1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hoàng Sa- Trường Sa chủ quyền của Việt Nam và cuộc chiến pháp lý với TQ

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi Hector_S, 16/06/2014.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. atlas02

    atlas02 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    25/10/2011
    Bài viết:
    1.255
    Đã được thích:
    843
    những câu hỏi của tôi tôi chờ mãi mà cậu vẫn chưa trả lời được đấy
    Last edited by a moderator: 06/07/2014
  2. hanhgl

    hanhgl Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/02/2010
    Bài viết:
    1.771
    Đã được thích:
    941
    Một bài viết thú vị nhặt trên mạng, chép ra đây hầu các cụ xem chơi:
    Phân tích pháp lý lá thư của Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi TT Chu Ân Lai năm 1958

    Chính phủ Nam Việt Nam chịu trách nhiệm Hoàng Sa và Trường Sa, vì cả hai quần đảo này đều ở phía nam vĩ tuyến 17.
    Chào các anh chị,

    Đây là hai bản tiếng Việt và tiếng Anh của bài phân tích của mình về lá thư của TT Phạm Văn Đồng năm 1958, mà thiên hạ gọi là Công hàm Phạm Văn Đồng. Mục đích là xóa bỏ các tuyên truyền nhảm nhí của TQ.

    Đề nghị các anh chị chuyển đến tất cả mọi nơi cần chuyển.

    Hai bài này có trên UNCLOSforum.com

    Cám ơn các anh chị rất nhiều.

    Mến,

    Hoành
    _______


    Phân tích pháp lý lá thư của Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi Thủ tướng Chu Ân Lai ngày 14 tháng 9 năm 1958
    06.07.2014

    Quá nhiều ồn ào trống rỗng, quá nhiều pháp thuật phù thủy, cho lá thư chỉ có 2 đoạn ngắn của Thủ tướng VN Phạm Văn Đồng gửi đến Thủ tướng TQ Chu Ân Lai ngày 14 tháng 9 năm 1958.

    TQ thẩy lá thư lên Internet, phong cho nó chức Công Hàm Ngoại Giao. Và ai đó dịch sang tiếng Anh là diplomatic note.

    Và Trung quốc, bậc thầy về nghệ thuật thả hỏa mù, nói Công hàm này có nghĩa là TT Phạm Văn Đồng đồng ý với tuyên bố chủ quyền của TQ về Hoàng Sa và Trường Sa.

    Rất tiếc, một số quý vị chống cộng ở nước ngoài nhặt ccác tuyên truyền của TQ, và quảng cáo rầm rộ lá thư là Công Hàm Bán Nước. Vì vậy, lá thư trở thành huyền thoại, nhờ tuyên truyền của TQ.

    Nhưng sự thật là tất cả mọi học giả tôi biết, kể cả các học giả không là luật sư, đều đồng ý là lá thư PVĐ chỉ nói đến một điều giản dị, đó là Thủ tướng PVĐ đồng ý với lãnh hải 12 hải lý mà TQ công bố năm 1958.

    Phiên tòa giả lập dưới đây do tôi viết, giữa luật sư cho TQ (LsTQ), luật sư cho VN (LsVN) và thẩm phán đoàn 5 người của tòa trọng tài UNCLOS, thẩm vấn các luật sư qua một thẩm phán (TP), là dịp để chúng ta phân tích, tìm hiểu và chứng minh ý định của Thủ tướng PVĐ trong lá thư của ông.

    Tôi cũng thêm các tiêu đề màu đỏ để giúp các bạn độc giả nắm được các lý thuyết pháp lý.

    Trần Đình Hoành

    _________


    LẬP LUẬN CỦA TQ



    LsTQ: Thưa các thẩm phán, bây giờ tôi sẽ nói đến Phụ lục A-101. Đó là bản dịch tiếng Anh của một công hàm ngoại giao từ Thủ tướng Việt Nam Phạm Văn Đồng gửi đến Thủ tướng Chu Ân Lai của Trung quốc vào ngày 14 tháng 9 năm 1958. Phụ lục A-102 tiếp theo đó là một bản chụp của bản tiếng Việt nguyên thủy.

    Phụ lục A-101

    Thưa Đồng chí Tổng lý,

    Chúng tôi xin trân trọng báo tin để Đồng chí Tổng lý rõ: Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố, ngày 4 tháng 9 năm 1958, của Chính phủ nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, quyết định về hải phận của Trung Quốc.

    Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tôn trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc trong mọi quan hệ với nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa trên mặt biển.

    Chúng tôi xin kính gửi Đồng chí Tổng lý lời chào rất trân trọng.

    Hà-nội, ngày 14 tháng 9 năm 1958

    Phạm Văn Đồng
    Thủ tướng
    Nước Việt-nam Dân Chủ Cộng Hòa

    Phụ lục A-102

    [​IMG]

    TP: Cảm ơn luật sư. Tại sao luật sư gọi văn bản này là công hàm ngoại giao?

    LsTQ: Bởi vì nó là một công hàm ngoại giao, thưa thẩm phán.

    TP: Luật sự, tôi biết công hàm ngoại giao là gì. Các phái đoàn ngoại giao tại các Sứ quán và trụ sở ngoại giao dùng công hàm ngoại giao. Văn bản này xem giống như một lá thư do Thủ tướng Phạm Văn Đồng viết. Có lý do nào để chúng ta không nên gọi văn bản này là “lá thư” không?

    LsTQ: Không có lý do nào cả, thưa thẩm phán.

    TP: Vậy sao chúng ta không loại bỏ nhầm lẫn và gọi văn bản này là “lá thư”, luật sư đồng ý với tôi chứ?

    LsTQ: Vâng, thưa thẩm phán. Tôi sẽ gọi nó là “lá thư”.

    TP: [Nói với 4 thẩm phán kia] Toàn Hội đồng xử án đồng ý với tôi chứ?

    4 thẩm phán kia: Vâng.

    TP: Tốt, vậy là chúng ta đã có một khởi đầu tốt. Xin luật sư tiếp tục. Luật sư muốn chúng tôi phải làm gì với lá thư này?

