1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hoàng sa- Trường sa biển đảo quê hương ( Phần 4 )

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi onamiowada, 10/05/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Malogs

    Malogs Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/10/2008
    Bài viết:
    9.910
    Đã được thích:
    3.063
    UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa cấp giấy phép thành lập Công ty cổ phần thủy sản Lý Sơn có trụ sở tại nhà “sói biển” Mai Phụng Lưu (thôn Tây, xã An Hải, huyện đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi) do ông làm giám đốc.

    Đây là công ty làm dịch vụ hậu cần thủy sản đầu tiên ở Lý Sơn, có ngành nghề kinh doanh như sửa chữa thay thế thiết bị máy tàu, cung cấp nhiên liệu, đá lạnh, ngư cụ, thu mua và chế biến hải sản tại các ngư trường xa bờ, trong đó chủ yếu tại hai ngư trường Hoàng Sa và Trường Sa.

    [​IMG]
    Ông Mai Phụng Lưu trở về từ Hoàng Sa đầu tháng 10-2010 (ảnh chụp tại cảng Dung Quất) - Ảnh: Đ.NAM Theo giấy phép được cấp thì công ty này gồm sáu tổ chức, cá nhân tại Hải Phòng, Hà Nội và Lý Sơn đồng sáng lập với vốn pháp định 7 tỉ đồng.
    Theo kế hoạch, ban đầu công ty sẽ đầu tư một tàu cá vỏ sắt trọng tải 300 tấn, công suất gần 1.000 CV, một nhà xưởng phục vụ việc sơ, chế biến hải sản trên bờ công suất 100 tấn/ngày đêm và hai ôtô đông lạnh…
    Ông Vũ Văn Hội - thành viên HĐQT Công ty CP thủy sản Lý Sơn - cho biết hiện công ty đang hoàn tất thủ tục và các khâu cần thiết để sớm đi vào hoạt động.
    “Đây là mô hình đầu tiên được triển khai và áp dụng tại Quảng Ngãi, nhằm tạo điều kiện để ngư dân có nơi tiêu thụ sản phẩm khai thác, đồng thời giảm chi phí cho mỗi chuyến vươn khơi dài ngày trên biển cho ngư dân” - ông Hội nói.

    Ngày 11-9-2010, tàu cá QNg-66478TS của ngư dân Mai Phụng Lưu ở thôn Tây, xã An Hải (huyện đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi) cùng tám ngư dân đang hành nghề lặn ở vùng biển quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam thì bị Trung Quốc bắt giữ. Sau 44 ngày đêm bị giam giữ và mắc kẹt do gió bão, trưa 26-10 tại cầu cảng Dung Quất (Quảng Ngãi), chín ngư dân Lý Sơn trở về đất liền an toàn trong sự đón chào của chính quyền địa phương và gia đình.
    VĂN MỊNH
    ===============


    http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/510115/“Soi-bien”-Mai-Phung-Luu-lam-giam-doc.html

    cái tiêu đề **** quá nên không đưa vào.
    có công ty, dễ vay vốn, dễ làm ăn hơn. lỡ khi gặp chuyện cũng dễ giải quyết
  2. Rains2009

    Rains2009 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2010
    Bài viết:
    718
    Đã được thích:
    10
    Theo tin chưa đưa: Ngày 28 tháng 8 năm 2012, bọn em họp cùng với đối tác Naps (Phần Lan) và đã thông qua dự án điện mặt trời + gió, trị giá 7,8 triệu euro cho riêng huyện đảo Lý Sơn. Sau dự án này, toàn bộ đảo sẽ .. thừa điện. Các bác chờ năm sau em up ảnh.
  3. HSD2010

    HSD2010 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/04/2012
    Bài viết:
    1.734
    Đã được thích:
    4
    CỜ TỔ QUỐC NGOÀI TRƯỜNG SA!

