1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hoàng sa- Trường sa biển đảo quê hương ( Phần 4 )

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi onamiowada, 10/05/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. home124

    home124 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/05/2009
    Bài viết:
    4.208
    Đã được thích:
    2.411
    Hiện nay trên mạng có rất nhiều nguồn tin, nhưng tựu trung lại, chúng ta chỉ nên để ý đến 3 người:
    1. Hồi kí của Hà Văn Ngạc, trong đó có viết về trận Hoàng Sa, viết trước lúc chết mấy tháng. Mà đậu má, nhiều thằng giờ viết như đúng rồi lại chưa mắt thấy tai nghe sờ đụng chạm đến cuốn Hồi kí đó, đa phần là lấy lại tài liệu và một bản full version hình như là đưa lên internet vào khoảng thời gian từ 2001 - 2004. Cuốn hồi kí này giờ không biết mặt mũi nó làm sao. Ngoài Hoàng Sa ra, Ngạc có viết gì nữa không thì chẳng thằng bố nào biết. Và có cái hay là sau 34 năm thì Ngạc viết ra, chơi đểu thế chứ lị. Sắp chết viết xong vứt đó cho hậu thế cãi nhau.

    Các báo chí chó dại và các tổng biên liệt não của Việt Nam gồm Thanh Niên, Tuổi Trẻ, VnExpress ... đều lấy tin từ hồi kí, nhưng là nghe lại, nghe thằng khác có đọc xong nói lại, rứa là bưng nhét vào mồm nhai ngon lành cành đào. Nó đái nó ỉa vào trong cũng chẳng cần biết. Thơm thối gì chẳng hay, nhai lấy nhai để như chó đói lâu ngày.

    2. Nguồn thứ 2 là của ông Lê Văn Thự - Hạm trưởng HQ16 - viết năm 2004. Sau khi đọc xong Hồi kí của Ngạc, ông ta điên sôi máu. Viết lại tất cả diễn tiến trận Hoàng Sa theo những gì mà ông ta ghi nhận được. Đương nhiên, có những chỗ ông không biết thì không viết, trong bức thư của ông ghi rõ ràng: Ngạc là một thằng bịa đặt dối trá hoàn toàn về câu chuyện trận chiến Hoàng Sa. Và ông cũng viết rằng, không có nỗi nhục nào bằng nỗi nhục mất đảo cả.

    3. Nguồn thứ 3 là của nhóm thân nhân hoặc cựu quân nhân trên tàu HQ4 - Trần Khánh Dư. Nhóm này tớ đọc kĩ thì thấy có lẽ là thân nhân nhiều hơn chớ quân nhân thì hơi ít. Và họ cũng am hiểu khá tốt về Hải quân. Nhưng qua lời lẽ phản bác Lê Văn Thự rất ít ỏi, và gần như không phản bác nhiều về lá thư của Lê Văn Thự. Chỉ công kích một đôi dòng mà ở đó, chính ông Thự cũng phân vân. Qua đó, có thể đảm bảo được nguồn tin từ Lê Văn Thự là khá chính xác. Chưa đến 100% nhưng trên 90% là có. Trong số nhóm này nhận bài viết thì có bài của ông Quỳnh, San, Đỗ Xuân Cẩm là người của các hạm HQ5 và HQ4

    Và cả nhóm này lẫn Lê Văn Thự đều viết thẳng một mạch về Ngạc, viết sự thật về Ngạc là gì ...? Là ông ta đều bịa đặt, nói dối, trước khi chết - câm lặng 34 năm bất thình lình vứt tài liệu vào cuối đời với chủ đích nhục nhã vớt chút cuối.

    Cả 2 nhóm trên đều xác nhận Hoàng Sa là một sự thất bại. Thất bại nặng nề đầy tủi hổ.

