1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Học đàn violin như thế nào ?

Chủ đề trong 'Nhạc cổ điển' bởi hoavongvang, 07/02/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. anhvery35

    anhvery35 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/10/2007
    Bài viết:
    306
    Đã được thích:
    1
    Em có thắc mắc là : cây đàn violin và cây đàn nhị ( đàn cò ) ,cả hai loại đàn đều dùng cung kéo trên dây mà sao âm sắc nó khác nhau , do đâu quyết định cái âm sắc của mỗi đàn vậy bác , còn viola , cello , bass hình như là âm sắc như nhau , khác nhau về âm vực ,và violin thì mắc thế và cầu kỳ chi ly quá , còn đàn nhị thì không như vậy !
  2. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Bass, Cello, Viola, Violin, thì cùng một thiết kế, cùng một chất
    liệu. Đàn cò thì khác thiết kế và khác chất liệu, nên khác âm
    thanh với bọn đàn giây.
    Nhìn chung, thì thùng đàn giây mỏng và to hơn đàn cò, và mặt
    đàn giây bằng gỗ còn mặt đàn cò bằng da. Người ta bàn nhiều
    về đàn giây, nên bạn mới biết nó rắc rối . Điều đó không có
    nghĩa là kỹ thuật làm và mắc giây đàn cò thì dễ dàng và đơn
    giản . Chẳng qua bạn chưa nghe người chơi đàn cò kể về cách
    lắp đàn cò rắc rối phiền hà ra sao thôi. Nói chung, trong kỹ thuật
    chẳng có gì dễ dàng, đơn giản, mà lại tốt cả.
    Đàn cò có rất hạn chế về âm vực (chỉ có 2 giây) và cách kéo
    cung nên cách chơi và các bản nhạc cũng bị hạn chế, nên
    người ta không dồn sức vào nghiên cứu nó hơn nữa như đang
    làm với đàn giây.
  3. aiphivi

    aiphivi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/12/2007
    Bài viết:
    142
    Đã được thích:
    0
    Các bác ơi, tại sao tui kéo archét đến phần đầu của cây thì nó lại rung lên bần bật vậy Làm sao cho nó đi thẳng thớn ngon lành và hok bị rung nữa???
    thaxx!!!
  4. gun_ho

    gun_ho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/03/2005
    Bài viết:
    84
    Đã được thích:
    1
    Có nhiều nguyên nhân làm cho archet "rung lên bần bật", ngay cả những người chơi lâu năm, khi trình diễn trước đám đông vẫn bị như thường. Lý do thường là vì hồi hộp.
    _ Cách trị : Tới thật sớm và tập dợt 30 phút ngay trước giờ diễn. Khi bước ra sân khấu, hít thật sâu vài hơi và yêu cầu nhân viên ánh sáng rọi đèn ngay vào mình (chói mắt không còn nhìn thấy khán giả giúp ta bớt run).
    Với người mới tập thường là vì:
    _Tay phải cầm archet quá chặt, ngón tay cái của bàn tay cầm archet không cong.
    _Archet bị căng quá. (xả bớt ốc vài vòng)
    _Archet dỏm, bị cong, vênh, không cân bằng.
    Cách trị :
    _Mỗi ngày tập kéo âm giai (scale) thật chậm (kéo nốt tròn) chừng 30 phút. 3 tháng sau là bảo đảm archet hết run.
  5. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Tôi chơi những quãng chậm, nốt ngân dài thì cung không bị
    rung, nhưng những quãng nhanh thì cung vẫn hay bị nảy bần
    bật. Nếu nới chùng cung xuống, thì khó chơi những quãng
    nhanh mà giật (staccato). Tôi cho rằng những bài khó hơn nữa
    mà tôi chưa đủ sức chơi, cung còn càng cần phải căng hơn nữa
    dẫn đến khả năng cung bị nẩy còn cao hơn nữa. Chỉ có tập
    luyện nhiều những quãng khó thì mới giảm và hết tật nảy cung
    thôi.
    Còn chuyện ngón tay cái cầm cung, thì có 2 trường phái, đốt
    ngón cái khuỳnh ra, và đốt ngón cái cong lõm vào. Nhà trường
    ViệtNam và nhiều thày dạy trường phái ngón cái cong khuỳnh ra.
    Tôi theo trường phái ngón cái cong lõm vào. Tôi cầm cung rất
    chặt những chỗ khó. Những chỗ êm ả thì tôi đỡ cầm chặt hơn
    để khỏi mỏi tay.
    Tôi không học trong trường nhạc, và không có thày giỏi dạy tôi,
    nên những lý luận của tôi cần được các bạn cẩn thận suy xét,
    đừng cho là đúng một cách dễ dàng, nhưng là những điều tham
    khảo, vì thế giới chúng ta là muôn màu muôn vẻ như vậy.
  6. aiphivi

