức năng ta khi đối mặt với tàu cá của Trung Quốc. Cụ thể là bị ngư dân Trung Quốc đâm tàu cá vào, hoặc ép giữa hai tàu khi cán bộ lực lượng chức năng ta tiếp cận và lên tàu kiểm tra, xử lý”. (T.N.)

    [/FONT]
    :-sshttp://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=152061&zoneid=1
  4. longtt88

    longtt88 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/11/2004
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    5
    Câu cá ở Trường Sa

  5. MrKhuKhoam

    MrKhuKhoam Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    12/04/2011
    Bài viết:
    4.334
    Đã được thích:
    1.180
    Tấm bản đồ cổ chứng minh Hoàng Sa, Trường Sa không thuộc lãnh thổ Trung Quốc

    Chủ nhật 15/07/2012 07:30

    ANTĐ - Tiến sỹ Mai Hồng nguyên là Trưởng phòng Tư liệu thư viện của Viện Hán Nôm, hiện ông đang là Giám đốc trung tâm nghiên cứu và ứng dụng phả học Việt Nam. Hơn 30 năm gắn bó với công tác lưu trữ, Tiến sỹ Mai Hồng đã sưu tập được rất nhiều tư liệu quý và có giá trị lịch sử cũng như giá trị thực tiễn cao. Trong số này, ông đặc biệt chú ý tới một bức bản đồ cổ có tên gọi “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” có xuất xứ từ Trung Quốc…



    [​IMG]

    “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” (Toàn bộ bản đồ địa lý của đất nước) là tập bản đồ Trung Quốc xuất bản tại Thượng Hải năm 1905 và tái bản năm 1910. Đây là một trong những tập bản đồ Trung Quốc được vẽ và ấn hành vào cuối triều Thanh, phản ánh nhận thức đương thời của người Trung Quốc, quan chức, học giả đối với cương giới, lãnh thổ Trung Quốc thời điểm đó.

    Điều đáng chú ý là: Trên bản đồ toàn quốc và bản đồ tỉnh Quảng Đông chỉ vẽ đến đảo Hải Nam. Đảo Hải Nam trên bản đồ là điểm cực Nam lãnh thổ Trung Quốc và bản đồ tỉnh Quảng Đông, chứng minh các quần đảo ở Biển Đông nằm ngoài lãnh thổ Trung Quốc.

    Tấm “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” được in màu khá đẹp gồm 35 miếng ghép bằng giấy bồi dán trên mặt vải bố, trong đó mỗi miếng ghép có kích cỡ khoảng 20x30cm. Nói về cơ duyên có được tấm bản đồ này, Tiến sỹ Mai Hồng cho biết: “Khoảng thời gian cuối những năm 1970 thế kỷ trước, lúc này đang công tác tại Viện Hán Nôm và được cố Giáo sư Phạm Huy Thông giao cho việc trông coi kho sách cổ, trong một lần có một cụ ông ở Phú Xuyên (Hà Tây cũ) gánh sách lên bán cho Viện, trong hành trang cá nhân của ông có đem theo tập “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ”, biết tôi là người yêu thích sưu tập các văn tự cổ, ông lão đã bán tấm địa đồ này cho tôi…”. Sau khi có được tấm bản đồ ông Hồng đã cất giữ trong kho tư liệu của mình. Đến năm 2002, ông Hồng về hưu và cũng dần quên mất sự có mặt của tấm bàn đồ. Tình cờ trong một lần gần đây sắp xếp lại kho tư liệu ông mới tìm lại được tấm bản đồ quý này.

    Phía trên của “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” có một văn bản bằng Hán tự cổ có nội dung đại ý rằng từ đời xưa người Hán đã có các tấm bản đồ nhưng không được rõ ràng, chính xác và không rõ ngọn nguồn. Đến đời Khang Hy thứ 47 Thánh tổ nhân hoàng đế đã sai phái 2 giáo sỹ người nước ngoài làm ra tấm “Vạn lý thành đồ” trong vòng hơn 1 năm. Sau khi các tỉnh đã duyệt quy mô như đã định trên bản đồ, đến năm Tân Mão đời Khang Hy thứ 50 các giáo sỹ đã tập trung ở Kinh đô cùng nhau vẽ “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” gồm 13 tỉnh của Trung Quốc, trong đó có nói rõ “Chỗ nào bị tàn khuyết thì bổ sung, chỗ nào nhầm lẫn thì sửa lại cho đúng, khiến cho nó được rõ ràng như trong lòng bàn tay…”.

    Nếu nhìn vào “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” có thể thấy đại đồ thể hiện cương vực Trung Quốc xưa (có giá trị như bản đồ hành chính Trung Quốc ngày nay), đó là cơ sở pháp lý để xác định chủ quyền cương vực quốc gia. Song trên tấm “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” điểm cực Nam của Trung Quốc chỉ dừng lại ở địa giới của đảo Hải Nam ngày nay mà không hề có sự xuất hiện các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa ở Biển Đông.