    LsTQ: Thưa thẩm phán, lá thư đó chứng minh rằng Việt Nam đồng ý là Trung quốc có chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

    TP: Tôi không thấy trong lá thư này có gì về Hoàng Sa và Trường Sa cả.

    LsTQ: Tôi xin quý tòa đọc Phụ lục A-103. Đó là “Bản Tuyên Bố về Lãnh Hải của Trung Quốc” ngày 4 tháng 9 năm 1958. Lá thư của Thủ tướng Phạm Văn Đồng là để trả lời Bản tuyên bố đó. Đoạn 4 của Bản tuyên bố đặc biệt nhắc đến “quần đảo Tây Sa” tức là Hoàng Sa, và “quần đảo Nam Sa” tức là Trường Sa.

    Phụ lục A-103

    Bản tuyên bố về Lãnh hải của Trung quốc

    Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa nay tuyên bố:

    1. Bề rộng lãnh hải của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là 12 hải lý. Ðiều lệ này áp dụng cho toàn lãnh thổ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, bao gồm đại lục Trung Quốc và các đảo gần bờ, cũng như Ðài Loan và các đảo phụ cận, quần đảo Bành Hồ, và các đảo khác của Trung quốc tách biệt khỏi đại lục và các đảo gần bờ bởi biển cả.

    2. Lãnh hải Trung quốc dọc theo đại lục và các đảo gần bờ có đường cơ sở là đường tạo nên bởi các đường thẳng nối các điểm cơ sở trên bờ biển đại lục và trên các đảo gần bờ nằm phía ngoài nhất; phần nước 12 hải lý tính ra từ đường cơ sở này là lãnh hải của Trung Quốc. Phần nước bên trong đường cơ sở, kể cả vịnh Bột Hải và eo biển Quỳnh Châu, là nội thủy của Trung Quốc. Các đảo bên trong đường cơ sở, kể cả đảo Đông Dẫn, đảo Cao Đăng, các đảo Mã Tổ, các đảo Bạch Khuyển, đảo Điểu Khâu, Ðại và Tiểu Kim Môn, đảo Đại Đảm, đảo Nhị Đảm, và đảo Đông Đĩnh, là các đảo thuộc nội thủy của Trung Quốc.

    3. Tàu bè quân sự nước ngoài và máy bay nước ngoài không được đi vào lãnh hải của Trung quốc và không gian bên trên lãnh hải, nếu không có sự cho phép của Chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

    Khi di chuyển trong lãnh hải Trung Quốc, mọi tàu bè nước ngoài đều phải tuân thủ các luật lệ liên hệ của Chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

    4. Các nguyên tắc quy định trong Ðiều (2) và (3) bên trên cũng áp dụng cho Ðài Loan và các đảo phụ cận, quần đảo Bành Hồ, quần đảo Ðông Sa, quần đảo Tây Sa, quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa, và các đảo khác thuộc Trung Quốc.

    Khu vực Ðài Loan và Bành Hồ hiện tại vẫn bị Hoa Kỳ xâm chiếm bằng quân đội. Ðây là hành vi phi pháp, xâm phạm sự toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Ðài Loan, Bành Hồ và các vùng khác như thế đang chờ được thu phục, và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa có quyền dùng mọi biện pháp thích ứng vào thời gian thích ứng để lấy lại các vùng này. Đây là việc nội bộ của Trung quốc, không cho phép nước ngoài can thiệp.

    Nguồn: Trần Đình Hoành dịch từhttps://unclosforum.files.wordpress.com/2014/07/china-declaration-on-territorial-sea-1958.pdf

    TP: Vâng, tôi thấy.

    LsTQ: Thưa quý tòa, đoạn đầu của lá thư của Thủ tướng Đồng nói rõ: “Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố, ngày 4 tháng 9 năm 1958, của Chính phủ nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, quyết định về hải phận của Trung Quốc.”

    TP: Vậy luật sư muốn kết luận thế nào từ đó?

    LsTQ: Kết luận là Việt Nam đã đồng ý rằng Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về Trung quốc.

    LẬP LUẬN CỦA VIỆT NAM

    TP: Tôi hiểu. Luật sư cho Việt Nam, luật sư muốn trả lời thế nào?

    Ý định của tác giả (author’s intention)

    LsVN: Cảm ơn quý tòa. Và cảm ơn Luật sư cho TQ. Tôi xin được phép nhắc nhở tất cả chúng ta là nhiệm vụ của chúng ta hôm nay không phải là điền tư tưởng riêng của chúng ta vào lá thư của Thủ tướng Phạm Văn Đồng. Nhiệm vụ của chúng ta là tìm ra ý định của Thủ tướng Đồng trong lá thư của ông. Ý định của Thủ tướng Đồng là gì? Thủ tướng muốn nói gì trong lá thư đó?

    Quy tắc “trong 4 góc” (Within-four-corners rule)

    Vì Thủ tướng Đồng không còn đây để giải thích lá thư của ông, quy tắc đầu tiên chúng ta cần dùng là tìm ý định Thủ tướng Đồng trong bốn góc của lá thư.

    Bên trong bốn góc của lá thư, chúng ta không thấy gì về Hoàng Sa và Hoàng Sa cả, phải không ạ?

    Hợp nhất bằng nhắc đến – Incorporation by reference

    Bây giờ, như là Luật sư của Trung quốc mong muốn, chúng là dùng quy tắc hợp nhất bằng nhắc đến, để kết nối Bản Tuyên Bố Lãnh Hải của Trung quốc vào lá thư của Thủ tướng Đồng. Chúng ta sẽ thấy rất nhiều thứ trong Bản tuyên bố: lãnh hải 12 hải lý, phương pháp đường cơ sở thẳng và “các đảo thuộc nội thủy của Trung quốc”, lệnh cấm tàu bè và máy bay nước ngoài vào trong lãnh hải và không gian bên trên lãnh hải, Đài Loan và quần đảo Bành Hồ, quần đảo Đông Sa tức Pratas, quần đảo Tây Sa tức là Hoàng Sa, quần đảo Nam Sa tức Trường Sa, và quần đảo Trung Sa tức Macclesfield Bank và Scarborough Shoal.

