1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hoàng sa- Trường sa biển đảo quê hương ( Phần 4 )

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi onamiowada, 10/05/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Malogs

    Malogs Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/10/2008
    Bài viết:
    9.910
    Đã được thích:
    3.063
    cả chánh phủ lâm thời CH Miền Nam VN và Chánh Phủ VNCH đều phản đối TQ
    chánh phủ VNDCCH thì đã nhìn rõ 100% bộ mặt thật của anh béo nên bằng mặt, không bằng lòng
    TQ từ 1972 chính thức không còn bên phe ta nữa, nên ông Trung muốn đem máy bay bỏ bom TQ cũng là thường tình
    trong thời khác nào thì dân tộc, gia đình vẫn là trên hết [:D]
  2. divenoi_xalam

    divenoi_xalam Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    25/06/2012
    Bài viết:
    2.635
    Đã được thích:
    2.230
    Tàu nhanh nè các bác...18+ hẳn hoi nhen =))

    [​IMG]
  3. ngaongantuhai

    ngaongantuhai Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2012
    Bài viết:
    348
    Đã được thích:
    705
    Cái này thấy cũng hài hài thế nào ấy[:D]

    Chả phải phân biệt kỳ thị gì đâu, nhưng ở ngoài đó chùa Phật thì còn có người ra vào cúng bái quanh năm, chứ nhà thờ thì phục vụ ai?

    Các cha thấy kém miếng khó chịu. Thông thường người ta xây nơi thờ tự chủ yếu phục vụ nhu cầu của tín đồ, nhưng cái này hoàn toàn theo nhu cầu gì đó của các cha thôi
  4. khesanh1968

    khesanh1968 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/01/2003
    Bài viết:
    496
    Đã được thích:
    0
    Tiếc quá nhỉ, nếu Thiệu tổng thống, không vì lúc nào cũng chỉ chăm nhờ các quan thày Mẽo giúp mà có chút lòng với dân tộc, ra lệnh cho F-5 oanh kích Hoàng Sa. thì chắc bây giờ trong lich sử cũng sẽ có một đốm sáng nhỏ nhoi cho Thiệu và những người lính phi công VNCH. Nhất là chiếm lại được một vài điểm đảo ở Hoàng Sa cho đến 30/4/75 thì đúng là tuyệt.
  5. Malogs

    Malogs Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/10/2008
    Bài viết:
    9.910
    Đã được thích:
    3.063
    phim con heo [:D]

    =========

    cũng là tự d tôn giáo thôi, chứ không cho ra có khi lại gào lên cho coi
    còn đạo Cao Đài nữa là đủ bộ (mà đạo CĐ thờ cả chúa và Phật [:D])
  6. nguoicamlaividai

    nguoicamlaividai Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    04/03/2011
    Bài viết:
    5.751
    Đã được thích:
    8.595
    ‘Viện nghiên cứu biển lưu động’ khởi hành ra Trường Sa

    Hôm nay ngày 2/5 tàu nghiên cứu biển mang tên ‘Viện sĩ Oparin’ bắt đầu khởi hành chuyến nghiên cứu, khảo sát vùng biển nước ta, trong đó đặc biệt chú trọng vùng Trường Sa. Chuyến nghiên cứu sẽ được tiến hành hơn 1 tháng.

    [​IMG]

    http://baodatviet.vn/khoa-hoc/khoa-...bien-luu-dong-khoi-hanh-ra-Truong-Sa-2346316/
  7. yetkieu

    yetkieu Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    19/01/2013
    Bài viết:
    2.111
    Đã được thích:
    663
    Đặc công ‘người nhái’ giải phóng Trường Sa

    - Năm 1975. Có bốn con tàu không số được giao sứ mệnh giải phóng đảo Song Tử Tây và Sơn Ca, góp phần mở ra chuỗi thắng lợi toàn tuyến 5 đảo thuộc quần đảo Trường Sa, đưa trở về dưới sự quản lý thống nhất của Việt Nam.
    Ký ức vẫn không phai mờ trong tâm trí hai thiếu tá Nguyễn Văn Đức và Nguyễn Xuân Thơm - 2 trong số 4 thuyền trưởng của những con tàu không số lịch sử đó.

