1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hoạt động giao tiếp

Chủ đề trong 'Tiếng Việt' bởi bias, 08/07/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. yeungon

    yeungon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2003
    Bài viết:
    1.308
    Đã được thích:
    0
    What if Jack understands that Jill''s true intention in picking berries is to make him believe that they are edible? If he trusts Jill, he will believe her; if he doesn''t, he won''t. Now what if Jill understands that Jack grasps her real purpose? Well then, lo and behold, a world of possibilities opens! If Jack is capable of understanding that her purpose is to inform him, she might as well be open about it. Jill does not have to actually pick the berries anymore. All she must do is show Jack that she wants him to know that they are edible. She may, for that, resort to symbolic means.
    Jill might, for instance, stare at the berries and then move her mouth, or she might mimic eating the berries. Jack would ask himself: why does she do that? Once he recognized that she was doing that for his benefit, he wouldn''t find it hard to infer her intention, or, in other words, her meaning. This is true overt communication, although still without language. All Jill does is give evidence of her intention, and all Jack does is infer what her intention is from the evidence she has given him. None of that evidence is linguistic or even code-like.
    For creatures capable of communicating in this inferential manner, a language would be tremendoulsy useful. Words are even better than mimicry for putting ideas in people''s mind. If Jill had been able to utter just "eat," or "good," Jack could have inferred her intention, her full meaning, from her verbal behavior as easily as he did from her miming. With a richer language, Jill would have been able to give evidence of more complex meanings. Actually, in those days our ancestors did not speak. However, their capacity for inferential communication created an environment in which language would come as a major advantage, and sure enough, a capacity for language evolved in the human species.
    The new story, then, is that human communication is a by-product of human meta-representational capacities. The ability to perform sophisticated inferences about each other''s states of mind evolved in our ancestors as a means od understanding and predicting each other''s behavior. This in turn gave rise to the possibility of acting openly so as to reveal one''s thoughts to others.As a consequence, the con***ions were created for the evolution of language. Language made inferential communication immensely more effective. It did not change its character. All human communication, linguistic or non-linguistic, is essentially inferential. Whether we give evidence of our thoughts by picking berries, by mimicry, by speaking, or by writing - as I have just done - , we rely first and foremost on our audience''s ability to infer our meaning.
    end of doc.
    Mời bias tiep tục.
  2. bias

    bias Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/06/2004
    Bài viết:
    37
    Đã được thích:
    1
    Điểm nhìn của người nói
    Nhu cầu sử dụng nhiều khái niệm trừu tượng có thể coi là một biểu hiện của xã hội đang ngày càng văn minh. Nhưng hệ quả không thể tránh khỏi: các khái niệm trừu tượng trong giao tiếp thường là nguồn gốc của sự hiểu lầm nếu như người phát và người nhận tin (hoặc do trình độ hiểu biết, hoặc do không chú ý, hoặc do bị chi phối bởi tâm thế cá nhân....) không truyền và giải mã chúng theo một kênh ý nghĩa chung.
    Phần đóng góp trong giao tiếp của người nói vừa được xác định bởi các quy tắc giao tiếp bất thành văn đã đưọc xã hội hoá, vừa là phản ứng không dự kiến trước được- tuỳ theo ngữ cảnh thách thức hay hạn chế năng lực giao tiếp của cá nhân. Với tư cách là các cá nhân không lặp lại, ngôn ngữ của mỗi người mỗi khác. Mỗi cá nhân có một cách diễn đạt, miêu tả, trình bày, lập luận, giải thích hoàn toàn mang tính chất cá thể.
    Mỗi câu nói dùng hàng ngày, ngoài phản ánh sự việc của thế giới, còn phản ánh cách chúng ta nhìn nhận đánh giá sự việc đó như thế nào- chủ quan hay khách quan. Sự nhìn nhận tạo thành một dạng "xuất phát điểm" hoặc "toạ độ gốc" để phản ánh sự việc đó.