    Nhưng lá thư của Thủ tướng Đồng không nhắc đến bất kì điều gì trong số những điều này, ngoại trừ một điều duy nhất: lãnh hải 12 hải lý.

    Không phải điều này nói với chúng ta một điều rất rõ rệt sao?

    Cái đặc thù làm chủ cái tổng quát – The specific governs the general

    Tôi xin phép được chỉ ra rằng Bản Tuyên Bố Lãnh Hải của Trung quốc không phải là một lá thư. Đó là một văn bản của chính phủ Trung quốc nói chung, không có chữ ký của ai, để nói với thế giới chung chung, không phải để gửi đặc biệt cho ai. Nhưng lá thư của Thủ tướng Đồng là một văn bản đặc thù, do mmoojt người đặc thù viết, đó là Thủ tướng Phạm Văn Đồng, để gửi cho một người đặc thù là Thủ tướng Chu Ân Lai.

    Một quy tắc quen thuộc để giải thích văn bản là “Cái đặc thù làm chủ cái tổng quát”. Trong trường hợp này, cái đặc thù là lá thư của Thủ tướng Đồng. Lá thư do đó làm chủ Bản tuyên bố. Nếu lá thư nhắc đến chỉ một chuyện và loại trừ các chuyện các, thì đó chính là ý định của Thủ tướng Đồng trong lá thư.

    Nếu chúng ta đọc lại lá thư của Thủ tướng Phạm Văn Đồng một cách cẩn thận, chúng ta sẽ thấy Thủ tướng Đồng không những lờ đi mọi điểm của Bản Tuyên Bố Lãnh Hải của TQ, mà lại đặc biệt nhắc đến một điểm đặc thù: đó là bề rộng lãnh hải 12 hải lý mà Trung quốc tuyên bố.

    Lá thư của Thủ tướng Đồng chỉ có 2 đoạn chính. Trong đoạn đầu, ông nhắc đến một cách tổng quát “hải phận của Trung quốc”: “Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố, ngày 4 tháng 9 năm 1958, của Chính phủ nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, quyết định về hải phận của Trung Quốc.”

    Trong đoạn thứ hai, Thủ tướng Đồng đặc biệt nhắc đến “hải phận 12 hải lý”: “Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tôn trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc trong mọi quan hệ với nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa trên mặt biển.”

    Cái đặc thù làm chủ cái tổng quát. Đoạn thứ hai của lá thư làm chủ đoạn đầu. Nghĩa là, hải phận 12 hải lý là điểm mà Thủ tướng Đồng muốn nói đến trong lá thư.

    Expressio unius est exclusio alterius (Nói đến một điều là loại bỏ các điều khác)

    Hơn nữa, một quy tắc quen thuộc khác để giải thích văn bản là Expressio unius est exclusio alterius, tức là Nói đến một điều là loại bỏ những điều khác. Như chúng tôi đã nói, Bản Tuyên Bố của Trung quốc nói đến nhiều điều: Lãnh hải 12 hải lý, các đường cơ sở thẳng, đại lục và những đảo thuộc nội thủy, Đài Loan và 5 quần đảo, kể cả Hoàng Sa và Trường Sa.

    Nhưng lá thư của Thủ tướng Đồng nói đến chỉ một điểm: Lãnh hải 12 hải lý.

    Việc nhắc đến lãnh hải 12 hải lý chỉ ra rất rõ ràng là Thủ tướng Đồng muốn loại bỏ mọi điều khác có ghi trong Bản Tuyên Bố của Trung quốc.

    Tôi nghĩ rằng tất cả các quy tắc giúp chúng ta tìm ý định của Thủ tướng Đồng trong lá thư của ông đã đủ để chúng ta kết luận rằng Thư tướng Phạm Văn Đồng muốn loại bỏ tất cả mọi điều ra khỏi lá thư của ông, ngoại trừ một điều duy nhất—lãnh hải 12 hải lý.

    TP: Luật sư, nếu chúng tôi đi theo đường lý luận của luật sư, luật sư có giải thích tại sao Thủ tướng Đồng muốn loại bỏ mọi điều ra khỏi lá thư của ông ngoại trừ lãnh hải 12 hải lý?

    Hoàn cảnh lịch sử – Historical circumstances

    LsVN: Cảm ơn quý tòa đã hỏi câu này. Một quy tắc khác để giải thích một văn bản là nhìn vào hoàn cảnh xung quanh việc hình thành văn bản đó. Tôi xin được trình bày hoàn cảnh lịch sử xung quanh lá thư của Thủ tướng Đồng vào năm 1958, để làm rõ ý định của Thủ tướng Đồng trong lá thư của ông.

    Một phần của lịch sử có thể thấy ngay trên Bản Tuyên Bố Lãnh Hải của Trung quốc, Phụ lục A-103.

    Bản Tuyên Bố của Trung quốc có 4 đoạn:

    - Đoạn 1 nói về lãnh hải 12 hải lý.

    - Đoạn 2 nói về phương pháp các đường cơ sở thẳng, và một danh sách các đảo “bên trong đường sơ sở” là “các đảo thuộc nội thủy của Trung quốc”.

    - Đoạn 3 cấm tàu bè quân sự và máy bay đi vào lãnh hải và không gian trên lãnh hải. Đoạn 3 này rất là thú vị, chúng ta sẽ trở lại đoạn này sớm.

    - Đoạn 4 nói đến Đài Loan và quần đảo Bành Hồ, quần đảo Đông Sa (tức là Pratas), quần đảo Tây Sa (tức Hoàng Sa), quần đảo Trung Sa (tức Macclesfiled Bank và Scarborough Shoal), và quần đảo Nam Sa (tức Trường Sa).

