1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hoàng sa- Trường sa biển đảo quê hương ( Phần 4 )

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi onamiowada, 10/05/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. MrKhuKhoam

    MrKhuKhoam Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    12/04/2011
    Bài viết:
    4.334
    Đã được thích:
    1.180
    Đội tàu đánh cá của TQ 'dính' bão lớn ở Trường Sa

    Tân Hoa Xa đưa tin, đội tàu đánh cá gồm 30 chiếc của Trung Quốc đang thực hiện những hoạt động đánh bắt cá trái phép tại khu vực quần đảo Trường Sa của Việt Nam đã gặp bão lớn và buộc phải rút về trú ẩn tại bãi san hô Meiji.

    http://www.baomoi.com/Home/DoiNoi-D...a-cua-TQ-dinh-bao-lon-o-Truong-Sa/8932052.epi
  2. longtt88

    longtt88 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/11/2004
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    5
    Đúc chuông tặng chùa Trường Sa

  3. MrKhuKhoam

    MrKhuKhoam Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    12/04/2011
    Bài viết:
    4.334
    Đã được thích:
    1.180
    TRƯỜNG, HOÀNG SA LÀ MỘ TRUNG HOA


    [​IMG]
    Chuyện kể rằng từ thuở hồng hoang
    Đất phương nam yên bình an lạc
    Bỗng một ngày hoang tàn bóng giặc
    Thù biên cương phương Bắc tràn về ...

    Toàn dân Việt nguyện một lời thề

    Đuổi cướp nước giữ yên bờ cõi
    Mấy ngàn năm sao dời vật đổi,
    Máu xâm lăng nhuộm đỏ sông quê.

    Nào Đông Ngô, Hán, Tấn, Lương, Tề

    Nào Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh Mãn.
    Lũ bành trướng năm nao bội phản,
    Ngổn ngang hàng triệu đống xương tàn.
    [​IMG]

    Đất Việt lành nào có dung gian,
    Máu thịt Khựa ngàn năm ô uế.
    Nên biển khơi xây mồ tập thể
    Nhờ phong ba gột rửa tham tàn.

    Đây Hoằng Tháo từ Bạch Đằng Giang,

    Cùng Omar và Hầu Nhân Bảo.
    Kia Toa Đô một thời kiêu ngạo,
    Lỡ ống đồng theo chủ Thoát Hoan.

    Đại Minh xác từ ải Chi Lăng,

    Đầu Liễu Thăng, Lương Minh,... mấy vạn.
    Mười hai gò quân Thanh chết loạn,
    Nhị Hà giang thây chẹn tắc dòng.

    Dẫu muôn trùng sóng nước biển Đông,

    Chưa rửa sạch đống xương bành trướng.
    Đặng Tiểu Bình đem quân sang nướng
    Nối thêm dài "truyền thống" cha ông.

    [​IMG]


    Khắp đất Việt, theo những dòng sông,
    Lâu cốt Khựa về đây tụ họp.
    San hô đó, phần xương Tàu góp
    Rong rêu này máu thịt Tàu nuôi.

    Bao nhiêu năm vùi xác xứ người,

    Giờ con cháu mộng xưng hùng bá.
    Có nhớ chăng dưới gầm đảo đá,
    Là một phần tiên tổ Trung Hoa ?

    "Trường, Hoàng Sa là của chúng ta",

    Lũ con cháu vẽ thêm gia phả.
    Khắp biển Đông chín đoạn là nhà,
    Nghề Tàu mà, vừa cướp vừa la.

    Chỉ có điều chúng chẳng nói ra:

    Trường, Hoàng Sa là mộ Trung Hoa !

    [​IMG]



    Xem thêm: http://www.cuanhcuem.net/2012/07/truong-hoang-sa-la-mo-trung-hoa.html#ixzz21Qy2vo8B
  4. AK-74

    AK-74 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/06/2012
    Bài viết:
    743
    Đã được thích:
    182
    CSB VN cự nhau với Hải Giám trên biển!
    Độc đáo những chỗ chửi nhau ko thể hay hơn, các bạn vào xem video sẽ biết chi tiết

    [YOUTUBE]6LVPXXbKSXw[/YOUTUBE]
  5. valongtano

    valongtano Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/09/2007
    Bài viết:
    77
    Đã được thích:
    1
    Tàu nó bắn đạn khói vào tàu mình hay sao???
  6. RemyMartin

