1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hoàng sa- Trường sa biển đảo quê hương ( Phần 4 )

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi onamiowada, 10/05/2010.

  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
  1. Lenam098

    Lenam098 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/04/2015
    Bài viết:
    1.596
    Đã được thích:
    1.361
    Em mới đọc được bài này trên Thanh Niên, chuyện không có gì mới nhưng em nghĩ một vấn đề "không có gì mới" trong đó các bác nên tâm tư mới phải: chúng ta nên đặt câu hỏi tại sao thương binh, tù binh của mình khi trở về đều phải vất vả với cuộc mưu sinh, trước giờ chúng ta đã làm thế nào, có thể khác đi không và để làm được có phải tốn quá nhiều tiền không? Các bác sẵn sàng chi hàng triệu đô để mua 1 chiếc máy bay, 1 chiếc tàu chiến, nhưng con người trên đó mới là cốt lõi, em nói thế có đúng không các bác?


    (TNO) Sau 27 năm, cựu binh Trương Văn Hiền mới gặp lại những người bạn tù từng cùng bị Trung Quốc bắt giữ sau trận thảm sát Gạc Ma năm 1988.
    [​IMG]
    Cựu binh Trương Văn Hiền (ngoài cùng bên phải) và đồng đội tại lễ cầu siêu 64 liệt sĩ Gạc Ma
    Bị Trung Quốc bắt giữ

    Cả cuộc đời mình, anh Hiền không thể quên được biến cố ngày 14.3.1988. Tròn 16 tuổi, chàng trai quê Hà Tĩnh tình nguyện vào quân ngũ. Hơn 20 tuổi, anh Hiền được đơn vị điều ra đảo Gạc Ma xây dựng, canh giữ đảo.

    “Chiều 13.3.1988, tàu HQ - 604 chở công binh cập đảo Gạc Ma. Sáng 14.3.1988, khi một số anh em đang khảo sát đảo thì lính Trung Quốc đổ bộ lên đảo, xả đạn vào nhóm công binh Việt Nam. Tàu HQ - 604 bị bắn chìm buộc tôi và một số anh em nhảy ra khỏi tàu”, anh Hiền nhớ lại.

    Anh Hiền và đồng đội trôi dạt trên biển, đến chiều thì bị tàu Trung Quốc phát hiện, bắt giữ. Tổng cộng có 9 chiến sĩ Việt Nam bị Trung Quốc bắt. Sau khi vớt những người lính Việt Nam lên tàu, quân Trung Quốc dùng khăn bịt mắt rồi trói gông 2 người lại với nhau. Chín anh em bị quẳng vào nhà kho, máu chảy lênh láng khắp sàn tàu. Từ Gạc Ma, tàu Trung Quốc chở tù binh tới đảo Hải Nam. Ở đây, tù binh người Việt Nam bị chuyển sang một tàu khác để chuyển về nhà giam quân đội ở bán đảo Lôi Châu, Quảng Đông (Trung Quốc).

    “Khi pháo hạm Trung Quốc bắn chìm tàu HQ - 604, tôi bị thương rất nặng ở đầu, tay và chân nên bất tỉnh hoàn toàn lúc tàu Trung Quốc vớt lên. Suốt mấy ngày liền trên tàu Trung Quốc, mọi người không ăn uống gì. Vết thương cũng không được băng bó”, cựu binh Nguyễn Văn Thống nhớ lại.

    Ở nhà giam Lôi Châu, người bị thương nặng được đưa vào trạm xá để “mổ sống” lấy mảnh đạn. Những người còn lại bị cách ly từng phòng riêng để phía Trung Quốc hỏi cung. Các câu hỏi chủ yếu tập trung vào vị trí trọng yếu của đảo ở Trường Sa, người chỉ huy đảo, về khí tài, quân số của Việt Nam, về thân nhân từng người… Tuy nhiên, Trung Quốc không khai thác được thông tin gì từ những người lính Việt.

