1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hoàng sa- Trường sa biển đảo quê hương ( Phần 4 )

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi onamiowada, 10/05/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. AK-74

    AK-74 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/06/2012
    Bài viết:
    743
    Đã được thích:
    182
    Có phải năm 1978 bác Duẩn đã có tầm nhìn chiến lược nên đã cho xây dựng phòng tuyến biên giới V-T trước rồi mới cho quân đi đánh Căm phải không bác? Nhờ vậy mà vụ 79 mới không gay go lắm :)>-
  2. kien0989

    kien0989 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    04/02/2006
    Bài viết:
    4.157
    Đã được thích:
    1.672
    Pốt quất VN từ năm 75, TQ thì gây hấn từ 76, nên chẳng may có cái việc 78 xây phòng tuyến thì cũng đừng dồn trách nhiệm cho cụ Duẩn :P
  3. kid_of_myth

    kid_of_myth Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/11/2006
    Bài viết:
    862
    Đã được thích:
    191
    Em cứ ngỡ các bác rành lắm, ai dè.
    Chuột và bàn phím không dây, sử dụng nền tảng kết nối bluetooth - khoảng cách xa nhất 30m (điều kiện tuyệt hảo trong mơ), có một cái đầu nối gắn vào cổng usb của thùng case máy, chuyện thường ở huyện các bác ạ.

    P/s: Chuột không dây em bán 120 ngàn (hiệu HP), bàn phím 750 ngàn (hiệu Optical), còn cái loại bộ (chuột và phím luôn) thì chỉ chừng 700 ngàn.
    Em tưởng hàng cùi mà hóa ra khối bác ngơ ngác. Haha
  4. longtt88

    longtt88 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/11/2004
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    5
    Những lá thư và hình ảnh của người lính trẻ hy sinh ở Trường Sa

  5. congtubl

    congtubl Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    30/11/2006
    Bài viết:
    5.086
    Đã được thích:
    2.555
    Mãi mãi Hoàng Sa
    10/08/2012 3:05
    Tiếp nối những đội hùng binh Lý Sơn một thuở, những chàng trai trẻ đất Quảng Nam, Đà Nẵng... trước 1975, đã vượt sóng gió ra Hoàng Sa giữ đảo. Đến bây giờ, những ký ức ở đảo xa vẫn còn in mãi trong tim mọi người.

    Quần đảo tươi đẹp của Tổ quốc


    Mỗi khi nhớ đến Hoàng Sa, tôi nghĩ có một ngày nào đó sẽ có dịp bước chân trở lại đảo với niềm tự hào đó là một phần của đất nước chúng ta và thuộc chủ quyền của ta (Ông Nguyễn Văn Đức, nhà ở Q.5, TP.HCM, ra Hoàng Sa đợt 37, tháng 10.1969) - Trích từ Kỷ yếu Hoàng Sa 2012

    Giữa mùa thu năm 1971, chàng trai trẻ Lê Lan, nguyên quán ở Điện Trung, Điện Bàn (Quảng Nam) lúc bấy giờ mới 19 tuổi, là y tá theo đoàn ra đảo. Ông Lan nhớ lại: “Đợt tôi ra Hoàng Sa là đợt 45. Ra để đổi cho anh em đợt 44 đã hết nhiệm vụ. Chuyến đi xuất phát ở cảng Tiên Sa - Đà Nẵng từ 16 giờ hôm trước, tàu chạy luôn đêm đến khoảng 6 - 7 giờ sáng hôm sau là đến Hoàng Sa”. Ban đầu nhận lệnh ra giữ đảo, ông Lê Lan cũng như những người trong đoàn hết sức lo lắng: “Phải nói rằng, được công tác tại Hoàng Sa là một vinh dự lớn. Song cũng có ít nhiều lo lắng và băn khoăn nhất định. Vì Hoàng Sa cách xa đất liền, mênh mông biển nước và ở đó những 3 tháng”. Tàu đến Hoàng Sa hạ neo ngoài khơi, rồi dùng tàu cao su gắn máy đưa vào đảo. “Đặt chân lên đảo tôi thật sững sờ. Đường vào đảo như hang động, bởi hai bên san hô chất cao quá đầu, dây leo phủ kín. Giữa đường đi có đường ray xe goòng từ hồi Pháp để lại” - ông Lan nhớ lại.