    Lá cờ Tổ quốc, trong gió bão Trường Sa, trên 1 con tàu Hải quân từ đất liền ra đến với đảo chìm Núi Le (Trường Sa). Mình và rất nhiều bè bạn đã lặng đi và rưng rưng nước mắt, khi thấy qua gió bão dập vùi, nhưng cờ vẫn dính vào dây buộc nguồn cội và sao vàng 5 cánh vẫn sáng bừng trên biên đảo yêu thương. Ở rất nhiều nơi khó khăn, khắc nghiệt như các đảo ngoài Trường Sa, DK1, cột cờ Lũng Cú, Đồn - Trạm Biên phòng... những lá cờ quật cường trước gió bão này, sau khi được thay, đã thành kỷ vật, gìn giữ cẩn thận trong phòng Truyền thống, Phòng Hồ Chí Minh. Những ai chuyên ngồi 1 chỗ soi mói, nâng quan điểm, hãy ra với Trường Sa thực tế mùa biển động, sống với bộ đội, sẵn sàng hy sinh vì biên đảo và chấp nhận nằm xuống vì Tổ quốc đi, rồi hãy phán xét: "Tại sao không thay cờ? Tại sao lại đưa hình lá cờ rách này lên mạng!". Với tụi mình, lá cờ thiêng ngoài đảo là Tổ quốc, là đất nước quê hương - Cờ có thể rách trước gió bão, nhưng sao vàng không rách và vẫn kiên trung bừng sáng 5 cánh sao vàng dẫn đường, chỉ lối, trong nguyên vẹn trái tim chúng mình, những người Việt ở khắp bốn biển năm châu!.. (Hình:Thiềm Thừ)

    [​IMG]
    nguồn : http://maithanhhaiddk.blogspot.com/2012/09/co-to-quoc-ngoai-truong-sa.html
  4. zzsubmarinezz

    zzsubmarinezz Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/04/2012
    Bài viết:
    763
    Đã được thích:
    63
    Xuồng CQ tiếp sức Trường Sa

    Từ khi được đưa vào biên chế của các điểm đảo ở Trường Sa, chiếc xuồng CQ “made in Vietnam” đã thật sự thể hiện sự cơ động, hiệu quả trong công tác nghiệp vụ cũng như cứu hộ.

    Tuy nhiên, đến nay các điểm đảo vẫn đang rất thiếu loại xuồng này.

    [​IMG]

    Xuồng CQ - do Viện Kỹ thuật hải quân thiết kế - mới hoạt động vài năm gần đây đã không những giúp vận chuyển người và hàng hóa ra vào đảo, giữa điểm đảo này và điểm đảo khác, nhiều lần cứu hộ cho ngư dân và tàu cá gặp nạn mà còn ngăn chặn hàng trăm lượt tàu nước ngoài xâm nhập vào khu vực quần đảo Trường Sa.

    Xuồng có khả năng trượt trên san hô, đá cuội, không bị chìm, không bị thủng hay méo khi va đập. Đặc biệt, xuồng CQ có khả năng chạy xuyên qua sóng, chịu thêm được 1-2 cấp sóng so với xuồng thông thường.

    Ngày đó, chỉ có xuồng nhôm chèo tay
    Trong một lần nói chuyện về Trường Sa của hơn 20 năm trước, thượng tá Phạm Hùng Vĩ - tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn pháo phòng không 872 (Vùng 4 hải quân) - nói: “Trường Sa ngày ấy chưa có xuồng máy, từ đảo này muốn sang đảo kia thăm anh em hay ra thăm tàu phải đi bằng xuồng nhôm, chèo tay rất vất vả. Có khi chèo từ sáng sớm đến 10g, mất 3-5 tiếng đồng hồ mới đến điểm đảo khác”.

