1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hoàng sa- Trường sa biển đảo quê hương ( Phần 4 )

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi onamiowada, 10/05/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. longtt88

    longtt88 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/11/2004
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    5
    Bác sĩ đảo Trường Sa Đông cấp cứu thành công ngư dân bị viêm ruột thừa

    Trưa ngày 25-7-2012, bệnh xá đảo Trường Sa Đông, huyện đảo Trường Sa (Khánh Hòa) đã thực hiện thành công ca mổ viêm ruột thừa cấp cho ngư dân Nguyễn Thành Trung, 36 tuổi, quê ở Bình Phước (Bình Sơn, Quảng Ngãi).

    Đây là ca mổ cấp cứu thứ 3 được bệnh xá đảo Trường Sa Đông thực hiện thành công chỉ trong vòng 10 ngày. Trước đó, như Báo Quân đội nhân dân đã đưa tin, từ ngày 15-7 đến ngày 19-7-2012, kíp quân y của bệnh xá đảo Trường Sa Đông đã thực hiện thành công 2 ca mổ cấp cứu đối với 2 bệnh nhân cũng bị đau ruột thừa cấp là Thượng úy quân nhân chuyên nghiệp Trần Văn Thức - nhân viên cơ yếu đảo Đá Đông B và Thiếu úy Đặng Trần Anh - Trung đội trưởng khung xây dựng đảo thuộc Trung đoàn Công binh Hải quân 83 đang làm nhiệm vụ trên đảo Đá Tây.

    [​IMG]
    Các thuyền viên tàu QNg 95490 TS chúc mừng và cảm ơn các bác sĩ sau ca mổ

    Theo lời kể của các ngư dân, Thành Trung bị đau bụng từ ngày 24-7, nhưng tới ngày 25-7, mọi người mới đưa anh tới bệnh xá đảo Trường Sa Đông để cấp cứu vì trước đó tàu QNg 95490 TS đang tránh bão tại đảo Đá Tây (cách Trường Sa Đông 10 hải lý).

    Thực hiện ca mổ vẫn là kíp quân y do Đại úy, bác sĩ Nguyễn Duy Ngọc chỉ huy. Do đã có kinh nghiệm trong 2 ca mổ trước đó, nên các y, bác sĩ trên đảo chỉ mất chưa đầy một giờ đồng hồ để thực hiện thành công ca mổ, cứu sống tính mạng ngư dân Thành Trung.

    Ngay sau khi thực hiện kíp mổ thành công cho bệnh nhân Thành Trung, Đại úy, bác sĩ Nguyễn Duy Ngọc cho biết, ca mổ đã thành công, hiện sức khỏe của bệnh nhân Nguyễn Thành Trung đang dần bình phục và vết mổ ổ định.

    Như vậy, với 3 ca mổ cấp cứu thành công trong vòng 10 ngày, các y bác sỹ đảo Trường Sa Đông đã cứu sống 2 quân nhân và 1 ngư dân, họ tiếp tục chứng tỏ là chỗ dựa vững chắc cho cán bộ, chiến sĩ và ngư dân yên tâm công tác, làm ăn trên biển, góp phần khẳng định chủ quyền biển, đảo Trường Sa của Tổ quốc.

    http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-VN/61/43/10/92/92/199279/Default.aspx
  2. HSD2010

    HSD2010 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/04/2012
    Bài viết:
    1.734
    Đã được thích:
    4
    Ký ức về đồng đội hy sinh khi bảo vệ Trường Sa

    "Trường Sa luôn trong trái tim tôi và những đồng đội nằm ở đó", ông Dũng cất giọng sang sảng, tay đặt lên ngực đen sạm, in những vết sẹo do mảnh đạn pháo. Ký ức về những đồng đội hy sinh ở Gạc Ma (thuộc quần đảo Trường Sa) năm 1988 ùa về.

    “Lạy mẹ con đi ôm ấp linh hồn Việt Nam
    Lạy mẹ con đi noi theo chí hùng ngàn năm
    Vắng con mẹ buồn là bởi ý thiên khơi nguồn
    Nhưng còn gì hơn tình nước vẫn trong tình con
    …”
  3. saobang86

    saobang86 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/03/2011
    Bài viết:
    174
    Đã được thích:
    0
    Trong clip cãi nhau giữa tàu Trung Quốc và CSB Việt Nam có đoạn thằng thông dịch trên tàu Trung nó nói : " .....tàu anh nên chú ý thân phận và ngôn ngữ của mình., ....." [r37)]
    Đúng là chúng nó vẫn coi mình là tiểu nhược,[r37)] , bọn bố láo ! [r37)]
  4. Wehrmacht4

    Wehrmacht4 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    08/03/2008
    Bài viết:
    45
    Đã được thích:
    0
    http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/2012/07/ky-uc-ve-dong-doi-nga-xuong-o-truong-sa/

    "Trường Sa luôn trong trái tim tôi và những đồng đội nằm ở đó", ông Dũng cất giọng sang sảng, tay đặt lên ngực đen sạm, in những vết sẹo do mảnh đạn pháo. Ký ức về những đồng đội hy sinh ở Gạc Ma (thuộc quần đảo Trường Sa) năm 1988 ùa về.