    4. Ngoài ra, các thông tin thứ cấp chắp vá từ các nguồn khác như của ông Lữ Công Bảy, rồi ông nào đó (quên mẹ nó tên), thì chỉ viết vu vơ đại loại cho nói thì viết, viết thật căm thù, đại loại thế thôi. Chỉ có giá trị tham khảo đối chiếu, chứ không có giá trị xác thực. Chỗ thì quá lố, chỗ thì quá lộ.
  2. home124

    home124 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/05/2009
    Bài viết:
    4.208
    Đã được thích:
    2.411
    Thôi quay trở lại Hoàng Sa với nỗi nhục mang tên Hà Văn Ngạc:

    Trong hồi kí, Ngạc lấp liếm đủ thứ như sau:
    1. Phịa ra chuyện máy bay Mig
    2. Phịa ra chuyện Chiến hạm mang hỏa tiễn hải - hải, đọc tí sặc mịe nó cơm. Ngu thiệt, cái này là ngu nhất.
    3. Giả luôn cả tiếng đại bác khai hỏa trận chiến
    4. Giả định ra chuyện HQ4 xin phép bắn thử, mà lại bắn thử đến 3 lần - đọc đoạn này suýt ói.
    5. Các chiến hạm hải hành tập trên diễu võ giương oai.

    6. Ông ta rất ghét Lê Văn Thự - hạm trưởng HQ16 - cho nên dễ hiểu là vì sao HQ16 lãnh mịe quả đạn 127ly từ HQ5. Về Thự ông viết trong Hồi kí như sau:
    Vả lại, hạm trưởng Thự của HQ16 là một kẻ khó ưa, rất không thích tuân lệnh.

    và còn nhiều bịa đặt khác...

    Có chi tiết này mới buồn cười về HQ4: Tả xung hữu đột một mình với các chiến hạm cùi bắp của Trung Quốc, súng thì súng bắn bằng máy, cận chiến thì ngon lành anh dũng lắm. Còn minh họa độ cận chiến đến mức ném được lựu đạn sang tàu nhau ??? Vãi nồn.

    Ấy thế mà đang thắng ngon trớn thì tự triệt thoái về Đà Nẵng?? Xong thì bị Bộ tư lệnh HQ bắt lộn ngược lại để đón các binh sĩ trên biển. Đậu má, hạm trưởng gì như ****, đến nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp còn không biết. Mà đoạn này là tự vả vào mồm anh Ngạc vì anh Ngạc biểu là ảnh thấy tàu chiến mang hỏa tiễn đối hải. Quay lại đón người thì nó xịt phát ăn *** luôn.
    Sợ chết nên chạy trốn thì nói mịe nó cho khỏe. Quay lại đón người tức là còn khả năng khá tốt mới quay lại. Vì nếu quay lại mà bọn kia nó táng thì cũng phải đấu thí mịe chớ nói chơi cho vui à?

    Đã thế lại còn chạy về Trường Sa để đề phòng quân Trung Quốc tấn công??? Mấy cha này, đúng là ngửi không nổi.
    Lần cập nhật cuối: 20/01/2014
  3. home124

    home124 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/05/2009
    Bài viết:
    4.208
    Đã được thích:
    2.411
    Có một chi tiết rất quan trọng trong trận chiến này. Đó là các hạm trưởng trong cuộc chiến này có một số là người mới. Mới tinh, thậm chí có khi chưa làm quen hết vũ khí trên tàu.

    Khi Bộ TLHQ giao cho Ngạc - một kẻ mà chẳng ai ưa vì đểu. Đã thấy nghi rồi. Giao lại giao toàn người mới. Lại giao luôn trọng trách giữ đảo.

    Đèo mịe, anh là hậu thế, anh có quyền suy luận ra là chúng nó bán mịe cái Hoàng Sa rồi. Đánh đấm chỉ theo lối hên xui.
  4. echditxanh

    echditxanh Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    02/02/2008
    Bài viết:
    110
    Đã được thích:
    32
    Bác còn thiếu tài liệu về thằng cố vấn Mỹ Giê-ra Ị Cốt ( Gerald E. Kosh) bị Hải quân Giải phóng Trung Hoa bắc sống cùng toàng bộ đại đội nguỵ dưới quyền chỉ huy của thằng Cốt trên đảo Tây Sha ngày 20/1/1974 nữa.