    Sau khi hoàn thành nhiệm vụ giải phóng từ Quảng Trị trở vào, toàn bộ đoàn tàu không số tiến vào Nam, chỉ trừ một tiểu đoàn 5 tàu (2 tàu bị hư) được lệnh nằm chờ ở cảng K20 Hải Phòng suốt 6 tháng trời. Thiếu Tá Đức cho hay đó là khoảng thời gian không biết làm gì, anh em ai cũng bồn chồn, ngủ không được.

    Một ngày, khi Đà Nẵng được giải phóng, họ nhận lệnh tiến ngay vào miền Trung. “Được đi là tốt rồi dù chưa biết mình sẽ làm gì”, ông trầm tĩnh kể.

    Ngay khi đặt chân đến cảng Tiên Sa (Đà Nẵng), họ được Phó tư lệnh Hải quân Hoàng Hữu Thái truyền lệnh của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, nhanh chóng giải phóng Trường Sa.

    Đến giờ họ vẫn nhớ vẳng rõ trong đầu nhiệm vụ "giải phóng Trường Sa là để thu biển đảo của Việt Nam về một mối”. Phương án tấn công đánh chiếm các đảo đã được giữ bí mật, bất giờ. Ngày tấn công được chọn vào thời điểm mở chiến dịch Hồ Chí Minh để động viên tinh thần chiến sĩ.

    Đúng 4h ngày 11/4/1975, biên đội ba tàu không số giả dạng tàu đánh cá gồm tàu 673 do Nguyễn Xuân Thơm làm thuyền trưởng, tàu 674 do Nguyễn Văn Đức làm thuyền trưởng và tàu 675 do Phạm Duy Tam làm thuyền trưởng, dưới sự chỉ huy của trung tá Mai Năng - Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 126.

    Ba tàu này chở đại đội đặc công nước và một lực lượng tiểu đoàn 471 đặc công Quân khu 5 cùng phương tiện, vũ khí thần tốc hướng thẳng đảo Song Tử Tây.

    “Hành trình gần 500 hải lý không có mục tiêu nào, chỉ dựa vào đo đạc bằng thiên văn, chúng tôi rất lo, sợ đi lạc. Làm sao 1h sáng ngày 14/4 phải bắt được đảo Song Tử Tây như lệnh cấp trên? Thời khắc không cho phép chậm trễ, tôi lấy kinh nghiệm 14 năm đi biển tiến thẳng ra Song Tử Tây”, thiếu tá Đức kể lại.

    Sau 3 ngày đêm lênh đênh, đúng 1 giờ sáng ngày 14/4, biên đội 3 tàu đã tiếp cận được đảo Song Tử Tây. “Lúc đó, mọi người mới giải tỏa được nỗi lo. Trung tá Mai Năng còn nói, tụi bây đi tài thật, chưa có ai đi được như tụi bây”, ông Đức thuật lại.

    Theo kế hoạch, hai trong số 3 tàu trên án ngữ phía Bắc cách đảo 15 hải lý. Một tàu được lệnh bí mật tiếp cận gần mép san hô của đảo rồi thả 7 xuồng cao su loại nhỏ, lần lượt chở một đội lính đặc công nước - thường được gọi là "người nhái" với 40 người, theo 3 hướng đổ bộ lên chiếm đảo...

    4h30 sáng, khi tiếng súng DKZ của vị chỉ huy bắn trúng chòi canh, hiệu lệnh nổ súng bắt đầu. Đảo Song Tử Tây nằm trong kiểm soát.

    Ngay sau đó, họ thu về để rút kinh nghiệm chuẩn bị cho đợt đi tiếp theo.

    Chiến thắng

    Thiếu tá Nguyễn Xuân Thơm kể, trong lúc thực hiện nhiệm vụ, đã xảy ra một sự cố bất ngờ.