    [​IMG]
    Cựu binh Trần Thiên Phụng chụp ảnh với vợ trước ngày lên đường nhập ngũ. Ảnh: Nhân vật cung cấp


    Sau Tết Nguyên đán năm 1988, ở tuổi 23, chàng thanh niên Dương Văn Dũng rời quê nhà ở Cẩm Lệ (Đà Nẵng) và bạn gái trong thôn để lên đường nhập ngũ tại Trung đoàn 83, Bộ tư lệnh Hải quân Việt Nam. Ngày 12/3/1988 sau bữa cơm chiều vội vàng ở cảng Cam Ranh (Khánh Hòa), mọi người khẩn trương chuẩn bị hành lý, vật dụng tập kết lên tàu bắt đầu chiến dịch CQ-88 trực chỉ ra xây dựng đảo Gạc Ma (thuộc quần đảo Trường Sa).

    "Nhiệm vụ của chúng tôi lúc đó là xây dựng và cắm cờ chủ quyền trên đảo. Ai cũng háo hức vì lần đầu được ra đảo xa. Trên tàu mọi người say sưa ca hát, có người say sóng nhưng vẫn đầy hứng khởi vì ra đảo sẽ được thỏa sức vẫy vùng cùng sóng biển", ông Dũng kể.

    Sau gần một ngày rẽ sóng ra khơi, khoảng 5h chiều 13/3, hai tàu vận tải HQ 604 và 505 đến địa phận đảo Gạc Ma. Cảm giác được nhìn thấy những mỏm đá san hô, dải cát vàng giữa biển khiến ai cũng thích thú. Các thủy thủ dự định dựng ngôi nhà nhỏ xinh ngay trên mặt san hô.

    Chỉ ít giờ sau khi có sự xuất hiện của hải quân Việt Nam, phía Trung Quốc bất ngờ cho tàu lớn ra uy hiếp. Tuy nhiên, theo ông Dũng, mọi người trong đoàn vẫn tiếp tục vận chuyển vật liệu lên đảo.

    Cùng có mặt trên tàu HQ 604 năm đó, thương binh Trần Thiên Phụng (trú TP Đông Hà, Quảng Trị) mắt đỏ hoe kể về buổi tối 13/3/1988. "Giữa biển đêm, binh nhất Hoàng Ánh Đông (quê Quảng Bình) ngồi tựa vào cây đàn ghi ta, vừa đệm vừa hát bài Lạy mẹ con đi, ai nghe cũng rưng rưng vì nhớ nhà, nhớ mẹ. Có đứa bảo, đi đảo lần này vẫn chưa kịp chào từ biệt mẹ. Thấy như mình có lỗi với mẹ vậy!", ông Phụng kể.

    [​IMG]
    Nỗi nhớ đồng đội đã mãi nằm lại đảo Gạc Ma luôn thường trực trong tâm trí cựu binh Đức. Ảnh: Nguyễn Đông

    3h sáng 14/3, tranh thủ nước rút, hải quân Việt Nam đã bơi vào đảo cắm cờ chủ quyền và vận chuyển vật liệu bằng chiếc ca nô nhỏ buộc dây từ tàu xuống. Theo ông Phụng, lúc này ca nô của Trung Quốc gây hấn bằng việc cắt những sợi dây dẫn vận chuyển vật liệu từ tàu HQ 604 vào đảo. Mọi người vẫn kiên trì bám đảo và được lệnh không nổ súng để giữ hòa khí. Tuy nhiên, đến 7h sáng, phía Trung Quốc bất ngờ bắn súng chỉ thiên.

    Ông Phan Văn Đức (45 tuổi, trú phường Mân Thái, quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng), là người trực tiếp vận chuyển vật liệu lên đảo Gạc Ma. Ánh mắt nhìn xa xăm về phía biển, ông nhớ lại, giữa loạt đạn rền vang, Trung úy Trần Văn Phương vẫn hiên ngang giữ ngọn cờ chủ quyền và hô vang: "Thà hi sinh chứ không chịu mất đảo. Hãy để cho máu mình tô thắm lá cờ truyền thống của hải quân Việt Nam anh hùng". Sau khi trung úy Phương nằm xuống, đồng đội Nguyễn Văn Lanh lao lên, khi gục ngã bàn tay anh vẫn bám chắc ngọn cờ.

