1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Học chuyên toán phải chăng là giết chết tài năng sáng tạo ở người học sinh VN?

Chủ đề trong 'Toán học' bởi Computerdeptrai, 12/04/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Computerdeptrai

    Computerdeptrai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/01/2003
    Bài viết:
    1.486
    Đã được thích:
    0
    Học chuyên toán phải chăng là giết chết tài năng sáng tạo ở người học sinh VN?

    VN ta đã tham gia IMO từ năm 1974 và đã đạt được rất nhiều những huy chương vàng,gây được tiếng vang rất lớn trên thế giới!Trong những năm gần đây khi tham dự IMO đoàn học sinh ta luôn được đánh giá là 1 trong những đội tuyển mạnh nhất!Đã có rất nhiều học sinh đạt huy chương vàng(thậm chí có những người 2 lần đoạt giải như bác Ngô BảoChâu, Đào Hải Long,Ngô Đắc Tuấn?),đạt cả giải đặc biệt cho lời giải độc đáo.Nhưng tất cả những cái đó chỉ dừng lại ở mức độ gây tiếng vang ở phổ thông còn ở trình độ cao thì dường như chúng ta chưa thực sự có những công trình gây tiếng vang trên toàn thế giới!Theo em được biết thì VN ta chỉ có 2 nhà toán học có thể nói là có tiếng trên thế giới là GS Hoàng Tuỵ(nổi tiếng với lát cắt kiểu Tuỵ,chuyên nghiên cứu về lý thuyết tối ưu hoá?) và người thứ hai là GSTSKH Đào Trọng Thi(nổi tiếng với việc giải thành công bài toán Plato tương đối,nhiều chiều).Còn các bác đã đoạt giải quốc tế (ko thể phủ nhận rằng hầu hết các bác thi toán quốc gia hay quốc tế đều rất thông minh)thì mặc dù hầu hết những người còn tiếp tục nghiên cứu toán thì đều đạt học vị tiến sĩ nhưng dường như ko hề được thế giới nhắc đến mặc dù được ra nước ngoài học tập và tiếp xúc với những nền toán học tiên tiến thế giới như Pháp hay Mỹ?Trong khi đó ở nước ngoài phần lớn những nhà toán học đều ko phải là học sinh chuyên chọn ở phổ thông.Vậy ở đây có 1 câu hỏi đặt ra là phải chăng việc học chuyên toán đã giết chết tài năng sáng tạo ở người học sinh phổ thông VN.Mỗi tuần học toán từ 12-15 tiết cả sáng lẫn chiều dường như là quá tải với người học sinh,việc học nhồi nhét như vậy dẫn đến kết quả tất yếu là người học sinh trở thành thợ giải toán.Nhân đây cũng nhắc đến câu chuyện mà em đã được bác Phan Văn Viện kể cho nghe:năm 1985 bác dẫn đội tuyển VN đi thi toán quốc tế. Đội tuyển ta năm ấy có bác Đàm Thanh Sơn đoạt huy chương vàng với số điểm tuyệt đối 42/42 khi mới 15 tuổi.Năm đó đội tuyển Italia đi thi và cả đội tuyển đều chỉ đạt sáu con 0 cho 6 bài làm.Bác Viện và có hỏi thì nhận được câu trả lời của trưởng đoàn Italia là năm đó do ngày thi bắt đầu khi học sinh vừa thi tú tài xong nên ko thành lập được đội tuyển.Do đó chỉ cử được 6 sáu học sinh đạt kết quả toán tốt nhất của 1 trường có điểm thi toán tú tài tốt nhất ở thủ đô Roma.Buổi tối trước khi chia tay nước chủ nhà có mời dự tiệc chiêu đãi thì đoàn Italia có đề nghị là tất cả các đoàn dọn dẹp bàn ghế để lấy chỗ giao lưu văn nghệ.Và đoàn Italia đã mở đầu bằng những bản ghi ta rất tuyệt vời(theo lời bác Viện) còn đoàn VN ta thì chỉ biết ngồi yên vì học sinh ta suốt ngày chỉ học toán ko có thời gian dành cho các môn khác nói gì đến giải trí.Nhưng mặc dù chúng ta có thể đoạt nhiều huy chương vàng hơn Pháp hơn Nga nhưng điều đó ko có nghĩa là trình độ khoa học của nước ta có thể so sánh với họ (chứ chưa dám nói là hơn).Học sinh phổ thông VN thậm chí còn có phần giỏi hơn hs các nước nhưng khi lên đh thì lại có dấu hiệu xuống sức!Vậy phải chăng cần có 1 sự thay đổi triệt để trong chương trình chuyên toán ở VN?
  2. username