    Nhiều người ngiêng kíu quân sử thường so sánh trận này với trận Ấp Bắc bác ạ.
  5. home124

    home124 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/05/2009
    Bài viết:
    4.208
    Đã được thích:
    2.411
    Cha Kosh nó hình như chỉ đi chơi cho vui thôi mà. Vô tình bị túm gáy.
  6. kuyomuko

    kuyomuko Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/04/2011
    Bài viết:
    18.373
    Đã được thích:
    26.726
    Bởi tớ nói là bình lựng LS đek tin được do chất sướng trong ấy. Mịe...thêm mấy thằng tầu mớt phịa chuyện trên đảo bé bằng cái lổ mũi có nguyên đại đội trên ấy. Nhóm nguyệt thiềm có mấy cái chõm bé tí.
    Trc giờ nó lấy đảo cũng chỉ dựa vào quy tắc chiếm hửu tây lông. Mấy hôm ấy người ta về ăn tết nên nó cho là đảo hoang.
    Có ai có bằng chứng xác đáng về viên pháo 127ly không? Ví dụ như ảnh chụp nó lúc nằm trong tàu ấy.
    home124 thích bài này.
  7. echditxanh

    echditxanh Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    02/02/2008
    Bài viết:
    110
    Đã được thích:
    32
    Khồng, đi chơi trên HQ-5 với lão Ngạt suốc từ đầu chí cuối sao nó viếc được báo cáo chi tiếc vầy bác:
    http://www.doi-mat.vn/2013/12/tai-lieu-ve-nguoi-My-Hoang-Sa-1974.html?m=1

    Bác đọc kỹ đoạn cuối lời lão Hồng nói về thằng Cốt.
    nguhayuo thích bài này.
  8. echditxanh

    echditxanh Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    02/02/2008
    Bài viết:
    110
    Đã được thích:
    32
    Bạn bị ngộ chữ à ? Hay là chưa check cái thuỳ link tôi đưa thế. Trong ngày 20/1/1974, riêng tại đảo chính Tây Sha đã bắt gọn 48 Mỹ-nguỵ. Còn lại trên các đảo Quang Hoà, Duy Mộng, Cam Tuyền mỗi đảo là một tiểu đội nguỵ phòng thủ thế chả đủ một đại đội là gì ?!

    Thấy cái cách Hải quân Giải phóng nhân dân Trung Hoa đối xử với tù binh Mỹ-nguỵ (do chính thằng Cốt viếc trong báo cáo khi đã được thả về Mỹ) quả là rất nhâng đạo, nhâng văn, hào hiệp, trượng nghĩa, thượng võ ..... khó có lời nào tả hếc được ; đúng với phẩm chất quân giải phóng - của người chiến sỹ cắc mạng.
  9. Tran-Trung

    Tran-Trung Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/11/2010
    Bài viết:
    1.437
    Đã được thích:
    563

    HOÀNG SA 1974
    Ông Trần Văn Hảo nhớ lại, nỗi tủi hận lớn nhất trong suốt thời gian 3 tháng bị giam cầm ở Trung Quốc là các tù binh tuyệt đối không được nói tiếng Việt.
    “Tụi lính Trung Quốc có hai quy định bắt buộc, một là bắt chúng tôi ăn hết không được chừa thức ăn lại, hai là cấm chúng tôi nói tiếng Việt vì sợ chúng tôi chửi chúng nó”, ông Hảo nói.

    [​IMG]

    Còn ông Cúc thì nhớ lính Trung Quốc suốt ngày tuyên truyền với tù binh Việt Nam nội dung quần đảo Hoàng Sa là của Trung Quốc bị Việt Nam chiếm, nhưng những người lính Việt Nam phản đối quyết liệt, khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa còn chính Trung Quốc mới là kẻ xâm chiếm.


    TRƯỜNG SA 1988
    Ông Hiền bị một tàu Trung Quốc vớt lên, bắt làm tù binh. Ông Phụng vớ được thanh gỗ, lênh đênh trên biển từ sáng đến khoảng cuối giờ chiều thì cũng bị quân Trung Quốc bắt.
    “Lúc này sức tôi đã kiệt, một tay bị thương và một tay phải bám vào thanh gỗ, lính Trung Quốc chĩa súng kêu giơ tay đầu hàng thì tôi chỉ lắc đầu và thiếp đi. Về sau khi chúng tra hỏi “sao lúc đó chúng tao bảo mày giơ tay hàng mà mày không hàng” thì tôi vẫn nói cứng: Lính Việt Nam không được dạy cách đầu hàng...”, ông Phụng quả quyết.

