1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Học đàn violin như thế nào ?

Chủ đề trong 'Nhạc cổ điển' bởi hoavongvang, 07/02/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. longlaze

    longlaze Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/08/2005
    Bài viết:
    71
    Đã được thích:
    0
    Chúc mừng 8/3 các nghệ sĩ!
    Gửi bác hung2452: tôi cũng hiểu khóa nó đại loại là như thế, nhưng thực tế chỉ có tác dụng thế thì bỏ nó đi cho nhẹ gánh, cần jì phải ghi khóa nhạc vào nữa nhỉ?
  2. hung2452

    hung2452 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/04/2002
    Bài viết:
    560
    Đã được thích:
    0
    Potay.com
  3. longlaze

    longlaze Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/08/2005
    Bài viết:
    71
    Đã được thích:
    0
    rất tiếc vì làm khó bác hung2452.
  4. music_heal_mysoul

    music_heal_mysoul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/05/2005
    Bài viết:
    187
    Đã được thích:
    0
    một điều dễ hiểu! bác thử xem khuôn nhạc piano thử xem, pác thử phân tích thì biết tại sao lại sử dụng bộ khoá như vậy
  5. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Tôi thì ngược lại .
    Một bài đàn tôi tập phải mất vài ngày, trong khi đó, những lý
    thuyết mới có trong bài đó, thì chỉ học trong vài phút.
    Ngày xưa học ngôn ngữ mới, người ta học từ mới và ngữ
    pháp, rồi mới ráp vào thành câu. Ngày nay cách học ngôn
    ngữ mới là học thuộc bài mới, từ mới, biết nghĩa, rôi mới
    học ngữ pháp sau. Ngày xưa tôi tốt nghiệp phổ thông rồi,
    mà ngữ pháp tiếng Việt còn chưa rành. Người ViệtNam đến
    Mỹ cả chục năm, nói tiếng Mỹ so với thày giáo dạy tiếng Anh
    ở ViệtNam thì có thể hơn, nhưng ngữ pháp tiếng Anh thì mù
    tịt, viết một lá đơn hay một lá thư ngắn tiếng Anh cũng không
    xong.
    Nhạc cũng vậy. Học một năm Piano theo Method Rose mới
    biết đọc nhạc đến 2 nốt thăng và 2 nốt giáng, một giọng thứ.
    Nếu hỏi lý thuyết âm nhạc thì chỉ mới quen biết với âm nhạc,
    chứ không thể thi qua được một bài thi nhỏ về lý thuyết âm
    nhạc được. Nhiều người chơi đàn rất hay, mà lý thuyết âm
    nhạc thì mù tịt, có khi còn không đọc được bản nhạc nữa,
    trong khi đó thày giáo dạy nhạc thì có thể chơi đàn còn dở hơn.
    Tôi không học lý thuyết âm nhạc, và mới mua một cuốn sách
    trong trường đại học, đọc thấy những điều mình đã hiểu biết,
    nhưng không nói ra được, vì nhiều từ ngữ mình chưa học đến.
    Dù có đọc xong cuốn đó (cho học sinh đại học năm đầu tiên)
    thì tôi cũng không thể thi được trình độ ấy, mà phải học kỹ hơn,
    thuộc nhiều từ ngữ thì mới được.
    Ý tôi nói, tay đàn và lý thuyết không hẳn bao giờ cũng đi đôi
    với nhau . Luyện tay đàn thì khó hơn học lý thuyết nhiều.
  6. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Các khoá nhạc là để zoom các nốt nhạc vào trong tầm nhìn
    đọc nhạc của ta .
    Khi ta nhìn xa, phải cần ống nhòm, như kính thiên văn chẳng
    hạn . Nhìn vào ống nhòm, thì nhìn rõ vật ở xa, nhưng không thể
    nhìn vật ở gần . Đó là khoá Sol, cho Violin, và giọng nữ cao,
    giọng trẻ con. Họ chẳng cần biết khoá Fa đọc thế nào, và để
    làm gì.
    Khi nhìn gần, như đọc sách chẳng hạn, thì phải đeo kính lão .
    Đó là khoá Fa, Cello và giọng nam trầm. Họ chẳng rỗi hơi xem
    khoá Sol đọc ra sao, và họ có thể hát nổi không.
    Khi không nhìn xa, không nhìn gần, thì là khoá Đô, cho Viola,
    giọng nữ trung, nữ trầm, nam trung. Khoá này chẳng giống ai,
    làm ai chơi Viola phải viết lại các bài khoá Sol (lòi ra ngoài
    giòng dưới) cho vào các giòng giữa của khóa Đô của họ.
    Người trẻ thì nhìn trăng sao và đọc sách đều không cần kính
    gì cả, cũng như nhạc trưởng giàn nhạc thì đọc được tất cả
    các giòng nhạc của các đàn. Dù sao, chẳng nhạc trưởng nào
    đọc một khóa to bằng cả khoá Fa và khoá Sol cả, vì khuông
    nhạc chung sẽ có mười mấy giòng, hoa cả mắt, khó đọc lắm .
    Loài người chúng ta đọc 5 giòng là vừa, nên muốn đọc nhạc
    từ trầm đến cao, nên đọc 2 khoá Fa và Sol riêng rẽ, mỗi khoá 5
    giòng dễ hơn là đọc gộp cả 2 khoá ấy, tổng cộng 11 giòng, vì nốt
    Đô ở giữa giòng cao của khoá Fa và giòng thấp của khoá Sol .
    Chắc từ Zoom của tiếng Anh giúp được bạn chứ?
    Sửa thêm:
    À còn một ví dụ nữa là từ Scroll, tức là cuốn rèm, cuốn chiếu.
    Khi bạn vào phố rùm TTVNOL, muốn đọc từ đầu đến cuối một
    trang web, bạn phải lấy con chuột mà kéo, mà cuốn màn hình
    lên xuống cho vào tầm mắt mà đọc . Các khoá để đọc nhạc
    cũng vậy .
    Khi chỉ cần đọc đầu trang, cũng như khoá Sol, chẳng bao giờ
    lần xuống giữa trang web cả .
    Khi đọc cuối trang, cũng như khoá Fa, chẳng bao giời cuốn lên
    đầu trang cả.
    Muốn đọc cả đầu trang, cả cuối trang, thì phải lấy con chuột hay
    nhấn phím mũi tên lên xuống mới đọc được . Ấy là phải đọc
    cả khoá Sol và khoá Fa .
    Viết chung cả khoá Sol và khoá Fa làm một thì cũng như làm
    một cái màn hình dài thòòng xuống, không cần phải cuốn nữa.
    Được CoDep sửa chữa / chuyển vào 08:49 ngày 09/03/2007
  7. longlaze

