1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hoành tráng Đại học Qui Nhơn !!!

Chủ đề trong 'ĐH Thuỷ Lợi HN' bởi S_holland, 17/06/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. S_holland

    S_holland Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/04/2003
    Bài viết:
    2.510
    Đã được thích:
    0
    Hoành tráng Đại học Qui Nhơn !!!

    Đó là câu cửa miệng của hơn chục ngàn sinh viên Đại học Quy Nhơn trong suốt năm qua. Toàn bộ 300 phòng ký túc xá của trường đều được lắp đặt ti vi có kết nối truyền hình cáp để sinh viên xem miễn phí. Cách làm này mang lại điều gì cho những cô cậu sinh viên trong quá trình ?osôi kinh nấu sử??


    Nữ sinh nội trú xem phim trong giờ nghỉ ngơi - (Đình Phú)

    Kênh truyền hình mang tên... con gái!

    Nhằm không ngừng nâng cao chất lượng sống cho sinh viên, đầu năm học 2004 - 2005, Ban giám hiệu nhà trường đã quyết định trang bị tận... phòng điều kiện sinh hoạt, giải trí, các kênh thông tin cho sinh viên nội trú. Và việc trang bị truyền hình cáp đến từng phòng ký túc xá được đặt lên hàng đầu. Khi biết tin này, gần 3.000 sinh viên nội trú khác của trường đều tỏ ra bất ngờ và hồi hộp chờ đợi giây phút được ấn nút ?opower?. Ngày khai trương mạng truyền hình cáp, cả khu ký túc xá gồm 5 dãy nhà cao tầng vui như hội. Phòng 104 thuộc dãy nhà C4 mà H''Xuân (dân tộc Jrai) "định cư" cùng với 11 bạn học của mình đến từ các huyện miền núi của các tỉnh Gia Lai, Thừa Thiên - Huế... lúc đầu khá "mù mờ" về cách điều khiển từ xa. H''Xuân bộc bạch: "Những ngày đầu có ti vi, bọn em chỉ biết bật - tắt. Chẳng biết làm gì khác". Thế nhưng chỉ sau một thời gian ngắn, các bạn đã tích lũy được nhiều chiêu từ cái remote, và gắn luôn tên mình vào các kênh truyền hình. Được bạn bè ưu tiên, H''Xuân nhận kênh phim hoạt hình nước ngoài và HTV; còn với Nguyễn Thị Thùy Trang, sinh viên năm 1 khoa Toán, quê ở huyện Ayun Pa (Gia Lai) chỉ được "đặt" tên mình vào kênh VTV1. "VTV1 cũng rất hay bởi có nhiều chương trình về miền núi, vùng sâu, vùng xa, phù hợp với em hơn. Em là người miền núi mà...", Thùy Trang hồn nhiên nói. Và thế là khi muốn xem kênh nào, các thành viên trong phòng chỉ cần "xướng" tên là ngay lập tức kênh ấy hiện ra!

    Mặc dù mỗi người "sở hữu" một kênh, sở thích xem chương trình truyền hình có khác nhau nhưng chưa bao giờ xảy ra chuyện mếch lòng. Theo như lời anh Cảnh, Trưởng phòng bảo vệ khu nội trú, nhà trường không hạn chế giờ xem truyền hình nhưng hầu hết các bạn đều tự ý thức về số giờ mở ti vi. Mỗi khi gần đến kỳ thi, các phòng yên ắng cả ngày, không một tiếng ồn, tất cả cặm cụi vào bài vở...

    Hiểu hơn đất nước, con người Việt Nam

    Lượng thông tin trong nước cũng như nước ngoài mà 16 kênh truyền hình chuyển tải, trong đó có 7 kênh trong nước đã thật sự đem lại nhiều điều bổ ích cho các sinh viên nội trú. Dường như mỗi thành viên của ký túc xá ?osao? này đều có được một cách giải trí phù hợp với gu của mình. Truyền hình được trang bị vào tận phòng riêng khiến cho sinh viên nội trú cảm thấy thân thiện hơn với ký túc xá, gắn bó hơn trong cuộc sống tập thể, tiếp cận kịp thời thông tin. Vốn là một giáo viên dạy Toán cấp III ở huyện PăthumPhone, tỉnh Chămpasắc (Lào), anh Inthavông Phuvăn sang học cao học về Toán ở Đại học Quy Nhơn từ năm 2002. Phuvăn cùng với hơn 160 lưu học sinh Lào được nhà trường bố trí ở dãy nhà C5 gồm 5 tầng trang bị khá đầy đủ tiện nghi sinh hoạt. Thế nhưng nhiều lúc anh và các bạn vẫn cảm thấy buồn, không biết đi đâu sau những giờ lên giảng đường. Rồi sau gần một năm làm khán giả của truyền hình Việt Nam, Phuvăn có thể đọc vanh vách tên các phát thanh viên, tên các chương trình giới thiệu về đất nước, con người Việt, các sự kiện lớn gắn liền với lịch sử dân tộc... Cũng như các bạn của mình, Phuvăn cũng có thể xem và hiểu nội dung các kênh truyền hình nước ngoài có phụ đề bằng tiếng Thái; bởi theo Phuvăn, ngôn ngữ Thái và Lào gần như giống nhau. "Mặc dù đang ở ký túc xá bên thành phố biển Quy Nhơn của Việt Nam, nhưng mình có cảm giác như đang ở trên đất Lào vậy...", Phuvăn tâm tình.

    Thạc sĩ Lê Văn Đức, Phó hiệu trưởng trường Đại học Quy Nhơn nói rằng, không ít ký túc xá hiện nay của các trường đại học, cao đẳng trên cả nước được gắn "sao" về điều kiện sinh hoạt, học tập. Bởi lẽ, chất lượng học tập luôn gắn liền với đời sống tinh thần mà sinh viên được tiếp cận. Lúc mới bắt đầu triển khai hệ thống truyền hình cáp, nhà trường cũng sợ nảy sinh nhiều hệ lụy, sợ một số em "nghiện" truyền hình sẽ xao lãng việc học hành, ảnh hưởng đến các bạn cùng phòng; hoặc ai đó bị "dị ứng" với truyền hình mà "nói lời tạm biệt" với ký túc xá thì cũng nguy. Thế nhưng theo đánh giá của các thầy cô giáo bộ môn, kết quả học tập của các sinh viên nội trú không hề suy giảm.

    Theo tin của báo Thanh niên online.

Chia sẻ trang này