    [​IMG]

    Ông Phụng, ông Hiền, ông Dương Văn Dũng (Đà Nẵng) cùng 6 người lính Hải quân Việt Nam bị giam tại tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc; mỗi buồng giam một người.

    Quân Trung Quốc tra tấn ông Hiền liên miên. “Khoảng ba tháng đầu, chúng tôi bị phía Trung Quốc liên tục tra khảo, đánh đập để hỏi cung, bắt khai vị trí các căn cứ quân sự của ta, có loại vũ khí nào… Nhưng lần nào tôi cũng chỉ trả lời là tân binh, mới được huấn luyện rồi đưa ra Trường Sa, không thể biết các thông tin về quân sự”, ông Hiền nhớ lại.
    Lần cập nhật cuối: 20/01/2014
  10. congtubl

    congtubl Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    30/11/2006
    Bài viết:
    5.067
    Đã được thích:
    2.540
    CÁC BÁC CHÉM NHAU TRẬN HẢI CHIẾN HOÀNG SA, TIẾP THEO LÀ GIỬ CÁC ĐẢO NHƯ THẾ NÀO

    Câu chuyện của người lính trong trận tử thủ trên đảo Hoàng Sa lớn
    (Dân trí) - 40 năm sau trận chiến ở Hoàng Sa, các cựu binh tham chiến ngày xưa giờ đã già yếu. Suốt bao năm qua, họ là những chứng nhân lịch sử thầm lặng. Những câu chuyện của họ giá trị hơn bất cứ cuốn sách giáo khoa nào...
    >> 40 năm hải chiến Hoàng Sa qua góc nhìn ngoại giao
    >> Điều chưa từng kể về trận tử thủ trên đảo Hoàng Sa

    PV Dân trí tại Huế đã có cuộc gặp gỡ với một trong các cựu binh hiếm hoi tham gia trận tử thủ trên đảo Hoàng Sa.

    Chứng nhân lịch sử

    Chúng tôi đến gặp ông Võ Hà (đường Huỳnh Thúc Kháng, TP Huế) trong một chiều mưa tầm tã của xứ Huế. Người đàn ông đã ngoài 60 tuổi với mái tóc pha sương, chậm rãi nhắc về những ký ức cũ.

    Tham gia trận Hải chiến Hoàng Sa khi chỉ mới 26, năm nay ông Hà đã 66 tuổi. Bốn mươi năm trước, ông là Trung úy, cấp bậc Đại đội phó thuộc Liên đoàn 8 Công binh kiến tạo, chuyên môn xây dựng cầu đường (thuộc Quân đội Việt Nam Cộng hòa).

    Nhấp ngụm nước trà, ông bắt đầu kể lại:
    Sau năm 68, cả miền Nam tổng động viên, lúc bấy giờ ông đang học cầu đường nên được biên chế vào công binh phụ trách kiến tạo, xây dựng.
    Trước khi trận hải chiến 19/1/1974 nổ ra, phía Việt Nam Cộng hòa đã cử người ra đo đạc khảo sát tại đảo Hoàng Sa với ý định xây dựng sân bay dã chiến, lập bãi mìn xung quanh đảo đề phòng những cuộc tấn công của Trung Quốc. Do từ Đà Nẵng đi tàu ra đến Hoàng Sa cần 1 ngày đến 1 ngày rưỡi (170 hải lý), khoảng thời gian đó quá lâu nên cấp trên quyết định xây dựng sân bay dã chiến để rút ngắn thời gian đi lại và có chỗ để tiếp nhiên liệu cho máy bay, chuẩn bị cho những tình huống xấu nếu xảy ra chiến tranh. Kế hoạch chỉ mới kịp triển khai thì chiến sự đã nổ ra, cứ như phía Trung Quốc đã nắm thông tin từ trước.