    Ngược về quá khứ, có thể thấy Trung Quốc là nơi có truyền thống lâu đời về sử học nói chung và địa đồ nói riêng. Với những tấm địa đồ vẽ những địa phương nhỏ đã xuất hiện và có niên đại từ rất sớm (năm 229 trước Công nguyên phát hiện 7 bức Bãi thả ngựa sông Thiên Thủy có niên đại thời Chiến Quốc). Song địa đồ được xem là thể hiện cương vực quốc gia hoàn chỉnh sớm nhất xuất hiện vào năm 1121 (đời Tống) và được khắc trên đá có tên gọi Cử vực thú lệnh đồ. Giới hạn cương vực nhà Tống trong Cửu vực thú lệnh đồ về phía Nam đến Quỳnh Châu (tức đảo Hải Nam ngày nay). Theo các nhà nghiên cứu, các địa đồ sau này trải qua các đời Nguyên, Minh như Quảng dư đồ (hoàn thành năm 1541, khắc in năm 1555), Hoàng triều chức phương địa đồ (khắc in năm 1636)… là những địa đồ hành chính toàn quốc, được thực hiện theo chủ trương của chính quyền Trung ương các đời. Những địa đồ này thực hiện dưới sự ảnh hưởng của kỹ thuật vẽ địa đồ phương Tây, tuy nhiên điểm cực Nam của Trung Quốc trong cương vực tổng thể vẫn không vượt quá Quỳnh Châu.

    Theo Nhà nghiên cứu Nguyễn Quang Hà thuộc Trung tâm Bảo tồn khu di tích Cổ Loa, Thành cổ Hà Nội, “Hoàng Triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” được ấn hành vào năm 1905 và tái bản năm 1910. Trước đó trên các bản đồ của Việt Nam như Hồng Đức bản đồ, trong các ghi chép của Lê Quý Đôn trong “Phủ biên tạp lục”…chủ quyền đã thuộc về Việt Nam. Điều này đã được nhiều nhà nghiên cứu lịch sử, luật pháp chứng minh. Trao đổi với chúng tôi, Tiến sỹ Mai Hồng cho biết, tấm “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” là tấm bản đồ do người Trung Quốc xây dựng và ấn hành thời gian đầu thế kỷ XX, do vậy bên cạnh giá trị về mặt lịch sử nó còn là cơ sở giúp các học giả Việt Nam trong các nghiên cứu chủ quyền quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa hoặc các nghiên cứu chung về Biển Đông. Vì vậy ông sẵn sàng hiến tặng tài liệu quý này cho các cơ quan chức năng có trách nhiệm để phục vụ vào mục đích chung.


    Duy Minh
  6. longtt88

    longtt88 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/11/2004
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    5
    Toàn đồ địa lý Trung Quốc "xác nhận" Hoàng Sa, Trường Sa thuộc về Việt Nam

  7. lionking_arc

    lionking_arc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/02/2005
    Bài viết:
    4.722
    Đã được thích:
    1.621
    cái bản đồ này mà trưng ra nói chuyện với TQ nó sẽ la oai oái ngay, bản đồ ấy ko có vùng Hắc Long Giang, ko có Tân Cương, ko có Tây Tạng. Thế mới biết ngày trước Liên Xô đã giúp nó rất nhiều để chiếm đóng lãnh thổ mấy vùng rộng lớn đó mà sau nầy nó còn trở mặt như trở bàn tay. Thằng Tàu đúng là ko thể tin tưởng nó được.
  8. evannalynch

    evannalynch Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    13/01/2008
    Bài viết:
    4.146
    Đã được thích:
    1.242
    Bên Anh cũng lưu giữ một tấm bản đồ từ thời nhà Thanh mà đợt trước hình như nhà nghiên cứu nào tìm ra rằng tụi nó ngày xưa vẽ cũng không có Hoàng Sa, Trường Sa.
  9. lionking_arc

    lionking_arc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/02/2005
    Bài viết:
    4.722
    Đã được thích:
    1.621
    thì điều ko có Trường Sa và Hoàng Sa là điều đương nhiên. Không thế thì Việt nam mình lấy đâu ra tiếng nói mà phản đối ầm ầm., Cái quan trọng là những bản đồ này TQ đều ko có mấy vùng như nó rêu rao là lợi ích cốt lõi, từ Tân Cương, Tây Tạng, TS, HS. Cái bản đồ “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” còn không có cả vùng Đông Bắc như Hắc Long Giang, một phần Nội Mông và tỉnh Cát Lâm của TQ cũng ko có trong bản đồ đó. Điều đó chứng tỏ thời kỳ mà TQ được Liên Xô giúp để giải phóng đất nước đã chiếm được rất nhiều đất đai. Nó chẳng kêu oai oái ngay ấy chứ.
  10. Wehrmacht2

    Wehrmacht2 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Bài viết:
    235
    Đã được thích:
    0
    Khồng !

    Tân Cương, Tây Tạng và cả Hắc Long Giang thời nhà Thanh đã là đất của Đại Thanh đế cuốc rồi. Trung Hoa dân cuốc sau này và cả CHND Trung Hoa hiện nay tiếp quản di sản nhà Đại Thanh cũng vẫn tiếp tục chiếm hữu mấy vùng đó.


    Lãnh thổ Trung Hoa rộng nhất chính là vào thời Mãn Thanh, gồm cả một phần nhỏ viễn Đông của Nga hiện nay ở Bắc và Tây HLG và hầu như toàn bộ Mông Cổ ngày nay. Liên Xô "giúp" Trung Hoa + Sản thống nhất đất nước nhưng cũng đã xà xẻo tí chút đất của nhà Mãn Thanh rồi đó !


    Thì cũng giống như TQ giúp VN thống nhất rồi xà xẻo "tí chút" ở Hoàng Sa đấy thây !

Chia sẻ trang này