    Ví dụ:
    "Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà" cho thấy cái nhìn kỳ thị giới tính trọng nam khinh nữ của người đàn ông mang tư tưởng phong kiến . Ngược lại, câu ca dao này lại cho thấy cái nhìn chế giễu hạ thấp của người phụ nữ xưa về giá trị của người đàn ông, đồng thời đề cao giới mình
    Ba đồng một mớ đàn ông
    Đem bỏ vào ***g cho kiến nó tha
    Ba trăm một mụ đàn bà
    Mang về mà trải chiếu hoa cho ngồi

    Tương tự:
    - Thà rằng ăn nửa trái hồng
    Còn hơn ăn cả chùm sung chát è
    - Thà rằng ăn nửa chùm sung
    Còn hơn ăn cả trái hồng dở dang

    Lượng thông tin trong lời nói phụ thuộc nhiều vào quan điểm nhìn nhận, đánh giá của người nói. Có khi cùng một nội dung sự việc, nhưng với những cách nói khác nhau lại cho thấy những thông tin trái ngược nhau.
    Ví dụ:
    - Trên bàn còn những một chai rượu
    - Trên bàn chỉ còn một chai rượu

    Nôị dung thông tin đánh giá của một câu đưọc xác lập từ hai điểm nhìn trái ngược nhau thì chúng ta sẽ được 1 câu nghịch ngữ.
    Ví dụ:
    Đàn ông nông nổi giếng khơi
    Đàn bà sâu sắc như cơi đựng trầu

    Ở đây có hai điểm nhìn. Điểm nhìn của nữ giới nằm trong các cụm từ "Đàn ông nông nổi", "Đàn bà sâu sắc". Ngược lại, điểm nhìn của nam giới nằm trong các cụm từ mà một vế so sánh đã bị ẩn đi " (đàn ông sâu sắc như) giếng khơi", "(đàn bà nông nổi ) như cơi đựng trầu". Không phân biệt rõ ràng hai điểm nhìn sẽ thấy rối loạn về nghĩa.
    (Tôi chưa tìm thêm được ví dụ nào tương tự như câu ca dao trên)
    -----------------------------
  3. yeungon

    yeungon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2003
    Bài viết:
    1.308
    Đã được thích:
    0
    Tôi thì xin nói ngắn gọn thế này.
    Người tham gia đối thoại sẽ phát ra các phát ngôn (utterances- both written and spoken) sao cho các phát ngôn đó phù hợp với khả năng, sở thích, và lợi ích của mình
  4. bias

    bias Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/06/2004
    Bài viết:
    37
    Đã được thích:
    1
    Phù hợp với nhiều yếu tố nữa chứ bác: giới tính, tuổi tác, nơi cư trú, môi trường giao tiếp, địa vị xã hội, quan hệ thân- sơ, quyền uy ... đặc biệt là tính cách cá nhân người nói.
  5. yeungon

    yeungon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2003
    Bài viết:
    1.308
    Đã được thích:
    0
    Nếu kể ra các yếu tố thì kể đến bao giờ mới hết, bác bias.
    Chữ khả năng mà tôi đã nói tới ở trên bao gồm cả khả năng có thể khả năng cho phép
  6. bias

    bias Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/06/2004
    Bài viết:
    37
    Đã được thích:
    1
    Nếu phù hợp với khả năng của con người thì đó là những khả năng nào? Có phải mọi khả năng của con người đều liên quan đến ngôn ngữ đâu. Nói khả năng có thể khả năng cho phép cũng vẫn quá mơ hồ.
  7. bias

    bias Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/06/2004
    Bài viết:
    37
    Đã được thích:
    1
    Oái !!! Topic của tui đâu rồi. Thôi thì tự tui lại lôi nó lên vậy.