    Do không tương quan về lực lượng và vũ khí chiến đấu, tàu vận tải HQ 604 trúng đạn, từng chiến sĩ vẫn cố bám trụ trên con tàu chìm dần giữa biển. Ông Dũng, ông Phụng may mắn trụ trên một khúc gỗ nổi. Còn ông Đức khi bị trúng đạn ở vai cũng rướn sức ngụp lặn và bám vào một khúc gỗ cho đến khi được tàu cứu hộ của Hải quân Việt Nam vớt đưa vào đảo Sinh Tồn.

    Trong lễ truy điệu những chiến sĩ đã hy sinh trên đảo tổ chức tại cảng Cam Ranh, lần đầu tiên trong đời ông Đức đã khóc. "Tôi khóc vì nỗi đau vừa mất đi những người đồng đội đêm trước còn ngồi tâm sự, kể chuyện người yêu mà nay đã mãi nằm lại nơi biển lạnh", cựu binh Đức kể.

    [​IMG]
    Người lính Trường Sa năm xưa đang mưu sinh. Ảnh: Nguyễn Đông

    Nhiều năm đã trôi qua, những lúc một mình đi dọc mé biển, ông Đức lại hướng ánh mắt đăm chiêu về phía biển xa. "Ngần ấy năm là quãng thời gian tôi bị ám ảnh bởi những đồng đội. Nhiều khi như người mất hồn đi lang thang dọc bãi biển Sơn Trà, có lẽ hồn tôi đã ở lại với Gạc Ma rồi!", người đàn ông gày gò nói.

    Còn với ông Phụng, những vết thương trên thân thể luôn gợi ông nhớ về Trường Sa, về những đồng đội sát cánh cùng nhau, dù trong số họ, nhiều người đã mãi hòa máu mình vào lòng đảo Gạc Ma. Lạy mẹ con đi - bài hát cuối cùng của 64 đồng đội nằm xuống vẫn văng vẳng trong tim họ.

    “Lạy mẹ con đi ôm ấp linh hồn Việt Nam
    Lạy mẹ con đi noi theo chí hùng ngàn năm
    Vắng con mẹ buồn là bởi ý thiên khơi nguồn
    Nhưng còn gì hơn tình nước vẫn trong tình con…”

    Nguyễn Đông

    ----------
  5. longtt88

    longtt88 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/11/2004
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    5
    BẢN ĐỒ TRUNG QUỐC THỜI NHÀ THANH KHÔNG CÓ TRƯỜNG SA - HOÀNG SA

  6. Hector_S

    Hector_S Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/06/2005
    Bài viết:
    1.261
    Đã được thích:
    612
    Nó nhắc nhở đúng đấy!
  7. divenoi_xalam

    divenoi_xalam Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    25/06/2012
    Bài viết:
    2.635
    Đã được thích:
    2.230
    Về quê hương liệt sĩ Trần Đức Thông

    (TNO) Hai người con của liệt sĩ Trần Đức Thông, Lữ đoàn phó, tham mưu trưởng Lữ đoàn 146 vùng 4 Hải quân vẫn nhận được thư của cha sau ngày 14.3.1988, ngày 64 liệt sĩ đã anh dũng hi sinh để bảo vệ Tổ quốc.