    Giam cầm hơn 3 năm 5 tháng

    Cựu binh Lê Minh Thoa, quê ở Quy Nhơn (Bình Định), kể thời gian đầu bị bắt giam, mọi người phải lao động rất cực khổ, toàn làm công việc nặng nhọc. Mỗi người bị giam phòng riêng nhưng trong cùng một khu nên thường gặp nhau khi đi lao động. Sau một năm, khi tổ chức chữ thập đỏ quốc tế can thiệp, lính Trung Quốc mới đối xử tốt hơn với tù binh Việt Nam.

    “Nhớ nhất là ngày tổ chức chữ thập đỏ quốc tế vào thăm. Mỗi người được viết 24 chữ gửi thư về cho gia đình. Anh em không ai bảo ai đều viết chung một dòng: “Con vẫn khỏe, mọi người ở nhà yên tâm”. Không biết sau đó thư có được chuyển về Việt Nam không nhưng chúng tôi không ai nhận được hồi âm”, anh Thoa nói.

    Vào một chiều cuối tháng 8.1991, những người tù Việt Nam được trại gọi lên thiết đãi bữa “cơm tươi” ngon hơn ngày thường nhưng không cho biết lý do. Thường trong tù, bữa cơm thịnh soạn có thể là điều tốt nhưng cũng để báo hiệu điều không hay sẽ đến với người tù. Đêm hôm đó không ai ngủ được.




    Khoảng 4 giờ sáng hôm sau, lính trại đánh thức mọi người dậy sớm rồi đưa lên xe rời khỏi trại giam. Kẹp hai bên người tù là lính Trung Quốc được trang bị đầy đủ vũ khí. Lúc này mọi người vẫn chưa hiểu điều gì đang xảy ra. Tuy nhiên, khi xe chạy một đoạn, người chỉ huy cuộc áp tải rút giấy đọc lơ lớ tiếng Việt: “Hôm nay Chính phủ Trung Quốc phóng thích tù binh Việt Nam về nước”. Nghe xong, những người tù Việt Nam vẫn không tin bởi dù có lệnh phóng thích nhưng lúc này đây họ vẫn ở trên đất Trung Quốc.

    Sau 3 ngày đêm, xe đến biên giới Việt Nam - Trung Quốc ở cửa khẩu Hữu Nghị (Lạng Sơn), khi thấy bên kia biên giới, đại diện Bộ Quốc phòng Việt Nam đứng đón, 9 người tù mới tin rằng mình đã được trở về quê hương thân yêu. Xuống xe, mọi người chỉ biết ôm nhau khóc sau quãng thời biệt biền bị giam cầm không biết ngày về. Tổng cộng, 9 chiến sĩ Gạc Ma bị Trung Quốc bắt giam hơn 3 năm 5 tháng.

    Hội ngộ sau nhiều năm xa cách

    Về Việt Nam, ban đầu Bộ Quốc phòng sắp xếp để 9 người an dưỡng ở thị xã Bắc Giang trong vòng 2 tháng. Nhưng rồi mọi người nhớ nhà nên xin phép về thăm gia đình. Từ đây, mỗi người mỗi ngã. Anh Hiền về Hà Tĩnh, anh Thống về Quảng Bình, anh Thao về Quy Nhơn…

    Tại quê nhà, những người lính Gạc Ma lập gia đình, rồi bận rộn với cuộc sống mưu sinh nên bặt tin nhau một thời gian dài. Cho đến năm 2013, khi sự kiện Gạc Ma được báo chí nhắc nhiều, anh em có thông tin để kết nối với nhau.

    [​IMG]
    Các cựu tù và những người sống sót sau trận thảm sát Gạc Ma gặp lại nhau sau nhiều năm đứt liên lạc
    Thảm sát Gạc Ma không chỉ cướp đi người đồng đội yêu thương mà còn để lại nỗi đau trên thân thể các anh. Hơn một nửa trong số 9 người tù bị Trung Quốc bắt giam hiện là thương binh. Nặng nhất là thương binh 1/4 Nguyễn Văn Thống khi bom đạn đã cướp đi của anh con mắt bên trái và một phần tay, chân. Sau khi xuất ngũ, anh Thống về quê Quảng Bình lấy vợ, rồi mở tiệm sửa chữa xe đạp. Những năm gần đây, vết thương khiến anh Thống không đủ sức khỏe bám trụ ở tiệm, đành ở nhà phụ giúp việc nhà cho vợ yên tâm đi chợ. Anh Hiền lên Đắc Lắc lập nghiệp và hiện là thợ xây dựng. Anh Thoa xuất ngũ về Quy Nhơn mở tiệm phở lấy tên Trường Sa như lưu giữ về những tháng ngày hào hùng giữ đảo.