    Khái niệm thể diện và ý nghĩa đối với việc nghiên cứu ứng xử ngôn ngữ
    Vũ Thị Thanh Hương
    1. Trong các lí thuyết lịch sự hiện có, "thể diện " (face) đã trở thành một khái niệm quan trọng. Hầu hết các nhà nghiên cứu đều cho rằng thể diện chính là động lực của ứng xử lịch sự: nó được dùng để giải thích lí do ta phải gõ cửa khi muốn vào phòng ai đó, phải xin lỗi khi muốn ngắt lời một người đang nói, phải rào đón khi muốn nhờ vả người khác, phải khen khi thấy bạn mình có áo mới và đẹp, phải gọi một người nào đó bằng cách khác v.v.. Mặc dù thể diện đã được thừa nhận là lý do giải thích cho nhiều loại ứng xử ngôn ngữ khác nhau như vậy nhưng các nhà nghiên cứu vẫn chưa thống nhất khi trả lời câu hỏi " thể diện là gì ? ".
    Thông qua việc điểm luận lại một số quan niệm khác nhau về khái niệm thể diện, dựa vào các cứ liệu văn hoá và ngôn ngữ, bài viết này sẽ thảo luận và sáng rõ thêm khái niệm quan trọng này như là động lực của ứng xử ngôn ngữ nói chung và ứng xử lịch sự nói riêng trong các ngôn ngữ cũng như trong tiếng Việt.
    2. Xét về nguồn gốc, theo một số tác giả, khái niệm "thể diện" (face ) dân gian trong tiếng Anh, cơ sở của khái niệm thể diện trong các lý thuyết lịch sự sau nầy, và liên quan chặt chẽ với nó là khái niệm " mất thể diện" (face losing ) và "giữ thể diện" (face saving), dường như có nguồn gốc Trung Hoa. Theo Hsien Chin Hu, (1944) khái niệm thể diện xuất hiện trong tiếng Trung Quốc khoảng từ thế kỷ IV sau công nguyên. Người Trung Quốc phân biệt hai khía cạnh của thể diện là miăn-zi và liăn chỉ danh tiếng mà một người có được nhờ những thành công đạt được trong cuộc đời bằng sự phấn đấu, và nó có thể tăng thêm hoặc mất đi theo năm tháng; còn liăn , khía cạnh thứ hai của thể diện, là sự tôn trọng mà xã hội dành cho một người vì những phẩm chất tốt đẹp của người đó. Như vậy, trong quan niệm của người Trung Hoa, khái niệm thể diện hàm chỉ mối quan tâm của con người ta về thanh danh và uy tín của mình trong xã hội, tức là về hình ảnh xã hội của mình. Từ điển Webster '''' s New World Dictionary of the American Language (1951)có chú giải rõ rằng nghĩa thể diện của từ face trong tiếng Anh là một phép ẩn dụ có nguồn gốc từ tiếng Trung Quốc. Và Ho (1975) cũng đã chỉ ra rằng khái niệm thể diện trong tiếng Anh lần đầu tiên xuất hiện trong cụm từ giữ thể diện của cộng đồng người Anh sống ở Trung Quốc. Những chứng cứ trên đây cho thấy có một mối liên hệ gần gũi giữa cách hiểu dân gian về thể diện như là hình ảnh xã hội về mình của người Trung Quốc.