    RemyMartin Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    01/01/2012
    Bài viết:
    278
    Đã được thích:
    17
    Con rồng này nên có thêm cánh hoặc cái gai đuôi to ngang nữa :D

    [​IMG]
  7. HSD2010

    HSD2010 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/04/2012
    Bài viết:
    1.734
    Đã được thích:
    4
    Bức tranh độc đáo của du học sinh về Trường Sa, Hoàng Sa
    An Khánh, một du học sinh đang học tập tại Indonesia đã có bức thư kèm theo hình ảnh về đất nước Việt Nam đầy xúc động:
    "Cũng như mọi hôm, tôi vẫn thường vào mạng để xem thông tin cập nhật về những người bạn. Đập vào mắt tôi là một bức hình tổ quốc Việt Nam thân yêu cùng với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Có lẽ trong tim mỗi người dân đất nước này, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa luôn luôn gắn liền với tổ quốc Việt Nam thân yêu.
    Nhìn vào bức tranh này, bạn sẽ tự hỏi tác giả của nó có lẽ chỉ là một em học sinh cấp I hoặc cấp II nào đó? Nó được vẽ trong một cuộc thi được tổ chức với chủ đề về quê hương đất nước? Chất liệu của nó là gì?


    [​IMG]

    Tác giả của bức tranh này là Nguyễn Thị Lệ Chi, một du học sinh tại Indonesia. Chi là sinh viên năm thứ hai của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM. Hiện nay, em đang theo học một năm tại một trường đại học ở thành phố Surakarta, Indonesia.
    Ở đây, chúng ta không đề cập tới tính nghệ thuật của bức tranh. Nhiều người cho rằng đó là một bức vẽ bình thường mà bất kỳ học sinh nào cũng có thể làm được. Nhưng đối với tôi, bức tranh này vô cùng có ý nghĩa khi ta xét tới hoàn cảnh và điều kiện ra đời của nó.
    Bức tranh trên được Chi vẽ trong dịp tham gia hội trại hè thanh niên quốc tế tình nguyện tại thành phố Semarang, thuộc tỉnh trung Java. Nhóm của Chi có tổng cộng 9 người, trong đó có 3 người Hàn Quốc, 3 người Indonesia và 1 người Tây Ban Nha. Một trong những hoạt động của trại hè là làm vải batik, một sản phẩm truyền thống nổi tiếng của người dân Indonesia.
    Chi cho biết, để hoàn thành bức tranh trên, em phải mất 5 tiếng đồng hồ và cũng trải qua nhiều công đoạn phức tạp làm vải batik. Được hỏi vì sao lại vẽ hình ảnh bản đồ của Việt Nam, Chi cho biết mỗi người được phép vẽ về một lĩnh vực mà mình yêu thích. Nhưng em lại nghĩ về quê hương, về đất nước thân yêu nơi có người mẹ đang ngóng chờ ngày con trở về. Em muốn giới thiệu tới bạn bè quốc tế về hình ảnh một đất nước Việt Nam.
    Như vậy, ít nhất đối với bản thân tôi đây không phải là bức tranh bình thường. Bức tranh nhỏ bé này đã kịp thời chuyển đến một thông điệp rõ ràng tới bạn bè quốc tế rằng Hoàng Sa và Trường Sa luôn là một phần lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc.
    Nếu như mỗi ngư dân Việt Nam là một cộc mốc sống trên biển đảo quê hương thì mỗi du học sinh Việt Nam dù ở bất kỳ đâu trên thế giới sẽ đều là một sứ giả để nói với các bạn quốc tế rằng Hoàng Sa và Trường Sa là một phần lãnh thổ thiêng liêng của tổ quốc. Chúng ta hãy tận dụng những cơ hội quý giá này để góp phần nhỏ bé của mình vào công cuộc bảo vệ toàn vẹn chủ quyền thiêng liêng của đất nước.
  8. MrKhuKhoam

    MrKhuKhoam Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    12/04/2011
    Bài viết:
    4.334
    Đã được thích:
    1.180
    Không nhớ là có topic về 27/7 không, nhưng bài này có nhắc cả đến biển đảo, nên đưa vào đây vậy, bài của một cựu chiến binh QĐND.