    Còn ông Phạm Văn Minh - nguyên cán bộ Trung đoàn công binh 131, người từng đi Trường Sa từ năm 1988 - mang đến câu chuyện khác về chiếc xuồng thuở ấy: “Ngày đó chưa có xuồng máy, muốn vào đảo, công binh sáu người ngồi hai bên xuồng cho cân, cứ lần theo sợi dây nối từ tàu vào đảo mà kéo. Khi xuồng cập vào mép đảo, nếu không cẩn thận, xuồng bị chìm ngay! Ban đêm, anh em chuyển tải cũng cứ thế bám vào sợi dây mò mẫm đưa xuồng vào đảo. Năm 1999, khi chúng tôi công tác ở đảo Tốc Tan, một chiếc xuồng chở đầy 5 tấn đá hộc bị chìm xuống đáy biển. Xót của, không ai dám nghĩ đến chuyện bỏ chiếc xuồng bị chìm mà tìm cách cứu xuồng lên. Chúng tôi nhờ ba ngư dân lặn giỏi nhất xuống cứu xuồng. Mất gần ba tiếng đồng hồ mới đưa được xuồng lên, anh em mừng chảy nước mắt vì may là xuồng không bị bẹp do chìm xuống vùng đáy biển khá bằng phẳng. Thậm chí đêm ngủ, tôi cũng chỉ “ngủ một nửa”: ngủ nhưng tai vẫn nghe sóng đánh để canh không để sóng đánh đứt neo trôi mất xuồng hoặc xuồng va vào nhau sẽ bị vỡ”.

    24 năm sau, trong chuyến tàu “Góp đá xây Trường Sa” vào tháng 5-2012 do báo Tuổi Trẻ và Quân chủng hải quân tổ chức, người cựu binh năm nào không khỏi bất ngờ khi thấy chiếc xuồng cao tốc (xuồng CQ) cưỡi sóng ầm ầm từ đảo ra đón khách. Chỉ hơn 10 phút xuồng CQ đã tiếp cận với tàu. Và cũng chỉ hơn 10 phút, ông đã được đặt chân lên vùng đất thiêng liêng của Tổ quốc sau bao nôn nao chờ đợi, khoảng thời gian quá nhanh so với thời của ông...

    Ngày nay, có xuồng CQ nhưng chưa đủ
    Trung tá Vũ Minh Thân - đảo trưởng đảo An Bang - cho biết hiện đảo An Bang - với đặc thù về điều kiện khắc nghiệt của thiên nhiên, sóng gió - đã được cấp xuồng CQ. Trước, một chuyến từ tàu chở khách vào đảo phải mất 45 phút hoặc hơn tiếng đồng hồ. Nhưng khi có xuồng CQ, chỉ mất khoảng 30 phút/chuyến cả đi cả vào. Còn với đảo Song Tử Tây, hằng năm đón 17-18 đoàn thì việc đưa đón là chuyện không đơn giản. Trước đây đảo chỉ có xuồng chuyển tải dùng cho công binh để đón khách, nhiều khi bộ đội phải lội ra tận mép xanh (ranh giới giữa nền san hô và lòng biển, có độ sâu chênh lệch rất lớn và đột ngột) cách đảo 300-400m kéo xuồng chở khách vào, chân bị san hô cứa rách thường xuyên. Từ ngày có xuồng CQ cơ động nhanh, tính an toàn cao, sử dụng tiện lợi, từ tàu vào mất 15-20 phút/chuyến. Cho nên anh em ở đảo “cưng” xuồng CQ lắm, dù mưa hay nắng hằng ngày hằng tuần đều bảo quản cẩn thận, khi dùng xong là phủ bạt để hạn chế tác động của mưa, nắng và hơi nước biển” - thượng tá Vũ Văn Cường, đảo trưởng đảo Song Tử Tây, kể.

    Thượng tá Cường cũng cho biết thêm: “Mỗi năm chúng tôi cấp cứu mấy chục chuyến tàu và ngư dân gặp nạn. Việc sử dụng xuồng cao tốc CQ thật sự rất cần thiết và quan trọng”. Như trong câu chuyện cứu hai ngư dân Bình Thuận lúc 6g30 sáng 31-5-2012: “Tôi nhận được điện thoại xin cấp cứu của thuyền trưởng, thông báo hai ngư dân đang trong tình trạnng rất nguy cấp: cánh tay bị giập nát còn chân bị đứt mất mấy ngón. Họ không thể đưa người vào được vì sóng to quá. Chúng tôi cử ngay một kíp cứu nạn dùng xuồng CQ chạy với tốc độ cao ra đưa người bị nạn vào trạm xá cấp cứu. Mấy ngày sau thì trực thăng của không quân ra đưa vào bờ và cứu chữa thành công cho ngư dân”.

