1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Học đàn violin như thế nào ?

Chủ đề trong 'Nhạc cổ điển' bởi hoavongvang, 07/02/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Tôi đi ăn cưới về thì mất máy ảnh trên sân bay . Mấy hôm nữa
    sẽ chụp cho các bạn coi Violin rẻ nhất nước Mỹ mua 100 đôla
    Cremona SV175 làm ở TQ, lưng và sườn hoàn toàn không vằn.
    Tôi cũng gắng chơi một đoạn nhạc để các bạn nghe tiếng của
    nó . Tuy không vang to, nhưng tiếng khá êm, dễ nghe chứ không
    lảnh lót chói tai. 100 đô này kể cả hộp, cung, nhựa thông, và cả
    cái gối đệm vai nữa.
    1- Về chuyện xài máy lên giây (tuner), bạn cứ lấy từ khóa tuner
    tìm trên ebay thì thấy nhiều loại lắm, từ mấy chục đô đến hơn
    trăm đô . Nói chung, nó bằng cỡ điện thoại cầm tay, hay cỡ bao
    thuốc lá, bên trong lắp pin, mặt trước có màn hình . Khi bạn
    gẩy Guita hay kéo Violin, còn một tay vặn giây lên xuống tứứửng
    hay tửửứng thì màn hình có con số chỉ bao nhiều Hez chạy lên
    chạy xuống theo độ cao của giây đàn, đến khi đúng tần số của
    một nốt đàn, thì nó hiện lên chữ A (giây La) hay chữ D (giây Rê)
    chẳng hạn . Lúc ấy bạn dừng tay, thì đàn đã lên giây đúng .
    Ngày xưa tôi tập Violin và Piano đã mấy năm mà chưa biết lên
    giây đàn, vì cha tôi là thày dạy đàn lên giây cho. Vì vậy, có tuner
    thì cũng như thày lên giây cho mình vậy . Đến khi đủ lông đủ
    cánh rồi, thì mình khỏi cần máy lên giây nữa . Loại tuner rẻ tiền
    thì chỉ có 4 nốt nhạc, các nốt khác thì nó chẳng nói gì hết . Khi
    kéo violin hay gẩy banzo (giống như lên giây violin, chứ Guitar
    thì tuner rẻ tiền chịu chết gí) phải đến khi gần đúng thì màn hình
    mới hiện lên đèn rõ dần cho đến khi đúng thì đèn mới thẳng
    chính giữa, mà vặn quá đi thì đèn trẹo đi, nhỏ đi, mờ đi, cho đến
    khi sai quá xa nốt chuẩn thì màn hình tắt ngóm. Tuner có đủ các
    nốt Piano thì phải hơn trăm đôla. Tôi chỉ mới được nhìn loại rẻ
    tiền 4 giây violin vừa nói trên, chứ chưa bao giờ được sờ vào
    một cái nào . Loại hơn trăm thì tôi cũng chỉ nghe nói chứ chưa
    từng được nhìn thấy .
    2- Còn cái Sudin thì đã bàn nhiều trong box này . Ngày xưa tôi
    cũng đã thấy cái này, và thử nghe khi nó lắp vào đàn . Quả thật
    nó làm đàn câm hẳn đi . Tôi cũng đã coi DVD người biểu diễn
    Violin xài cái này . Đó là đoạn kết cúa bài, sau khi chơi xong, anh
    ta lắp cái Sudin này vào đàn, và nâng đàn lên, chơi câu cuối
    cùng. Tiếng đàn mờ nhạt đi, như xa vắng trong màn đêm sương
    mù . Tuy vậy, tôi không thích cách chơi nhân tạo này. Người chơi
    nên dựa vào tay nghề của mình, chứ không nên biến đổi cây
    đàn một cách nhân tạo như thế. Dù sao, tôi cũng đồng ý chuyện
    người mới tập mấy tháng đầu xài cái này để hàng xóm khỏi
    phản đối. Tôi biết người mới chơi Violin hay Kèn thì tiếng khó
    chịu lắm, có thể làm người ta phát ốm lên được . Chính tôi còn
    không chịu nổi tiếng đàn của mình nữa kia, mà đàn cha tôi mua
    là đàn Ý, mấy cây vàng chứ không xoàng đâu.
    Cái Sudin đó có thể tự làm như tôi đã từng nói trong box này .
    Bạn tìm một miếng cao su xốp đế giày đế dép, dày cỡ một
    centimet to bằng con ngựa đàn (tiếng Anh là bridge, nghĩa là
    cầu), hình dáng cũng giống như cái bridge. Lật ngược miếng