    Hôm qua, 26.7, tại Thái Bình, Báo Thanh Niên và các nhà tài trợ với sự hỗ trợ của Tỉnh ủy, Sở Lao động Thương binh Xã hội và Tỉnh đoàn Thái Bình đã trao quà cho 9 gia đình liệt sĩ quê Thái Bình hi sinh tại đảo Gạc Ma. Đây là đợt trao quà cuối cùng và cũng là dịp tổng kết chương trình “Tri ân liệt sĩ Gạc Ma” do Báo Thanh Niên tổ chức.
    [​IMG]
    Anh Nguyễn Quang Thông, Tổng biên tập Báo Thanh Niên trao quà cho đại diện gia đình liệt sĩ Gạc Ma - Ảnh: Káp Long
    Phát biểu tại buổi trao quà, nhà báo Nguyễn Quang Thông, Tổng Biên tập Báo Thanh Niên nói: “Việc tri ân, chăm sóc cho gia đình của người đã khuất nhằm góp phần giáo dục tinh thần yêu nước và trách nhiệm đền ơn đáp nghĩa của lớp trẻ hôm nay; đồng thời cũng nhằm sát cánh, động viên các cán bộ, chiến sĩ ta đang ngày đêm đầu sóng ngọn gió để bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam. Đến với Thái Bình, quê hương của 9 liệt sĩ hi sinh tại Gạc Ma, chúng tôi vô cùng xúc động được nói lời cảm tạ, chia sẻ cùng bố, mẹ, con, em của các liệt sĩ về sự hi sinh anh dũng và vẻ vang của các anh…”.
    Nghẹn lòng đọc thư cha
    Trong số 9 liệt sĩ quê Thái Bình hi sinh tại Gạc Ma, có liệt sĩ Trần Đức Thông, là trung tá, lữ đoàn phó, tham mưu trưởng Lữ đoàn 146 vùng 4 Hải quân, người chỉ huy cao nhất tại chiến trường của đơn vị đã bảo vệ Gạc Ma năm 1988.
    Đầu năm 1988, Lữ đoàn 125 Hải quân sử dụng 2 tàu HQ-604, HQ-505 chở theo gần 100 cán bộ, chiến sĩ hành quân ra các đảo Gạc Ma, Cô Lin và Len Đao. Đoàn công tác do trung tá Trần Đức Thông, lúc ấy là Lữ đoàn phó 146 chỉ huy.
    Lúc đang chuyển vật liệu vào xây dựng doanh trại trên đảo chìm Gạc Ma vào sáng sớm ngày 14.3 thì các cán bộ, chiến sĩ tàu HQ-604 phát hiện 4 tàu của Trung Quốc đang lao đến. Trung tá Trần Đức Thông ra lệnh cho thiếu úy Trần Văn Phương cùng 2 chiến sĩ Nguyễn Văn Tư và Nguyễn Văn Lanh cơ động bằng xuồng máy, nhanh chóng vào bãi cạn đảo Gạc Ma bảo vệ cờ Tổ quốc.
    Khi thấy ta cho lực lượng lên bảo vệ cờ, quân Trung Quốc đã cho lính trang bị đầy đủ vũ khí nã đạn vào các chiến sĩ đang bảo vệ đảo. Thiếu úy Trần Văn Phương bị trúng đạn ngã xuống, lập tức chiến sĩ Nguyễn Văn Lanh lao đến giữ vững lá cờ. Địch vội tăng cường thêm lính và vũ khí tiếp tục nã đạn. Thuyền trưởng tàu HQ-604 Vũ Phi Trừ chỉ huy bộ đội ta chống trả quyết liệt. Thấy vậy, tàu địch dùng pháo lớn bắn cấp tập khiến tàu HQ-604 chìm xuống biển. Thuyền trưởng Vũ Phi Trừ, trung tá Trần Đức Thông và nhiều cán bộ, chiến sĩ đã chiến đấu đến hơi thở cuối cùng và anh dũng hĩ sinh.
    Chị Trần Thị Thu Hà, con gái liệt sĩ Trần Đức Thông hiện là cán bộ công an tỉnh Hà Nam cho biết: “Bố tôi hi sinh vào ngày 14.3 nhưng điều lạ là đến gần 1 tháng sau, đến tận tháng 4.1988, chúng tôi vẫn nhận được thư của bố tôi gửi về. Sau này chị em tôi mới biết, trước khi ra đảo làm nhiệm vụ, bố đã viết sẵn hàng chục lá thư, để lại đất liền dặn một chú cùng đơn vị là cách vài ngày lại điền ngày tháng vào thư để gửi về nhà cho mẹ và chị em chúng tôi. Bố muốn mẹ và chúng tôi thường xuyên nhận được thư để yên tâm công tác, học tập, khỏi lo lắng ảnh hưởng đến sức khỏe, vậy mà…”.
    Anh Trần Hoài Nam, em ruột chị Hà nghẹn ngào: “Tết năm ấy bố tôi về ăn Tết, bố mang về cho chúng tôi theo rất nhiều ốc biển, san hô… Lần ấy về, trước khi đi bố dặn chúng tôi phải chịu khó học bài, chăm sóc mẹ chờ bố về, nhưng không ngờ đó là chuyến đi cuối cùng của bố".
    Chương trình “Tri ân liệt sĩ Gạc Ma” do Báo Thanh Niên phối hợp với các nhà tài trợ là Tập đoàn công nghiệp cao su VN, Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển (BIDV), Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn (Agribank) và đại diện Ban Tài trợ Hội Thầy thuốc trẻ VN, trao quà cho 64 gia đình liệt sĩ hi sinh tại đảo Gạc Ma năm 1988, mỗi gia đình được trao 20 triệu đồng.