    [​IMG]
    Ông Võ Hà hiện ở nhà bán vật liệu xây dựng. Ông là người đã trực tiếp tham gia chiến đấu trong trận Hải chiến Hoàng Sa lịch sử


    Nhiệm vụ theo đoàn ra Hoàng Sa lúc đó được giao cho một người bạn của tôi là Thiếu úy Trung đội trưởng. Nhưng lúc đó nó mới cưới vợ, chỗ bạn bè với nhau nên tôi đã đi giúp bạn, trong thâm tâm vẫn chỉ nghĩ đó là một chuyến đi công tác vài ngày.

    Đoàn công binh nhận nhiệm vụ đo đạc khảo sát có tất cả 6 người. Trưởng đoàn là Thiếu tá Hồng (Phạm Văn Hồng). Tôi là Phó đoàn, cùng Hạ sĩ Nguyễn Văn Cúc là phụ tá của tôi và một cố vấn Mỹ, ông Gerald Kosh. Sĩ quan liên đoàn 10 công binhchiến đấu là Trung úy Đá. Và một số người nữa hiện tôi không nhớ lắm. Đúng 5h chiều, ngày 15/1 đoàn lên tàu HQ 16 đi ra Hoàng Sa.

    Khoảng lặng trước "cơn bão"

    Khoảng 9h sáng hôm sau, đảo Hoàng Sa hiện ra trước mắt chúng tôi. Lúc bấy giờ xung quanh đảo là san hô ngầm, Tuần Dương Hạm phải dừng cách đảo 1 hải lý, chúng tôi xuống canô chạy đến cầu tàu Lệ Thủy (cầu được xây dựng thời Ngô Đình Diệm đặt tên con gái ông là Ngô Đình Lệ Thủy) dài 300 mét và đi bộ qua bãi cát thêm 200 mét nữa. Hành trang lúc đó chỉ có máy trắc địa, lương thực, đồ đạc quân dụng.

    Đảo Hoàng Sa lớn chỉ to khoảng bằng cồn Hến của Huế với diện tích cỡ 1x1,5km. 4 góc của đảo đóng 4 lô cốt phòng thủ. Ở chính giữa đảo là lô cốt chỉ huy. Đóng trên đảo là một trung đội địa phương quân thuộc Tiểu khu Quảng Đà do Thiếu úy Diêm chỉ huy, khoảng 35 người.

    Ngoài trung đội phòng thủ, trên đảo còn có một đài khí tượng thủy văn do Đà Nẵng quản lý với 2 nhân viên túc trực ngày đêm thu nhận bản tin khí tượng và gửi vô tuyến điện về. Doanh trại trên đảo Hoàng Sa rộng khoảng 500 mét vuông. Chỉ huy đảo quản lý binh lính khá chặt, trừ khi có nhiệm vụ tuần tra, bình thường binh lính không được mang theo súng.

    Ngoài các công trình quân sự, trên đảo còn có 1 giếng nước ngọt, 1 ngôi chùa, 1 tượng Phật Quan âm và 1 nghĩa địa của người Việt Nam đi khai thác phân lân thời Ngô Đình Diệm. Những ngày đầu tiên trải qua khá bình yên, nhiều anh em thoải mái ở trần, mặc quần cộc đi bắt cá, họ không cần mang súng ống đạn dược, không khí chiến tranh gần như không hề xuất hiện ở đây.


    [​IMG]
    Đảo Hoàng Sa nơi ông Hà đã cùng đồng đội đặt chân lên trước vài ngày cuộc giao tranh dữ dội nổ ra


    Nhiệm vụ của đoàn là trong 1 tuần sẽ thực hiện khảo sát, đo đạc, thu thập số liệu để lên kế hoạch xây dựng sân bay dã chiến, công trình phòng thủ tại đảo Hoàng Sa lớn. Ngoài ra còn thực hiện cắm mốc chủ quyền Việt Nam lên một số đảo, bãi san hô xung quanh. Kế hoạch này nhằm đối phó với những động thái nhòm ngó Hoàng Sa của Trung Quốc trong thời gian gần đây.

