1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hoàng sa- Trường sa biển đảo quê hương ( Phần 4 )

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi onamiowada, 10/05/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tttoan

    tttoan Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    05/06/2004
    Bài viết:
    2.329
    Đã được thích:
    322
    Quang Ảnh
    http://wikimapia.org/#lang=vi&lat=16.448433&lon=111.514578&z=14&m=b
  2. igansanzenin

    igansanzenin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    30/10/2014
    Bài viết:
    6.007
    Đã được thích:
    3.449
    các cụ đang gây bão kìa... :-D
    Tranphong77 thích bài này.
  3. igansanzenin

    igansanzenin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    30/10/2014
    Bài viết:
    6.007
    Đã được thích:
    3.449
    vụ này sao rồi các cụ? cho chút thông tin với?
  4. haja

    haja Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    20/05/2008
    Bài viết:
    257
    Đã được thích:
    1.151
    có gì đâu, toàn tàu cá ấy mà. Có 2, 3 con kiểm ngư đi thôi.
    Nhưng em đoán chắc chủ yếu là để người canh, đề phòng trung quốc manh động, không cho nó mở rộng thêm nữa ở Trường Sa thôi. Mỗi tàu cá đấy chắc cũng tổ chức thành trung đội dân quân hết rồi, mới dám ra đấy.
    karate_hnTranphong77 thích bài này.
  5. anh_trai_lang

    anh_trai_lang Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/12/2016
    Bài viết:
    138
    Đã được thích:
    243
    Tổng thống vô trách nhiệm!

    Sau này con cháu nó lôi ra chửi rủa vì dâng đất cho kẻ khác!

    Việt Nam thương các bạn nên ra tay quản lý dùm vài nghìn năm! :D
  6. congaubeo

    congaubeo Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/08/2005
    Bài viết:
    632
    Đã được thích:
    367
    Mấy thông tin kiểu này nghe hư cấu. còn tại sao hư cấu thì có vài lý do sau :
    1. Nếu ở Hoàng Sa, tranh châp chỉ có VN, TQ thôi, còn tàu kiểu ngư hay tàu cá có mặt trên vùng biển Hoàng Sa thì vẫn đúng với tuyên bố chủ quyền của VN từ trước tới nay, không có việc chiếm đảo hay gì đó tương tự nên không liên quan gì tới Phil ở đây.
    2. Nếu ở Trường Sa, Với các đảo, đá , bãi VN tuyên bố chủ quyền thì hành động trên cũng hết sức bình thường. Còn với các vùng biển, đảo gần Phil, VN không tuyên bố chủ quyền thì không có việc làm trên đâu. Các bác lắng nghe thông tin cũng nên cân nhắc tí với ah. chưa gì em đã thấy ồn ào quá
    duongpro, AdamleTranphong77 thích bài này.
  7. Tranphong77

    Tranphong77 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    20/07/2015
    Bài viết:
    3.315
    Đã được thích:
    13.576
    Truyền thống của thằng to xác là như thế mà. Chưa làm gì đã kêu ông ổng lên. Nếu là ở khu vực khác thì chẳng có gì to tát cả. Ở bãi Scarborough thì nó kêu ầm lên thôi, như năm 1979 nó oánh m, nó kêu là phản kích tự vệ, tự vệ gì khi m đâu có oánh nó?
    Còn ở Hoàng S.a nó chiếm sạch, ngư dân ra thì bị bắt, phá thuyền, ngư cụ thì việc ngư dân, kiểm ngư cố gắng vẫn vào HS là sự cố gắng lớn trong việc chứng minh sự hiện diện tại nơi m nói là chủ quyền nhà m.
    Có thông tin để đưa lên cùng mọi người tranh luận, chứng minh, phản bác còn hay hơn là ko có gì.
    --- Gộp bài viết: 28/03/2017, Bài cũ từ: 28/03/2017 ---
    Cư như thế này suy ra, từ trc đến giờ ttvnol đưa tin chuẩn quá nên mọi người hay lấy làm nguồn trích đẫn. Sau vụ này thì phải đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng nhỉ :-p
    Lenam098, Venhalamgi, kynx19961 người khác thích bài này.
  8. karate_hn

