1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hoạt động của một đập nước thủy điện

Chủ đề trong 'Cơ khí - Tự động hoá' bởi Ica, 30/08/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Ica

    Ica Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/03/2001
    Bài viết:
    1.783
    Đã được thích:
    0
    Hoạt động của một đập nước thủy điện

    Tớ rất tò mò muốn biết một nhà máy thủy điện hoạt động thế nào? Đại khái thì đúng là dùng sức nước để chạy tua bin phát điện. Nhưng tại sao nhà máy nào cũng phải xây một cái đập ngăn sông to đùng thế? Và sau khi có đập thì nước sông chảy đi đâu mà mực nước sông lại giảm xuống? Cám ơn các bạn nhiều.
  2. RandomWalker

    RandomWalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/05/2003
    Bài viết:
    5.360
    Đã được thích:
    1
    Thần mèo vào đây đọc tiếng Anh nhé
    http://science.howstuffworks.com/hydropower-plant.htm/printable
  3. PEMFC

    PEMFC Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/08/2003
    Bài viết:
    1.312
    Đã được thích:
    0
    Thực ra ý nghĩa của nhà máy thuỷ điện như nhà máy thuỷ điện Hoà Bình chẳng hạn, ý nghĩa số 1 của nó là để điều tiết lũ và thứ hai mới đến phát điện.
    Đối với mỗi loại tua bin, thường có một đặc tính vận hành và tại một độ cao cột áp nào đó, đơn giản là độ chênh lệch về thế năng, thì hiệu suất của tua bin là tối ưu tức là sản sinh ra lượng điện là tối ưu. VD như nhà máy thuỷ điện Hoà Bình thì tớ không nhỡ rõ nhưng cột áp tối ưu thường là 88m gì đó, thế nhưng vào những mùa khô không có nước thì cột áp giảm rất nhanh, khoảng dưới 80 m, vào mùa lũ thì nước nhiều quá, cột áp rất cao, hiêu suất máy giảm và không những vậy có nguy cơ làm vỡ đập, gây ngập cả các vùng đồng bằng. Cái đập to đùng để ngăn sông chính là tạo nên một cái hồ chứa có tác dụng như cái bình ác quy, nước vào mùa mưa lũ được chứa vào thì cột áp khoảng 105 m, còn mùa khô chỉ còn 80 m, nhưng chúng ta có thể điều tiết lưu lượng để làm sao vào mùa khô không thiếu nước, mùa mưa lũ thì thường mở hết các cửa xả để thoát nước, các bạn thấy trên TV hay nói là nhà máy TĐHB mở cửa xả lũ số ..., đó chính là vào những lúc có lũ lớn, các cửa xả được mở, tránh gây vỡ đập. Nếu xây NMTĐ Sơn La thì sẽ điều tiết thêm lũ ở hồ Hoà Bình, việc này không những làm an toàn cho nhà máy, điều tiết lũ mà còn tạo cho các tổ máy có thể làm việc ở độ cao tối ưu, tạo nhiều điện năng. Một tổ máy của thuỷ điện Hoà Bình chỉ nghỉ 1 ngày không làm việc để bảo dưỡng thì mất 1 lượng điện khoảng 4 tỷ đồng gì đó (1 tổ máy công suất 240 MW, có 8 tổ máy).
    Mực nước sông giảm hay tăng thì phụ thuộc vào mùa mưa hay khô, cơ chế đóng mở và vận hành các cửa xả để xả nhiều hay ít, cái đó được tính toán làm sao đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật cũng như an toàn của nhà máy.
  4. danangman

    danangman Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/02/2002
    Bài viết:
    886
    Đã được thích:
    0
    Bác PEMFC nói đúng ...chỉ có một điều nói bậy
    ... hệ thống nhà máy thủy điện mục đích đầu tiên là kiếm điện từ thủy năng, thứ hai mới đến điều tiết lũ và cân bằng sinh thái, phát triển kinh tế vùng ....
  5. PEMFC

    PEMFC Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/08/2003
    Bài viết:
    1.312
    Đã được thích:
    0
    Chú xem lại mục đích của nhà máy thuỷ điện Hoà Bình đi, tớ nói cụ thể về cái nhà máy này, chứ không nói chung bất cứ mọi nhà máy thuỷ điện.

Chia sẻ trang này