    Xung quanh Hoàng Sa lớn cách 1-2 hải lý là khoảng 5 đảo nhỏ. Sau khi nghỉ ngời, khảo sát trắc địa đo vẽ xong, chúng tôi chạy canô qua chơi. Hàng đàn chim biển thi nhau bay ùa lên nhìn xa như những đám mây đen đang chuyển động. Anh em lên đảo lấy trứng chim chiên ăn, đổ ốp la và bắt trứng con vích nướng rất ngon. Tiếp theo là xách lựu đạn và bộc phá đi đánh cá. Chỉ cần thả một quả xuống mép nước sát đảo là hàng trăm con cá mú, hồng to bằng cái ghế lộ ra. Thiên nhiên hoang sơ nên chim cá nhiều vô kể. Ở Hoàng Sa thời ấy, cá khô, mực khô là những đặc sản không hề thiếu. Sau khi lính làm nhiệm vụ 3 tháng được trở về đất liền. Nhiều người xách cả mấy chục kí lô đặc sản về bán kiếm tiền.

    Tàu lạ xuất hiện

    Ngày thứ 3 lên đảo (18/1) có một chiếc tàu đánh cá lạ xuất hiện gần đảo. Binh lính đánh cờ báo hiệu (phất cờ Việt Nam cộng hòa lên để nhận dạng) nhưng chiếc tàu kia không đáp trả. Qua ống nhòm, chúng tôi nhận ra đó là tàu cá Trung Quốc với hai từ Hán “Nam Ngự”.

    2 giờ sau, HQ16 đến và áp sát muốn đuổi tàu lạ đi thì bên kia dỡ lớp ngụy trang, treo cờ Trung Quốc. Thật ra đó là một chiếc thuyền hiện đại có trang bị súng đại liên. Tàu HQ 16 sử dụng các biện pháp như đánh tín hiệu đèn, vờn sau đuôi để đuổi tàu kia đi. Sự việc xảy ra nhiều lần, số lượng tàu tham gia bên Trung Quốc đã tăng lên gần chục chiếc lớn nhỏ. Phía chúng tôi có 4 chiếc tàu lớn là HQ 4, HQ 5, HQ 10 và HQ 16.

    Một tuần công tác của nhóm công binh sắp kết thúc nhưng chúng tôi không thể quay trở về đất liền vì chiến sự có khả năng xảy ra bất cứ lúc nào. Đúng 10h sáng ngày 18/1, Hạm trưởng yêu cầu nhóm trở về đảo vì chúng tôi là bộ binh, nếu có chiến sự chúng tôi sẽ tham gia tử thủ trên đảo trong trường hợp xấu nhất.
    Và điều ấy đã thật sự xảy ra...
    (Còn nữa)
    Anh Việt - Văn Danh - Đại Dương (ghi)
    http://dantri.com.vn/xa-hoi/cau-chu...-tran-tu-thu-tren-dao-hoang-sa-lon-828821.htm


    Điều chưa từng kể về trận tử thủ trên đảo Hoàng Sa
    (Dân trí) - Chúng tôi xả súng đến khi chỉ còn vài viên đạn trong băng thì nhận được lệnh rút về phía sau đánh cầm cự nhằm cố gắng kéo dài thời gian. Từng nhóm người rút về mỗi hướng trên hòn đảo nhỏ mong chờ sự tiếp viện...
    >> Câu chuyện của người lính trong trận tử thủ trên đảo Hoàng Sa lớn

    Nổ súng

    Kho vũ khí trên đảo đã được mở ra để trang bị cho mọi người. Vũ khí lúc đó chỉ gồm 2 khẩu cối 60, 1 cây đại liên 50 thời cũ của Pháp và hơn mấy chục khẩu tiểu liên M-16.

    Những ngày sau đó, Trung Quốc đổ bộ chiếm các đảo xung quanh. Đêm 18/1, một trung đội hải kích phía Việt Nam bất ngờ đổ bộ chiếm lại các đảo đó và treo cờ. Tôi còn nhớ rõ những tiếng pháo, súng đì đùng xung quanh và tiếng hò reo của quân mình khi thắng.