    Còn ông Phạm Khôi, hiện ở P.Thạch Thang (TP.Đà Nẵng) kể: “Tôi nhớ như in ngày tôi ra Hoàng Sa là ngày bà con ta đưa ông Táo về trời năm 1969. Lúc đó tôi rất hăm hở, háo hức vì mong muốn chinh phục, khám phá vùng đất mới của đất nước và vì khát vọng của người thanh niên đi bảo vệ biển đảo quê hương”. Ở Hoàng Sa lúc đó yên bình, thậm chí nhiều người còn tếu táo với nhau là đi Hoàng Sa để an dưỡng, chứ không phải đi làm nhiệm vụ. Bởi, không khí nơi đây trong lành, biển xanh, cát trắng, hải sản dồi dào. “Khi màn đêm buông xuống, anh em chúng tôi tụ tập lại bên nhau để nghe tin tức ở quê nhà. Cuộc sống biển xa muôn vàn khó khăn, nhưng vì mục đích lớn phải bảo vệ đảo, vì vùng đất máu thịt của Tổ quốc nên mọi người đều cố gắng vượt qua” - ông Phạm Khôi nói. Ông Nguyễn Văn Cúc, nhà ở P.Phước Mỹ (Q.Sơn Trà) có 3 lần ra Hoàng Sa từ năm 1973. Công việc của ông là khảo sát, sửa chữa và xây thêm bể ngầm chứa nước ngọt, đồng thời lấy mẫu đất, thực địa để chuẩn bị xây dựng sân bay. “Giờ nghĩ lại tôi thấy mình may mắn được làm việc, được cống hiến tại mảnh đất thiêng liêng ấy và tôi muốn chia sẻ để mọi người được biết, để con cháu thế hệ mai sau luôn biết rằng Hoàng Sa vô cùng tươi đẹp, là một phần của Tổ quốc Việt Nam”.

    http://www.thanhnien.com.vn/Pictures20128/Thang/*******.jpg;pv8069f20693fa2401
    Cột hải đăng Hoàng Sa năm 1937 - Ảnh chụp từ tư liệu của Bảo tàng Đà Nẵng

    Cúng đảo cầu bình yên

    Ở ngoài đảo sợ nhất là cảnh thiếu nước, ông Phạm Khôi nói: “Chúng tôi sử dụng nước mưa được chứa ở các bể ngầm xung quanh nhà khí tượng. Khi tôi sống ở trên đảo thì chứng kiến 3 lần bị thiếu nước ngọt, mỗi lần kéo dài khoảng 10 ngày. Khát quá, nên chúng tôi lấy nước ở giếng lên để dùng, nhưng nước giếng chỉ uống được khi còn nóng, chứ để nguội rất khó uống. Uống nước giếng liên tục 3 ngày sẽ bị đau bụng”. Do thuốc men thiếu thốn, thành ra việc chữa trị bệnh cũng chỉ sử dụng đường và sữa mà thôi. “Những lúc như vậy mới thấm được tình cảm của anh em xa nhà” - ông Khôi tâm sự. Trong bao thứ vật dụng, nhu yếu phẩm, thuốc men mang ra Hoàng Sa, trên tàu bao giờ cũng có mấy chú heo để cúng đảo, một tập tục được truyền lại từ bao thế hệ người Việt từng giữ đảo Hoàng Sa. Nhiều người khi gặp gỡ, trò chuyện với PV Thanh Niên đều nhớ và kể rằng, bao giờ cũng vậy, trước khi đưa hàng hóa, thực phẩm, gạo, muối... xuống tàu để ra Hoàng Sa làm nhiệm vụ, anh em cũng chuẩn bị 2 - 3 con heo, con lớn cỡ 50 - 70 kg và 2 con nhỏ hơn. Khi tàu vừa cập Hoàng Sa, theo thông lệ và tập tục truyền lại, những người ra đảo phải làm thịt một con heo để cúng đảo. Mục đích việc cúng tế này được lý giải là để cầu mong biển đảo phù trợ cho mọi người được bình yên. Những con còn lại, được nuôi nấng kỹ lưỡng để khi hoàn thành nhiệm vụ, về đất liền làm thịt con heo cúng tạ ơn đảo đã chở che để mọi người được mạnh khỏe, an lành trở về nhà với người thân, bạn bè...