    Khi vừa đi được nửa chặng đường ra đảo Song Tử Tây, biên đội tàu bị phá vỡ vì tàu của thuyền trưởng Nguyễn Văn Đức lái bị hỏng máy. Giờ G đánh đảo Song Tử Tây đã cận kề, không thể kéo về, cũng không thể bỏ lại, ông Mai Năng quyết định dùng tàu của thuyền trưởng Phạm Duy Tam kéo hỗ trợ.

    Theo lời ông, hơn 10 ngày sau giải phóng Song Tử Tây, tàu 641 của Đoàn 125 được tăng cường, chở thêm một đại đội đặc công nước do Nguyễn Viết Cường chỉ huy, tiến đánh đảo Sơn Ca. Họ hoàn thành nhiệm vụ được giao.

    “Mất đảo Song Tử Tây và Sơn Ca dẫn đến sự tan rã ở các đảo Nam Yết, Sinh Tồn và đảo Trường Sa. Đúng 9h sáng 29/4/1975, tất cả 5 đảo hoàn toàn được giải phóng”, thuyền trưởng Thơm nói.

    Điều mà hai vị thuyền trưởng thích thú nhất trong lần đặt chân lên đảo Trường Sa là thấy “chim hải âu nhiều vô kể”.

    “Chim như đám mây, nó kêu quá trời. Những con chim con chạy lúc nhúc trong cỏ biển, trứng chim nằm la liệt trên đất. Chúng tôi lấy mũ vớt, quay một vòng cũng đầy. Anh em lấy trứng chim đưa về tàu ăn ngon lành”, thiếu tá Đức nói.

    Một điều đặc biệt nữa, khi vừa giải phóng xong đảo Trường Sa, biên đội tàu trở về đảo Nam Yết (nơi đặt sở chỉ huy), vừa thả neo xuống đảo thì qua radio, nữ phát thanh viên đọc bản tin Sài Gòn được giải phóng.

    “Ai ai cũng hò reo, nhảy tưng lên, mừng vui khôn tả. Sau đó, anh em bắt chim làm một bữa liên hoan ra trò. Chiến thắng 30/4 càng thêm ý nghĩa khi cánh quân biển đảo đã hoàn thành nhiệm vụ”, thuyền trưởng Thơm tự hào.

    Những bí mật

    Kế hoạch giải phóng các đảo thuộc quần đảo Trường Sa đã được giữ bí mật tuyệt đối đến phút chót, không chiến sĩ tác chiến trực tiếp ở mặt trận nào được biết trước, dù chỉ một phần.

    Suốt 6 tháng được lệnh nằm yên ngồi chờ tại cảng K20 Hải Phòng, thiếu tá Nguyễn Văn Đức kể, mặc dù sốt ruột, lo lắng nhưng ông và đồng đội có trực quan mạnh mẽ tin rằng “sự bất động” có mục đích. Chỉ khi vào đến Đà Nẵng, họ hiểu được chủ trương, song song với giải phóng đất liền là mở cánh quân biển đảo giải phóng Trường Sa.

    Thiếu tá Nguyễn Xuân Thơm kể, trước khi đi giải phóng Trường Sa, ông cũng từng 3 lần ra đảo để nghiên cứu địa điểm tập kết vũ khí trong chiến dịch vận chuyển vũ khí từ miền Bắc chi viện cho miền Nam.

    Trong chiến dịch giải phóng Trường Sa, ông Thơm và ông Đức cùng nhận định, công lớn thuộc về những “người nhái” của Lữ đoàn 125 Hải quân Việt Nam.

    Hơn 150 "người nhái" thuộc Đoàn 126 Hải quân Việt Nam trong 20 ngày đã đổ bộ và giải phóng 5 đảo quan trọng nhất thuộc quần đảo Trường Sa gồm đảo Nam Yết, Song Tử Tây, Sơn Ca, Sinh Tồn và đảo Trường Sa Lớn.

