1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Học cách nói!

Chủ đề trong 'Yoga - Khí công - Nhân điện - Thiền' bởi dat_mel, 05/10/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. dat_mel

    dat_mel Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2005
    Bài viết:
    1.671
    Đã được thích:
    0
    Học cách nói!

    Hơi thở đóng vai trò quan trọng trong vấn đề giao tiếp. Làm cách nào để có thể nói chuyện lâu mà không bị đứt hơi. Làm sao nói chuyện lâu mà ít bị mệt nhất. Các cao nhân xin cho ý kiến.

    Em được biết các bác bên thanh nhạc có một bài tập đặc biệt nào đó để giữ hơi lâu. Các bác bên khí công có cách "nén" gì đó để giữ hơi

    Mong các bác chia sẻ.
  2. TRANTHIENNHAN

    TRANTHIENNHAN Moderator

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    2.663
    Đã được thích:
    9
    Nh bên nhạc đây, thổi sáo.
    Nếu cách lấy hơi ko thôi thì rất dễ. Bác cứ hít vào cho đầy phổi và nâng hoành cách mô lên cho nó phình luôn bụng ra là đầy hơi. Khi nói thì đừng có run, làm sao cho kềm chế đc hoành cách mô đừng cho nó tự dưng xẹp xuống là ko bị mất hơi. Một nhạc công có thể thổi sáo 1ph ko cần lấy hơi. Một nhạc công Sraina có thể "tuần hoàn hoán khi" thổi 1 giờ ko hề thấy dứt tiếng nhạc, nghĩa là ko hề phát hiện ra họ lấy hơi lúc nào !
    Còn nói chuyện làm sao thì...,Nh dỡ nhất món ăn nói, xin nhường cho các sư huynh !
  3. sumo1

    sumo1 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/03/2006
    Bài viết:
    222
    Đã được thích:
    0
    Sumo cũng chia sẻ tí kinh nghiệm nhé, tuy chẳng liên quan đến thanh nhạc :
    Giữ hơi lâu
    -Tập thở kiểu "rùa", thật nhẹ, thật chậm, thật từ từ . Nói nghe đơn giản nhưng đầu tiên là dùng ý để điểu chỉnh hơi thở, rồi sau này khi thuần thục sẽ tự trở thành thói quen.
    -Tự kiểm tra hơi thở của mình bằng cách thắp một ngọn nến, rồi ngồi để ngọn nến trước mặt, coi xem ngọn lửa rung rinh thế nào theo hơi thở của mình để biết mà điều chỉnh.
    -Sau này có thể vừa học vừa chơi bằng cách lặn ngồi xuống bể bơi rồi theo dõi hơi thở của mình theo những bong bóng nước sủi lên. Sao cho những bong bóng ấy ngày càng nhỏ, đều đặn và khoảng cách thời gian kéo dài dần ra.
    -Tới khi bạn nói chuyện mà ngọn nến trước mặt lay động thật nhẹ hoặc không lay động. Hoặc khi bạn có thể xoay theo mấy bài Valse quay liền mà nhịp thở không hề thay đổi như khi bình thường thì khả năng giữ hơi lâu và tự điều chỉnh hơi thở ra đã tạm ổn.
    Còn phần nén hơi và cất giọng thì để khi khác nhé, giờ sumo bận rồi.
  4. mendicant

    mendicant Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/09/2003
    Bài viết:
    80
    Đã được thích:
    0
    Cái món này mấy vị cha cố, linh mục bên Thiên Chúa Giáo là bậc thầy. Phật giáo bên mật tông cũng có. Kô những nói lâu kô mệt mà giọng còn lên bổng xuống trầm rất dễ thuyết phục người nghe. Tất nhiên còn tuỳ người nghe là ai. Bác Dat_Mel mà có điều kiện nói chuyện với mấy vị này là tốt nhất.
  5. dat_mel

    dat_mel Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2005
    Bài viết:
    1.671
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn các bác rất nhiều.
    Còn bên khí công thì sao nhỉ? Dat_mel rất muốn biết về vụ nén khí ở đan điền ra sao? Nghe nói các anh em khí công có cách nén khí ra răng đó mà khi nói toàn thân không "nhúc nhich". Bụng và ngực ngồi yên. Nói mà người bên cạnh tưởng người ở đâu nói vì mồm không hề nhấp nháy.
    Ước gì ai chia sẻ?
  6. nobizta