    Ông Phạm Khôi, nhân chứng từng sống, làm việc ở Hoàng Sa trao kỷ vật là vỏ ốc hoa ở Hoàng Sa cho UBND H.Hoàng Sa - Ảnh do Bảo tàng Đà Nẵng cung cấp

    Theo nhiều người từng ở đảo, Hoàng Sa chỉ có dương liễu, dừa và cây nhàu, rất khó để trồng được loại cây rau quả nào để cải thiện thêm. Theo ông Khôi, bên bãi trồng cây dương liễu có một cái miếu rất thiêng, được xây dựng từ thời nhà Nguyễn, bên trong có tượng đồng đen, xung quanh miếu có hàng chục ngôi mộ đắp bằng đất được cho là nơi yên nghỉ của nhiều thế hệ người Việt giữ đảo Hoàng Sa. Nói về miếu thờ ở Hoàng Sa, nhiều người từng ra đây kể vanh vách: “Phía nam của đảo có một cái miếu xây tường, lợp ngói, cao 3 m, dài 3,5 m, ngang chừng 2,5 m quay về hướng nam. Chính giữa thờ tượng Phật, một tượng Quan Ông và hai bệ thờ. Trước tượng Phật có bàn nhỏ bày những quyển kinh, có một cái chuông và một cái mõ để tụng kinh, niệm Phật”. Người ở đảo thường kể cho nhau nhiều câu chuyện ly kỳ về sự linh thiêng của ngôi miếu, về chuyện mỗi khi hoàng hôn buông xuống, từng đàn cá lớn kéo về vũng nước gần miếu như để chầu; chuyện có người muốn nổ lựu đạn vào đàn cá, song đã bị tử vong vì lựu đạn nổ ngay trên tay; trong đó có chuyện một ông thuyền trưởng vào năm 1968 có ý định đưa tượng Phật bằng đồng đen lên tàu về đất liền. Khi tượng đã lên thuyền, nhưng rồi thuyền cứ xoay tròn, không tiến lui gì được. Thấy vậy, thuyền trưởng sợ quá, bèn mang tượng đặt lại trên miếu, đốt nhang lạy lục van xin thì thuyền mới yên ổn rời đảo.

    Hữu Trà
    http://www.thanhnien.com.vn/pages/20120810/mai-mai-hoang-sa.aspx
    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
    Kỳ 2: Thiên nhiên ở đảo
    11/08/2012 3:20
    Những người từng đến Hoàng Sa giờ tuổi đã cao, song vẫn còn lưu giữ nhiều ký ức đẹp, sống động về vùng biển đảo thân yêu.

    [​IMG]
    Đào giếng tại Hoàng Sa năm 1938 - Ảnh: Tư liệu

    Dồi dào sản vật


    Trở lại Hoàng Sa...

    Tháng 10.1973, ông Lê Lan (Quảng Nam) trở lại Hoàng Sa lần thứ 2. “Chỉ còn khoảng 1 tuần nữa là về (đầu năm 1974 - PV) thì Trung Quốc đưa tàu chiến, binh lính đến lấn chiếm đảo. Mặc dù chúng tôi đã phân chia nhiệm vụ chiến đấu giữ đảo, vì đảo là chủ quyền của chúng ta, nhưng bọn chúng đông quá cùng tàu chiến nhiều nên cuối cùng chúng cũng chiếm được Hoàng Sa...” - ông Lê Lan kể trong uất nghẹn.

    “Tôi cùng 32 người khác bị đưa về tạm giam ở đảo Hải Nam 3 tháng, khi đó có thêm 21 người bị hải quân Trung Quốc bắt ở đảo khác. Sau đó chúng đưa tôi về trại tù binh ở Quảng Châu (Trung Quốc) khoảng 1 tháng rồi giao cho Tổ chức Hồng thập tự Quốc tế của Anh trao trả cho chính quyền Sài Gòn" - ông Lê Lan kể lại trong cuốn Kỷ yếu Hoàng Sa.