    username Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/07/2001
    Bài viết:
    1.672
    Đã được thích:
    0
    Bác nhầm thế nào chứ năm 84 thi ở Mỹ, năm 85 thi ở Phần Lan và anh Đàm Thanh Sơn thi năm 84. Thi ở Ý chắc là năm 86.
    Tôi thấy bác nói cũng hơi ... đúng. Thực ra hồi tôi học chuyên Toán cấp 2 không bị nhồi nhét nhiều lắm, học nhiều môn và môn nào cũng được dạy dỗ tử tế. Lên cấp 3 thì mới đâm đầu học Toán như điên, bỏ bê mọi thứ. Cả cấp 3 tôi học mỗi Toán, giờ nghĩ lại cũng không thấy tiếc gì, vì những cái mình cần thì lên đại học lại học lại, còn mấy môn khoa học xã hội thì toàn nhồi nhét ( đây là nói về cách giảng dạy mấy môn đó trong nhà trường, còn khoa học xã hội thực ra cực kỳ cần thiết ) nêu có học vào rồi cũng quên nhanh thôi. Chỉ tiếc hồi cấp 3 không tranh thủ học thêm tí ngoại ngữ vì ngoại ngữ là cái vô cùng cần thiết trong mọi lĩnh vực.
    Nhưng thực ra trong các lớp chuyên cấp 3 cũng không "nhồi nhét" nhiều lắm, chú nào muốn học nhiều thì phải "tầm sư học đạo", tức là đi học thêm cơ. Bỏ bê mọi thứ, học vì niêm đam mê thì có nhầ toán học Ấn Độ Jamanuran, khi xưa ông này học mỗi Toán còn mấy môn khác thì không học cho nên mất học bổng và bị đuổi cổ. Nhưng khổ nỗi các chú học sinh ở ta học đâu chỉ vì niềm đam mê, học còn vì cái danh cái lợi nữa. Được cái giải quốc gia hay quốc tế vào thì oai gớm. Ở VN cái danh quan trọng hơn thực chất nên mới xảy ra những chuyện học trâu bò, nhồi nhét như thế. Nhưng nhìn rộng ra thì chuyện nhồi nhét đâu chỉ có ở chuyên Toán, muốn đỗ vào đại học thì các bác cũng phải tự nhồi cho mình bao nhiêu thứ, Toán thì phải làm những thứ khó kinh dị như giải phương trình lượng giác, tính tích phân v.v, Lý thì phải luyện làm mấy bài mà phương pháp giải giống hệt nhau chỉ khác nhau mỗi số liệu, Hoá thì có nhiều bác viết phương trình nhoay nhoáy trong vài giây là điều chế ra những chất mà thực ra cả đời các bác ấy chưa gặp bao giờ. Học sinh cấp 1, cấp 2 giờ cũng đi học thêm ầm ầm. Nói "học chuyên toán giết chết tài năng sáng tạo" cũng đúng nhưng học sinh muốn phát huy tính sáng tạo cũng không có đất đâu.
    Còn bọn nó thì toàn diện rồi, không có anh nào chỉ biết 1 thứ cả. Chúng nó rất quan tâm và am hiểu về văn hoá và nghệ thuật, về mặt này ta không so sánh được với bọn nó ( chú mignon vào đây đọc chắc nhất trí với anh ) Tuy nhiên Henri Poincaré dù xuất sắc trong nhiều lĩnh vực nhưng rất yếu kém về thể thao và nghệ thuật trong thời gian ông học tại Ecole Polytechnique. Vì thế chúng ta không nên tự ti quá