    Trong ngôn ngữ học có lẽ Erving Goffman là người đầu tiên đề cập đến khái niệm thể diện và xem xét nó trong mối quan hệ với hoạt động giao tiếp và ứng xử ngôn ngữ. Xuất phát từ cách hiểu dân gian Anh về thể diện, Goffman đã đưa ra định nghĩa thể diện là cái giá trị xã hội tích cực mà một người muốn người khác nghĩ mình có được trong một tình huống giao tiếp cụ thể. Goffman cho rằng thể diện được định vị trong hàng loạt các sự kiện tương tác: người thoả mãn thể diện hay có thể diện xấu hơn dự kiến sẽ cảm thấy bất mãn. Ý muốn bảo toàn thể diện, sự lo ngại mất thể diện là những đặc trưng tâm lí chung của con người, vượt lên trên các biên giới văn hoá, xã hội, giới tính, kinh tế, địa lí và lịch sử. Và phương tiện để bảo vệ thể diện chíng là lịch sự
    Phát triển quan niện của Goffman, trong công trình nghiên cứu nổi tiếng về các phổ niệm trong sử dụng và lịch sự ngôn ngữ, Brown & Levinson (1978, 1987) đã trình bày khái niệm thể diện như là sự tổng hoà của hai loại mong muốn: mong muốn được tôn trọng (mong muốn thể diện âm tính / tiêu cực negative face wants) tức là mong muốn của mọi thành viên trưởng thành và có năng lực hiểu biết rằng hành động của mình không bị người khác ép buộc", hay nói cách khác là mong muốn được tôn trọng lãnh địa, sự riêng tư, quyền tự chủ, quyền tự do hành động và sự tự do từ chối; mong muốn thân hữu ( mong muốn thể diện dương tính / tích cực - positive wants) tức là " mong mốn của mỗi thành viên rằng những mong muốn của mình đồng thời cũng là những mong muốn ít ra là của một số người khác", hay nói cách khác là mong muốn hình ảnh cái tôi của mình được người khác xác nhận, bênh vực và ủng hộ (1987, tr. 62). Các tác giả cho rằng cấu trúc thể diện với hai loại mong muốn như trên chính là cơ sở của hai loại chiến lược lịch sự phổ quát trong các ngôn ngữ: các chiến lược lịch sự tôn trọng (nguyên văn: lịch sự âm tính/ tiêu cực - neagative politeness) và các chiến lược lịch sự thân hữu ( lịch sự dương tính/ tích cực: positive politeness). Theo các tác giả, cấu trúc của thể diện như là sự thống nhất của hai loại mong muốn (tôn trọng và thân hữu) và các chiến lược lịch sự tương ứng có tính phổ niệm, mặc dù mối quan tương quan giữa các khía cạnh của thể diện cũng như giữa các chiến lược lịch sự có thể thay đổi tuỳ thuộc v.o các nền văn hoá.
    Mặc dù tuyên bố xuất phát từ định nghĩa thể diện của Goffman, cách hiểu của Brown & Levinson về thể diện có sự khác biệt đáng kể. Trong cách hiểu của Goffman, khái niệm thể diện mang tính xã hội rất cao vì nó là hình ảnh của con người xã hội phụ thuộc lẫn nhau để trao tặng, gìn giữ thể diện cho nhau. Còn trong quan niệm của Brown và Levinson, thể diện là hình ảnh con người cá nhân với những mong muốn được người khác tôn trọng và thừa nhận cái tôi của mình. Và nếu so sánh với cách hiểu thể diện như là hình ảnh xã hội về mình của người Trung Quốc, nguồn gốc sâu xa của quan niệm thể diện dân gian Anh mà Goffman dựa vào, chúng ta thấy có sự khác biệt gần như hoàn toàn.
    3. Vì sao có sự khác biệt trên đây? Để hiểu được thực chất các quan niệm khác nhau về thể diện, chúng ta cần tìm hiểu các quan niệm khác nhau về bản chất của cái tôi với tư cách là chủ thể của thể diện.
    Phạm trù " cái tôi" (self) đã được đề cập dến trong nhiều công trình nghiên cứu về tâm lí học và nhân học, và từ lâu đã tồn tại một quan niệm thường được coi la` phổ niệm về bản chất của cái tôi dựa tre^n cách nhìn của phương Tây coi cá nhân như một thực thể độc lập, bao gồm các thuộc tính be^n trong như lí trí, tình cảm, mong muốn, khả năng, ..., va` coi ứng xử cá nhân ( ứng xử văn hoá, xã hội, ngôn ngữ v.v...) là hậu quả của những thuộc tính bên trong này (xem Geertz, 1972; Shweder & Bourne, Sampson, 1988). Theo cách nhìn về cái tôi độc lập na`y, thì cá nhân là " một vũ trụ có giới hạn, duy nhất, ít nhiều có động cơ va` nhận thức thống nhất " (Greertz, 1972, tr. 48), va` vì vậy một người sẽ ứng xử và đòi hỏi phải được ứng xử phu` hợp với những thuộc tính be^n trong của mình, chứ không phải dựa vào những thuộc tính mà người đó có được trong quan hệ với những người khác. Con người cá nhân độc lập na`y tất nhiTn cũng có trách nhiệm với xã hội, nhưng theo Markus & Kitayama thì " cái trách nhiệm đó không phải vì chính bản thân cái trách nhiệm, mà thường có nguồn gốc từ nhu cầu quyết định một cách có chiến lược theo cách tốt nhất để thể hiện va` khẳng định các thuộc tinh'' be^n trong của cái tôi" ( 1991,tr. 226). Một quan niệm về cái tôi độc lập cực đoan như vậy chính la` cơ sở để Brown & Levison xây dựng khái niệm thể diện như la` sự thống nhất của hai mong muốn: mong muốn được tôn trọng ( về tự do, lãnh địa, và sự rie^ng tư ) va` mong muốn thân hữu ( được thừa nhận, được ủng hộ, chia sẻ).