    Tối cuối cùng trước khi trận chiến xảy ra, bọn tôi ngồi quây quần với nhau và đàn hát những bài hát của Trịnh Công Sơn... Sáng 19/1, có thêm 4 tàu Trung Quốc đến gần Hoàng Sa, số tàu của địch tăng gấp đôi. Trận chiến nổ ra, tàu HQ 16 (Lý Thường Kiệt) bị hỏng. Nhật Tảo chìm (Hạm trưởng tử vong). Tàu HQ 5 và HQ 4 chạy thoát. Ngoài ra còn có một chiếc bè cứu sinh của thủy thủ HQ 10 chạy được vào đảo. Họ cùng trung đội quân địa phương đóng trên đảo Hoàng Sa đã bị cô lập…


    [​IMG]
    Các tàu của Việt Nam tham gia trận hải chiến Hoàng Sa


    Cú ném bộ đàm của Gerald Kosh

    Sau trận hải chiến trên biển phía Hải quân rút lui, đảo Hoàng Sa còn có 35 lính địa phương, đoàn công binh 6 người kể cả cố vấn Mỹ, 2 nhân viên khí tượng cùng một số thủy thủ QH 10 tấp vào.

    Tàu Trung Quốc bắt đầu bắn pháo vào đảo để dằn mặt, sau loạt pháo đầu, họ đặt loa nói vọng vào bằng tiếng Việt đề nghị chúng tôi đầu hàng, nếu sau 3 tiếng không có câu trả lời họ sẽ tấn công.

    Thiếu tá Hồng chạy lên đài khí tượng sử dụng máy của đài bên đó để liên lạc về Đà Nẵng xin chỉ thị. Bên Hải Quân cho biết cứ yên tâm sẽ có yểm trợ. Chúng tôi nhận được lệnh phải tử thủ, sau 3h sẽ có tiếp viện đến phá vây. Điều này làm mọi người yên lòng hơn và lên tinh thần.

    Lúc bị vây trên đảo, cố vấn Mỹ duy nhất Gerald Kosh nói với mọi người hãy yên tâm, ông ta sẽ gọi cho Hạm đội 7 của Mỹ đang đi tuần gần đó vào giải vây. Hy vọng mới nhen nhóm nhanh chóng biến thành bầu không khí ảm đạm đi khi ông ta liên tiếp hét vào bộ đàm. Cuối cùng khi Kosh ném bộ đàm, chúng tôi hiểu là mình phải nhanh chóng chuẩn bị cho cuộc tử thủ mà chỉ còn chắc mình chúng tôi - đơn độc.


    [​IMG]
    Toàn cảnh trận hải chiến được ghi lại trên bản đồ


    Tử thủ trên đảo Hoàng Sa - điều chưa từng kể

    Khoảng 10h sáng ngày 20/1, Trung Quốc cho canô chở lính đổ bộ vào đảo. Chiến thuật “biển người” tiếp tục được áp dụng, họ cho hàng trăm lính với nhiều súng ống, có cả lính thổi kèn xung phong dàn hàng ngang chạy vào từ cầu tàu Lệ Thủy - đường tiếp cận duy nhất. Chúng tôi cứ nhắm súng bắn vào từng hàng người, nhưng lính Trung Quốc đông quá, hết lớp này ngã xuống là lớp khác lại xông lên. Chẳng mấy chốc đã áp sát lô cốt phòng thủ của tôi.

    Chúng tôi xả súng đến khi chỉ còn vài viên đạn trong băng thì nhận được lệnh rút về phía sau đánh cầm cự nhằm cố gắng kéo dài thời gian. Từng nhóm người rút về mỗi hướng trên hòn đảo nhỏ mong chờ sự tiếp viện.

    Nhưng chúng tôi đã bị “thất hứa” khi không có quân tiếp viện nào cả. Lời của chỉ huy từ đất liền chỉ là lý do động viên tinh thần quân sĩ. Tàu HQ4 và 5 đã chạy về đất liền, kế hoạch chiếm lại Hoàng Sa cũng bị hủy bỏ. Sau này khi trở về, cấp trên giải thích với chúng tôi là nếu đánh thì chỉ thí quân. Khoảng 13h ngày 20/1, sự chống cự bị dập tắt, người hi sinh, người bị bắt.

