1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Học ACET có thực sự "đáng đồng tiền bát gạo"?

Chủ đề trong 'Tìm bạn/thày/lớp học ngoại ngữ' bởi lovelycinderella, 12/09/2007.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. mogirl

    mogirl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/06/2005
    Bài viết:
    23
    Đã được thích:
    0
    có tớ ,vừa đăng kí học AE4 lớp buổi chiều.Có ai cũng lớp đó kô làm quên đê.
    Ym:caydanxua
    cellphone:0915108522
  2. confiance

    confiance Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/01/2005
    Bài viết:
    1.793
    Đã được thích:
    0
    Hí hí ... tiếc thế ! Tớ cũng học buổi chiều nhưng vừa xong AE4 roài ... tớ lên AE5 :)
  3. TopGun77

    TopGun77 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/12/2008
    Bài viết:
    7
    Đã được thích:
    0
    Mình thi xếp lớp ở ACET đợt vừa rồi, vào lớp IELTS. Dưng mà lúc đó còn chưa bố trí được thời gian học ban ngày nên còn cân nhắc lớp AE7 buổi tối. Giờ muốn học lớp IELTS thì hết chỗ rồi, phải chuyển sang lớp AE7 ban ngày. Ôi, sao mà bỗng dưng muốn khóc quá . Có tình yêu nào học lớp AE7 rồi thì chia sẻ kinh nghiệm nhé.
  4. TranNgocVui

    TranNgocVui Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    03/07/2007
    Bài viết:
    914
    Đã được thích:
    2
    Phân tích và nhận xét những hạn chế dạy và học Tiếng Anh hiện nay của ACET và một số trung tâm của người nước ngoài khác chuyên giảng dạy về Kỹ Thuật Làm Bài của IELTS, TOEFL_iBT.