    Tuy nhiTn, nhiều công trình nghiên cứu về thể diện và ứng xử từ các nền văn hoá Đông phương đã chỉ ra rằng quan niệm về cái tôi độc lập trên đây không phải là phổ niệm mà chỉ là " dĩ Âu vi trung". Theo một số tác giả, dưới sự ảnh hưởng của Nho giáo, người Trung Quốc nhận thức cái tôi thông qua một loạt các quan hệ xã hội hơn là các đặc tính nội tại của cá nhân, và các hành vi ứng xử của họ (kể cả hành vi ngôn ngữ) bị chi phối bởi các thuộc tính hướng ngoại (quan hệ) hơn là hướng nội (Yang, 1981, Bond, 1986). Cũng như vậy, sự tri nhận về cái tôi của người Nhật cũng gắn liền với vị thế và mối quan hệ của người nói với tư cách là một thành viên tham gia vào một đơn vị xã hội lớn hơn. Trong giao tiếp, người Nhật không tự xác định mình như một chủ thể độc lập hoàn toàn, có những quyền và sự tự do cá nhân mà như một thành viên của nhóm, một phần tử của cộng đồng có những quan hệ nhất định với các thành viên khác trong đó ( Lebra, 1976; Sampson, 1988; Matsumoto, 1988).
    Theo các tác giả thì quan niệm về "cái tôi" mang tính quan hệ trên đây chính là cơ sở để giải thích cách hiểu về thể diện của người phương Đông và các quan niệm về lịch sự trong tiếng Hán, tiếng Nhật và cả tiếng Việt. Ngay từ năm 1944, Hu ( đã dẫn ) đã chỉ ra rằng, khái niệm thể diện chi phối ứng xử của người Trung Quốc bao gồm hai mặt là miănzi và liăn, được hiểu như là danh dự và uy tín xã hội của một cá nhân trong cộng đồng. Theo Gu (1990), khái niệm lịch sự trong tiếng Hán ( limao) bắt nguồn từ khái niệm " Lễ" được Không Tử důng để chỉ việc tuân theo thứ bậc và trật tự xã hội. Khổng Tử cho rằng để ổn định xã hội cần phải khôi phục Lễ và để khôi phục Lễ cần phải chính danh, tức là đặt cá nhân vào đúng vị trí của nó theo đúng thang bậc và trật tự xã hội: " Nếu danh mà không chính thì ngôn sẽ không thuận; nếu ngôn không thuận thì việc làm không có hiệu quả; nếu việc làm không có hiệu quả thì không thể khôi phục được Lễ; nếu Lễ không được khôi phục thì pháp luật và công bằng không được thực thi; nếu pháp luật và công bằng không được thực thi thì người ta sẽ không biết phải ứng xử thế nào" ( dẫn theo Gu, 1990). Khoảng hai hoặc ba trăm năm sau khi Khổng Tử mất, Lễ mới bắt đầu được dùng để chỉ khái niệm lịch sự trong ý nghĩa "khiêm tốn với mình và tôn kính với người", và ý nghĩa này ngày nay vẫn còn được bảo lưu trong khái niệm lịch sự hiện đại là ''''limao". Matsumoto (1988) cũng lập luận rằng, trong văn hoá Nhật Bản, khái niệm thể diện của người Nhật gắn liền với sự tôn trọng trật tự thứ bậc và sự thừa nhận vị thế xã hội của người đối thoại hơn là ý thức về quyền hay sự tự do cá nhân, và vì vậy ứng xử lịch sự của người Nhật chính là sự tuân theo các qui tắc ứng xử đã được xã hội qui định: " Trong bất kỳ một phát ngôn nào của tiếng Nhật, người ta cũng bị bắt buộc phải tiến hành những lựa chọn về hình thái và từ vựng phụ thuộc vào các mối quan hệ liên nhân giữa các thành viên tham gia giao tiếp " (1988, tr. 46).