    27/7 TRI ÂN CÁC ANH HÙNG LIỆT SỸ

    [​IMG]

    Mình đợi mãi mà bạn vẫn không về
    Cùng chúng mình dự ngày vui gặp mặt

    [​IMG]

    Cùng đi với nhau giờ còn thưa thớt lắm
    Hội trường đầy hoa mà lòng buồn da diết

    [​IMG]

    Mới đó đã mấy chục năm rồi
    Ngày từ biệt vùng kim sơn yêu dấu

    [​IMG]

    Người mất tuổi tên,ngươi không còn xác
    Đất nước mình hạt bụi hóa linh thiêng

    [​IMG]

    Hàng dọc,hàng ngang,như khi ra trận
    Những nấm mồ,như thủa còn tân binh

    [​IMG]

    Nén tâm nhang mình thắp cho bạn lần cuối
    Mai gặp lại nhau rồi cùng thét xung phong

    [​IMG]

    Rực lửa năm xưa

    [​IMG]

    Lòng tôi buồn nhớ Trường Sơn

    [​IMG]

    Nơi đồng đội tôi còn nằm đó

    [​IMG]

    Nhân dân cả nước tiếc thương

    [​IMG]

    Bùi ngùi vọng tưởng

    [​IMG]

    Mấy nén tâm nhang về với các hương hồn

    [​IMG]

    Từ giã các anh mãi mãi với biển khơi

    [​IMG]

    Nghĩa trang liệt sỹ trên khắp đất này
    Ngát tỏa khói trầm hương
    Đồng đôi,toàn dân,thành kính, tri ân
    Viếng những vong hồn các anh
    Đã dâng trọn tuổi xuân cho đất nước
    Làm rạng danh dân tộc Việt Nam

    VIẾT CHO VẦN THÔI KHÔNG THEO THỂ THƠ NÀO, THEO THỂ CÕI LÒNG THÔI
    có gì quý bè bạn và đồng đội góp ý nhé

    Nguyễn Hồng Thứ [​IMG]
  9. HSD2010

    HSD2010 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/04/2012
    Bài viết:
    1.734
    Đã được thích:
    4
    NGÃ XUỐNG GIỮA TRƯỜNG SA

    Các đảo nổi ngoài Trường Sa, hầu như đều có Nghĩa trang Liệt sĩ "mi ni".
    Gọi là mi ni vì khoảng đất đó chỉ quây quần 2-3 mộ liệt sĩ và đợt nào ra Trường Sa, mình cũng gặp những ngôi mộ mới, ôm những người lính vừa nằm xuống giữa biển đảo Trường Sa.
    Có rất nhiều lý do khiến các anh nằm xuống, nhưng tựu trung lại đều do nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền Tổ quốc, ở nơi xa tít tắp đất liền.
    Tháng 4 này ra Trường Sa, lại gượng nhẹ bước chân ra khoảng đất kề sát biển, đầu đường băng Trường Sa Lớn, thắp hương cho những người mới nằm xuống, khi tuổi đời còn quá trẻ. Đó là Lê Văn Tuấn, sinh ngày 2/2/1988, hy sinh 26/10/2010, quê quán: Quảng Đức, Quảng Xương, Thanh Hóa; Hoàng Văn Nghĩa, sinh ngày 3/7/1986, hy sinh 29/3/2010, quê quán: Xóm 5, Nam Toàn, Nam Trực, Nam Định...
    Trường Sa bây giờ đã đổi khác, đầy đủ và tiện nghi hơn. Nhưng có một thứ không bao giờ thay đổi, đó là sự bất trắc, hiểm nguy ập lên vai người lính bất cứ lúc nào và sự bình yên mà người khách ở đất liền vội vã ra thăm Trường Sa, vội vã về lại Sài Gòn - Nha Trang vừa "cảm nhận chút xíu", có khi phải trả bằng mạng sống của người lính thầm lặng chống chọi với kẻ thù lăm le cướp đảo, gồng mình chịu đựng thiếu thốn, đau ốm - bệnh tật hiểm nghèo ở những đảo nổi, đảo chìm, bãi đá, rặng san hô... Đất nước này, mãi ghi nhớ công ơn các anh, vì Trường Sa ruột thịt!..
    [​IMG]
    Phần mộ Liệt sĩ Lê Văn Tuấn, hy sinh khi tròn 22 tuổi, tại Trường Sa Lớn
    [​IMG]
    Phần mộ 2 Liệt sĩ nằm cạnh nhau
    [​IMG]
    LIệt sĩ Hoàng Văn Nghĩa, quê Nam Trực, Nam Định
    [​IMG]
    Các Liệt sĩ nằm trên đảo Trường Sa Đông
    [​IMG]
    Liệt sĩ Quách Hoàng Lâm, hy sinh khi chưa tròn 22 tuổi
    [​IMG]
    [​IMG]
    Liệt sĩ Nguyễn Văn Thi,
    [​IMG]
    Liệt sĩ Vương Viết Mão, quê Diễn Châu, Nghệ An
    [​IMG]
    3 Liệt sĩ nằm thẳng hàng, gần cầu cảng đảo Trường Sa Đông
    [​IMG]
    Tất cả các đoàn Công tác đến đảo, việc đầu tiên là viếng mộ Liệt sĩ
    [​IMG]
    Phần mộ Thượng úy Phạm Văn Thế
    [​IMG]
    Hạ sĩ Đỗ Khánh Hưng
    [​IMG]
    Thắp hương tưởng nhớ đồng đội
    [​IMG]
    Đất liền đến thăm các anh
    http://maithanhhai.com/
  10. MrKhuKhoam