    - Tất cả các đảo và quần đảo trong đoạn 4 của Bản Tuyên Bố Lãnh Hải của Trung quốc vào năm 1958 đã có, và ngày nay vẫn tiếp đục đang có, tranh chấp với các nước khác: Đài Loan, Bành Hồ, và Pratas đã và vẫn đang do Đài Loan nắm giữ. Hoàng Sa được cả Việt Nam và Trung Quốc tuyên bố chủ quyền hoàn toàn và nắm giữ mỗi bên một nửa, qua chính quyền Việt Nam Cộng Hòa, cho đến khi Trung quốc giật phần Hoàng Sa từ trong tay VNCH bằng vũ lực năm 1974. Trường Sa đã và vẫn đang được Việt Nam, Phi Luật Tân, và Trung quốc tuyên bố chủ quyền hoàn toàn và nắm giữ từng phần. Maccelesfiled Bank và Scarborough Shoal đã và vẫn đang do Trung quốc và Phi Luật Tân tuyên bố chủ quyền hoàn toàn và nắm giữ từng phần.

    Tóm lại, vào năm 1958 khi viết Bản Tuyên Bố Lãnh Hải, Trung quốc biết là họ đang tranh chấp với các láng giềng của họ về Đài Loan và các quần đảo nhắc đến trong Đoạn 4 của Bản Tuyên Bố.

    Lãnh thổ và lãnh hải – Land territory v. territorial sea

    Điều thú vị là Đoạn 3 đi trước Đoạn 4.

    Đoạn 3 nói: “Tàu bè quân sự nước ngoài và máy bay nước ngoài không được đi vào lãnh hải của Trung quốc và không gian bên trên lãnh hải, nếu không có sự cho phép của Chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Khi di chuyển trong lãnh hải Trung Quốc, mọi tàu bè nước ngoài đều phải tuân thủ các luật lệ liên hệ của Chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.”

    Tại sao Trung quốc tuyên bố lãnh hải 12 hải lý trong Đoạn 1, và kể danh sách đại lục và các đảo thuộc nội thủy ở Đoạn 2, và công bố cấm tàu bè và máy bay nước ngoài trong lãnh hải ở Đoạn 3, rồi cuối cùng mới thêm ở Đoạn 4 Đài Loan và 5 quần đảo kia – kể cả Hoàng Sa và Trường Sa – sau điều lệ cấm của Đoạn 3, như là quên rồi thêm vào sau, như một cái đuôi thừa?

    Phải chăng đó là bằng chứng Trung quốc rất không chắc chắn về chủ quyền của họ trên Đài Loan và các 5 quần đảo này, không chắc chắn về chủ quyền của TQ trên lãnh thổ các đảo và quần đảo này, và do đó không chắc chắn về lãnh hải của TQ quanh các đảo và quần đảo này, và không chắc chắn về khả năng của TQ trong việc thi hành các tuyên bố chủ quyền trên các đảo và quần đảo này?

    Tôi sẽ để quý tòa phán xét về việc ấy. Phần tôi, câu là trả lời của tôi là “Vâng, đúng” cho mọi câu hỏi này.

    Vấn đề chính đối với đảo Đài Loan và 5 nhóm quần đảo trong Đoạn 4 của Bản Tuyên Bố Lãnh Hải của Trung quốc là vấn đề chủ quyền trên lãnh thổ, thực sự không phải là vấn đề lãnh hải.

    Và Phụ Lục A -103 này, là Bản Tuyên Bố về Lãnh Hải của Trung quốc.

    Lãnh thổ và lãnh hải là hai vấn đề hoàn toàn khác nhau.

    Trung quốc biết sự khác biệt nó, cho nên giữ Đài Loan và 5 nhóm hải đảo – kể cả Hoàng Sa và Trường Sa – trong một chỗ, đó là Đoạn 4 của Bản Tuyên Bố,

    Và đương nhiên là Thủ tướng Phạm Văn Đồng biết sự tranh chấp về lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa, và ông làm một quyết định khôn ngoan là không nói đến lãnh thổ trong một Bản Tuyên Bố về Lãnh Hải của Trung quốc.

    Và ông loại bỏ chuyện đó ngoài lá thư của ông.

    Hoàn cảnh lịch sử (tiếp theo) — Historical Circumstances (continuing)

    Một phần nữa của lịch sử không có rõ trong Bản Tuyên Bố Lãnh Hải, nhưng có liên hệ trực tiếp đến các sự kiện quan trọng đến cuộc chiến Việt Nam (mà người Việt Nam gọi là Cuộc chiến chống Mỹ). Chúng tôi có Phụ lục A-104 “Những hoàn cảnh lịch sử xung quanh lá thư của Thủ tướng Phạm Văn Đồng năm 1948” cho quý tòa trong tập Phụ lục của chúng tôi.

    Nói ngắn gọn, Hiệp định Geneva 1954 giữa Pháp và chính phủ Cộng Hòa Dân Chủ Việt Nam tạm thời chia Việt Nam thành 2 phần tại vĩ tuyến 17. Phía bắc vĩ tuyến 17 là chính phủ Cộng Hòa Dân Chủ Việt Nam (mà chúng ta sẽ gọi tắt là “Bắc Việt Nam”), phía nam vĩ tuyến 17 là chính phủ Việt Nam Cộng Hòa (mà chúng ta sẽ gọi tắt là “Nam Việt Nam”).

    [ Đây là “Hiệp Định Đình Chiến tại Việt Nam (Agreement to End Hostilities in Vietnam)”, ký ngày 20 tháng 5 năm 1954 giữa Pháp và Cộng Hòa Dân Chủ Việt Nam, có tạihttps://www.mtholyoke.edu/acad/intrel/genevacc.htm ]

    Bản Công Bố Cuối Cùng của Hội Nghị Geneva ghi rõ: Việc chia cắt tạm thời này là để đình chiến và “không nên được diễn giải bất kì cách nào như là tạo ra đường ranh giới chính trị hay lãnh thổ”. Một cuộc trưng cầu dân ý để thống nhất lãnh thổ dưới một chính phủ được định cho tháng 7 năm 1956.

    [Xem The Final Declaration of The Geneva Conference: On Restoring Peace in Indochina, July 21, 1954, Điều 6-8, có tạihttp://www.fordham.edu/halsall/mod/1954-geneva-indochina.html ]

    Chính phủ Nam Việt Nam chịu trách nhiệm Hoàng Sa và Trường Sa, vì cả hai quần đảo này đều ở phía nam vĩ tuyến 17.

    Cuộc trung cầu dân ý đã định cho tháng 7 năm 1956 đã không bao giờ xảy ra, vì chính phủ Nam Việt Nam, và đồng minh là Mỹ, không đồng ý tổ chức trưng cầu dân ý.