    nobizta Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/03/2007
    Bài viết:
    49
    Đã được thích:
    0
    Trong ca hát cũng như trong nói chuyện (chuyên nghiệp) thì quan trọng nhất vẫn là làm sao cho cổ họng đỡ căng thẳng nhất. Khi đó thanh đới mới làm việc trơn tru và không bị mệt ?" dẫn đến khản giọng.
    Vì vậy, bác phải có chút ít kiến thức về thanh nhạc. Ví dụ như khi hít thì phải thả lỏng cơ bụng dưới, đồng thời sườn phải mở ra. Hít hơi phải đủ để có đủ năng lượng cho bộ máy phát âm và khi nói/hát thì sườn phải mở, cơ bụng ép nhẹ làm cơ hoành từ từ nâng lên, đưa hơi lên từ từ - như vậy cổ họng sẽ không phải làm việc nhiều? Bác hãy quan sát các phát thanh viên nữ khi nói ở các chương trình thời sự sẽ thấy họ lấy hơi xuống bụng rồi sườn họ nở ra tương đối đấy. Rồi phải có kiến thức về cộng hưởng, để nói to mà không mất nhiều năng lượng ví dụ khi nói mà quán tưởng hơi phóng lên đằng mũi thì sẽ đỡ mệt hơn rất nhiều?
    Bác vào đây tìm hiểu thêm này:
    http://catruong.com/tailieu/luyenthanh/luyen_thanh2.htm
    http://catruong.com/tailieu/luyenthanh/luyen_thanh3.htm
    Hôm nào gặp bác em sẽ cho bác mượn quyển:?phương pháp luyện giọng để trở thành ca sỹ? hồi xưa em mua để đi luyện karaoke. Giờ ốm không sài được nữa.
    Đọc để tham khảo và luyện tập là quá tốt rồi. Nhưng muốn tốt hơn nữa em nghĩ bác vẫn nên đến nhạc viện xuỳ ra khoảng 80 ?" 100K học ít nhất 1 buổi thanh nhạc để giáo viên người ta hướng dẫn cho bài bản. Bởi vì về lâu dài thì bác cần đến kĩ thuật này và sau này bác cũng có thể hướng dẫn lại cho những người khác. Rất có ích.
  7. nobizta

    nobizta Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/03/2007
    Bài viết:
    49
    Đã được thích:
    0
    Khi bác đạt_mel nói em thấy bác hít thở hoàn toàn bằng ngực và cổ họng - thanh quản khá căng. Như vậy năng lượng mất rất nhiều. Bác phải cố tập hít thở thanh nhạc, đưa đẩy hơi để hỗ trợ phổi nhé. Động tác mở sườn trong lúc hít và đẩy hơi quan trọng lắm đấy.
  8. conthanbien

    conthanbien Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2006
    Bài viết:
    2.880
    Đã được thích:
    2
    Cảm ơn một trong những chủ đề hữu ích!
    Mendicant làm ơn nói cho mình biết làm thế nào để nói được giống như cái vàng vàng không? Mình đang rất cần cái này, nếu tập trung để tạo ra giọng trầm bổng thì mất sức lắm! Mà nói đều đều thì dễ gây cảm giác buồn ngủ, mất tập trung!?
    Thanks!
  9. TRANTHIENNHAN

    TRANTHIENNHAN Moderator

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    2.663
    Đã được thích:
    9
    Nh cũng có "ngâm kíu" một ít về Nhân Tướng học và Y học (chắc là còn thua xa bác GXĐ) và có vài nhận xét từ sách lẫn kinh nghiệm như sau:
    . Ng khoẻ mạnh, thần khí sung túc và mạng vận tốt sẽ có giọng nói khác xa với ng yếu, hư nhược và suy vận.
    . Vóc dáng và cơ bắp ko ảnh hưởng lên tiếng nói và âm sắc. vd, ng cao to nhưng có khi lại có giọng rất yếu, trái lại có ng thấp bé hom hem (như nghiện xì ke) lại có giọng rất tốt.
    . Giọng nói và ánh mắt thể hiện một sức lực tiềm tàng trong thân, nó nói lên cái thần, sức thu hút, năng lực của một ng,..Nh tiếp xúc 1 ng, đầu tiên là âm thanh và ánhmắt đủ nói lên 80% về 1 ng.
    .......nói chung có rất nhiều mối quan hệ và tương quan, có thể viết thành 1 cuốn sách ấy !
    . Tệ lắm là có thân tốt mà giọgn yếu, lại hay bị đứt hơi, giống như cuối câu ko còn đủ sức. Xấu nhất là giọng quá áp đảo ng khác, quá chói nhưng thân thể lại quá hom hem !
    . Giọng tốt là chỉ cần nói nhỏ mà ai cũng nghe rõ, phân biệt rành rọt, âm sắc vui tai, tiếng vang ngân (echo) và rất tự nhiên ko hề thấy có sự cố gắng nào. Ng như vậy thần lực sung mãn, khí lực dồi dào, Trí lực cao, có thể thuyết giảng hàng giờ mà trông cứ bình thường. Ng yếu thì chỉ cần nói vài câu đã mặt đỏ tía tai, tim đập nhanh, mồ hôi ướt lưng,...
    Giọng tốt chỉ là cái ngọn thôi, Thần khí mới là gốc. Gốc ngọn đều quan trọng như nhau, nhưng Nh thấy đa số MC, speaker, singer,..của VN đều chú ý có phần ngọn thôi.

  10. conthanbien

    conthanbien Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2006
    Bài viết:
    2.880
    Đã được thích:
    2
    Vậy làm thế nào (cụ thể) để có được cái gốc thật tốt hả các bác!?
    Mong các bác nhanh nhanh cho ý kiến?

Chia sẻ trang này