    Câu chuyện của ông Ngô Tấn Phát, nhà ở Q.Hải Châu (TP.Đà Nẵng) kể nhẹ nhàng, nhưng đau đáu nỗi niềm về Hoàng Sa: “Năm 1959, tôi được Nha Khí tượng điều ra Hoàng Sa công tác tại Ty Khí tượng Hoàng Sa. Lúc đặt chân lên đảo nhìn ra biển thì thật sự ngỡ ngàng trước vẻ đẹp rực rỡ của màu nước biển phân chia từng lớp trong xanh, đậm nhạt từ bãi cát cho đến tít tận khơi xa mịt mù”. Ngoài phiên trực, theo ông Phát, thời gian rảnh rỗi ông cùng các bạn đi dạo quanh đảo, thả bộ trên bãi cát vòng quanh đảo, rồi tắm biển, câu cá, bắt ốc. Sản vật ở Hoàng Sa lúc bấy giờ nhiều vô kể, có nhiều cá mú, mực, tôm, cá khế, cá mập, rùa biển…

    Ông Trương Văn Quảng, ở Q.Ngũ Hành Sơn (TP.Đà Nẵng) có thâm niên trên 10 lần ra Hoàng Sa, chủ yếu là tiếp liệu, vận chuyển nhu yếu phẩm cung cấp cho anh em giữ đảo và đo gió, mưa. Ông Quảng cho biết ông có đọc sách nên từ thời trẻ đã hiểu khá tường tận về chủ quyền Hoàng Sa: “Vào thời chúa Nguyễn Hoàng đến nay là trên 450 năm đã có văn kiện chủ quyền quần đảo Hoàng Sa. Khi vua Gia Long lên ngôi còn cho dựng miếu thờ người con gái đã mất ở Hoàng Sa. Thời Pháp, thuộc đảo lớn nhất ở Hoàng Sa có tên là Robert, sau đó người Việt Nam gọi là đảo cây Dừa, bởi vì trên đảo có nhiều cây dừa lớn”. Ông kể trên đảo có nhiều phân chim nằm sâu dưới lớp san hô và bọt biển. Ngoài ra còn có nhiều loại hải sản quý hiếm. “Khi đến Hoàng Sa, điều lý thú nhất là câu cá. Ở Hoàng Sa thời điểm đó ít ghe thuyền đến đánh bắt, nên có nhiều loại cá và dễ câu. Ở trên đảo ngoài câu cá còn bắt rùa biển, ốc tai tượng, nhất là rau câu biển, lấy hàng bao để làm đông sương ăn rất ngon. Khi hết nhiệm kỳ trở về đất liền, mỗi người mang một hoặc hai bao cá khô về làm quà biếu gia đình, bạn bè” - ông Quảng xúc động kể.

    Còn ông Trần Văn Sơn, sau gần 40 năm ra đảo làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền (đoàn ông ra đảo năm 1973) đến giờ ông vẫn còn nhớ như in những khu vực trên đảo như nhà khí tượng, miếu bà, nhà thờ Công giáo, giếng nước... “Cá ở Hoàng Sa nhiều đến nỗi trong một đêm, một người có thể câu đến cả tạ”. Ông Sơn còn cho biết thêm, mỗi khi thời tiết đẹp, đứng ở đảo lớn Hoàng Sa có thể nhìn thấy 7 cụm đảo nhỏ xung quanh. “Khi tôi ra đảo, nhiều anh em đi trước có kể họ từng sang các đảo nhỏ xung quanh để lấy trứng chim. Còn với chúng tôi, đảo trưởng cấm không cho đi vì thời tiết xấu bất thường và có nhiều vùng xoáy rất nguy hiểm”.

    Ký ức đẹp đẽ

    Kỷ niệm khó phai nhất đối với ông Trần Văn Sơn thời ở Hoàng Sa là vào một đêm trăng sáng, ông cùng vài anh em trong đoàn đi tìm trứng rùa biển. “Tôi nhớ có một con rùa biển rất to lên bờ cát đẻ trứng, hai người đứng trên lưng mà nó vẫn bò đi được. Khi nó bò đến mép nước thì chúng tôi mới nhảy xuống. Phải nói là chưa bao giờ tôi thấy một con rùa biển to như thế” - ông Sơn kể một cách hào hứng.