    Đại tá Nguyễn Văn Thắng - chính ủy Lữ đoàn 146 (Vùng 4 hải quân), chủ tịch MTTQ VN kiêm chủ tịch Hội đồng nhân dân huyện đảo Trường Sa - cho biết: “Tất cả điểm đảo của Trường Sa đều đã có xuồng CQ nhưng vẫn còn thiếu nhiều. Nhiều xuồng đầu tiên hiện đã xuống cấp do sự khắc nghiệt của sóng gió Trường Sa và thời gian, phải kéo vào bờ. Vì thế lực lượng giữ đảo ở nhiều đảo gặp khó khăn trong việc di chuyển, tuần tra, đưa đón đoàn công tác thăm đảo do thiếu phương tiện đi lại”.

    http://tuoitre.vn
  5. MrKhuKhoam

    MrKhuKhoam Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    12/04/2011
    Bài viết:
    4.334
    Đã được thích:
    1.180
    Hình ảnh Hoàng Sa lần đầu tiên lên sóng truyền hình

    (VTC News) - Biển dù bình yên hay nổi sóng, những con tàu vẫn hướng ra khơi. Phóng viên kênh VTC14 trở lại ngư trường Hoàng Sa cùng với những ngư dân can đảm.

    Những hình ảnh độc đáo lần đầu tiên lên sóng truyền hình về ngư trường qua con mắt của những ngư dân kiên cường sẽ được phát sóng vào lúc 20h35' ngày 17/9/2012 trên VTC14.
    » Phim tài liệu cảm động: Hoàng Sa mùa cá bạc

    Xem trailer phim tài liệu "Vững vàng nơi đầu sóng":[YOUTUBE]xfgmRpba5-E[/YOUTUBE] Nguồn: Kênh VTC14


    Phim tài liệu cảm động: Hoàng Sa mùa cá bạc

    (VTC News) - "Dù ở đâu, Tổ quốc vẫn trong lòng. Cột cây số cắm từ thương đến nhớ". Tình yêu đất nước đến từ trong sâu thẳm trái tim mỗi con người, nó có thể là một việc làm rất đơn sơ, mộc mạc, chẳng khoa trương.

    Những gì người ngư dân trong phim tài liệu này làm sau những chuyến ra khơi lại chính là một việc làm chứa chan tình yêu đối với vùng chủ quyền Tổ quốc. Nhờ đó, những vùng quê yên bình luôn có cá bạc đầy khoang.

    Xem trọn bộ phim tài liệu "Hoàng Sa mùa cá bạc" do kênh VTC14 sản xuất: [YOUTUBE]YHtibVRFDBU[/YOUTUBE]
    Nguồn: Kênh VTC14
  6. MrKhuKhoam

    MrKhuKhoam Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    12/04/2011
    Bài viết:
    4.334
    Đã được thích:
    1.180
    Đưa tuyên truyền về chủ quyền của VN tại quần đảo HS-TS vào truyện tranh:

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]
  7. thanhvu19900

    thanhvu19900 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/09/2012
    Bài viết:
    295
    Đã được thích:
    81
    Cais này chưa thấy bác nào đưa lên nên e post vậy.
    1 người sưu tập 80 bản đồ cổ cho thấy Trường Sa và Hoàng Sa ko thuộc Trung QUốc
    http://www.ivce.org/map/map.html
  8. MMichelHung

    MMichelHung Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/12/2009
    Bài viết:
    7.599
    Đã được thích:
    7
    bọn Khựa đang làm cái dự án tách muối khỏi nước biển ở Hoàng Sa, không biết chừng nào mềnh mới làm cái này nhỉ. Và có khó làm không:-???
  9. lycafetanvo

    lycafetanvo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/06/2008
    Bài viết:
    970
    Đã được thích:
    164
  10. karate_hn

    karate_hn Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    30/06/2012
    Bài viết:
    3.646
    Đã được thích:
    422

Chia sẻ trang này