    aiphivi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/12/2007
    Bài viết:
    142
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn các bác nhiều
    Hì, bàn về kỹ thuật nhiều mệt người lắm, luyện tập là trên hết
    Xin hỏi các bác "lão làng" lẫn các bác & các bạn mới tập một câu cho vui vui nhé
    Mọi người lần đầu tiên tập luôn luôn bị mỏi cổ & vai và tay. Vậy hỏi bạn mất bao lâu để có thể chơi đàn liên tục "cứ như không"? Và các bác chơi được liên tục trong bao lâu?
    Hiện tại kỷ lục của tui là...2 phút không rơi archet
    Được aiphivi sửa chữa / chuyển vào 22:13 ngày 10/12/2007
  7. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Ngày xưa cha tôi mới dạy tôi Violin, thì cứ một lúc tôi đòi nghỉ vì
    mỏi tay quá . Không biết bao lâu tôi bỗng thấy có thể tập được
    suốt buổi nửa tiếng liền . Có lẽ chừng vài tháng . Bây giờ tôi có
    thể chơi hơn 1 giờ liền không nghỉ . Tôi ngừng chơi vì hết hứng
    thú chứ chưa mệt . Có lẽ có thể chơi được vài tiếng liền.
  8. arjava

    arjava Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/02/2007
    Bài viết:
    58
    Đã được thích:
    0
    Ngựa đàn(bridge) có nhiều hình dạng lắm:
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
  9. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Các hình của bạn không nổi lên để thấy được .
    Cái cầu hiệu ERIC này không có đốm cúa gỗ Maple, có thể
    không phải gỗ Maple, có thể là gỗ Maple nhưng sai thớ, nói
    chung phẩm chất không tốt.
    Đây là hình trên Internet, cho thấy cầu có nhiều đốm
    nhỏ hình chữ nhật, đặc trung của gỗ Maple . Gỗ dẻ ở Việtnam
    cũng có nhiều đốm, mà to bằng móng tay người lớn, dày bằng
    hạt bí ngô .
    [​IMG]
    Đây là cầu mới mua về và sau khi gọt sửa lắp được vào đàn:
    [​IMG]
    Được CoDep sửa chữa / chuyển vào 01:15 ngày 13/12/2007
  10. anhvery35

    anhvery35 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/10/2007
    Bài viết:
    306
    Đã được thích:
    1
    Về gọt dũa cầu thì khi tay đàn đã khá vững rồi, học cỡ vài năm ,có vài cây đàn , có nhiều cầu rồi ,với lại phải khéo tay , biết chút kỹ thuật mộc , có vài món đồ nghề đặc chủng ,thì mới dám thực hành món này , chứ tay ngang vài tháng như em thì chưa có dám "tự chế biến" , vì đàn violin khó tính hơn guitar nhiều , rút kinh nghiệm từ việc lên dây tự ngẫu không đúng phép vừa rồi mà tiếng đàn trở nên không đạt yêu cầu , và violin thì phụ tùng ,phụ kiện thứ nào cũng đắt cả, nên việc chế tạo chỉ để dành cho các bác "lành nghề" thôi !

Chia sẻ trang này