Học chơi Cờ Vây Xin giới thiệu các bạn bài viết sau của một người bạn, ai thích chơi cờ này thì nhắn mình nhé (cũng mới tập tành thôi à): Tôi khoái chơi cờ, đó là sự thực. Mà khoái ưa chơi cờ trong cái lúc bận rộn này, thiệt là không lấy gì làm tiện lợi cho lắm. Khi còn nhỏ, tôi thích chơi cờ tướng. Cờ tướng, nó có cái hay của nó. Tôi cũng thích đọc truyện Tàu, và thấy là cờ tướng nó cũng là một cuộc chiến. Nói về người chơi, nó cũng có tâm lý chiến, có khích tướng, có kiêu binh, ... Có nhiều người chơi với tôi, rất nóng nảy. Và nhiều khi chỉ cần mình mở miệng khích tý, là họ công phá rất mạnh. Tất nhiên, vì công mạnh nên có sơ hở, và bị thua vì sơ hở này. Nhưng với kiểu khích tướng này, không phải lần nào tôi cũng thắng. Cũng có nhiều lần thua lắm. Thua là vì đối thủ công phá quá mạnh và khôn khéo. Và kết luận rút ra là, không nên xài khích tướng kế, nếu có thắng đi nữa cũng không hay vì đối thủ sẽ rất giận mình => Mất tình bạn. Trong cớ tướng cũng có phục binh, phục binh tức là có những quân mà mình dấu kỹ quá. Địch không nghĩ mình có bố trí và khi địch dồn quân qua thì coi như vào chỗ chết. Nói thế, bạn có thể nghĩ là láo, vì bàn cơ trống quơ, có bao nhiêu quân thì thấy rõ hết, giấu quân ở chỗ nào ? Xin giải thích là, giấu quân ở đây có nghĩa là quân vẫn trên bàn cờ, nhưng mình cố ý tập trung quân vào 1 khu vực nào đó (tức sau vài nước đi nữa) mà đối thủ không ngờ. Ví dụ, mình mang quân qua bên trái, nhưng vẫn định hướng tấn công là bên phải. Và khi đối thủ thấy vậy, tưởng mình bỏ bên phải nên bố trí quân vào đó. Đó là có thể sa vào phục binh mình bố trí sẵn. Cách này thì hay, nhưng mất công nghĩ ngợi nhiều. Vả lại, chỉ có thể lừa được người đánh dở thôi. Nãy giờ, tôi cá là bạn chán đọc lắm rùi. Vì chung cuộc cờ tướng chỉ có thắng-thua, đối thủ, và có cái gì đó cơ xảo quá. Có phải không ? Tối cố tình viết thế để giới thiệu môn cờ Vây (Go Chess). Với cờ Vây, khái niệm thắng thua có vẻ mất đi, đó là ý nghĩa hay nhất mà tôi sẽ giới thiệu sau đây. Cờ Vây, dĩ nhiên là cho 2 người chơi, đó là đối thủ. Và xác định thắng thua là khi tàn cuộc cờ: bên nào chiếm nhiều đất hơn là thắng, nên nào ít đất hơn là thua. Ửa, có gì khác cờ Tướng nào ? Cái khác ở đây, ở cờ Tướng thua là tướng bị bắt (giết), còn cờ Vây, không ai giết ai hết. Anh cũng có một phần, tui cũng có 1 phần. Chẳng qua phần anh to hơn phần tui thôi. Hehe, hay chưa ? Công sức anh suy nghĩ nhiều, thì anh hưởng nhiều, còn tui ...làm ít hưởng ít. Quả là công bằng và nhân đạo. Theo ý tôi, cờ Vây có ý nghĩa tuyệt vời ở chỗ đó. Vì thế, nó rất thích hợp cho những ai làm ăn (business man) chơi. Ví như cả bàn cờ là thị trường lớn, thì chúng ta cùng phân chia thị phần nhé. Đừng nên nghĩ tới việc triệt hạ đối thủ, đó là cách tồi nhất và phí tiền nhất. Lẽ ra, chúng ta nên đầu tư mở rộng lãnh thổ ra, thay vì là quánh chết đối thủ. Nếu ban đầu bạn tập chơi cờ Vây, bạn sẽ thấy một quy luật là, càng sát phạt đối thủ, càng dễ chết. Tức cứ mang quân đi dí bắt đối thủ, thì quân mình sẽ tản ra, và khi đối thủ đánh quật đầu trở lại, thì nguy cơ tan rã (chết quân) là 100%. Cho nên, với một kẻ amateu nhu tôi, cũng học được bài học là: Ban đầu, cứ bo chắc cái phần đầt của mình, để đảm bảo nhóm quân mình sống đã, khi sống rùi, thì cứ thế nối dài sinh khí ra, chiếm thêm vùng đất mới. Còn ban đầu mà cứ mong diệt trừ địch trong khi quân mình chưa có chỗ đứng vững chắc thì đi thêm tý nữa, nguy cơ chết sạch quân là có thiệt. Hãy tìm chơi cờ Vây, đó là trò chơi trí tuệ và có tính giáo dục nhất. Xem thêm ở: http://vi.wikipedia.org/wiki/C%E1%BB%9D_v%C3%A2y#Tri.E1.BA.BFt_l.C3.BD_v.C3.A0_giai_tho.E1.BA.A1i_trong_c.E1.BB.9D_v.C3.A2y http://www.gokgs.com/