    longlaze Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/08/2005
    Bài viết:
    71
    Đã được thích:
    0
    Bác CoDep giải thích hay quá, cảm ơn bác nhiều!
  8. longlaze

    longlaze Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/08/2005
    Bài viết:
    71
    Đã được thích:
    0
    Đàn violin có nhiều vị trí chơi:1,2,3,4. Vậy thường thì chơi ở vị trí nào thì hay hả các bác, trong các bản nhạc viết cho violin có ghi vị trí để chơi không ạ? Các bác làm ơn giải thích dùm!
  9. hangnt071180

    hangnt071180 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    06/03/2006
    Bài viết:
    125
    Đã được thích:
    0
    Có một lần, vô tình nghe được tiếng đàn violin ở quán trà Hoa, thấy giai điệu sao dễ thương thế? Chưa bao giờ động tay vào đàn, cũng chưa biết một nốt nhạc nào hết, nhưng mà ai cấm mình thích nghe đàn đâu nhỉ? hì hì... Chúc cho các thành viên của box ngày càng yêu violin, kéo được nhiều bản nhạc hay để thêm yêu cuộc sống :)
  10. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Đấy là vị trí tay cho người mới học đàn Violin .
    Sau năm thứ nhất thì bài khó hơn, một bài phải chơi ở nhiều
    vị trí tay . Nói chung, bài cho violin có nhiều vị trí tay, nên có thể
    nói, không còn vị trí tay nữa . Người chơi thích trổ ngón nghề
    gì đặc biệt, thì cứ để tay chỗ nào tiện nhất cho mình mà chơi .
    Nếu chỉ chơi thay cho giọng hát, thì thường ở vị trí 1 . Đó là
    vị trí các tay chơi Violin dân gian hay chơi, gọi là đàn Fiddle,
    chứ không gọi là Violin nữa . Fiddle thì chỉ chơi bài vui, và
    các điệu nhảy dân gian .
    Cũng nên biết Violin chơi cổ điển, có vui, có buồn, có nhảy,
    và có chỉ nhạc thuần tuý, không thể nhảy được. Vì chơi nhạc
    thuần tuý, không cần người có thể hát được hay không, nên
    vị trí tay có thể đặt ở nơi cao tận cùng nhất của keyboard.
    Tóm lại, bản nhạc Violin thì không có ghi vị trí tay .
    Tôi thấy người ta chơi như vậy, nhưng bản thân thì chưa tập
    xong năm thứ nhất, tay mới đến vị trí 5 còn chưa xong, không
    biết tay để đến cuối bảng phím thì là vị trí gì.

Chia sẻ trang này