    karate_hn Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    30/06/2012
    Bài viết:
    3.632
    Đã được thích:
    415
    Bác gộp ảnh như vậy dễ làm mọi người hiểu rằng VN đã lấy lại được đảo nào đó ở Hoàng Sa.
    kynx1996Tranphong77 thích bài này.
  9. Tranphong77

    Tranphong77 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    20/07/2015
    Bài viết:
    3.315
    Đã được thích:
    13.576
    MẤY DÒNG VIẾT TIẾP VỀ SỰ KIỆN TS 1988
    Những gì thiếu tướng viết về 14-3-1988 là sự thật, cảm ơn anh với bài viết này đã cho độc giả biết về lịch sử hào hùng này của những người lính xây dựng và bảo vệ đảo. Sau sự kiện 14- 3- 1988. Tôi lúc đó là tiểu đoàn trưởng, anh Trần đình Dần là trung đoàn phó, đ/c Tuấn là đại đội trưởng C7 của tiểu đoàn 3-E83, cùng với đ/c Cù kim Tài Dphó D2 mà sau này báo chí đưa tin viết là Cù kim Tang, đ/c Thanh D2. Chúng tôi được QC giao nhiệm vụ tổ chức hai khung xây dựng mỗi khung 25 người ra đảo để lắp ghép 2 nhà sắt cấp 2 do BTL Công binh thiết kế, D3 chúng tôi lắp ghép ở đảo Len-Đao, D2 lắp ghép ở đảo Cô-Lin .Tình hình lúc đó còn rất căng thẳng nên cục tuyên huấn tổng cục Chính trị BQP có thêm đ/c Bình tuyên truyền tiếng TQ, QC có anh Tú Cục Chính trị cán bộ địch vận đi cùng, anh Tú thì hơi buồn nhưng anh Bình thì vui vẽ bình thản, không sợ gì hết. 16h ngày 8-8-1988 tàu chúng tôi cập đảo Len Đao chuẩn bị bè mảng bằng cây luồng để chở.Vì nhà sắt cấp 2 do BTL công binh thiết kế khung sắt chủ yếu là thép chữ T,U,I có thanh dài đến 8 mét và tôn dài mạ kẽm khẩu độ lớn nên phải dùng bè mảng thay vì xuồng 6 tấn không thể chở được. 17h chúng tôi bắt đầu vận chuyển vật tư vào tập kết trên đảo. Đảo Len Đao và Cô Lin là những đảo chìm có độ sâu khi triều cường là 1,7 mét, khi triều thấp nhất cũng có vài bãi cát nhỏ với mõm đá san hô nhô lên. Một đêm lao động cật lực, cán bộ chiến sĩ ngâm mình dưới nước đến 5h sáng hôm sau chúng tôi đã đưa được toàn bộ nhà sắt lên đảo, thật là một tinh thần lao động kỷ lục.
    Tám giờ sáng hôm đó 2 tàu chiến của TQ từ hướng đảo Gạc Ma tiến về phía tàu của chúng tôi, thấy tàu TQ anh Dần quán triệt anh em bình tĩnh, theo lệnh chỉ huy huy sẵn sàng đối phó với mọi tình huống đã được phổ biến. khi tàu TQ cách chúng tôi khoảng 300 mét, chúng buông neo và quay nòng pháo về phía tàu chúng tôi. Tôi và đ/c Bình lên ca bin tàu, đ/c Bình phát một bài tiếng TQ. Sau khi đ/c Bình đọc xong thì những tiếng cười hô hố của lính TQ từ hai tàu chiến vang lên, giọng cười khả ố và rất mất dạy. Rất tiếc là thời gian quá lâu rồi nên tôi không còn nhớ số hiệu của 2 chiếc tàu chiến đó. Đến 10h chúng thu neo và về lại đảo Gạc Ma. Việc xây dựng nhà sắt tại đảo Len Đao và Cô Lin vẫn được tiếp tục. Cứ đêm vào đảo làm việc, ngày ra tàu nghỉ, ròng rã một tháng trời chúng tôi mới dựng xong được nhà sắt, là 1nhà sàn gồm 