    Đối lập cái thể diện có tính cá nhân của phương Tây do Brown và Levison đề xuất với cái thể diện phương Đông gắn liền với vai hay vị thế xã hội của người nói, Ide chỉ rõ: " Ở một văn hoá Tây phương nơi ma` chủ nghĩa cá nhân được coi la` cơ sở của tương tác thì thể diện dễ được coi la` chìa khoá của mọi tương tác. Ngược lại, ở một xã hội mà tính chất thành viên của nhóm được coi la` cơ sở của tương tác, thì vai hay vị thế được xác định ở một tình huống cụ thể là cơ sở của tương tác chứ không phải là thể diện" (1989, tr. 241).
    Được bias sửa chữa / chuyển vào 16:52 ngày 05/08/2004
  8. bias

    bias Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/06/2004
    Bài viết:
    37
    Đã được thích:
    1
    4. Trở lên chúng tôi đã trình bày hai quan niệm gần như đối lập nhau về thể diện và cái tôi, và gắn liền với chúng là những quan niệm khác nhau về ứng xử lịch sự trong các ngôn ngữ. Dưới đây, chúng tôi sẽ đề cập đến những vấn đề này trong tiếng Việt.
    Mối tương liên giữa thể diện v. ứng xử trong tiếng Việt lần đầu tiên được đề cập đến trong công trình nghiên cứu của Nguyễn Đình Hoà (1956) , trong đó khái niệm thể diện được hiểu như là sự tự hào về những giá trị xã hội mà mình có được (tương tư quan niệm về thể diện của Hu, 1944). Các cứ liệu tiếng Việt cũng cho thấy khái niệm thể diện l. một khái niệm gần gũi với nhận thức và ứng xử ngôn ngữ của người Việt. Trong tiếng Việt, khái niệm này được diễn đạt bằng hai từ khác nhau về nguồn gốc là " thể diện" và "mặt". Từ thứ nhất là một từ gốc Hán, thường xuất hiện trong các kết hợp từ như " có thể diện" và " mất thể diện". Từ thứ hai là một từ thuần Việt có nghĩa gốc chỉ " mặt - bộ phận cơ thể từ cằm xuống trán ", nhưng đồng thời cũng có nghĩa là " thể diện", biểu hiện qua các kết hợp "nể mặt", " đẹp mặt", " xấu mặt", " mất mặt". Để hiểu được khái niệm thể diện trong tiếng Việt trước hết chúng ta cần xem xét người Việt quan niệm thế nào là lịch sự?
    Những kết quả nghiên cứu bước đầu về quan niệm lịch sự trong tiếng Việt cả ở bình diện siêu dụng học lẫn ngôn ngữ tự nhiên cho thấy ngữ nghĩa của khái niệm lịch sự trong tiếng Việt có liên quan ít nhất với bốn khái niệm cơ bản là lễ phép, đúng mực, tế nhị, và khéo léo (Vũ Thị Thanh Hương, 2000). Giữa lịch sự và bốn khái niệm này có mối quan hệ phức tạp, đan xen, và bao hàm nhau nhưng không đồng nhất, vừa bao hàm vừa khác biệt. Lễ phép và đúng mực là những ứng xử ngôn ngữ phù hợp với chuẩn mực giao tiếp xã hội thể hiện sự tôn trọng về thứ bậc, địa vị, tuổi tác v.v...của người đối thoại, được coi là thuộc phạm trù lịch sự lễ độ (hay chuẩn mực). Khéo léo và tế nhị là những ứng xử ngôn ngữ giảm bớt mức áp đặt, né tránh sự xúc phạm, làm tăng sự hài lòng của người đối thoại, nhằm mục đích nâng cao hiệu quả giao tiếp, được coi là phạm trù lịch sự xã giao ( hay chiến lược ). Như vậy, khái niệm lịch sự chiến lược trong tiếng Việt bao hàm cả hai bình diện lịch sự: lịch sự chiến lược theo kiểu của phương Tây ( Brown & Levison,1978,tr. 87) và lịch sự chuẩn mực theo kiểu Trung Quốc ( Gu, 1990) và Nhật Bản ( Matsumoto, 1988). Vấn đề đặt ra ở đây là, nếu lịch sự trong tiếng Việt bao gồm hai bình diện khác nhau về chức năng như vậy thì thể diện ( và cơ sở của nó là cái tôi ) với tư cách là động lực của ứng xử lịch sự cần phải được hiểu như thế n.o?