    Thông qua những trao đổi của các thành viên, một số bạn cũng rất quan tâm nên tôi muốn phân tích và nhận xét sơ lược thêm về những hạn chế của tình trạng dạy và học tiếng Anh hiện nay.
    1. Học viên học từ mới bằng phương pháp "cổ lỗ sỹ" = Chép lại 10 lần. Hoặc "Cố gắng" nhớ từ qua loa để rồi quên đi rất nhanh.
    Phương pháp này "thui chột" sự kiên nhẫn của học viên và làm tốn thời gian công sức rất nhiều trong khi hiệu quả thấp. Ví dụ, trong khi tay viết miệng "lẩm nhẩm" đọc phát âm thì đầu đôi khi vẫn không tập trung hoàn toàn cho việc ghi nhớ "từ vựng" được.
    2. Học viên không có phương pháp ôn tập hữu hiệu:
    a) Thông thường ngôn ngữ đòi hỏi phản xạ thuần thục đến độ "cảm nhận" chứ không được "Suy luận". Ví dụ khi nghe hiểu, chúng ta chỉ cần nghe "loáng thoáng" là có thể hiểu ngay tại thời điểm nghe đối với những từ đã đựợc gắn "Âm với Ý" một cách chắc chắn.
    Trong khi đó, hầu hết học viên và giảng viên chỉ chú trọng vào học và dạy ở mức biết- Không có cơ chế ôn luyện bài kỹ càng đến mức thuần thục.
    b) Hầu hết học viên "học trước quên sau"- Học một quyển sách nhưng đến cuối quyển thì quên dần và chỉ còn nhớ vài trang hoặc vài bài cuối. Kỹ năng Nghe nhắc lại thì chỉ quen với một giọng đọc hoặc những đề tài quen thuộc. Kỹ năng Nói thì liên tục chuyển hết đề tài này sang đề tài khác(Không hề có cơ chế Ôn tập trong khi Nói).
    3. Từ là quan trọng nhất đặc biệt là khi đi du học (Du học cần phải có Nghe hiểu, Đọc hiểu tốt để tích lũy thông tin, và cần có Nói, Viết tốt để trao đổi và kiểm nghiệm thông tin tích lũy được) Như vậy việc nắm vững và sử dụng vốn từ phải là yêu cầu hàng đầu????
    Trong khi đó, hầu hết các học viên lại tự nhủ mình "Phải đạt điểm XYZ" để đủ điều kiện đi du học. Các trung tâm nước ngoài như ACET, British Council thì khủng hoảng phương pháp giảng dạy nên chỉ tập trung vào những kỹ năng làm bài hời hợt được gọi là các Mẹo hay Thủ Thuật, hoặc Chiến Thuât... nhằm thỏa mãn nhu cầu ngôn ngữ ngây thơ của học viên khi nghĩ rằng mình có đủ điểm số là "đủ tiêu chuẩn học tập- Rồi sang bên đó học tiếp".
    Đây là một sai lầm chí mạng. Vì sao?
    (Tôi sẽ giải thích sau nhưng tạm thời để bạn đọc suy ngẫm câu hỏi này).
    4. Ảo tưởng khi học người nước ngoài sẽ có thể đạt được trình độ ngôn ngữ cấp cao?
    Rất nhiều người tin rằng Giáo viên người nước ngoài có thể giúp bạn đạt được trình độ ngôn ngữ cấp cao.
    Xin thưa rằng đó là ngộ nhận. Vì sao?
    Giáo viên người nước ngoài không thể rèn luyện "Cảm nhận từ+ ngữ".
    Giáo viên nước ngoài không thể sửa tư duy của người Việt (Tiếng Việt có khối lượng từ lớn hơn tiếng Anh khoảng gấp 1,5 đến 2 lần).
    Giáo viên nước ngoài không thể dạy Đọc hiểu tốt nên thường tránh mà chỉ chú trọng vào Nghe, Nói = 2 kỹ năng phái sinh (nếu có từ thì các kỹ năng này rất dễ phát triển). Do khác biệt về tư duy + văn hóa+ Nghe hiểu nên không thể giảng thích kỹ những đoạn lắt léo, ẩn dụ trong tiếng Anh, trong khi đó, tiếng Anh là một ngôn ngữ súc tích, ngắn gọn nên có chứa các câu ẩn dụ rất nhiều.
    Hầu hết nếu không muốn nói học viên học các giáo viên nước ngoài đều không phát âm đúng trọng âm, đuôi của từ, trọng âm câu = Linh hồn trong tiếng Anh. Vì sao? -->Do không có cơ chế ôn luyện, tuy có giờ giảng dạy về phát âm và trao đổi trực tiếp với người nước ngoài. Việc ghi nhớ hoặc hy vọng vào việc tiếp xúc nhiều để hình thành "Phát âm chuẩn" hoặc "Cố gắng bắt chước" giọng của giáo viên đều là sai lầm tai hại và rất tốn thời gian công sức.
    Trình độ dậm chân tại chỗ- Ở mức giao tiếp nhưng không bao giờ đạt tới mức học thuật. - Nhiều người học giáo viên người nước ngoài rồi hy vọng vào việc mình đi du học sẽ tự hoàn thiện tiếng Anh khi ở nước đó vài năm. Trên thực tế, nhiều người ở nước ngoài lâu năm cũng không giỏi ngôn ngữ của nước đó. Vì sao?
    Tạm thời tôi mạo muội đặt ra một vài câu hỏi và nhận xét để mọi người cùng bàn bạc.
    Tác giả: TranNgocVui
    Trích từ nguồn đã đăng:
    http://www.tienganh.com.vn/vi/modules.php?name=News&op=viewst&sid=675
  5. TranNgocVui