    Theo tôi người Việt làm Toán ( và khoa học nói chung ) không đi xa được hơn bọn Tây bởi các lý do sau :
    - Tư chất con người. Cái này là do trời sinh ra thế, cũng như bọn Tây sinh ra đã to hơn người ta rồi. Chúng ta chỉ giỏi áp dụng những thứ có sẵn chứ không nghĩ ra được cái mới. Chúng ta cũng quá nặng tính hiếu thắng. Những kết quả thi cử không khẳng định được cái gì cả. Những nước mạnh về Toán như Pháp, Mỹ mà đào tạo gà chọi đi đá thì gà ta cũng chẳng đá lại được, nhưng họ không làm thế vì nó làm thui chột đi cũng giống như bắt một đứa trẻ tập gánh nặng quá nó sẽ không lớn được.
    - Văn hoá. Chúng ta bị ảnh hưởng quá nặng bởi văn hoá ngu dân của bọn Tàu. Thời xưa thi cử chỉ văn sử chứ có toán tính gì đâu. Chúng ta không ý thức được sự quan trọng của khoa học tự nhiên. Trong Lịch sử Việt Nam về Toán chỉ có 2 tên tuổi được biết tới là Lương Thế Vinh với chuyện cân voi và Vũ Hữu với chuyện tính gạch. Tuy nhiên truyền thuyết cân voi đã có từ thời.. Tào Thực !
    - Giáo dục : cái này mới là quan trọng nhất và có thể sửa đổi được. Như đã nói ở trên, một nền giáo dục coi trọng bằng cấp hơn thực chất chỉ có thể nhồi nhét kiến thức chứ không thể phát huy được tính sáng tạo. Một học vấn toàn diện, "pluridisciplinary" cũng rất cần thiết, các bác tưởng tượng muốn đào được một cái lỗ thật sâu thì miệng hố phải rộng. Bác computerdeptrai có nói rằng nhiều người được học ở nước ngoài nhưng sau không ăn thua được bọn nó. Đó là vì học tập trong một thời gian ngắn đó không thay đổi được sự giáo dục đã "thấm nhuần" trong con người. Ví dụ sau này bác ra nước ngoài nói tiếng nước ngoài như gió nhưng bản chất bác vẫn là người Việt thôi, bác vẫn tư duy bằng tiếng Việt. Ở nước ngoài có nhiều chú thi Toán quốc tế xong tiếp tục đi làm Toán và thành công rất lớn, Pháp có Yoccoz nhất Toán quốc tế năm 74, sau thi vào Polytechnique và Normale đều thủ khoa, ông này được Fields năm 94. Fields năm vừa rồi có bác Lafforgue cũng từng thi Toán quốc tế 2 năm 84, 85. Anh với Nga cũng có mấy bác. Hung thì không thể không kể đến Laszlo Lovasz, bác này cũng từng thi 4 lần.
    Tóm lại nó là như thế. Người Việt Nam làm Toán thành công cũng có nhiều nhưng chưa thể lập thành một đội ngũ để ăn thua với bọn Tây được. Phê phán thế thôi chứ nếu bác nào thích Toán tôi vẫn khuyên học chuyên Toán vì học lớp không chuyên nó cũng chẳng được cái lợi lộc gì cả.
    Được username sửa chữa / chuyển vào 01:03 ngày 13/04/2003
  3. Computerdeptrai