1 phòng bếp 1 phòng làm kho, 2 phòng ngủ mỗi phòng có diện tích 9 m2 1 sân sinh hoạt, thể thao cho bộ đội củng khá tiện dụng. Qúa trình chúng tôi XD đảo tàu chiến của TQ cứ lượn lờ từ xa mà không vào gần tàu và đảo như những ngày đầu nữa, chúng không còn thái độ hung hăng, nòng pháo cũng đã hạ xuống, tôi nghĩ sau sự kiện 14-3 thái độ ứng xử cứng rắn của Tư lệnh Giáp văn Cương tại đại sứ quán TQ ở nước ta nên chúng mới hạ nhiệt như vậy. Lao động xây dựng công trình trên đảo thật là vất vã, cán bộ chiến sĩ cùng làm không có chỉ tay năm ngón, từ việc đào hố san mặt bằng, đổ Bê tông dựng cột đều được hoàn thành từ công sức của toàn thể cán bộ chiến sĩ mà không có ngoai lệ. Sự mệt mỏi căng thẳng thâu đêm làm việc, riêng về việc xiết ốc bu long liên kết đến rã rời đôi tay, có những lúc tạm nghỉ trên khung nhà sắt tay cầm mõ lết mà rơi lúc nào củng không biết, nó căng thẳng và mệt đến vậy. Đó là sự thật chứ tôi không nói điêu đâu các bạn nha. Không biết tôi viết những dòng này có đến được anh Bình rỗ và anh Tú hay không? Xin lỗi anh Bình nhé vì trong những ngày đó căng thẳng và bận bựu với công việc nên tôi không kịp hỏi họ và quê quán của anh nên đã nêu kèm đặc điểm dẽ nhớ nhất của anh, mong anh thông cảm nha. Dù thời gian có dài, cuộc sống có nhiều thay đổi ở đời thường nhưng Thống đây không bao giờ quên anh được, tôi vẫn nhớ nhất là giọng nói đanh thép của anh trước bọn TQ xâm lược. Có lẽ nhờ giọng nói đó của anh mà 2 chiếc tàu chiến TQ phải rút lui, tôi nghĩ đó cũng là một lý do. Ngày xưa Gia cát Khổng Minh cũng đã thành công trong việc chinh phục kẻ thù bằng tiếng đàn để lại cho hậu thế một sự tâm phục, khẩu phục mãi mãi phải không anh Bình nhỉ? Đáng lẽ tôi chỉ viết mấy dòng ngắn chia sẽ cùng thiếu tướng nhưng củng xin viết thêm một chút về tinh thần lao động của những người lính công binh trên biển đảo nhân sự kiên này để các ban cùng đồng cảm nhé. Xin cảm ơn./.
    Nguồn: Nguyễn Văn Thồng
    VietTS, anh_trai_lang, caheo9994 người khác thích bài này.
  10. Tranphong77

    Tranphong77 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    20/07/2015
    Bài viết:
    3.315
    Đã được thích:
    13.576
    Trong bài có nói đến thiếu tướng, có lẽ là bài này.
    Chuyến công tác đặc biệt sau hải chiến Gạc Ma năm 1988
    Đêm đêm, các chiến sĩ đốt đuốc xuống bãi san hô bắt cá duy trì nguồn thực phẩm, bám trụ Cô Lin giữ chủ quyền, đối mặt với sự khiêu khích, quấy nhiễu của quân Trung Quốc.
    Sau sự kiện bi thảm ngày 14/3/1988 khi Trung Quốc tấn công các tàu vận tải Việt Nam, nổ súng làm 64 chiến sĩ hy sinh và chiếm trái phép bãi đá Gạc Ma của Việt Nam, trong tháng 3/1988 tàu Đại Lãnh của Xí nghiệp liên hợp trục vớt cứu hộ miền Nam được cử đi cứu hộ tại khu vực Cô Lin - Gạc Ma - Len Đao. Việc cứu hộ liên tục gặp khó khăn do sự cản trở của tàu chiến Trung Quốc.