    TranNgocVui Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    03/07/2007
    Bài viết:
    914
    Đã được thích:
    2
    Phương pháp dạy và học tiếng Anh tại các trung tâm có giáo viên người bản ngữ là Phản khoa học và yếu kém nhất .
    1. Thực trạng dạy và học của ACET.
    Hiện tại trong lớp IELTS 38, và IELTS 47 của tôi có một học viên đã học 2 khoá tại ACET ở level 6. Mặc dù bạn này đã đạt 6.5 IELTS qua 2 khoá học mất khoảng 18 triệu đồng, nhưng qua kiếm tra thực tế Vốn Từ Vựng + Phát Âm + Các kỹ năng trong tiếng Anh đều ở mức yếu. Cầm quyển "Course book level 06" trên tay và đọc kỹ, tôi nhận thấy lượng từ của cả quyển level 06 này rất sơ sài .
    Vì sao?
    2. Việc học Ngôn ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng đều phải học và sử dụng trên 2 phương diện Hình+ Âm (Hình Ảnh+ Âm thanh).
    A) Hình ảnh (Đọc + Viết).
    Giáo viên người nước ngoài dạy chậm nhất và phản khoa học nhất! Tại sao?
    A1. Việc hiểu Từ Vựng do giáo viên người nước ngoài giải thích là những từ không có so sánh với tiếng mẹ đẻ nên được coi như là ?omất gốc?.
    Phương pháp "học tiếng Anh" theo lối "no Vietnamese word in the class" của mấy chú tây Ba_lô hay còn gọi là "lối học Tự nhiên" được minh họa rất tỉ mỉ trong câu chuyện nhỏ đã được đăng trên báo "Thanh niên":
    " Để minh họa những từ mới và giải thích cho học viên dễ hiểu khi gặp từ "frog" = con ếch trong tiếng Anh anh chàng vẽ lên bảng. Rủi thay, tài vẽ của anh chàng không khá lắm, giải thích mãi học viên vẫn không hiểu. Bực mình, anh ta bèn ngồi chồm hỗm trên bục giảng nhảy vài vòng, miệng kêu "như ếch". Thế là học viên cười bò ra và hiểu ngay."
    Hoặc như chuyện sau, trong một chuyến dã ngoại "thực hành tiếng Anh" của một anh chàng Tây Ba Lô khi dẫn cả lớp 15 người lên trên Tam Đảo chơi. Giải thích mãi về từ "bottom up" học viên vẫn không hiểu. Bực mình và cũng muốn thể hiện tài năng thể thao nên anh ta thực hiện luôn động tác "trồng cây chuối ngược".
    Giả sử để giải thích những từ như "Bureaucracy" "burgomaster", "cabbalism" thì liệu giáo viên người nước ngoài có thể giải thích đơn giản và dễ dàng bằng tiếng Anh được không? Cho dù giải thích được chăng nữa thì hiệu quả biểu đạt không thể nhanh, gọn và dễ hiểu bằng chỉ 3 từ tiếng Việt?
    Chính vì thế, điểm yếu nhất của giáo viên người nước ngoài là gần như không bao giờ dạy được Đọc Hiểu + Nghe Hiểu. Ở các trung tâm nước ngoài nói chung và ACET nói riêng chỉ tập chung chủ yếu vào Viết hoặc Nói. Nguyên nhân căn bản nhất là do giáo viên người nước ngoài rất khó có thể giải thích những từ khó academic trong các văn bản hoặc trong các file nghe. Do vậy, họ thường lựa chọn Viết hoặc Nói để giảng dạy nhằm lấp vào khoảng trống bị khủng hoảng phương pháp giảng dạy nhằm đào tạo học viên sử dụng từ qua các hoạt động chơi (rất tốn thời gian = $) mà gần như không hề có cơ chế ôn luyện khoa học.
    Tốc độ đọc Tiếng Anh thì chỉ bó hẹp trong phạm vi Scanning, Skimming skills. Nhưng đáng tiếc, do các lượng từ của giáo viên người nước ngoài cung cấp hạn chế và theo cách khó nhớ như lên trời tôi đã minh hoạ trong 2 chuyện kể trên, nên tốc độ đọc của học viên không thể phát triển (Chỉ có thể rà soát để tìm Key Words = Tín hiệu của câu hỏi, nhưng đọc hiểu với tốc độ cao thì không thể thực hiện được).
    B. Âm (Âm Thanh = Nghe + Nói). Nghe và Nói xét về bản chất là dạng thể hiện khác của Hình Ảnh = Chữ Viết.
    Việc Nghe và Nói đòi hỏi Tốc Độ + Phát Âm+ Cấu Trúc, Từ Vựng. Đối với cả ba điểm mấu chốt trên theo tôi thì học người nước ngoài là yếu nhất. Vì sao?
    1. Việc luyện Phát Âm phục vụ cho nói trong tiếng Anh có 3 điểm chính sau:
    a) Trọng âm từ
    b) Trọng âm câu
    c) Âm cuối của từ (âm gió như ce trong police, notice... hoặc ve trong motive, active, achieve...)