    Sau nhiều thất bại trong việc yêu cầu Nam Việt Nam tổ chức trưng cầu dân ý để thống nhất đất nước, viễn ảnh của một cuộc chiến Nam Bắc bắt đầu xuất hiện. Một bên là miền Bắc muốn một đất nước thống nhất và độc lập, như hoài bão trong trận chiến chống thực dân Pháp trước đó. Một bên là miền Nam có vẻ như muốn vĩ tuyến 17 thành ranh giới vĩnh viễn.

    Bắc Việt Nam lúc đó có hai đồng minh lớn: Liên Xô và Trung quốc.

    Đó là bối cảnh lịch sử năm 1958 khi Thủ tướng Phạm Văn Đồng viết lá thư của ông. Ông có 4 lý do để không nhắc đến Hoàng Sa và Trường Sa trong lá thư:

    1. Ông cần phải giữ một mặt trận vững chắc cho cuộc chiến sắp đến và không muốn tạo một đường nứt trong mặt trận bằng cách cãi nhau với một đồng minh về vấn đề lãnh hải.
    1. Bắc Việt Nam thực ra không có quyền kiểm soát Hoàng Sa và Trường Sa, vì cả hai nằm ở phía nam vĩ tuyến 17.
    1. Vấn đề chính của Hoàng Sa và Trường Sa là chủ quyền lãnh thổ, không phải là lãnh hải. Không có nhu cầu phải làm rối rắm vấn đề bằng cách nói về 2 quần đảo này khi trả lời Bản Tuyên Bố Lãnh Hải của Trung quốc.
    1. Nam Việt Nam đang điều hành và quản lý Hoàng Sa và Trường Sa và sẽ tự động bảo vệ lãnh thổ trước những tuyên bố chủ quyền hay hành vi xâm lược của nước nào đó.
    Thư quý tòa, hoàn cảnh lịch sử giải thích rất rõ tại sao Thủ tướng Phạm Văn Đồng chọn gạt bỏ mọi thứ ra ngoài lá thư của ông gửi Thủ tướng Chu Ân Lai năm 1958, ngoại trừ một điểm duy nhất: lãnh hải 12 hải lý.

    Thủ tướng không phải là Quốc gia – The Prime Minister not The Country

    Một điểm nhỏ tôi cần nói đến ở đây là Trung quốc có khuynh hướng đồng hóa lá thư hai đoạn của Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi cho Thủ tướng Chu Ân Lai như là quyết định của nước Việt Nam.

    Bản Tuyên Bố của Trung quốc ra ngày 4 tháng 9 năm 1958. Mười ngày sau đó, ngày 14 tháng 9 năm 1958, Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi lá thư cho Thủ tướng Chu Ân Lai.

    Mười ngày thì không đủ thời gian để hỏi ý kiến của một số bộ ngành trong chính phủ, chưa nói đến thủ tục để có sự đồng ý của quyền lực tối cao trong nước. Nhượng đất nhượng biển đòi hỏi sự đồng ý của quyền lực tối cao của quốc gia, đó là Quốc hội.

    Vậy tôi đề nghị là chúng ta gọi lá thư của Thủ tướng PVĐ là lá thư của Thủ tướng PVĐ.

    Kết luận – Conclusion

    Tôi xin được nhắc lại với quý tòa là chúng ta không ở đây để điền ý muốn của chúng ta vào lá thư của Thủ tướng Phạm Văn Đồng. Chúng ta ở đây để xác định ý định của Thủ tướng Phạm Văn Đồng trong lá thư của ông gửi đến Thủ tướng Chu Ân Lai năm 1958. Từ các quy tắc giải thích văn bản đến hoàn cảnh lịch sử, chúng ta đã thấy một mô hình nhất quán nhiều lần đưa đến cùng một kết luận duy nhất: Thủ tướng Phạm Văn Đồng viết, và có ý định viết, một điều duy nhất trong lá thư của ông, đó là chiều rộng 12 hải lý mà Trung quốc tuyên bố.


    Đọc các thảo luận nguyên thủy trên diễn đàn UNCLOSforum tại:

    https://groups.google.com/forum/?hl=vi&fromgroups#!topic/unclosforum/RDHGgAzHPow

    Nguồn: http://unclosforum.com/2014/07/06/p...hu-tuong-chu-an-lai-ngay-14-thang-9-nam-1958/


    Deciphering the letter of PM Phạm Văn Đồng to PM Zhou En Lai on September 14, 1958
    Sửa

    03.07.2014

    Too many empty noises, too much sorcery, for this 2-paragraph letter from PM Phạm Văn Đồng to PM Zhou En Lai on Sept. 14, 1858.

    China threw it onto the Internet, crowning it as Công Hàm. I am not sure what Công Hàm really means, but it sounds important and mysterious. Someone translated the name into Diplomatic Note.

    And the Chinese, masters in the art of smoke blowing, said the Công Hàm meant that Prime Minister Phạm Văn Đồng agreed to China’s sovereignty over the Paracels and the Spratlys.

    Unfortunately, a bunch of anti-commie overseas Vietnamese picked it up after the Chinese, and advertised the letter as Công Hàm Bán Nước (Công Hàm to sell the country). So, the letter became famous, thanks to Chinese propaganda.

    But indeed, all the scholars I know (including the non-lawyer scholars) agree that the letter said only one simple thing, that Prime Minister PVĐ agreed to the 12-mile territorial sea adopted by the Chinese in 1958.

    I wrote the following imaginary trial between Counsel for China (Cch), Counsel for Vietnam (Cvn) and a five-judge arbitration panel, talking mainly through one judge (J), to show what PM PVĐ intended to write in his letter.

    I also added the red titles to help our readers follow the legal theories.

