1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hoạt động giao tiếp

Chủ đề trong 'Tiếng Việt' bởi bias, 08/07/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. bias

    bias Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/06/2004
    Bài viết:
    37
    Đã được thích:
    1
    Hoạt động giao tiếp

    Xã hội ngày càng phát triển, các nhu cầu thực hiện những hoạt động chuyện trò, trao đổi, thảo luận, đàm phán, truyền tin?càng ngày càng cao và càng phức tạp. Từ hôm nay, Bias sẽ post lên một số vấn đề liên quan đến hoạt động hành chức của ngôn ngữ để chúng ta cùng trao đổi.
    Hoạt động giao tiếp​
    Các nhân tố giao tiếp, còn gọi là các thành tố giao tiếp (Components of communication) theo Muriel Saville- Troike (1986) bao gồm:

    1. Thể loại (the genre) hay loại sự kiện (tyre of event)

    2. Đề tài (the topic) hay Tiêu điểm quy chiếu (referentical focus)

    3. Mục đích (the purpose) hay chức năng (function)

    4. Ngoại cảnh (the setting)

    5. Những người tham gia (the participants)

    6. Hình thức thông điệp (the message form)

    7. Nội dung (the message content)

    8. Chuỗi hoạt động (the act sequence) hoặc trật tự của các hoạt động lời nói (ordering of communication speech acts).

    9. Các quy tắc tương tác (the rules for interaction)

    10. Các chuẩn mực diễn giải(the norm of interpretation)
  2. bias

    bias Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/06/2004
    Bài viết:
    37
    Đã được thích:
    1

    1. Về những người tham gia (the participants)
    Những người tham gia (the participants) bao gồm chủ thể và các đối thể giao tiếp.
    Những người tham gia giao tiếp với tất cả những đặc điểm về cá tính, sở trường, sở đoản, nghề nghiệp, vốn sống, trình độ văn hoá, những đặc điểm do hoàn cảnh sống tạo nên...; đồng thời tuỳ thuộc vào vai giao tiếp mà mỗi cá nhân đảm nhiệm trong những hoàn cảnh giao tiếp khác nhau: sự khác biệt về vị thế, quan hệ tương ứng với đối tác giao tiếp? đều chi phối và để lại dấu ấn trong sản phẩm ngôn ngữ.
    Một vai giao tiếp bao giờ cũng cấu thành từ hai yếu tố: người giữ vai và người bổ sung cho vai như thầy giáo- học sinh, người lãnh đạo- người bị lãnh đạo...Để thực hiện tốt các vai giao tiếp, các cá nhân phải học các hình thức ứng xử ngôn ngữ thích hợp cho các vị trí đó, cho vai chính của mình và vai bổ sung.
    Thông qua lời nói của một người, chúng ta có thể nhận biết được đặc điểm cá nhân của chính người đó, đồng thời nhận biết được bóng dáng của đối tác giao tiếp với họ.
  3. yeungon

    yeungon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2003
    Bài viết:
    1.308
    Đã được thích:
    0
    Cái này hay đấy! Mời bác tiếp tục cho.
    Chúng ta nên hiểu thế nào là giao tiếp (communication)?
    Tại sao chúng ta lại có thể hiểu nhau khi giao tiếp?
    Tại sao nhiều khi thì không?
    ...
  4. bias