    a) Trọng âm từ.
    Do học viên thuộc những nước nonspeaking English nên các trọng âm từ trở thành vấn đề rất khó tiếp cận đối với bản thân người học và người nước ngoài. Mỗi một từ có cấu tạo từ 2 âm tiết trở lên đều có trọng âm. Các Trọng âm từ luôn luôn thay đổi, rất khó nhớ chi tiết và rất dễ quên.
    Nguyên nhân chính của tình trạng kể trên là không hề có quy luật gì trong cách dạy và học trọng âm từ.
    Khi học người nước ngoài các phần luyện Trọng Âm Từ của ACET hay một số trung tâm nước ngoài được thực hiện rất hời hợt do những nguyên nhân:
    1. Giáo viên bản ngữ của ACET, BC chỉ cố gắng nói cho học viên hiểu cũng là 1 vấn đề.
    2. Nội dung bài giảng của một giáo viên bản ngữ bất kỳ thường tập trung chủ yếu vào việc cung cấp từ nhưng lại ở dạng "mất gốc". Tại sao có thể nói là mất gốc? Vì không hề có sự so sánh về sự khai khác nào đối với âm tiếng Việt.
    b) Trọng âm câu.
    Khác với tiếng Việt, tiếng Pháp (Không có trọng âm câu), một câu trong tiếng Anh luôn luôn có trọng âm câu. Nghe hoặc Nói nếu không có Trọng Âm Câu thì chẳng khác nào không nắm được Linh Hồn của Tiếng Anh. Đáng tiếc hiện nay, tình trạng dạy và học tiếng Anh ở Việt Nam không hề chú trọng đến Trọng Âm Câu.
    Ở các trường đại học chuyên tiếng Anh như ĐHHN thì Trọng Âm Từ, hoặc Câu chỉ được giảng dạy sơ sài+ rời rạc trong quyển Phonetics. Tại các trung tâm có ?ogiáo viên bản ngữ? = Tây Ba Lô xịn thì các giáo trình chỉ vẻn vẹn không quá 2 trang A4 chủ yếu là Trọng Âm Từ. Trọng Âm Câu thì gần như không được biết đến.
    Học viên khi học xong, không một ai có khả năng đọc đúng mọi Trọng Âm Từ+ Câu. Giáo Viên Tây Ba Lô thì rất hiếm khi nhắc đến Trọng Âm Từ, Câu. Thế là Linh Hồn của tiếng Anh đã bị lìa khỏi xác. Người học trung bình cứ cố mãi, mất $ mãi để tìm cách phát triển Nghe, Nói nhưng càng học càng quên. Đó là thực trạng về bức tranh Nghe Nói của học viên tại các trung tâm của Tây Ba Lô (Vì giáo viên người nước ngoài giỏi thì đương nhiên không dạy ở Việt Nam mà sẽ chọn nước khác trong khu vực như Nhật Bản, Trung Quốc?)
    c) Âm cuối của từ:
    Âm cuối của từ theo "định nghĩa" chủ quan của tôi là "phần hoàn thiện nghĩa của từ".
    Khi Nghe hoặc Nói nếu không phân biệt được các âm cuối của từ như n trong wine, f trong wife, t trong white, l trong while thì các từ này được gọi là từ chưa hoàn thiên. Đọc lên nghe giống nhau và không hề có nghĩa trong English. Hoặc d trong code hay tS(Ko có bộ gõ phát âm quốc tế) trong coach thì 2 từ này giống hệt nhau và vô nghĩa.
    Giáo viên nước ngoài do không có phương pháp ôn luyện, không khái quát thành hệ thống nên thường khiến học viên quên ngay sau buổi học (Chỉ nhớ mơ hồ được vài âm mà giáo viên nhấn mạnh).
    C) Giải pháp nào cho giảng dạy và học ngoại ngữ tại Việt Nam?
    Dịch thuật = Nhớ từ có Lôgíc + hệ thống nhất. Xin mời bạn đọc tham khảo thêm ở đường link phía dưới:
    http://vn.myblog.yahoo.com/tranngocvui9/article?mid=4&prev=5&next=3