    Trần Đình Hoành

    _________
    Xem thêm: http://www.kbchn.net/phan-tich-phap...am-van-dong-gui-tt-chu-an-lai-nam-1958.1.html
  3. anheoinwater

    anheoinwater GDQP - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    25/10/2007
    Bài viết:
    2.811
    Đã được thích:
    1.208
  4. home124

    home124 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/05/2009
    Bài viết:
    4.208
    Đã được thích:
    2.411
    Lập trường chính thức của Việt Nam về chủ quyền Hoàng Sa
    Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bác bỏ toàn bộ, cả trên thực tế cũng như pháp l‎ý, yêu sách chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa (mà Trung Quốc gọi là “Tây Sa”) nêu trong các văn bản kèm theo các thư ngày 22 tháng 5 năm 2014 và ngày 09 tháng 6 năm 2014 của Đại biện Phái đoàn đại diện thường trực nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa gửi Tổng thư k‎ý Liên hợp quốc lần lượt trong các văn bản A/68/887 và A/68/907. Việt Nam khẳng định rằng các yêu sách của Trung Quốc không có cơ sở pháp lý và lịch sử.

    Các tư liệu lịch sử không thống nhất với tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa
    Trong các trao đổi thời gian gần đây, Trung Quốc đã dẫn chiếu đến một số tư liệu như là bằng chứng lịch sử nhằm chứng minh cho cái gọi là “chủ quyền” của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Tuy nhiên, các “tư liệu” này của Trung Quốc không có nguồn gốc rõ ràng, không chính xác và được Trung Quốc diễn giải một cách tùy tiện. Các tài liệu mà Trung Quốc dẫn chiếu tới không chứng tỏ rằng Trung Quốc đã thiết lập chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa khi quần đảo còn là lãnh thổ vô chủ. Ngược lại, các ghi chép lịch sử cho thấy Trung Quốc hiểu rằng chủ quyền của họ chưa bao giờ bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa.

    Ví dụ như vào thập kỷ cuối cùng của thế kỷ 19 khi hai tàu Bellona và Umeji Maru bị đắm ở Hoàng Sa và bị ngư dân Trung Quốc cướp tài sản, nhà cầm quyền Trung Quốc tại Quảng Đông đã lập luận rằng quần đảo Hoàng Sa là lãnh thổ bị bỏ rơi, không thuộc về Trung Quốc. Về hành chính, các đảo này không thuộc bất kỳ châu nào của Hải Nam, Trung Quốc và không có cơ quan nào của Trung Quốc có trách nhiệm quản lý quần đảo này. Vì những lý do đó, phía Trung Quốc đã tuyên bố không chịu trách nhiệm về vụ ngư dân cướp tài sản.

    Trong khi đó, Việt Nam đã cung cấp công khai các tài liệu lịch sử xác thực cho thấy Việt Nam đã thiết lập chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa từ khi quần đảo là lãnh thổ vô chủ. Ít nhất từ thế kỷ 17, các triều đại nhà Nguyễn của Việt Nam đã tổ chức các hoạt động khai thác sản vật trên các đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa, tổ chức đo đạc hải trình và bảo đảm an toàn cho các tàu thuyền của quốc gia khác qua lại tại khu vực quần đảo Hoàng Sa. Các hoạt động này đều đã được ghi nhận trong các văn bản chính thức do các triều đình Việt Nam ban hành là các châu bản hiện đang được lưu giữ tại Việt Nam.

    Sau khi Pháp và Việt Nam ký Hiệp định bảo hộ ngày 15 tháng 3 năm 1874 và ngày 06 tháng 6 năm 1884, Pháp đã thay mặt Việt Nam tiếp tục thực thi chủ quyền với quần đảo Hoàng Sa và tuyên bố phản đối các hành động xâm phạm của Trung Quốc. Pháp đã tiến hành nhiều hoạt động thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa như xây dựng và vận hành đèn biển và trạm khí tượng, thiết lập các đại lý hành chính thuộc tỉnh Thừa Thiên (An Nam), cấp giấy khai sinh cho công dân Việt Nam sinh ra tại quần đảo này. Việc Đô đốc Quảng Đông (Trung Quốc) Lý Chuẩn năm 1909 tiến hành hành động thám hiểm và thăm dò Hoàng Sa là hành động vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa mà Việt Nam đã thiết lập vững chắc và được chính quyền bảo hộ Pháp thay mặt Việt Nam tiếp tục thực thi hữu hiệu. Pháp đã thay mặt Việt Nam phản đối các hành động xâm phạm của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa và nêu rõ chủ quyền của Hoàng Sa đã được xác lập bởi Việt Nam. Trước yêu sách của Trung Quốc đối với Hoàng Sa, Pháp đã từng đề nghị Trung Quốc giải quyết vấn đề bằng Trọng tài quốc tế (Công hàm của Pháp gửi Trung Quốc ngày 18 tháng 02 năm 1937), nhưng Trung Quốc đã từ chối.

    Năm 1946, chính quyền Trung Hoa Dân quốc của Tưởng Giới Thạch lợi dụng bối cảnh Chiến tranh Thế giới thứ II kết thúc đã xâm nhập trái phép đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa. Năm 1947, Pháp đã ra tuyên bố phản đối sự xâm nhập này, yêu cầu hai bên tiến hành đàm phán và giải quyết tại cơ quan tài phán quốc tế nhưng chính quyền Trung Hoa Dân quốc lại một lần nữa từ chối. Chính quyền Tưởng Giới Thạch sau đó đã rút khỏi đảo Phú Lâm.

    Các Hội nghị quốc tế không giao quần đảo Hoàng Sa cho Trung Quốc
    Trước và sau khi Chiến tranh Thế giới thứ II kết thúc, vấn đề chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa cũng như Trường Sa đã nhiều lần được đưa ra các hội nghị quốc tế xem xét. Từ ngày 22-26 tháng 11 năm 1943, Hội nghị Cairo với sự tham gia của Tổng thống Hoa Kỳ Franklin D. Roosevelt, Thủ tướng Anh Winston Churchill và Tổng thống Trung Hoa Dân quốc Tưởng Giới Thạch đã ra Tuyên bố Cairo (Cairo Communiqué), đưa ra mục tiêu loại bỏ Nhật Bản ra khỏi tất cả các quần đảo ở Thái Bình Dương mà Nhật Bản đã chiếm đóng từ Chiến tranh Thế giới thứ I năm 1914 và tất cả các lãnh thổ Nhật Bản đã chiếm của Trung Quốc như Mãn Châu, Đài Loan và Bành Hồ sẽ được trả lại cho Trung Hoa Dân quốc. Tưởng Giới Thạch, đại diện cho Trung Quốc có mặt tại Hội nghị không hề đề cập đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