    MrKhuKhoam Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    12/04/2011
    Bài viết:
    4.334
    Đã được thích:
    1.180
    Nỗi đau của một người vợ liệt sĩ Trường Sa

    (Dân trí) - Vì chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc, anh đã ngã xuống nơi biển khơi. Ở quê nhà, vợ anh nén nỗi đau gồng gánh gia đình và thay chồng chăm sóc đứa con tật nguyền.

    [​IMG]
    24 năm qua, vợ liệt sĩ này vẫn một mình thờ chồng nuôi con

    Tôi tìm đến nhà chị Trần Thị Ninh (SN 1963, trú tại xóm 2, xã Diễn Nguyên, Diễn Châu, Nghệ An) khi ngày đã tắt nắng. Căn nhà càng trở nên thênh thang hơn. “Thằng Hà lại lang thang mô đó chưa về. Có bữa hắn tự về được, có bữa tui phải đi kiếm. Về nhà, nếu mà đầu óc hơi tỉnh táo thì chỉ đòi cơm ăn, còn nếu không ưng cái chi thì đến khổ, nó chửi bới cho đến khi đi ngủ mới thôi”, chị nói. Phan Huy Hà, năm nay 28 tuổi, là đứa con trai độc nhất của chị với liệt sĩ Trường Sa Phan Huy Sơn. Cùng tuổi, học cùng nhau rồi yêu nhau khi nào không hay. Lấy nhau rồi đổi cách xưng hô cũng khó. Anh nhập ngũ, học nghề y tá được điều vào làm việc tại Lữ đoàn 146, công tác tại Đảo Song Tử Tây. Khi anh đi, chị chưa sinh Hà. Tình yêu được nối dài bằng những cánh thư, bằng những tâm sự của người chiến sĩ Hải quân gửi về quê nhà, nơi có người vợ trẻ và đứa con trai thiểu năng trí tuệ.

    Chị gồng mình nuôi nấng con trong muôn vàn gian khó của cái thời bao cấp, trong tình yêu qua những cánh thư của chồng. Hà không lớn lên nổi, chỉ biết ăn ngày ba bữa rồi nằm ọ ẹ. Thương vợ, thương con đứt ruột nhưng anh chỉ biết động viên vợ bằng những lá thư, bằng những món quà và nhiều khi là bằng chính tiêu chuẩn của người lính gửi về. Năm 1987, anh về phép, quà lính đảo là mấy chiếc vỏ ốc xinh xinh anh kỳ công làm thành những chiếc móc chìa khóa. Cô con gái thứ hai tên Trang được hoài thai.

    [​IMG]
    ... và tìm niềm an ủi, động viên từ những cánh thư đã úa màu thời gian
    Còn 3 ngày nữa mới hết phép nhưng anh nhận được lệnh vào đơn vị để chuẩn bị tăng cường ra đảo Gạc Ma. Ngày anh lên đường trở ra đảo, bằng linh tính của người y tá, anh biết vợ đang mang thai nên hứa: “Tháng 8 sang năm, anh cắt phép về nhà chăm vợ đẻ”. “Nhưng anh ấy không về nữa, con bé Trang không được thấy mặt bố đến một lần…”, nước mắt chị trào ra.