    Trong các câu chuyện của những người từng ở Hoàng Sa kể lại, bao giờ chúng tôi cũng nghe về vẻ đẹp Hoàng Sa cũng như lời khẳng định chủ quyền Hoàng Sa là của Việt Nam. “Tôi lúc đó tuổi đôi mươi, không vướng bận thê nhi, chút máu lãng tử trong người trỗi dậy. Hơn nữa nghe kể rằng ngày xưa triều Nguyễn lập đội Hoàng Sa, khi đưa tiễn họ ra đi, họ được xem như những anh hùng...” - ông Trần Hòa quê ở thị trấn Nam Phước, H.Duy Xuyên (Quảng Nam) nói. Ông Trần Hòa ra đảo năm 1973, và với ông những dấu tích từ thời xa xưa, những mái nhà, những câu chuyện ở đảo dường như mới in vào trong tâm trí ông: “Biển đảo hiền hòa và hào phóng, cung cấp hải sản không thiếu một thứ gì. Nhưng cũng có lúc nổi cơn giận dữ, biển thét gào với những trận cuồng phong, những đợt sóng cao như trái núi lừ lừ tiến vào đảo trông thật kinh hoàng. Nhưng điều may mắn là Hoàng Sa chưa bao giờ ngập trong sóng biển”.
  6. longtt88

    longtt88 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/11/2004
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    5
    Phóng sự chuyến thăm đảo Nam Yết, quần đảo Trường Sa

  7. linh_moi

    linh_moi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/04/2008
    Bài viết:
    37
    Đã được thích:
    5
    Anti-ship missile
    Service history
    In service 2006
    Production history
    Manufacturer Iran
    Specifications
    Weight 100 kg
    Length 2.507 m
    Diameter 0.18 m

    Warhead 29 kg time-delayed semi-armour-piercing high-explosive

    Engine Solid rocket engine

    Wingspan 0.587 m (unfolded); 0.450 m (folded)
    Operational
    range 15-20 km
    Flight altitude 15-20 m (flight)
    Speed Mach 0.8
    Guidance
    system TV-homing, Infra-red, millimetre radar
    Launch
    platform Ground-based vehicles and Zolfaghar class fast attack craft
    Em thấy loại tên lửa này của IRAN cực kỳ phù hợp với điều kiện ở đảo nhé:
    - Nặng 100 kg thì lính ta có thể vận chuyển dễ dàng bằng xe đẩy
    - Nhỏ do đó khó bị phá hủy (dài chỉ khoảng 2 m)
    - Tầm bắn tới 20 km ( ngoài tầm pháo hạm loại trung bình)
    - Bắn được từ mặt đất
    - Dẫn bắn bằng hồng ngoại, ra đa và sóng vô tuyến
    - Đầu nổ tới 30 kg
    Quan hệ của mình với IRAN khá tốt em nghĩ là nhà mình yêu cầu thì Răng nó cũng bán thôi!
  8. HSD2010

    HSD2010 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/04/2012
    Bài viết:
    1.734
    Đã được thích:
    4
    Ba cha con ở Trường Sa

    Cha lên đường đánh giặc giữ nước khi con còn ầu ơ trong bầu sữa mẹ. Cha hy sinh để bảo vệ vùng biển trời của Tổ quốc, mẹ tần tảo gánh gạo nuôi con trưởng thành. Hôm nay, những đứa con của người anh hùng Trường Sa lại viết đơn xin nối tiếp cha ra giữ đảo. Đó là hình ảnh tuyệt đẹp về lòng yêu nước của người vợ hiền và những đứa con của liệt sĩ Nguyễn Mậu Phong, xã Duy Ninh, Quảng Ninh, Quảng Bình.