    “Đặc công nước phải có những tố chất khác thường. Bơi, lặn phải giỏi và phản xạ nhanh, phải có đầu phán đoán nhạy bén. Trong chiến dịch giải phóng Trường Sa, họ không chỉ giỏi bơi, lặn mà còn thả trôi hàng giờ trên biển chờ thời khắc nổ súng”, thiếu tá Đức nhấn mạnh.
  8. Rains2009

    Rains2009 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2010
    Bài viết:
    718
    Đã được thích:
    10
    Cái nầy nghe bảo là 1 ngày nghỉ cũng mất vài tấn dầu cho nó, chạy thì ngốn kinh khủng luôn nên chủ yếu là nằm ụ.
  9. khesanh1968

    khesanh1968 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/01/2003
    Bài viết:
    496
    Đã được thích:
    0
    Dịp này, Hội sinh viên các trường đại học, cao đẳng sẽ tổ chức kết nghĩa với các đảo tại Trường Sa, Hoàng Sa, tổ chức các hoạt động nghệ thuật, tặng quà, trao học bổng cho con em và các ngư dân nghèo, gặp nạn trên đảo Lý Sơn.
    @ Đoàn hội, Không biết chúng nó biết Hoàng Sa đang bị khựa chiếm không nhỉ. Hay bọn này định tổ chức ra Hoàng Sa kết nghĩa với lũ khựa bẩn.
    http://baodatviet.vn/chinh-tri-xa-h...nghia-voi-cac-dao-Truong-Sa-Hoang-Sa-2346392/
  10. banmehyvong

    banmehyvong Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    08/04/2013
    Bài viết:
    215
    Đã được thích:
    0
    Có gì bên trong một nhà giàn giữa Biển Đông?
    > Quà Tết đã đến Nhà giàn DK1/10
    > Chuyển quà Tết cho bộ đội ở nhà giàn DK1
    > Nghĩa cử ở Nhà giàn DK1

    TPO - Được Nhà nước và Quân đội đầu tư thích đáng, hệ thống nhà giàn canh giữ thềm lục địa nước ta được xây dựng khá vững chắc, khang trang và hiện đại.

    PV Tiền Phong vừa đến thăm Nhà giàn DK1/15, một trong những nhà giàn thế hệ thứ 3 hiện đại nhất hiện nay.

    [​IMG]

    “Modul” phụ của nhà giàn được nối với khu chính bằng kết cấu cầu thép vững chắc.

    [​IMG]


    Nhà giàn đón khách.

    [​IMG]

    Các sĩ quan trẻ tuổi chụp ảnh với vị khách nữ xinh đẹp.

    [​IMG]

    Tranh cổ động cho các nhiệm vụ trên nhà giàn.

    [​IMG]

    Hình ảnh lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quân đội trên vách nhà giàn.

    [​IMG]

    Khẩu hiệu của chiến sĩ nhà giàn.

    [​IMG]

    Tủ sách của nhà giàn.

    [​IMG]

    Phòng chiến sĩ.

    [​IMG]

    Phòng một trong các sĩ quan chỉ huy.

    [​IMG]

    Chậu cây trên nhà giàn.

    [​IMG]

    Lính nhà giàn gồm nhiều thế hệ, từ các sĩ quan can trường nhiều năm gắn bó với nhà giàn đến các chiến sĩ vừa nhập ngũ được mấy tháng.

    [​IMG]

    Chủ và khách cùng hát vang bài “Đời mình là một khúc quân hành”.

    [​IMG]

    Nhà giàn tiễn khách. Lính nhà giàn đứng cạnh các tấm pin mặt trời cung cấp đủ điện năng cho các hoạt động của nhà giàn.

    [​IMG]

    [​IMG]

    Biển tuyệt đẹp nhìn từ nhà giàn.
    Lê Xuân Sơn

    Đất nước Việt Nam bi tráng nhưng tuyệt đẹp với phong cảnh và nhất là những người lính đã liên tiếp viết lên những bản hùng ca vang dội trong lịch sử 4000 năm dựng nước. Giá như Chúa đừng mang lũ sâu bọ đến..............~X~X~X

Chia sẻ trang này