    Theo chúng tôi, việc khu biệt trong phạm trù cái tôi hai loại thuộc tính bên trong và bên ngoài, và dựa vào mối tương quan giữa hai loại thuộc tính này để xem xét sự khác biệt về mặt văn hoá của khái niệm thể diện là cần thiết, tuy nhiên không nên tuyệt đối hoá sự đối lập giữa cái tôi độc lập và cái tôi quan hệ. Chúng tôi quan niệm, ở bất kỳ cái tôi nào cũng bao hàm hai mặt bên trong (các thuộc tính nội tại) và bên ngoài (các thuộc tính quan hệ) hay cá nhân và xã hội. Tuỳ thuộc vào bối cảnh văn hoá xã hội mà một trong hai mặt có thể quan trọng hơn, có ảnh hưởng nhiều hơn đến ứng xử, còn mặt còn lại có thể mờ nhạt hơn, nhưng không phải vì thế mà bị triệt tiêu: mức đậm nhạt này phản ánh sự khác biệt về bản sắc văn hoá, xã hội của cái tôi. Theo cách nhìn này thì giữa cái tôi độc lập và cái tôi quan hệ không đối lập nhau một cách tuyệt đối. Bản chất chung của chúng vẫn là sự thống nhất giữa hai mặt bên trong (cá nhân) và bTn ngoài (xã hội), nhưng mối tương quan giữa hai mặt có thể khác nhau ít nhiều theo đặc trưng văn hoá - xã hội. Nếu như cái tôi độc lập của phương Tây (Anh, Mỹ) có các thuộc tính bên trong trội hơn, nghĩa là nghiêng về mặt cá nhân, thì ngược lại cái tôi quan hệ của phương Đông (Trung Quốc, Nhật Bản) có các thuộc tính bên ngoài trội hơn, tức là nghiêng về mặt xã hội. Còn với Việt Nam? Chúng tôi đồng ý với ý kiến của nhiều nhà nghiên cứu cho rằng quan niệm về cái tôi của người Việt nằm giữa hai thái cực trên, nghĩa là trong đó có sự thống nhất hài hoà giữa hai mặt bên trong (các thuộc tính nội tại của cá nhân) và bên ngoài (các thuộc tính quan hệ cộng đồng), giữa mặt cá nhân và mặt xã hội, và điều đó là có những nguyên nhân văn hoá , xã hội và lịch sử của nó ( Trần Đình Hượu, 1994; Phan Ngọc, 1994; Quang Đạm, 1994). Tương ứng với quan niệm về cái tôi hài hoà của người Việt, theo chúng tôi, khái niệm thể diện của người Việt cũng cần phải được xác định như là sự thống nhất giữa hai mặt riêng biệt là thể diện cá nhân (của con người cá nhân độc lập) và thể diện xã hội (của con người xã hội trong các quan hệ cộng đồng). Thể diện cá nhân là mong muốn được tôn trọng các thuộc tính bên trong vốn có của con người cá nhân như mong muốn suy nghĩ và hành động độc lập, tình cảm riêng tư, quyền tự do lựa chọn và quyết định v.v... Thể diện xã hội là mong muốn được tôn trọng những giá trị xã hội ( tuổi tác, giới tính, thứ bậc trong gia đình, địa vị trong xã hội, những thành tích cá nhân v.v..) mà cá nhân có được trong quan hệ với người khác. Cũng như trong xã hội Trung Quốc hay Nhật Bản, ở xã hội Việt Nam, khi nói đến thể diện, trước hết người ta nhấn mạnh đến các thuộc tính quan hệ như vị thế, tuổi tác, chức vụ, uy tín v.v..Sở dĩ như vậy bởi vì ngoài tính