    Tôi không nhớ rõ lắm nhưng có thể dưới 20 người phía Việt Nam đã chết. Còn lại 45 người cùng 2 nhân viên khí tượng và 1 cố vấn Mỹ (tất cả 48, đây là số lượng tính cả một số lính biệt kích của phía Việt Nam đánh các đảo nhỏ xung quanh đảo Hoàng Sa vào ngày 19/1 sau đó bị Trung Quốc đánh quật trở lại và bắt sống trong ngày 20/1).

    [​IMG]
    Ông Hà cho biết nhiều điều quan trọng trước đây chưa từng kể và cũng chưa báo nào có, ngoài Dân trí qua cuộc trò chuyện


    Số lượng quân Trung Quốc ngã xuống không thể đếm hết, khoảng phải gần 100 nhưng họ không được tính vào các số liệu. Tôi xác nhận có người chết bên phía Việt Nam trên đảo nhưng không nhớ rõ số lượng lắm và một số bị thương vì tôi là người trực tiếp trên đảo cho đến khi bị bắt. Trong đó có Trung úy Đơn là người chết trên đảo mà tôi chứng kiến. Sở dĩ trên mạng chưa có số lượng người chết vì không có ai trực tiếp trên đảo. Mà trước đây chỉ nói đánh trên biển. Tôi là người tử thủ đảo từ đầu cho đến khi bị bắt. Báo Dân trí là báo đầu tiên có được thông tin này, trước đây các báo khác chưa có.

    Chúng tôi tận mắt nhìn thấy họ (những binh sĩ sống phía Trung Quốc) lột áo quần của những xác người là đồng đội họ và ném xuống biển, tôi lạnh người và nghĩ rằng mình chết chắc rồi. Tôi xác nhận thông tin này một cách chính xác.

    Cho đến 10h đêm hôm đó, một sĩ quan Trung Quốc nói với chúng tôi qua phiên dịch tiếng Việt “Chúng tôi coi các anh là tù binh”. Tù binh - Như vậy đồng nghĩa chúng tôi sẽ không bị giết.

    Chúng tôi bị đưa đến đảo Hải Nam và giam lại. Nhóm sĩ quan tiếp tục bị đưa đến Quảng Châu giam chung với các tù binh Liên Xô, Ấn Độ,… Một tháng sau, nhóm tù binh đầu tiên trong đó có tôi được đưa về Thẩm Quyến để đến Hồng Kông và trả về nước.


    [​IMG]
    Gerald Cosh (người đi bên trái) ngày trao trả tù binh ở trận Hoàng Sa (đăng trên báo The Times, số ra ngày 31/1/1974)


    Tại Hồng Kông lúc đó có rất nhiều phóng viên nước ngoài của các báo danh tiếng như Times, The New York Times… đang túc trực để lấy tin về trận chiến Hoàng Sa. Về Việt Nam chúng tôi được thăng 1 cấp và phong danh hiệu “Anh Hùng Hoàng Sa” - Đó là sự tuyên dương vì chúng tôi đã không kéo cờ trắng đầu hàng. Nếu làm điều ngược lại, số phận chúng tôi sẽ là vành móng ngựa của tòa án binh.

    Tôi nghĩ nếu thời gian đó, nếu chúng tôi xây dựng được bãi mìn xung quanh đảo ở những rặng san hô bao quanh và được máy bay hỗ trợ tiếp tế đạn dược và có lực lượng hỗ trợ thì mình chưa chắc thua nhanh đến thế. Việc giữ đảo là khó nhưng đánh đảo còn khó hơn vì chỉ có 1 đường duy nhất theo cầu tàu Lệ Thủy tiến vào. Mất đảo Hoàng Sa thật là điều đáng tiếc.

    Đại Dương - Văn Danh - Anh Việt (Ghi)
    http://dantri.com.vn/chinh-tri/dieu-chua-tung-ke-ve-tran-tu-thu-tren-dao-hoang-sa-828912.htm
    dmanana, hoalongtrang, dhydct1 người khác thích bài này.

Chia sẻ trang này