    Hội nghị Potsdam diễn ra từ ngày 17 tháng 7 đến ngày 02 tháng 8 năm 1945 với sự tham gia của Lãnh đạo ba nước Hoa Kỳ, Anh và Trung Quốc đã ra Tuyên ngôn Potsdam tái khẳng định những nội dung của Tuyên bố Cairo. Đại diện của Trung Quốc, Tưởng Giới Thạch có mặt tại Hội nghị cũng không hề nhắc đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

    Hội nghị hòa bình San Francisco từ ngày 04 đến 08 tháng 9 năm 1951 có 51 nước tham dự; Việt Nam tham gia Hội nghị với tư cách là thành viên của Liên hiệp Pháp. Thủ tướng Quốc gia Việt Nam Trần Văn Hữu đã tham dự Hội nghị trên cương vị Trưởng phái đoàn Việt Nam. Hội nghị San Francisco đã giải quyết vấn đề quy thuộc một số vùng lãnh thổ ở châu Á – Thái Bình Dương. Tại Hội nghị này, Trưởng đoàn Liên Xô Andrei A. Gromyko đã thay mặt Trung Quốc đưa ra đề nghị gồm 13 khoản, trong đó có khoản liên quan đến việc Nhật Bản công nhận chủ quyền của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đối với một số đảo ở Biển Đông, kể cả quần đảo Hoàng Sa. Với 46 phiếu chống, 3 phiếu ủng hộ và 2 phiếu trắng, Hội nghị đã bác bỏ đề nghị này của Phái đoàn Liên Xô.

    Ngay sau đó, ngày 07 tháng 9 năm 1951, phát biểu tại Hội nghị, Trưởng phái đoàn Quốc gia Việt Nam Trần Văn Hữu đã tái khẳng định chủ quyền lâu đời của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.. Cả 51 quốc gia đều không phản đối Tuyên bố xác nhận chủ quyền đó của Phái đoàn Việt Nam.

    Hội nghị Geneva năm 1954 về việc khôi phục hòa bình ở Đông Dương khẳng định các bên tham gia tôn trọng độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, bao gồm hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa đang do các lực lượng của Pháp và Quốc gia Việt Nam quản lý. Trung Quốc là một trong những nước tham gia Hội nghị quốc tế về Đông Dương tại Geneva 1954 biết rất rõ điều này và Trung Quốc phải tôn trọng các văn kiện quốc tế của Hội nghị đó.

    Điều 1 Hiệp định Paris năm 1973 nói rõ tất cả các nước tôn trọng độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Lúc này hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa đang do Việt Nam Cộng hòa quản lý, và là một bộ phận lãnh thổ không thể tách rời của Việt Nam.

    Tháng 01 năm 1974, Trung Quốc sử dụng vũ lực chiếm đóng toàn bộ quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Ngay lúc đó, Chính phủ Việt Nam Cộng hòa và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đều đã ra tuyên bố bày tỏ quan điểm và phản đối hành động của Trung Quốc. Chính phủ Việt Nam Cộng hòa đã yêu cầu Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc họp khẩn cấp về hành động sử dụng vũ lực của Trung Quốc. Theo luật pháp quốc tế về thụ đắc lãnh thổ, việc sử dụng vũ lực chiếm đóng một vùng lãnh thổ thuộc quốc gia khác không thể tạo ra chủ quyền.

    Trung Quốc đã vi phạm nguyên tắc cấm đe dọa và sử dụng vũ lực nên không thể thiết lập được chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa
    Trung Quốc đã hai lần xâm chiếm trái phép Hoàng Sa. Năm 1956, lợi dụng lúc Pháp rút khỏi Việt Nam, Trung Quốc đã xâm chiếm nhóm đảo phía Đông của Hoàng Sa. Đây là lần đầu tiên Trung Quốc thực sự chiếm đóng một phần quần đảo Hoàng Sa. Chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã phản đối mạnh mẽ sự chiếm đóng này. Năm 1959, một nhóm binh lính Trung Quốc giả dạng ngư dân âm mưu đổ bộ lên nhóm đảo phía Tây quần đảo Hoàng Sa đã bị lực lượng của chính quyền Việt Nam Cộng hòa đập tan. Tám mươi hai (82) “ngư dân” Trung Quốc đã bị bắt. Cả hai hành động xâm chiếm này diễn ra sau khi vấn đề chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã được khẳng định tại các hội nghị quốc tế như trên mà không gặp phải bất kỳ sự phản đối nào. Năm 1974, lợi dụng tình hình chiến tranh ở Việt Nam, Trung Quốc đã tấn công và chiếm quyền kiểm soát Hoàng Sa từ chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Đây là lần đầu tiên Trung Quốc chiếm đóng bằng vũ lực toàn bộ quần đảo Hoàng Sa.

    Từ góc độ luật pháp quốc tế, việc chiếm đóng bằng vũ lực lãnh thổ của một quốc gia có chủ quyền là hành vi bất hợp pháp và không thể là cơ sở cho đòi hỏi chủ quyền. Vì vậy, chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa vẫn được duy trì và không bị thay thế bởi sự chiếm đóng bằng vũ lực của Trung Quốc.

    Bị vong lục ngày 12 tháng 5 năm 1988 của Trung Quốc - một văn bản chính thức của Bộ Ngoại giao Trung Quốc - cũng khẳng định rõ một nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế là “xâm lược không thể sinh ra chủ quyền” đối với một vùng lãnh thổ. Không có quốc gia nào trên thế giới công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa.