    Computerdeptrai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/01/2003
    Bài viết:
    1.486
    Đã được thích:
    0
    à vâng sorry em nhầm!anh Đàm Thanh Sơn đúng là thi năm 1984 nhưng ở Praha(Tiệp Khắc) còn em lại nhớ nhầm sang năm 1985-thi ở Hensinki(năm này có bác Nguyễn Tiến Dũng mới 14 tuổi rưỡi mà đã đoạt huy chương vàng)
  4. Thanhha

    Thanhha Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    06/06/2001
    Bài viết:
    409
    Đã được thích:
    0
    Không hiểu bác Computerdeptrai học bác Viện khi nào, hay là người quen vì bác Viện đã về hưu bao nhiêu năm nay rồi . Hì hì, tôi cũng là cháu họ xa của bác Viện.
    Quay lại chủ đề đang bàn luận. Tôi là một người vẫn thường nhìn mọi thứ với con mắt lạc quan nên có lẽ không nghĩ như nhiều bác ở đây. Phải công nhận là nền Toán học của mình hiện nay không được khá so với nhiều nước trên thế giới, nhưng theo tôi thì cái đấy hầu như không liên quan gì đến chuyện trường chuyên lớp chọn của mình. Như bác Hoàng Tuỵ thì chắc chắn không nghĩ thế này , vì bác đã từng nói khi có mặt cả thầy Vũ Đình Hoà là những người thi Toán quốc tế thì đều một là không theo đuổi Toán học nữa và hai là trở thành những nhà Toán học tồi .
    Nói về thi cử thì đúng là các nước như Anh, Pháp, Ý... không hề coi trọng nhưng Mỹ và các nước đông Âu thì vẫn có (cái này hỏi bác Matek cái, Hung ngày trước vẫn có kiểu chuyên Toán bây giờ không hiểu có còn không).
    Để giải thích cho sự yếu kém chắc tôi sẽ chọn những lý do sau đây:
    Một là hệ thống giáo dục ở đại học của các nước tiên tiến hoàn toàn khác so với của mình. Ở VN nếu muốn theo đuổi Toán thì chắc chắn bạn phải vào khoa Toán các trường ĐHQG, thử hỏi như vậy một năm đào tạo ra được bao nhiêu người học Toán, chưa kể đến khi các ngành như CNTT và kinh tế trở nên quá hấp dẫn với nhiều người thì còn có bao nhiêu dũng cảm chọn Toán làm cái nghiệp của mình. Trong khi đó ví dụ như ở Anh, mỗi thành phố có ít nhất một trường đại học, mỗi trường như vậy mỗi năm nhận vào khoảng 200 học sinh học Toán. Dù rằng nhiều người học chỉ để sau ra làm một việc hoàn toàn khác nhưng cái số lượng như vậy quả là rất nhiều. Đấy cũng gần như một quá trình lọc thải vậy.
    Điều thứ hai cũng khá gần và liên quan đến lý do thứ nhất. Anh, Pháp, Mỹ đều là những nước kinh tế phát triển, nên việc một người học Toán, học Lý hay những khoa công trình sau ra kiếm việc lương cũng không khác nhau là mấy. Đó là nguyên nhân ở đây họ không "sợ" học Toán. Ở mình thì lại khác, trước khi vào học bao giờ cũng băn khoăn sau này mình sẽ ra làm cái gì. Vì vậy nên những người làm Toán của Việt Nam quá là ít, những người ở làm toán ở nước ngoài lại càng ít hơn. Bây giờ các bác hãy thử đặt mình vào vị trí như bác CXR hay bác Username , (mạn phép hai bác), học ở nước ngoài các bác rất giỏi như hai bác này, nhưng học xong các bác định làm gì. Nếu các bác muốn phát huy hết khả năng của mình, muốn ở trong một môi trường tốt thì chắc chắn các bác sẽ phải chọn ở lại nước ngoài tiếp. Số này như nói ở trên không nhiều, thành ra giống như bác Username viết "Người Việt Nam làm Toán thành công cũng có nhiều nhưng chưa thể lập thành một đội ngũ để ăn thua với bọn Tây được". Lại nói về những người muốn về (có lẽ cũng nhiều người không thích sống ở nước ngoài lâu), công việc tốt nhất (theo nghĩa còn chỗ để phát triển) có lẽ là về Viện Toán. Kết quả là bao nhiều năm ăn học nước ngoài lại lương ba cọc ba đồng. Nỗi lo miếng cơm manh áo, thời gian đi dạy thêm lại ngốn nhiều thời gian hơn việc làm Toán . Vấn đề nó lại trở nên luẩn quẩn, không thoát ra được.
    Tóm lại là chắc chỉ nên đợi thời gian, chúng ta vẫn cần nhiều người làm Toán hơn nữa, vẫn cần một đội ngũ đông đủ. Nền giáo dục cho các môn khoa học ở cấp đại học cần cải thiện nhiều, lương cho những người làm Toán cũng nên cao hơn để hấp dẫn mọi người hơn. Chung quy là rất nhiều thứ (mà cuối cùng đều liên quan đến nền kinh tế phải phát triển đã thì mới có được ).
    Chủ đề này có lẽ sẽ còn tranh cãi dài dài nên tôi cứ tạm thế đã. Lắng nghe xem các bác nói thế nào .