    bias Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/06/2004
    Bài viết:
    37
    Đã được thích:
    1
    2. Hoàn cảnh giao tiếp
    Hoàn cảnh giao tiếp chính là môi trường vật chất trực tiếp (không gian, thời gian) mà hoạt động giao tiếp diễn ra. Mở rộng hơn, hoàn cảnh giao tiếp bao gồm cả hoàn cảnh xã hội, lịch sử, văn hoá- những yếu tố như nếp sống, phong tục tập quán, thói quen trong nếp nghĩ, nếp cảm... mà các nhân vật hấp thu.
    Điều hiển nhiên là mọi trường hợp sử dụng ngôn ngữ không thể diễn ra trong chân không (a vacuum) được. Mặt khác, mỗi ngôn ngữ tự nhiên của con người đều thoả mãn nhu cầu sử dụng cá biệt của người nói thứ tiếng đó. Những người nói một thứ tiếng đều có khuynh hướng phát triển từ ngữ đề cập tới khía cạnh quan trọng trong cuộc sống của họ.
    Theo nghiên cứu của một nhóm nhà xã hội học, dân Aymara sống trên rặng núi Andes Nam Mỹ đặt ra cả trăm từ nói về giống khoai tây họ trồng. Như vậy là hoàn cảnh giao tiếp một mặt là giới hạn, mặt khác tạo cơ hội cho người nói nói gì và nói như thế nào.
    3. Nội dung giao tiếp
    Người nói trước khi giao tiếp phải có quá trình nhận thức thực tế khách quan. Song nhận thức thực tế khách quan của mỗi người không phải bao giờ cũng hoàn toàn đầy đủ. Người ta thường chỉ chú ý quan tâm đến lượng thông tin có liên quan tới bản thân họ. Do đó, thực tế khách quan khi trở thành nội dung giao tiếp về thực chất chính là những hiểu biết của người nói về nó.
    Nội dung giao tiếp bao gồm một phạm vi khái quát (đề tài) đến những nội dung cụ thể (chủ đề). Nội dung giao tiếp có thể là thế giới khách quan ngoài ngôn ngữ (sự vật hiện tượng, đặc điểm, tính chất....), có thể là những sản phẩm tinh thần của tư duy con người; có thể là những tình cảm, cảm xúc, thái độ con người với vấn đề được nói đến hoặc với những người cùng tham gia giao tiếp với mình... Nói chung là nội dung giao tiếp rất phong phú, vừa cụ thể vừa trừu tượng, vừa rộng lớn vừa tinh tế.

  5. bias

    bias Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/06/2004
    Bài viết:
    37
    Đã được thích:
    1

    4. Mục đích giao tiếp[/size=3
    Mọi hoạt động của con người đều mang tính hướng đích, và hoạt động giao tiếp cũng không phải là một ngoại lệ. Tuỳ thuộc vào những hoàn cảnh khác nhau mà mục đích giao tiếp cũng khác nhau. Có một số loại đích giao tiếp cơ bản sau:
    - Đích nhận thức: Mang lại cho đối tác giao tiếp những hiểu biết về tự nhiên, xã hội, con người.
    - Đích bộc lộ: Biểu lộ cái tôi của chủ thể giao tiếp nhằm được chia sẻ, đồng tình, đồng cảm.
    - Đích hành động: Hướng đối tác giao tiếp tới hoạt động phù hợp với mong muốn của chủ thể giao tiếp.
    - Đích tiếp xúc: Tạo lập, tăng cường củng cố quan hệ với đối tác giao tiếp.
    Tuỳ theo mục đích giao tiếp nào được đưa lên hàng đầu mà người nói tìm cách huy động các phương tiện ngôn ngữ một cách thích hợp. Ví dụ như trong bài ca dao quen thuộc, tạm gọi là bài "Tát nước đầu đình", chàng trai nọ đã đi từ chuyện mất áo rất phi lý "Bỏ quên chiếc áo trên cành hoa sen" (Hoa sen làm gì có cành) để rồi đi xin áo "Em được thì cho anh xin" ; rất tự nhiên trình bày gia cảnh qua đặc điểm áo "sứt chỉ" để rồi mượn một "cô ấy" nào đấy về khâu. Rốt cuộc lại trả công cho "Em" , mà trả rất hậu hĩnh toàn bằng những đồ sính lễ, lễ vật liên quan đến chuyện hôn nhân cưới hỏi.
    Giúp em một thúng xôi vò
    Một con lợn béo một vò rượu tăm
    Giúp cho đôi chiếu em nằm
    Đôi chăn em đắp, đôi trằm em đeo
    Giúp em quan tám tiền treo
    Năm quan tiền cưới lại đèo buồng cau
    Bằng một quá trình lập luận từ xa đến gần, từ phi lý đến hợp lý, chàng trai đã đạt được mục đích hàng đầu là bày tỏ tình cảm với người con gái một cách ý nhị kín đáo. Anh chàng đi xin áo mà cuối cùng cái đích xin áo lại thành ra cái đích ảo, một cái đích vu vơ...