    Cách làm rất sáng tạo, có nghĩa, có tình
    Đó là nhận xét của Chuẩn đô đốc Đinh Gia Thật - Phó Chính ủy Quân chủng Hải quân về các chương trình tri ân liệt sĩ của Báo Thanh Niên trong thời gian qua. Ông nói: “Hiện nay, việc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo của chúng ta ngày càng khó khăn, phức tạp và quyết liệt, việc làm trên không những là nguồn động viên, chia sẻ và tri ân trước sự hi sinh cao cả của các liệt sĩ mà thực sự còn đóng góp với Quân chủng Hải quân nhằm động viên, tiếp thêm sức mạnh cho cán bộ chiến sĩ đang làm nhiệm vụ trên các vùng biển đảo, thêm ý chí quyết tâm vượt qua mọi khó khăn, gian khổ trụ vững nơi đầu sóng ngọn gió, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.
    Chúng tôi cho rằng các chương trình tri ân liệt sĩ của Báo Thanh Niên thể hiện sự quan tâm, chăm lo đặc biệt đối các gia đình liệt sĩ, là sự sáng tạo trong cách làm công tác đền ơn đáp nghĩa. Cách làm các chương trình này của Báo Thanh Niên rất hay, có nghĩa, có tình. Món quà vừa có giá trị vật chất, vừa có giá trị tinh thần rất cao.
    Tấn Tú - Káp Long - Lê Quân


  8. longtt88

    longtt88 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/11/2004
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    5
    'Nghĩa trang đỏ' ở Trường Sa

    Hàng trăm người đứng trên boong tàu, mắt ngấn lệ nghe lại câu chuyện những chiến sĩ hải quân đã lấy máu mình nhuộm đỏ cờ Tổ quốc, bảo vệ Trường Sa. Những cành hoa thả xuống "Nghĩa trang đỏ" giữa biển khơi.

    [​IMG]
    Hàng năm, Bộ Tư lệnh Hải quân Việt Nam tổ chức nhiều chuyến tàu đưa đại biểu, chiến sĩ ra thăm và làm việc ở quần đảo Trường Sa. Ngày cuối của mỗi hành trình, các thành viên trong đoàn lại tập trung trên boong tàu, dự lễ tưởng niệm các anh hùng, liệt sĩ đã hy sinh bảo vệ Trường Sa.

    [​IMG]
    Với những chiến sĩ Hải quân tàu HQ 960, mỗi chuyến đưa đoàn ra Trường Sa là một lần dự lễ tưởng niệm, nhưng lần nào các anh cũng dâng trào cảm xúc khi nghĩ đến những đồng đội mãi mãi nằm lại dưới biển sâu.

    [​IMG]
    Chính ủy Quân chủng Hải quân Trần Thanh Huyền đọc tên từng cán bộ, chiến sĩ đã hy sinh để bảo vệ biển đảo quê hương. Mắt ai cũng rớm lệ khi nghe lại câu chuyện hải quân Việt Nam bảo vệ cụm đảo Gạc Ma - Len Đao - Cô Lin.

    [​IMG]
    Cả trăm người cùng hướng về vòng hoa, lễ vật thả xuống biển, trong niềm xúc động nghẹn ngào.

    [​IMG]
    Những con sóng dập dìu sẽ đưa hoa vào lòng biển khơi, nơi những liệt sĩ hải quân cũng đang hòa mình trong biển.

    [​IMG]
    Những người tham dự buổi tượng niệm gửi những cánh hoa cho các liệt sĩ ở "Nghĩa trang đỏ" - nơi không có một nấm mộ, bia.

    [​IMG]
    Những tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam đang hoạt động ở gần nơi tổ chức lễ tưởng niệm cũng dừng mọi hoạt động, ra boong tàu làm lễ.

    http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/2012/07/nghia-trang-do-o-truong-sa/
  9. horiron

    horiron Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    22/10/2005
    Bài viết:
    217
    Đã được thích:
    6
    Em thấy hai đảo nam yêt và sinh tồn đông là hai đảo dễ mở rộng và cơi diện tích ra,đến thờ điểm này em nghĩ là tính đến chuyện này là vừa,cứ mỗi tuần làm một sà lan chở cát ra đấy đổ, để nới dần diện tích,chứ tq đã lật bài ngửa rồi thì mình còn lo sợ gì nữa ạ?
  10. HSD2010

    HSD2010 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/04/2012
    Bài viết:
    1.734
    Đã được thích:
    4

Chia sẻ trang này