    Đầu tháng 4/1988, tàu Mỹ Á được phân công hỗ trợ Đại Lãnh và đưa gần 20 phóng viên báo chí ra tác nghiệp tại Trường Sa, giúp Việt Nam có thêm chứng cứ đấu tranh với Trung Quốc trên mặt trận ngoại giao.

    [​IMG]
    Thiếu tướng Hồ Anh Thắng. Ảnh: H.P.

    Thiếu tướng Hồ Anh Thắng, nguyên Giám đốc Trung tâm phát thanh và truyền hình quân đội khi ấy là phóng viên báo Quân đội nhân dân, gọi đó là "chuyến đi lịch sử trong một hoàn cảnh lịch sử". Trước khi lên đường, đồng nghiệp chuẩn bị bữa cơm chia tay, sau này ông mới biết đó là bữa cơm "cúng" nếu chẳng may ông không về.

    Sau nhiều ngày tác nghiệp ở Cam Ranh (Khánh Hòa), cả đoàn rời cảng ra Trường Sa vào 15/4/1988. Suốt chuyến đi nhiều người bị say sóng nằm dài, nhưng khi nghe thuyền trưởng nhắc sắp đến cụm đảo chìm Gạc Ma - Len Đao - Cô Lin, nhiều nhà báo vùng dậy, lên boong tàu chọn góc máy tốt nhất để tác nghiệp. Lúc ấy, ngoài tàu chiến 854 của Trung Quốc thường xuyên túc trực ở đảo còn có thêm 2 tàu chiến nữa. Nhà báoĐình Trân (TTXVN) và Ngọc Đản (Nhân dân) chụp được rất nhiều ảnh tàu hộ vệ 854 của Trung Quốc.

    "Khi tới Cô Lin, tàu Trung Quốc tiến gần tới mức chúng tôi thấy rõ màu xanh của quần áo Tô Châu và những loại vũ khí trên tàu như đại bác, pháo 105 mm, 37 mm chĩa nòng trong tư thế sẵn sàng khai hỏa. Lính Trung Quốc đội mũ sắt, mặt hằm hằm", thiếu tướng Thắng nhớ lại.

    Thủy triều lớn không nhận ra hình hài của đá Cô Lin, riêng tàu HQ 505 (tàu duy nhất không bị Trung Quốc bắn chìm trong hải chiến Gạc Ma) như con cá voi khổng lồ nghếch mõm lên bãi đá. Trên đầu tàu, cờ Việt Nam bay phấp phới. Thuyền trưởng Vũ Huy Lễ cùng gần chục chiến sĩ khác ra đón đoàn.

    Sau ngày 14/3/1988, nhân lúc tàu Trung Quốc rút ra xa, chiến sĩ tàu HQ 505 dùng xuồng cao su sang Gạc Ma vớt chiến sĩ bị chìm cùng tàu HQ 604 rồi đưa về đảo Sinh Tồn. Thuyền trưởng Vũ Huy Lễ cùng 9 chiến sĩ khác bám trụ lại Cô Lin đến tận tháng 6/1988, lúc nào cũng trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu.

    [​IMG]
    Các phóng viên phỏng vấn thuyền trưởng Vũ Huy Lễ và chiến sĩ ngay trên boong tàu HQ 505 tại bãi đá Cô Lin tháng 4/1988. Ảnh tư liệu: Nguyễn Văn Vinh.