    ***
    Trong các nhân tố của hoạt động giao tiếp, đích giao tiếp là yếu tố trung tâm quan trọng nhất, bởi giao tiếp đạt được yếu tố đó thì mới gọi là giao tiếp hiệu quả. Tuy nhiên, tất cả các nhân tố giao tiếp đều có ảnh hưởng tác động qua lại lẫn nhau và đều ảnh hưởng đến hiệu quả giao tiếp.



  6. yeungon

    yeungon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2003
    Bài viết:
    1.308
    Đã được thích:
    0
    Không biết nick Thái Hồng Anh có ''giám'' (sic) vào đây để bàn tiếp về anh tát nước ông thầy bói không nhỉ?
    Số cô chẳng giàu thì nghèo
    Sinh con đầu lòng chẳng gái thì trai

    Trong trường hợp này, người ta đi xem bói là để biết số mình giàu hay nghèo, mình sinh con đầu lòng là gái hay trai thế mà cái nhà ông thầy bói lại trả lời ỡm ờ như thế mới tức chứ. Vấn đề đặt ra là tại sao ông thầy bói lại nói như vậy. Chị chàng đi xem bói kia phải chọn lấy một khả năng trong rrát nhiều những khả năng có thể có. Ông thầy bói nói như thế nào, có nhiều/đủ thông tin không, có trực tiếp trả lời câu hỏi của người đi xem bói hay không thì phụ thuộc vào khả năng và sở thích của ông ấy cộng với sự hiểu biết của ông ấy về thân chủ của mình. Nếu ông ta biết chắc chắn số chị này sẽ giàu có và sinh con đầu lòng là con gái thì có thể ông ta sẽ nói thẳng ra như vậy. Cũng có thể ông ta không nói thẳng ra như vậy mà lại nói nước đôi như trên nếu ông ta thấy tình huống đòi hỏi ông cần phải như thế. Tình huống ở đây có thể là số tiền đặt trên đĩa còn còm quá, ông nói như thế như là muốn nhắc chị chàng kia bỏ thêm tiền đĩa đi đã. Tình huống khác là có thể ông thầy bói biết anh chồng nhà chị này đang đứng nghe lỏm ở ngoài cửa sổ và anh ta không hề thích con gái đầu lòng tý nào. Do vậy ông thầy bói đã nói ỡm ờ như thế để đánh lừa cái anh chồng nghe trộm kia và đồng thời đỡ đòn hộ nhà chị nọ. Chúng ta còn có thể tưởng tưọng ra nhiều tình huống nữa thậm chí rất có thể ông thày bói biết là mình không thể trả lời chính xác đưọc câu hỏi của thân chủ nhưng ông lại không lựa chọn trả lời thẳng là tôi chịu không trả lời được câu hỏi của chị đâu. Dù là thầy bói thì cũng như ai ông ta cũng có sĩ diễn nghề nghiệp và sẽ bảo vệ cái sĩ diện đó chứ cho dù thực chất thế nào thì phần lớn mọi ngưòi bình thường đều biết. Trong tình huống đó rất có thể thân chủ nói đại loại là ''Ông là thầy bói mà ông nói như thế thì ông trả lại tôi tiền để tôi đi nhờ thầy khác.'' và ông thầy bói không thể cãi cùn là tôi đã trả lời chị rồi. Ông ta sẽ không phản đối việc thân chủ đòi tiền lại.
    Đấy khả năng, sở thích, hiểu biết về ngưòi đối thoại nó quy định câu nói của chúng ta như thế đấy. Nhiệm vụ của ngưòi nghe là sử dụng vốn hiểu biết của mình về thế giới (trong đó có hiểu biết về ông thầy bói, về ngữ cảnh ...) để tìm cho ra đúng cái ý mà ông thầy bói muốn nói. Nếu chị chàng kìa lại có thể vì đần hay vì lý do nào khác không hiểu ý ông thầy bói muốn nói gì thì chị ta sẽ hỏi lại, ''Cụ nói vậy nghĩa là sao, cháu không hiểu ...'' Và bây giờ có lẽ ông thầy bói đành phải nói toạc ra thôi, nhưng cũng có thể là ông ta không làm như vậy lắm.
    Có chuyện về một ông giáo sư ở Đại học Oxford từ chối chấp nhận một thí sinh bằng cách phê vào hồ sơ xin học của một anh chàng này là: một trường lớn hơn hay nhỏ hơn sẽ tốt cho anh hơn (You''''ll be better off with something bigger or smaller). Anh sinh viên này hiểu ra nhưng không lấy làm buồn lắm. Còn ông giáo sư thì lấy làm hài lòng vì đã không phải nói toạc cái tin không vui kia cho anh thí sinh. Đôi bên đều vẹn cả!!!
    Thôi mời bác bias tiếp tục chủ đề thú vị này.
    Được yeungon sửa chữa / chuyển vào 21:25 ngày 11/07/2004
    Được yeungon sửa chữa / chuyển vào 21:36 ngày 11/07/2004
    Được yeungon sửa chữa / chuyển vào 21:38 ngày 11/07/2004
  7. bias