    Anh đi chưa được hai tháng thì ngày 14/3/1988, nghe tin trên đài phát thanh về trận chiến ở đảo Gạc Ma, tim chị thắt lại. “Trước đó mới chỉ 3 ngày, anh còn gửi về cho Hà 3 bộ quần áo, chắc tàu chưa ra đến nơi mô”, chị tự trấn an mình. Hai năm sau vẫn biệt tin tức, nỗi sợ hãi đã choán hết tâm trí, đêm về, chị ôm 2 đứa con mà khóc, mà hi vọng rằng chiếc tàu chở anh cùng các đồng đội đã bị dạt vào đâu đó và may mắn sẽ được ngư dân cứu sống. Hay anh bị địch bắt làm tù binh, nếu hy sinh rồi, đơn vị phải báo chứ? Chị sống qua giai đoạn khó khăn nhất cuộc đời mình bằng niềm tin và hy vọng mơ hồ đó.

    Cái ngày xã Diễn Nguyên tổ chức lễ truy điệu cho liệt sĩ Phan Huy Sơn, chị mới thôi hy vọng. Dẫu đã chuẩn bị tinh thần từ trước đó cả 2 năm nhưng chị vẫn đổ ập xuống như thân chuối trước nỗi đau quá lớn. Gượng dậy, đem những bức thư với tâm sự da diết nỗi nhớ thương, với những lời dặn dò “cố gắng thay anh nuôi con”, chị đứng lên vừa làm cha, vừa làm mẹ.


    [​IMG]
    Lá thư viết vội của liệt sĩ Phan Huy Sơn trước ngày ra đảo

    Căn bệnh thiểu năng trí tuệ khiến Hà có lớn mà không có khôn. Nhưng có lẽ trời còn thương chị cho nó đi lại được. Ban ngày, Hà lang thang khắp nơi, đến tối mịt, bữa nhớ, bữa quên đường về. Chị sấp ngửa đi tìm con, đưa về tắm rửa, cho ăn. Nó cục tính, vừa lòng thì tối đó chị được yên, nếu không lại quay ra chửi bới, đập phá đồ đạc trong nhà. Có những tối, Hà lên cơn, co rút người không thở được, chị lại trắng đêm ngồi vuốt ngực cho con. Quần quật ngoài đồng với 4 sào ruộng lúa, 3 mẹ con chỉ đủ sống chật vật qua ngày.

    [​IMG]
    Những bộ quân phục của liệt sĩ Phan Huy Sơn được chị cất giữ như báu vật

    Anh không về, có nhiều người đàn ông muốn gá nghĩa với chị nhưng tình yêu dành cho anh quá lớn, vì 2 đứa con bé bỏng, vì đứa con tật nguyền chị không đành đi tìm hạnh phúc cho riêng mình. Những lúc cảm thấy đuối sức, sợ mình va vấp trong cuộc sống, chị lại lôi những lá thư đã úa màu ít ỏi còn giữ được ra đọc rồi ôm mấy bộ quân phục của anh mà khóc. Đã biết bao nhiêu lần, những bộ quân phục hải quân của anh thấm đẫm nước mắt của chị nhưng xương cốt của anh vẫn đang nằm đâu đó dưới lòng biển khơi…

    Căn nhà nhỏ này là anh em nội ngoại giúp cho cộng với 15 triệu đồng Bộ Tư lệnh Hải quân tặng. Giờ mưa nắng cũng không đến nỗi phải lo nhưng thằng Hà thì như thế này, con bé Trang thì 3-4 năm dùi mài kinh sử vẫn chưa thực hiện được ước mơ nối nghiệp bố, chữa bệnh cho anh…” chị nghẹn lại, hai hàng nước mắt lại lăn dài trên gò má đã sạm màu thời gian. Hàng chục năm nay chị chỉ có thể cúng vọng cho chồng. Thịt da anh đã hòa tan vào biển cả để thành những con sóng nhỏ vỗ yên đất liền… Làm sao có thể đưa anh về đoàn tụ với vợ con, tâm nguyện đó cứ khoắc khoải trong chị ngót một phần tư thế kỷ…


    Hoàng Lam

Chia sẻ trang này