    Trên tất cả là tình yêu Tổ quốc
    Dưới cái nắng gay gắt ngày hè của miền Trung, tôi tìm về thôn Hiển Lộc, xã Duy Ninh, Quảng Ninh, Quảng Bình gặp chị Trần Thị Liễu, vợ liệt sĩ Nguyễn Mậu Phong hy sinh ở đảo Côlin thuộc quần đảo Trường Sa năm 1988. Bên căn nhà ấm cúng, chị Liễu đang sửa soạn chuẩn bị gói ghém đồ đạc cho con trai là Thượng sĩ Nguyễn Tiến Xuân để ngày mai vào đơn vị nhận công tác. Câu chuyện về người chồng thương yêu của chị Liễu hy sinh đã hơn 20 năm qua lại dội về trong ký ức người vợ nghèo tần tảo thôn quê.

    Sinh năm 1959, năm 1977 mới 18 tuổi, Nguyễn Mậu Phong đã tình nguyện viết đơn lên đường đánh giặc ở biên giới Tây Nam. Gần 10 năm trời lăn lộn khắp các chiến trường ác liệt ở biên giới, năm 1981, anh Phong được cấp trên đưa đi học sĩ quan. Năm 1984, tốt nghiệp ra trường, Nguyễn Mậu Phong được phân công về Lữ đoàn 146 vùng 4 Hải quân. Anh cùng với đồng đội lên đường ra canh giữ vùng biển trời thiêng liêng của Tổ quốc. Trường Sa là nơi họ đến.
    Trước ngày ra đảo, anh được đơn vị cho nghỉ phép gần 20 ngày về để làm lễ thành hôn với chị Trần Thị Liễu làng bên. Vợ chồng chưa ấm hơi nhau, anh đã phải trở về đơn vị. Từ lúc cưới vợ đến khi hy sinh, anh Phong chỉ về nhà được vài lần. Năm 1985 chị Liễu sinh con trai Nguyễn Mậu Trường. Gần 2 năm chị Liễu nuôi con chờ chồng đến năm 1987, anh Phong mới được về phép thăm nhà, ngắm con trai đầu lòng.


    [​IMG]
    Chiến sĩ Nguyễn Mậu Trường (ngoài cùng bên phải) cùng đồng đội ở đảo Nam Yết.

    "Mấy ngày đầu nghỉ phép thấy anh trầm trầm ít nói, mặt hơi buồn tui tưởng có chuyện chi ở đơn vị. Đêm gặng hỏi anh mới thổ lộ, trên đường về nhà, tiền lương anh cất giữ được hơn 1 ngàn đồng để về giúp vợ con đã bị kẻ gian lấy hết kể cả quần áo, tư trang. Tui ôm anh, thương chồng mà nước mắt cứ chảy dài. Hôm sau, nhìn căn nhà ọp ẹp, nước mưa lênh láng nên anh về nhà nội chặt tre, dựng lại căn nhà cho mẹ con ở. Ngày anh lên đường trở về đơn vị, anh bị sốt cảm. Buổi chiều trước khi đi anh cứ bồng chặt cu Trường dạo quanh nhà. Tui muốn giữ chồng ở lại vài bữa để xông cho khỏi hẳn nhưng anh bảo, việc đơn vị gấp lắm, anh phải vô. Ai ngờ đó là lần cuối cùng vợ chồng được gặp nhau".

    Ngày 14/3/1988 là một ngày mà bất cứ người Việt nào cũng không được phép quên. Vùng biển trời của đất nước dậy sóng khi tàu nước ngoài ngang nhiên nổ súng xâm chiếm chủ quyền vùng đảo Côlin của ta. Lúc đó anh Nguyễn Mậu Phong và đồng đội canh giữ đảo đã chiến đấu đến hơi thở cuối cùng để khẳng định chủ quyền của đất nước
    .

    Tiếp bước cha anh giữ đảo
    Mang thai đứa con thứ hai mới được 7 tháng, chị Trần Thị Liễu nhận được giấy báo chồng hy sinh trên biển đảo. Chị gần như ngã quỵ, hình ảnh người chồng thương yêu luôn hiện về bên chị. Cạnh bên, đứa con trai hơn 2 tuổi Nguyễn Mậu Trường cứ cầm lấy áo mẹ mà khóc. Phải gắng gượng nuôi con trưởng thành, đó là tình yêu bền chặt dành cho chồng, chị nghĩ vậy.
    Một nách nuôi 2 con nhỏ, chị Liễu đầu tắt mặt tối với ruộng đồng. Nhiều hôm làm đồng về trời đã khuya, nhìn 2 đứa con thơ ngồi cạnh cửa chờ mẹ, nước mắt chị chảy dầm vạt áo. Quê nghèo nên cũng chẳng ai đỡ đần được cho mẹ con chị. Gần 20 năm tần tảo nuôi con, những lúc khó khăn nhất, chị Liễu lại thắp hương trước bàn thờ chồng tâm sự để cho lòng vơi bớt lo toan.