    bias Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/06/2004
    Bài viết:
    37
    Đã được thích:
    1
    Có người đố tôi biến đổi, thêm bớt các câu khác tuỳ ý để câu "Con lợn bay qua mái nhà" thành một câu đúng.
    Làm thế nào đây?
    Câu trả lời rất đơn giản là chỉ cần thêm vào một câu "Bom nổ. Con lợn bay qua mái nhà". Vâng, thưa bác, vai trò của ngữ cảnh tình huống quan trọng như vậy đó. Một câu tách ra khỏi ngữ cảnh thì sẽ sai, sẽ phi lý, sẽ không thể chấp nhận được v.v....Nó chỉ là một con **** ép khô; đặt trong ngữ cảnh thì nó mới là một cánh **** mềm mại, bay lượn thật sống động, bác nhỉ?
    So sánh kiểu này có cũ kỹ và sáo rỗng quá không nhỉ?
  8. bias

    bias Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/06/2004
    Bài viết:
    37
    Đã được thích:
    1
    Nguyên tắc giao tiếp bằng ngôn ngữ
    Tất cả những người tham gia gia tiếp (bằng ngôn ngữ) đều phải tuân theo một số nguyên tắc bất thành văn. Giải thích lý do tại sao nhiều khi giao tiếp không đạt được hiệu quả mong muốn là do người nói đã cố ý hoặc vô tình vi phạm một số nguyên tắc cơ bản sau đây.
    Text
    1. Nguyên tắc luân phiên lượt lời
    Do bản chất tuyến tính của lời nói, mỗi người tham gia giao tiếp phải tuân theo một hệ thống những quy ước với viêc giành lời, giữ lời hay nhường lời để giảm thiểu sự giẫm đạp lên lời của nhau, hoặc để khoảng im lặng giữa hai lượt lời không quá dài. Nhìn chung, với những cuộc nói chuyện, trao đổi... trên tinh thần hợp tác thì những người nói sẽ cùng chia sẻ quyền nói. Sự chuyển lời từ người này sang người khác được thực hiện nhịp nhàng.
    Text
    2.Nguyên tắc hợp tác
    Đây là nguyên tắc cơ bản làm cốt lõi cho hoạt động giao tiếp. Nhà ngôn ngữ học, ông Grice cụ thể hoá thành 4 phương châm hội thoại: 1- Phương châm về lượng: a/ Hãy làm cho phần đóng góp của mình có lượng tin đúng như yêu cầu. b/ Đừng đóng góp lượng thông tin vượt quá yêu cầu. ==> Chữa bệnh "nói nhiều", "nói dài, nói dai...". 2- Phương châm về chất: Hãy làm cho phần đóng góp của mình là đúng , tức là không nên nói dối, nói những điều mình không đủ bằng chứng ==> đâu phải lúc nào nói dối cũng là xấu nhỉ? Có cả "lời nói dối chân thật" kia mà . 3- Phương châm về quan hệ: Hãy nói những điều có liên quan ==> Tránh "ông nói gà, bà nói vịt". 4- Phương châm về cách thức: Nói cho rõ ràng, ngắn gọn.
    Text
    3. Nguyên tắc lịch sự
    Bao gồm những yêu cầu như không áp đặt, dành cho người đối thoại sự lựa chọn, khuyến khích tình cảm bạn bè, khéo léo, rộng rãi, tán thưởng, khiêm tốn, tán đồng, thiện cảm ... và tôn trọng thể diện. Khi trò chuyện, có thể chỉ là chuyện phiếm, mỗi người tham gia đều phải xây dựng một chiến lược giao tiếp cho mình để nhằm giữ thể diện cho mình và tránh đe doạ thể diện của đối tác.
    -----------------------------------------------
    Ăn cơm mèo, nói leo cóc cụ
    Được bias sửa chữa / chuyển vào 17:52 ngày 13/07/2004
  9. yeungon