    Những ngày tháng 7.2015 cận kề dịp kỷ niệm ngày thương binh, liệt sĩ 27.7, những người tù Gạc Ma năm xưa được mời vô Sài Gòn dự lễ cầu siêu các liệt sĩ, chiến sĩ trận vong, trong đó có cả 64 đồng đội hy sinh tại đảo Gạc Ma năm nào. Đi cùng các anh còn có hai cựu binh sống sót sau vụ thảm sát là Phạm Xuân Trường, Lê Hữu Thảo, cùng vợ con của hai liệt sĩ Trần Văn Phương, Nguyễn Mậu Phong.

    Gặp lại sau nhiều năm xa cách, bao nhiêu kí ức đau thương lại ùa về trong những người cựu tù Gạc Ma dũng cảm năm xưa như nhắc nhở về một biến cố không thể lãng quên của dân tộc.

    Bài, ảnh: Trung Hiếu
    teothin thích bài này.
  2. codosaovang

    codosaovang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/01/2015
    Bài viết:
    2.323
    Đã được thích:
    3.806
    vấn đề của bác thì không phải là ta không quan tâm hay không có hướng giải quyết, mà thật sự việc này là ở sự vươn lên của mỗi người thôi, rất nhiều thương binh, cựu chiến binh đã trở thành tỷ phú, giàu có đóng góp cho xã hội mà, chúng ta vẫn luôn quan tâm và hỗ trợ nhưng không thể luôn trông chờ vào sự hỗ trợ của nhà nước được. Dù sao thì ngày 27/7, xin tri ân những người con ưu tú của dân tộc, tri ân những người đã đang mặc áo lính, hy sinh xương máu, và cuộc sống vì Tổ Quốc
  3. Lenam098

    Lenam098 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/04/2015
    Bài viết:
    1.596
    Đã được thích:
    1.361
    Cảm ơn bác, ý em còn ở một góc độ khác ạ.
    Đó là khi các anh, các chú thương binh, tù binh trở về ta không chỉ hỗ trợ bằng chế độ, bằng tiền trợ cấp v v.. Bởi cuộc đời họ được đào tạo để gắn bó với binh nghiệp. Thương binh = từ bỏ nơi mình được đào tạo, nên nghèo khó là nguy cơ tất yếu.
    Thay vào cho tiền, cho chế độ, em nghĩ nên định hướng cho họ, đào tạo họ để có thể chuyển sang sinh cơ lập nghiệp, tiếp tục xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trên mặt trận kinh tế. Em hâm mộ người lính ***** vì họ được giáo dục rất tốt, nếu người làm kinh tế có tư duy tốt, tâm đức tốt thì có thể làm ra tiền không khó. Vấn đề là bây giờ cho họ cái tư duy của người làm kinh tế.
    Ở cấp độ Nhà nước, có thể dễ dàng tạo ra những mô hình hoạt động kinh tế có thể hoạt động hiệu quả, con người trong đó làm việc bằng trí óc nên thương binh, tù binh vẫn cống hiến được, vừa làm lợi cho nước, vừa có thể vươn lên. Vấn đề là ở khâu tổ chức, làm sao cho mô hình đó là mô hình kinh tế thật sự, hoạt động thực chất. Em nghĩ với bản lĩnh quân đội ta và những doanh nhân thực sự của nước nhà việc nghĩ ra 1 mô hình như vậy hoàn toàn khả thi.
    Connuocviet, HaNoiOldTriumf thích bài này.
  4. huyenthoaimuathu8888