  6. fragrant155

    fragrant155 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/08/2004
    Bài viết:
    1.600
    Đã được thích:
    0
    @ Thầy Vui: Thầy ơi, trăm nghe k bằng 1 thấy thầy ạ, thầy dậy nhiều sinh viên thế, thầy đi học thử 1 khoá sẽ biết thực trạng ở ACET với BC thế nào ạ.
    E biết 1 bạn học ở lớp thầy, trình phải gọi là "cực siêu" ạ, câu cú lủng củng, ngữ pháp bắn pha hoang tàn cả 1 bài essay, nhưng mà thầy đánh giá được những 6.5 cơ ạ. Chắc là tiêu chuẩn của thầy với bọn Cambridge hay BC hay IDP nó khác nhau. Có khi thầy lập một cái chứng chỉ IELTS plus để đánh giá theo chuẩn của thầy khi hay hơn ạ, đỡ phải mệt người, tốn sức suy nghĩ về những cách quảng cáo phản tác dụng và những câu chuyện mang tiếng mua vui thầy ạ.
    Chúc thầy mạnh khoẻ và ngày một dậy dỗ được nhiều học sinh giỏi
  7. SuperXayDa

    SuperXayDa Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/09/2007
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    0
    Xin cám ơn những nhận xét của anh về tình trạng dạy và học ở các trung tâm anh ngữ của nước ngoài tại Việt Nam. Nhưng tôi không đồng tình với nhận xét là phương pháp dạy ở những trung tâm này là ''Phản khoa học''.
    Theo tôi đây lại là phương pháp dạy và học rất khoa học. Họ dạy rất bài bản, từ thấp đến cao. Nếu được học ngay từ lúc mới bắt đầu thì các học sinh, sinh viên Việt Nam sẽ không phải khổ sở như bây giờ về cách phát âm, trọng âm của từ, câu. Giáo trình của họ được viết bởi những người có học vị cao và có kinh nghiệm trong việc giảng dạy tiếng anh nên khả năng áp dụng thực tiễn rất lớn. Phương pháp dạy của họ được xem là chuẩn và được công nhận trên toàn thế giới.
    Việc anh đề cập đến sự giải thích nghĩa của từ thông qua nonverbal communication, or body language của giáo viên nước ngoài là phản khoa học thì theo tôi cũng không đúng. Đây là phương pháp diễn đạt cơ bản và dễ hiểu nhất của con người, và nó được sử dụng rộng rãi với người phương tây. Khi nói chuyện với người nước ngoài bạn sẽ cảm nhận được điều này, họ diễn đạt rất tượng hình thông qua cử chỉ trên khuôn mặt, hay cơ thể chứ không chỉ qua lời nói.
    Mong anh có thể tiếp tục tìm ra được những khiếm khuyết trong việc áp dụng các phương pháp này ở Việt Nam để học viên có thể tự mình tìm ra cách khắc phục cho bản thân hay đóng góp ý kiến giúp cho các trung tâm có những điều chỉnh thích hợp hơn cho học viên ở Việt Nam. Còn việc chỉ ra những sơ hở của người khác nhằm mang lại lợi ích cá nhân thì không được gọi là phương pháp khoa học.
  8. phttung

    phttung Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/07/2008
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    0
    Ý của bác Vui là các bạn đừng đi học của mấy Trung tâm có Tây dạy, cứ đến chỗ bác ý mà học. Có gì đâu mà phải tranh luận.
  9. TopGun77

    TopGun77 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/12/2008
    Bài viết:
    7
    Đã được thích:
    0
    Có lẽ tôi sẽ forward cái comment của bác Vui cho BC and ACET xem để toát mồ hôi hột .
  10. pippo_nguyen

    pippo_nguyen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/03/2005
    Bài viết:
    324
    Đã được thích:
    0
    hoho tầm nửa năm trước e có chót dại đi học thử thầy Vui một buổi, ngồi nghe mà cảm giác cứ như mình đang ngồi học Triết học pha chút truyện kiếm hiệp ế....Sau buổi đó cứ thấy lớp thầy là tránh xa
    @ all : Mọi người cho mình hỏi một chút về thầy DAVE ở ACET. Hôm vừa rồi có học thử một buổi Speaking của thầy cũng thấy khá là hay. Khoảng 3 tháng nữa là mình thi, nên đang muốn kiếm một thầy tốt để theo luôn từ h tới lúc thi. Ko biết tiếng tăm của thầy DAVE ở ACET thế nào?? Liệu có tin tưởng gửi gắm được k nhỉ ??? Mọi người học ở ACET rồi giúp mình với
    Btw, cho mình hỏi : Nếu ko là học viên của ACET mà muốn làm thẻ sử dụng thư viện của ACET thì có được hok nhể?? ( nếu có thì làm thế nào, bạn nào biết cho mình chút thông tin giùm cái )
    Thanks !!!!!!!!
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này