    Cả đoàn nhà báo có hơn hai giờ tác nghiệp tại Cô Lin. Ông Thắng nhớ lại, thân tàu HQ 505 khi ấy lỗ chỗ những vết đạn pháo. Có lỗ hổng thọc được cả hai chân người vào. Trong khoang, các thiết bị cháy vụn, lạo xạo dưới chân, có chỗ bết lại thành từng lớp than đen - dấu vết của cả tấn gạo bị cháy.

    Thiếu tướng Thắng nhớ mãi nụ cười và nét bình thản của những người lính trẻ măng trên tàu HQ 505, dù cách đó không lâu họ phải đối mặt với họng súng của kẻ xâm lược. Đá Cô Lin thiếu nước ngọt, các chàng trai ùa xuống tàu Mỹ Á lấy nước. Chỗ tiếp giáp của vòi phun ra tia nước nhỏ, bộ đội thay nhau áp mình vào tia nước vừa hứng vừa uống, những giọt nước khô mau trên tấm lưng trần cháy nắng.

    Khi thuyền trưởng Lễ phát những lá thư gửi từ đất liền, chiến sĩ trẻ ùa lên đón lấy. Trong cái mặn mòi của biển, những người lính thân trên trần trụi. Gần một tháng sau sự kiện Gạc Ma, quân tư trang của họ hầu như không còn gì. Có chiến sĩ chỉ còn lại chiếc quần lót.

    Hàng ngày, quân Trung Quốc đều cho tàu chiến đến đe dọa, dùng loa réo gọi đầu hàng nhưng anh em quyết không lùi bước. Tiếp tế khó khăn, thực phẩm cạn, đêm đêm những người lính lại đốt đuốc xuống bãi san hô bắt cá. Có hôm ăn rồi bị ngộ độc, nhiều người đau buốt xương khớp vài ngày mới khỏi. "Hôm chúng tôi đến, các chiến sĩ đang lưng trần phơi cá trên boong", thiếu tướng Thắng nhớ lại.

    Trước khi rời Cô Lin, phóng viên trẻ Hồ Anh Thắng nhớ mãi câu nói của thuyền trưởng tàu HQ 505: "Chúng ta là những người lính, trải qua những năm tháng chiến tranh chống Mỹ, chống giặc ngoại xâm Trung Quốc, chúng ta yêu và hiểu thấu giá trị của hòa bình. Chính vì vậy mà mới có những hành động như anh Phương (trung úy Trần Văn Phương) giữ chặt lá cờ. Không nổ súng trước nghĩa là chúng ta muốn gìn giữ hòa bình".

    [​IMG]
    Thuyền trưởng Vũ Huy Lễ cùng 9 chiến sĩ bám trụ giữ chủ quyền bãi Cô Lin sau ngày 14/3/1988. Ảnh tư liệu: Nguyễn Trọng Tâm.

    "Khi rời tàu HQ 505, ai cũng nghĩ công việc cứu hộ, trục vớt các tàu HQ 604, HQ 605 đang chìm dưới biển rồi sẽ được triển khai và chúng tôi sẽ còn trở lại với họ, nhưng Trung Quốc đã không cho ta làm điều đó", ông Thắng trầm ngâm.

    Dù tàu Mỹ Á treo cờ chữ thập đỏ nhưng khi rời Cô Lin để đến đảo Sinh Tồn cách đó hơn 6 hải lý, thuyền trưởng Đặng Ngọc Quý đã gọi các nhà báo lại, cho biết thế nào tàu chiến Trung Quốc cũng ngăn cản. Không loại trừ tình huống xấu nhất xảy ra nên phim ảnh, tài liệu đã ghi chép được cần cất giữ vào nơi bí mật đề phòng bất trắc. Nếu có chuyện thì nhảy xuống biển ngay và bơi đứng, không bơi nằm để tránh bị cá mập tấn công. "Nghĩ lại, nếu có chuyện thật thì điều tiếc nhất của tôi là những tấm phim tư liệu, ảnh chụp về tội ác của quân Trung Quốc chưa kịp đến với nhân dân cả nước", ông Thắng nói.