    Strawhero
  5. matek

    matek Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/01/2003
    Bài viết:
    99
    Đã được thích:
    0
    Đồng ý với Thanhha, chuyện ta không có đội ngũ người làm toán mạnh không có liên quan nhiều tới việc đào tạo chuyên, mà tớ thấy ngược lại là khác. Việc đào tạo chuyên có thể không mang lại nhiều kiến thức cho một nhà toán học tương lai, nhưng ít ra cũng gun góp niềm say mê làm toán, trừ những trường hợp cực đoan quá.
    Bác nói như vậy có lẽ hơi hổ thẹn cho dòng giống Việt ta quá. Tớ thấy tư chất bọn VN ta chẳng thua tư chất bọn nào cả. Ngành toán học hiện nay mà không có mấy bác Tàu da vàng, mũi tẹt, mắt xếch thì có lẽ cũng sẽ bị tụt hậu so với bây giờ mấy chục năm.
    Còn ý kiến sau của bác username cũng có phần đúng, chúng ta không có truyền thống toán học lâu đời như các nước phương Tây, hoặc như Nhật Bản, còn lý do tại sao thì tớ không chắc là do chính sách ngu dân của Tàu.
    -----------------------
    Ở Hung hiện tại vẫn có đào tạo chuyên, có thi học sinh giỏi từ lớp 6, hầu hết những bọn theo toán đều từ những lò đó mà ra.
    ------------------------
    Quay lại việc tại sao Toán học VN cũng như khoa học VN, tất nhiên kinh tế VN và vân vân VN lại kém thế so với thế giới, câu trả lời rõ ràng là hàng trăm hàng ngàn thứ gây nên. Cũng như một chiêc xe đạp cũ, chưa chữa xong chỗ này thì chỗ khác đã hỏng, nhưng nếu kiên quyết chữa, và suy nghĩ chữa cái nào trước, cái nào sau thì một ngày cũng chữa xong.
    Matek
  6. CXR

    CXR Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/03/2003
    Bài viết:
    1.073
    Đã được thích:
    24
    Đọc cái tiêu đề nghe "ghê răng" quá .. nên hì hụi chạy vào xem các bác bình luận. Tớ thì không hiểu nhiều, nên chỉ đưa ra mấy ý kiến ngắn gọi như thế này:
    1) Việt nam chưa có đội ngũ Toán mạnh, như các bác phân tích, là phụ thuộc vào nhiều yếu tố, chứ chả dính dáng gì tới chuyện "học chuyên toán giết chết tài năng sáng tạo". Bản thân tớ có cảm giác đã nhận được rất nhiều từ những năm học chuyên toán (ít ra là khả năng "ngồi").
    2) Hiện nay, lớp các nhà toán học trẻ tuổi của VN phần lớn là dân chuyên toán ra cả - Nếu không có chuyên toán, chắc vài thế hệ nữa, VN chả còn ai làm toán hết.
    3) Có một số người từng học chuyên toán, từng đi thi Quốc gia, Quốc tế, và hiện nay đang làm toán rất thành công. Tớ chỉ xin lấy một số ví dụ điển hình: Bác Nguyễn Tiến Dũng rất được biết đến trong ngành của mình (hình như là Động lực học thì phải), bác Ngô Bảo Châu đang làm một trong những vấn đề vào loại khó nhất của Hình học Đại số (theo bác Ica dự đoán thì có lẽ giải thưởng Field đầu tiên của người VN sẽ rơi vào tay bác Châu đấy .. ), bác Lê Tự Quốc Thắng cũng rất nổi tiếng trong ngành của mình (Knot theory, low dimension topology). Ngoài ra, tớ còn có thể kể thêm một loạt tên tuổi khá thành công nữa, như: Phạm Huy Tiệp (lý thuyết nhóm - Florida), Vũ Hà Văn (toán rời rạc, thống kê - UC San Diego), Hoàng Việt Hà (toán ứng dụng - hiện đang làm ở Oxford), v. v. ....
    4) Đội ngũ toán học trong nước không phải là không có người giỏi, mà là thiếu những người trẻ tuổi. Tớ là trẻ nhất trong viện Toán thì các bác cứ thử hình dung xem 10, 20 năm nữa, viện Toán còn những ai? Không có người thì tất nhiên là không có nổi "đội ngũ" rồi ..
    "Nguyện mỗi người có một niềm vui"
  7. Computerdeptrai