    yeungon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2003
    Bài viết:
    1.308
    Đã được thích:
    0
    Bàn thêm về nguyên tắc hội thoại.
    1) Ông Paul Grice là một nhà triết học chứ không phải là nhà ngôn ngữ học đâu bác bias ạ.
    2) Có thật là chúng ta tuân theo những phương châm trên đây trong giao tiếp không?
    Hãy nói về phương châm về lượng. Có phải lúc nào chúng ta cũng đóng góp đúng như yêu cầu không? Hình như không thì phải. Ví dụ thì tôi đã phân tích trong phần nói về ông thầy bói ở trên. Sao ông ấy không nói toẹt ra mà phải đặt thêm tiền hay không thể trả lời được mà lại phải vòng vo ỡm ờ thế? Ông ta đã vi phạm phương châm về lượng chăng?
    Một ví dụ nữa:
    A: Tối nay em đi xem phim với anh được không?
    B: Mai em có bài kiểm tra định kỳ.
    B đã vi phạm phương châm về lượng vì đã cung cấp nhiều thông tin hơn là đưọc yêu cầu!
    3) Về phương châm quan hệ: Thực ra chuyện ông nói gà bà nói vịt xảy ra khá phổ biến nhưng vẫn hoàn toàn hợp lý.
    Ví dụ:
    (A và B đang chờ tàu.)
    A: Lúc nãy ông Tâm nói gì với anh đấy?
    B: Tàu đến rồi kìa!
    4) Phương châm về cách thức: phải chăng phương châm này có chỗ lặp lại với phương châm về lượng?
    5) Nguyên tắc hội thoại có áp dụng đối với mọi nền văn hoá (Anh, Nga, Việt, Ai cập, ...) không?
  10. bias

    bias Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/06/2004
    Bài viết:
    37
    Đã được thích:
    1
    Tạm gọi chung các trường hợp trên là trường hợp vi phạm những nguyên tắc cộng tác hội thoại. Chúng ta nên có một sự phân biệt về sự vi phạm này. Theo tôi có hai loại:
    - Người nói cố ý vi phạm ==> tạo ra nghĩa bóng, nghĩa hàm ẩn mà phải căn cứ vào ngữ cảnh mới suy đoán được.
    Theo tôi thì ví dụ về ông thầy bói vi phạm phương châm cách thức, ông ta nói vòng vo, mơ hồ, không rõ ràng mạch lạc...chứ không phải vi phạm phương châm về lượng
    - Người nói do khả năng giao tiếp, ngôn ngữ kém cỏi mà vi phạm ==> chủ thể và đối tác không thể hiểu nhau
    Một ví dụ từ "Số đỏ":
    Bà Phó Đoan:Thôi thế me xin lỗi cậu vậy ! Me thơm cậu nhé !
    Con trai:- Em chã !
    Bà Phó Đoan:- Thôi thế cậu cứ tắm cho ngoan rồi vào ăn cơm với me nhé ?
    Con trai:- Em chã !
    Cậu bé này rõ ràng là bị thiểu năng về ngôn ngữ nên đã liên tục vi phạm phương châm quan hệ.
    Vâng, thưa bác, không nhất thiết lúc nào cũng phải tuân theo nguyên tắc cộng tác mà Grice. Đó là những chỗ "lắt léo" khiến cho nhiều khi "nói vậy mà không phải vậy".
    Tôi cho rằng ở đâu người ta sử dụng ngôn ngữ (tiếng nói) làm phương tiện giao tiếp thì nguyên tắc này đều có thể áp dụng.

Chia sẻ trang này