    Năm ấy, hành trang của phóng viên Trung Hiền, báo Tiền Phong còn có lá cờ Đoàn để trao tận tay những người lính giữ đảo. Ông bọc cẩn thận trong túi nylon, sợ bị nước biển làm ướt. Lá cờ Đoàn được các chiến sĩ đảo Sinh Tồn đưa về nhà chỉ huy trên đảo.

    Ông Trung Hiền nhớ nhất hoàng hôn buông xuống Sinh Tồn, những người lính hải quân áo bạc thếch màu ngồi tỉ mẩn xếp những con ốc nón, san hô vun đắp lên những ngôi mộ đồng đội vừa hy sinh vào ngày 14/3/1988. Sinh Tồn khi ấy còn đơn sơ, bát hương làm bằng ống bơ bò hoen gỉ, mộ nằm giữa những vạt muống biển, bị sóng trùm lên cuốn trôi những con ốc biển ra xa. Trong số này có thuyền phó tàu 605 - trung úy Phạm Hữu Doan. Anh Doan bị bỏng nặng khi HQ 605 bị bắn cháy.

    [​IMG]
    Đoàn báo chí tác nghiệp tại Trường Sa tháng 4/1988. Ảnh tư liệu: Nguyễn Văn Vinh.

    Nhà báo Nguyễn Văn Vinh khi đó là quay phim của Đài truyền hình Việt Nam xác định đây là chuyến đi nguy hiểm vì những gì đã diễn ra trong cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc và 64 chiến sĩ hy sinh ngày 14/3/1988 đã nói lên tất cả. Nhưng muốn có những bài viết, phóng sự nóng hổi về Gạc Ma, Trường Sa nên ông vẫn quyết tâm đi.

    "Cô Lin và Gạc Ma cách nhau gần 4 hải lý. Trời trong thì đứng bên này Cô Lin nhìn thấy rõ Gạc Ma. Khi rời khỏi Cô Lin, chúng tôi đều đau đáu nhìn về phía Gạc Ma đã bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép", ông Vinh kể.

    Ông Vinh cho hay, ngoài các chiến sĩ kiên trì bảo vệ chủ quyền hải đảo, còn có các thợ lặn bất chấp hiểm nguy để tìm kiếm, trục vớt các tàu HQ 604, 605 bị chìm cùng thi thể các chiến sĩ đã hy sinh. Tổ thợ lặn của tàu cứu hộ Đại Lãnh xác định được tàu HQ 605 chìm ở độ sâu 40 m gần bãi đá Len Đao. "Khi tôi phỏng vấn, các thợ lặn cho biết không tìm thấy xác các chiến sĩ trong tàu. Có thể không bị kẹt nên thi thể đã nổi lên và trôi mất", giọng ông nghèn nghẹn.

    Theo ông Vinh, cái tên Gạc Ma nhắc nhở cho thế hệ hôm nay rất nhiều chuyện xảy ra trong quá khứ, đánh dấu ý đồ chiếm trọn biển Đông của Trung Quốc. Dù thời gian có nhiều thay đổi, thông tin có thời điểm ngắt quãng nhưng nhìn lại ông vẫn tin tưởng vào việc bảo vệ biển đảo của Việt Nam.

    "Chúng ta cần bền bỉ đưa thông tin ra quốc tế và chủ động đáp ứng yêu cầu thông tin của công chúng về sự kiện Gạc Ma nói riêng và biển Đông nói chung. Truyền thông cần được coi là một mũi nhọn trong công cuộc bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ biển đảo của Việt Nam", ông nói.
    Nguồn: http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-s...et-sau-hai-chien-gac-ma-nam-1988-3369516.html

Chia sẻ trang này