    Việt Nam chưa bao giờ công nhận chủ quyền của Trung Quốc
    Trung Quốc đã cố tình xuyên tạc lịch sử và diễn giải sai lịch sử khi viện dẫn Công thư của Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng năm 1958 và một số tài liệu, ấn phẩm được xuất bản ở Việt Nam trước năm 1975 để củng cố yêu sách của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa. Công thư của Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng hoàn toàn không nhắc gì đến chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa hay Trường Sa. Tuyên bố đó liên quan đến các vùng biển, không giải quyết các vấn đề lãnh thổ. Trên thực tế, những kết luận mà Trung Quốc đưa ra hiện nay đang mâu thuẫn với chính các phát biểu của Trung Quốc, trong đó có phát biểu của chính nhà lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình.

    Tháng 9 năm 1975, 17 năm sau Công thư nói trên của Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng, nhà lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình đã nói với nhà lãnh đạo Việt Nam Lê Duẩn tại Bắc Kinh rằng “Trung Quốc có đầy đủ tài liệu chứng minh quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa) và Nam Sa (Trường Sa) từ xưa đến nay thuộc lãnh thổ Trung Quốc. Nhưng với nguyên tắc thông qua Hiệp thương hữu nghị để giải quyết bất đồng, sau này hai nước sẽ bàn bạc giải quyết”. Bị vong lục của Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 12 tháng 5 năm 1988 đã ghi nhận rõ ràng nội dung phát biểu này của Đặng Tiểu Bình, thể hiện nhận thức của Trung Quốc rằng vấn đề chủ quyền không được dàn xếp có lợi cho phía Trung Quốc qua các phát biểu hay thỏa thuận trước đây. Việt Nam yêu cầu Trung Quốc tôn trọng sự thật lịch sử đó và nghiêm túc đàm phán với Việt Nam về vấn đề quần đảo Hoàng Sa.
    cuchuoi_kt115 thích bài này.
  5. cuchuoi_kt115

    cuchuoi_kt115 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2012
    Bài viết:
    3.915
    Đã được thích:
    2.097
    - Thực thể nhà nước của nhà nước Việt nam là cái éo gì nhỷ . ai hiểu cho câu trả lời với ??
    http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-s...-nhan-binh-si-tu-tran-o-hoang-sa-3215484.html .
  6. thatvovan

    thatvovan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/03/2010
    Bài viết:
    712
    Đã được thích:
    107
    Theo em hiểu thì Việt Nam Cộng hòa, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Cộng hòa XHCN Việt Nam... mỗi nhà nước này là một thực thể của Tổ quốc Việt Nam bác ạ, dù là chế độ nào thì cũng nằm trong Tổ quốc Việt Nam. Không biết có đúng không, nếu sai các bác đừng ném đá em nhé. :-)
    dulichbenvung82 thích bài này.
  7. cuchuoi_kt115

    cuchuoi_kt115 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2012
    Bài viết:
    3.915
    Đã được thích:
    2.097
    bạn đừng có vớ vẩn như thế. VNCH nó tồn tại , VNDCCH tồn tại nhưng nó chưa bao giờ tồn tại là một quốc gia đúng nghĩa chỉ là hai chính quyền đang đấu tranh lẫn nhau tự cho mình là hai quốc gia thôi . chỉ có CHXHCN VN mới được quốc tế là công nhận là một quốc gia từ năm 1976 đến nay thôi . ở trong này cũng đã nói nhiều rồi đọc lại đi nhé.
  8. Mr_Hoang

    Mr_Hoang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2004
    Bài viết:
    8.750
    Đã được thích:
    10.161
    Dùng chữ "thực thể chính quyền" là 1 biện pháp chơi chữ tạm thời để dùng các văn bản phản đối ngoại giao của chính quyền VNCH những năm 74-75 trong công cuộc đấu tranh pháp lý bảo vệ chủ quyền. Không công nhận VNCH là 1 quốc gia nhưng chấp nhận VNCH là 1 chính quyền hợp pháp, bầu cử qua lá phiếu của người dân, đại diện người dân Việt Nam ở phía nam vĩ tuyến 17 thực thi quyền quản lý nhà nước ở 2 quần đảo HS-TS.

    Các văn kiện của VNCH trước 30/4/1975 có tính pháp lý trên bình diện quốc tế cao hơn các tuyên bố của MTGPDTMNVN. Vì trên lý thuyết chính quyền VNCH được dựng nên trên lá phiếu dân bầu. MTGPDTMNVN cho đến trước 30/4/1975 chỉ là 1 tổ chức chính trị đấu tranh giành chính quyền bằng bạo lực cách mạng vì phía chính quyền VNCH không cho phép MTGPDTMNVN tham gia quá trình bầu cử.

    Như vậy công nhận VNCH là 1 "thực thể chính quyền", đại diện người dân việt nam thực thi quản lý nhà nước ở HS-TS cho phép chúng ta dùng các văn kiện của VNCH để củng cố vị thế pháp lý của VN. Nhưng không làm ảnh hưởng đến tính chính danh của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, việt nam 1 quốc gia, 2 chính quyền tạm thời chờ tổng tuyển cử, đúng thỏa thuận Geneva.
    dulichbenvung82cuchuoi_kt115 thích bài này.
  9. cuchuoi_kt115

    cuchuoi_kt115 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2012
    Bài viết:
    3.915
    Đã được thích:
    2.097
    mà không phải chơi chữ đâu lão Hoàng à. chính xác nó là như thế . một nhà nước hai chính quyền . nhưng một số người " Lợn " và không ít cán bộ cấp cao của nhà nước không hiểu. cố tình lập lận con đen. thực ra thì chỉ cần đến năm 74 là đủ rồi chứ cần gì đến năm 75 :D
    Lần cập nhật cuối: 28/05/2015
  10. cuchuoi_kt115

    cuchuoi_kt115 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2012
    Bài viết:
    3.915
    Đã được thích:
    2.097
    Thôi các cụ lôi nhau qua đây vật tiếp ... trả bên này cho chủ đề Việt- mỹ
    http://ttvnol.com/threads/hoang-sa-...iet-nam-va-cuoc-chien-phap-ly-voi-tq.1067517/
    --- Gộp bài viết: 04/08/2015, Bài cũ từ: 04/08/2015 ---
    dù thế nào đi nữa thì khi Chính phủ VNDCCH đặt bút ký vô đó để tổng tuyển cử lại là đã công nhận chính quyền của Pháp lập ra ....

Chia sẻ trang này