    Computerdeptrai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/01/2003
    Bài viết:
    1.486
    Đã được thích:
    0
    To bác Thanhha:em ko có may mắn được làm học trò của bác Viện.Ông em là bạn với bác Viện.Do đó em cũng có may mắn nhận được từ bác Viện 1 số lời khuyên chân thành mà đối với em rất quan trọng.
    Quay lại với chủ đề của chúng ta,những người mà bác CXR mới nhắc đến đều rất giỏi nhưng tất cả họ đều mới chỉ dừng lại ở mức độ gây được tiếng vang,cái quan trọng ko phải là nghiên cứu ở chủ đề nào có khó hay ko mà quan trọng là những đóng góp cho chủ đề đó bởi vì đối với toán học thì tất cả các ngành đều quan trọng(trường hợp chứng minh định lý lớn Fermat là 1 ví dụ của việc kết hợp nhiều ngành toán học với nhau).Bác username nói cũng có phần đúng(rất nhỏ) về tư chất của con người,người VN ta quen áp dụng cái có sẵn mà ko mạnh dạn sáng tạo cái mới thế nhưng tại sao bọn Tàu,bọn Nhật cũng là người châu Á giống ta lại được thế giới nể trọng về tiềm năng chất xám.Do đó ko thể khẳng định được dân VN kém hơn dân Tây ở lĩnh vực khoa học tự nhiên.Những khó khăn về kinh tế hay những vấn đề đại loại như vậy ko thể lí giải cho sự kém phát triển của nền toán học nước ta ở Nhật những năm khó khăn nhất sau chiến tranh thế giớ thứ hai vẫn có những nhà toán học đóng góp lớn cho sự phát triển của toán học thế giới (như việc có những giả thuyết quan trọng góp phần quan trọng dẫn đến việc chứng minh định lý lớn Fermat).Nhà toán học ko thể sống tách rời khỏi cộng đồng vì vậy họ phải có những kiến thức xã hội cần thiết để có thể tồn tại.Ta ko thể sống mà ko biết giải trí,ko thể sống mà ko biết đường ra chợ,ko thể sống mà suốt ngày chỉ toàn đọc sách toán. Ở đây có bác nào dám chắc mình chưa bao giờ đọc 1 quyển truyện hay 1 quyển sách giải trí nào đó hay ko?thử hỏi trong chúng ta có mấy người ?ovăn hay toán tốt? như bác CXR nhỉ.Toán học ko thể tách rời khỏi cuộc sống bởi vì nếu ko có đòi hỏi của cuộc sống thì có lẽ toán học đã ko ra đời.Em ko phủ nhận những ích lợi mà các lớp chuyên toán mang lại nhưng ko phải ngẫu nhiên mà 1 tiết học chỉ kéo dài 45 phút,con người ko phải là cái máy do vậy ko thể tiếp thu ngay 1 khối lương kiến thức quá lớn và hơn nữa lại quá trừu tượng như những kiến thức toán học trong 1 h hay 1 ngày.Em ko biết hồi trước các bác học thế nào chứ bây giờ các lớp chuyên toán đều phải học tăng tiết,học sáng lẫn chiều,tối thì vác cặp đến nhà thầy học thêm,về đến nhà thì sức đâu nữa mà học.Dần dần dẫn người học sinh đến trạng thái quá tải,cách học đối phó trong khi đó ở những môn khoa học tự nhiên niềm say mê và sự vui thích đóng vai trò cực kì quan trọng.Ta chỉ nên khuyến khích học sinh tìm tòi mở rộng kiến thức chứ ko nên chạy theo chủ nghĩa thành tích,có thể bây giờ có được vài giải quốc gia nhưng lên đh thì tài năng đã cháy ra tro.Albert Eintein đã từng nói:?Sỡ dĩ tôi có thắc mắc về tính tương đối của thời gian là vì thưở nhỏ tôi chậm phát triển về trí tuệ?.Năm cuối của cấp tiểu học, ông đã từng phải cắn bút trước 1 bài toán và phải ngậm ngùi trở về học lại.Lên cấp 3 ông tỏ ra rất có năng khiếu về toán nhưng ông lại ko hề theo học 1 lớp chuyên nào cả.Đây chỉ là 1 câu nói vui nhưng cũng có 1 ý nghĩa rất lớn.Vì ở lứa tuổi học sinh phổ thông,trí tuệ chưa phát triển đầy đủ trong khi đó lại bị khai thác tối đa cho những kì thi và tất yếu là những gì quá mức đều ko tốt nếu ko muốn nói là sẽ gây 1 tác hại to lớn về sau.Vào học chuyên toán bây giờ đa phần học sinh đều muốn trở thành gà chọi,đều muốn có vài giải quốc gia ,quốc tế chứ ko còn niềm đam mê như ngày xưa.Galois chỉ thực sự theo học chuyên toán,nghiên cứu toán có bài bản khi vào học đh(khi vào học ở école Polytechnique) còn ở phổ thông ông chỉ là 1 người có năng khiếu chứ hoàn toàn ko theo học 1 lớp chuyên toán nào cả.Hay như Andrew Wiles thưở nhỏ thì ông chỉ yêu thích toán nhưng chỉ thực sự theo đuổi toán khi lên đh chứ ở phổ thông thì ông không phải là gà chọi.Thật ra họ chuyên toán cũng có nhiều cái lợi như có tinh thần cầu tiến,rèn luyện được tư duy do vậy mà hầu như hs chuyên toán ra ngoài sau này đều khá thành đạt(như bác Nguyễn Thành Nam chẳng hạn).Do đó chuyên toán là cần thiết nhưng có lẽ phải thay đổi chương trình.1 nguyên nhân nữa theo em dẫn đến sự kém phát triển của toán học VN(và cả ở các môn khoa học tự nhiên nói chung là công tác nghiên cứu ở đh lại ko được chú trọng(trong khi ở đh có 2 nhiệm vụ là đào tạo và nghiên cứu),bây giờ các thầy dạy toán đh toàn mở trung tâm luyện thi suốt ngày đêm làm gì mà còn thời gian nghiên cứu.Còn học sinh sau những năm nhồi nhét kiến thức ở phổ thông thì lên đh lại cho mình cái quyền được nghỉ ngơi trong khi đó bậc đh lại là bậc học quan trọng nhất(vả lại chương trình đh của ta vẫn còn quá lạc hậu so với thế giới)
    Được Computerdeptrai sửa chữa / chuyển vào 13:16 ngày 13/04/2003
  8. matek