    huyenthoaimuathu8888 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    15/04/2013
    Bài viết:
    580
    Đã được thích:
    350
    Chỗ này e không đồng ý lắm với bác, những tỷ phú đó rất hiếm hoi còn phần lớn e thấy thương bệnh binh sau khi về hoà nhập cuộc sống rất khó khăn mặc dù chế độ chính sách đối với người có công chúng ta có. Riêng các cựu binh này này mãi sau này mới được quan tâm đúng mức. Phần nào đó chính sách hậu phương chúng ta thực thi chưa tốt
    Lenam098 thích bài này.
  5. subasa2015

    subasa2015 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/05/2015
    Bài viết:
    511
    Đã được thích:
    101
    có cùng ý kiến mà thui nói nhiều củng không giái quyết được gì đâu
  6. Lenam098

    Lenam098 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/04/2015
    Bài viết:
    1.596
    Đã được thích:
    1.361
    Sao lại không được, bác phải tin tưởng lên chứ, em nghĩ ai cũng cùng ý chí xây dựng tích cực thì việc gì mà chả được, muốn hay không thôi.
    subasa2015 thích bài này.
  7. kotus

    kotus Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    09/10/2004
    Bài viết:
    1.841
    Đã được thích:
    3.199
    Em có vợ rồi, nhưng kiếm thêm cái "nhà tù" nữa cũng được.

    Trước em có kể dân mạng khựa bảo đem lò vi sóng ra đuổi Lính Việt Nam khỏi đảo Cô Lin làm chuyện cười, nhưng vừa qua báo hongkong cho biết quân đội tq đang thử nghiệm vũ khí vi sóng trên tàu cảnh sát biển, kiểm ngư và các đảo ở biển Đông Việt Nam.
    [​IMG]

    "giáo sư Mỹ Naval War College chuyên về luật biển Kraska cho biết tàu tuần tra Trung Quốc có thể sử dụng (vk) bí mật này mà không để lại một dấu vết của vũ khí, từ Philippines Ngư dân Việt Nam và các nước khác để ngăn chặn hoặc tấn công." <== google translator
    Lenam098 thích bài này.
  8. codosaovang

    codosaovang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/01/2015
    Bài viết:
    2.323
    Đã được thích:
    3.806
    đúng là chúng ta còn nhiều việc phải bổ sung và hoàn thiện ở điểm này, mình cũng hiểu tâm tư của mọi người nhưng mỗi người có một nhiệm vụ rồi, như mình bên quân sự tuy có thể tham mưu thêm về mặt pháp luật, chính sách, kinh tế hay an sinh xã hội, nhưng lại không phải là người quản lý và điều hành thực thi những chính sách đó, dù sao thì cũng rất vui vì thế hệ trẻ vẫn còn quan tâm nhiều đến mọi mặt của xã hội với cái nhìn khách quan và đa chiều. Nếu ai muốn quan tâm hơn vấn đề này thì mở top mới về chính sách hậu phương quân đội đi, ở đây quay về chủ đề chính đi
    --- Gộp bài viết: 28/07/2015, Bài cũ từ: 28/07/2015 ---
    cảnh sát biển của ta cũng đã được mỹ hỗ trợ vũ khí âm thanh rồi, con vũ khi vi sóng này của china thì nó là con dao 2 lưỡi vì china dùng cũng ảnh hưởng đến lính china
    kotusLenam098 thích bài này.
  9. codosaovang

    codosaovang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/01/2015
    Bài viết:
    2.323
    Đã được thích:
    3.806
    ở binh đoàn Tây Nguyên và một số đơn vị kinh tế quốc phòng ở khu vực biên giới hải đảo ta đã áp dụng điều này, còn ở các khu vực khác thì Bộ chỉ huy quân sự các địa phương, hội Cựu chiến binh cũng đã hỗ trợ rất nhiều, tất nhiên là còn nhiều hạn chế nhưng vấn đề an sinh xã hội khó mà giải quyết ổn thỏa cho toàn bộ được
    Lenam098 thích bài này.
  10. cattrang08

    cattrang08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/05/2008
    Bài viết:
    113
    Đã được thích:
    56
    Bác Kotus có hình nào mới về trường sa đông ko? Bác cập nhật cho mọi người xem đi, cảm ơn bác nhiều

Chia sẻ trang này