    Hai đứa con của chị Liễu hiểu về nỗi vất vả của mẹ nên học hành rất chăm ngoan. Chị và con thường nói với nhau "ước mơ một lần được ra nơi ba đã ngã xuống để thắp hương cho ba và đồng đội của ba". Năm 2007, con trai chị Liễu, Nguyễn Mậu Trường đã viết đơn tình nguyện vào bộ đội ra đảo Trường Sa. Đúng 20 năm sau ngày ba hy sinh để giữ đảo, tháng 1/2008, trên chuyến hành trình HQ-936 ra Trường Sa có một hạ sỹ cấp bậc tiểu đội trưởng là Nguyễn Mậu Trường, con trai liệt sỹ Nguyễn Mậu Phong. Trường cùng đồng đội đóng quân ở đảo Nam Yết. Giữa bao la biển trời, sóng nước quê hương, anh vẫn luôn tự hào về người cha của mình, mỗi lần tàu qua đảo Côlin, anh và đồng đội lại thả hoa tưởng nhớ những người đã ngã xuống.

    Năm 2007, khi anh trai lên đường nhập ngũ cũng là lúc Nguyễn Tiến Xuân, con trai thứ hai của liệt sĩ Nguyễn Mậu Phong nhận giấy báo lên đường vào học Học viện Hải quân. Ba hy sinh khi Xuân còn nằm trong bụng mẹ, nhưng câu chuyện về người cha anh hùng của mình như ngọn đèn sáng luôn soi rọi cho 2 anh em Xuân và Trường tiếp bước. Ngày tiễn anh Trường ra đảo Nam Yết, Xuân thầm thì với anh "em cố gắng học giỏi, ra trường rồi cũng xung phong ra đảo".

    Trong quá trình học tập, Xuân và các học viên đã nhiều lần ra quần đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Hiện, vừa tốt nghiệp xong, về quê thăm mẹ được ít ngày, Xuân đang quay lại trường để nhận quyết định công tác. Cầm tay tôi thật chặt, Xuân cười hiền khô "Nếu tết ni anh đi ra đảo Trường Sa công tác để viết bài nhiều khi anh em ta lại gặp nhau mà".
    Nhìn Xuân hồ hởi sắp xếp tư trang, lòng tôi dấy lên một niềm tin khó tả: Tổ quốc mãi trường tồn bởi như cố nhà thơ Tố Hữu đã viết

    "Lớp cha trước lớp con sau/ Đã thành đồng chí chung câu quân hành"
    D.S.L.
  9. longtt88

    longtt88 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/11/2004
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    5
    "Chúng tôi sẵn sàng hy sinh để bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo!"

  10. giacaymamtep

    giacaymamtep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/10/2008
    Bài viết:
    1.390
    Đã được thích:
    5
    [​IMG] Bản đồ trên “bia chủ quyền” của Trung Quốc tại Trường Sa - Ảnh: Nhân Dân Nhật Báo

    http://www.thanhnien.com.vn/pages/20120817/bia-chu-quyen-trung-quoc-khong-co-hoang-sa-truong-sa.aspx
    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
    From the Atlas - 'A Prospect of the Most Famous Parts of the World'


    China by John Speed, London 1676.

    Fascinating and absorbing in its wealth of detail including what must have been the first 'aerial' views of these Chinese cities. The borders feature the dress of differing Chinese cultures. To the left can be seen the 'Part of India within the Ganges' and to the upper right of the map the Straite of Anian separating 'Part of America'. Korea and Japan are featured and many small islands, sailing ships and sea monsters abound. A sort after map with originals now selling for in excess of £3,000.



    50 x 37.3cms (approximately 19.5 x 14.5 Inches) Map of China £7.95 PurchaseThe History of China . . .
    [​IMG]

Chia sẻ trang này