    matek Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/01/2003
    Bài viết:
    99
    Đã được thích:
    0
    Bác CXR quên ko kể bản thân rồi :)
    À xin hỏi bác CXR lương tháng ở viện toán được bao nhiêu tiền ?
    Matek
  9. CXR

    CXR Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/03/2003
    Bài viết:
    1.073
    Đã được thích:
    24
    Nói chung các bác phân tích tớ thấy đúng hết. Tớ chỉ thấy dùng cụm từ "chuyên toán giết chết tài năng sáng tạo" thì hơi ghê răng một chút thôi.
    Nếu nói về đóng góp cho nền Toán học nói chung thì không nhất thiết cứ phải có cái gì đó mang tên của mình mới gọi là có đóng góp. Chứng minh định lý lớn Fermat của Andrew Wiles được xây dựng trên rất nhiều "đóng góp" không tên của các nhà toán học khác. Chứng minh giải kỳ dị của Hironaka nhận ý tưởng rất nhiều từ các công việc của những người đi trước. Zariski chắc không thể đưa ra Tôpô Zariski và hệ thống hóa ngành Hình học đại số nếu như không có một loạt kết quả của các nhà toán học Ý thời trước đó .. v .. v ..
    Học chuyên toán, theo tớ, chỉ có một nhược điểm rất lớn - Đó là việc học sinh sau này ra trường thiếu hẳn khả năng giao tiếp xã hội. Không biết các bác thế nào, chứ tớ mất nhiều năm mới căn bản "cân bằng" lại được.
    Về ảnh hưởng tới mặt tư duy, sáng tạo của học sinh, tớ thấy chẳng đáng ngại lắm. 3 năm chuyên toán rất ngắn ngủi trong cả một cuộc đời làm toán. Có ảnh hưởng đi chăng nữa thì cũng chỉ là chút ít dấu ấn mà thôi. Việc một người làm toán có thành công hay không phụ thuộc chính vào cả quá trình dài sau này. Nó cũng phụ thuộc rất nhiều về những hoàn cảnh khách quan và chủ quan khác.
    Còn nếu đi sâu hơn, nói về một "nền" Toán học thì phải có lịch sử hàng bao nhiêu thế kỷ mới được. Nước ta, lịch sử toán học chưa phải là dày.
    "Nguyện mỗi người có một niềm vui"
  10. CXR

    CXR Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/03/2003
    Bài viết:
    1.073
    Đã được thích:
    24
    Tớ chỉ là người đang chập chững vào nghề, chẳng dám liệt mình vào hàng ngũ những người thành công. Bác matek chắc đang đùa .. hihi ..
    Lương khởi điểm ở viện Toán lúc tớ bắt đầu đi làm là 375 nghìn/tháng. Bây giờ hình như tăng lên hơn 600 rồi - Tớ vẫn chưa lĩnh tháng lương nào từ hồi có lương mới nên không biết con số cụ thể. Bác matek định về chung vai với anh em à? Bác chắc làm về toán rời rạc?
    "Nguyện mỗi người có một niềm vui"

Chia sẻ trang này