cố kết cộng đồng (nhấn mạnh đến tập thể, ít chú ý đến cá nhân) đặc trưng cho các xã hội phương Đông, đạo lí Khổng giáo đã đưa ra những định nghĩa rất rõ ràng về các vị thế và các vai xã hội khác nhau và cung cấp cho các cá nhân nhữnh mô hình ứng xử có sẵn (Nguyễn Đình Hoà, 1956; Trần Đình Hượu, 1994; Quang Đạm, 1994). Một người Việt sẽ cảm thấy thể diện bị tổn thương nếu các chuẩn mực ứng xử xã hội vị vi phạm, không phù hợp với vị thế hay vai xã hội của mình, chẳng hạn như khi xưng hô không phù hợp vị thế và tuổi tác, chào hỏi hay mời mọc không đúng quy cách v.v... Trong quá trình giao tiếp, người Việt rất nhạy cảm với những đặc trưng phản ánh những khác biệt xã hội đó và có ý thức tuân theo các quy tắc ứng xử đã được xã hội công nhận để tránh sự tổn hại có thể gây nên cho thể diện xã hội của con người. Đây chính là những biểu hiện của ứng xử lịch sự lễ độ, một bình diện quan trọng trong mô hình lịch sự của tiếng Việt.
    Tuy nhiên, sự nhấn mạnh vào bình diện xã hội của thể diện và các thuộc tính quan hệ của cái tôi Việt Nam không có nghĩa là bình diện cá nhân mờ nhạt đến mức có thể bị triệt tiêu trong quan niệm của người Việt về thể diện và vì thế không có vai trò trong hoạt động ngôn ngữ. Các nghiên cứu bước đầu về lịch sự trong tiếng Việt cho thấy người Việt sử dụng rất nhiều chiến lược lịch sự để làm giảm thiểu mức độ áp đặt, tính gay cấn, mức độ thiệt hại ... tiềm tàng có thể gây ra cho người nói và người nghe trong quá trình giao tiếp, mà chúng tôi gọi là bình diện lịch sự chiến lược ( Vũ Thị Thanh Hương, 2000). Sự có mặt của các chiến lược lịch sự này cho thấy ý thức tôn trọng cái tôi độc lập và các mong muốn thể diện cá nhân ( những tình cảm, mong muốn tự do, quyền tự quyết định v.v...) của con người và cả của mình có tồn tại trong tâm thức con người Việt Nam.
    Tóm lại, trên cơ sở xem xét lại các quan niệm khác nhau về thể diện, cái tôi và ứng xử ngôn ngữ trong văn hoá phương Tây và phương Đông, dựa vào những kết quả nghiên cứu bước đầu về quan niệm và ứng xử của người Việt, chúng tôi cho rằng tương ứng với một quan niệm về cái tôihài hoà giữa hai mặt nội tại và quan hệ, cá nhân và xã hội, khái niệm thể diện với tư cách là động lực ứng xử ngôn ngữ của người Việt cần được xác định như là sự thống nhất của hai mặt xã hội và cá nhân. Nói cách khác khái niệm thể diện (face) của người Việt bao hàm trong nó hai nội dung hay hai phương diện khác biệt nhưng không đối lập nhau: thể diện cá nhân (private face) và thể diện xã hội (public face). Trong mối quan hệ với ứng xử ngôn ngữ, hai nội dung này của thể diện chính là động lực hay lý do của hai loại ứng xử lịch sự lễ độ và lịch dự chiến lược trong giao tiếp của người Việt.
    Hết

Chia sẻ trang này