    cao su lên, tức là cái cạnh như chân cầu áp xuống mặt đàn,
    rồi lấy dao sắc xẻ một đường thật sâu, sao cho miếng cao su
    có thể ngậm được cái cầu sâu hơn một centimet hay 2 centimet
    Khi xài, thì cắm cái sudin này cho nó ngậm cái cầu đàn . Phải
    xẻ 4 cái rãnh trên cái sudin để giây đàn không vướng vào cái
    sudin này khi ta cắm nó ngậm sâu vào cái bridge. Càng cắm
    ngậm sâu vào bridge thì tiếng đàn càng câm nhiều hơn vì nó
    giữ cái cầu lại, không cho rung nữa.
    Nó có tên là "practice Mute"
    [​IMG]
    http://www.music123.com/Accessories-Stringed-Instruments,Page-2.Music123
    giá 5 đôla.
  2. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Khi chốt lên giây mà lỏng, nên coi có nên sửa lỗ hay chốt không,
    chứ không nên bôi phấn hay côlôphan vào, sẽ có hại thêm,
    hỏng thêm đàn. Theo đúng lẽ, chốt khớp với lỗ thì không thể
    lỏng tuột được. Khi lỏng, thì chúng không khớp với nhau rồi, mà
    bôi các chất vào thì không thực sự chữa, mà là phá . Ít nhất thì
    tiếng đàn sẽ khàn đi, và không vang, không nhạy như trước nữa.
    Bàn về tiếng đàn:
    Chất gỗ quyết định phần lớn tiếng đàn . Gỗ mới (chỉ để khô vài
    năm) gỗ ẩm, gỗ cứng, thì làm đàn có tiếng đanh và chua gắt,
    rất khó nghe . Gỗ cũ, khô, xốp thì tiếng ấm, dịu ngọt, nhưng có
    thể kém vang .
    Kỹ thuật Chế tạo đàn tốt thì tiếng vang to hơn, có thể đanh hơn.
    Tiếng đanh có thể chối tai, có thể khiến cho trong sáng và mạnh
    mẽ, khoẻ mạnh, hùng tráng . Nói chung trừ điểm chối tai, thì
    những đặc điểm khác đều tốt cả.
    Lắp đặt: lắp đặt tốt sẽ không còn tiếng khàn, tiếng khè, và làm
    âm thanh vang vọng hơn.
    Kỹ thuật làm đàn (bên trong) và lắp đặt (bên ngoài, kể cả cột
    chống - sound post) cho đàn tính nhanh nhậy (responsiveness)
    dễ chơi hay. Học sinh thích chơi đàn của thày phần lớn là ở
    cái đặc tính này . Cầm đàn của thày lên chơi thì thấy dễ dàng
    thực hiện các kỹ thuật chơi khó, và tiếng đàn dễ vang lên ngay
    chứ không đợi một lúc ọ ẹ mới kên lên.
    Cho đến nay, chưa có ai dám chắc mình nắm được bí quyết làm
    đàn, vì người làm đàn nổi tiếng cũng chẳng luôn luôn bán được
    đàn với mức được nổi tiếng . Cả đời hoạ may mới được vài cây
    mà thôi . Ai cũng trổ hết tài nghệ ra mà làm đàn, nhưng đến khi
    làm xong, kết quả ra sao lúc ấy mới biết.
  3. aiphivi

    aiphivi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/12/2007
    Bài viết:
    142
    Đã được thích:
    0
    Hic, may chưa tháo chốt đàn ra mà rắc bột phấn vào
    Nhưng bác CoDep này, "sửa lỗ hay chốt" nghĩa là sao cơ? Tui tưởng cái lỗ với cái chốt đã được đẽo rồi, bi giờ có lỏng thì làm sao mà sửa được? Liệu có trường hợp chốt lỏng do thời tiết không bác?
    Hê hê, hôm nào có thời gian + kiếm được máy ảnh, nhất định sẽ chụp "Ái phi" của tui lên cho các bác đánh giá
  4. anhvery35

    anhvery35 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/10/2007
    Bài viết:
    306
    Đã được thích:
    1
    Về máy lên dây thì em thấy có 2 loại :
    Loại một là loại cảm nhận dao động không khí , loại nghe tiếng đàn : loại này để rời ngoài đàn ,khi khảy nốt thì âm thanh của đàn sẽ vang truyền vào không khí và máy sẽ nhận được , loại này phải làm trong phòng cách âm hay những nới ít tiếng ồn vì dễ bị nhiễu do âm thanh từ bên ngoài như tiếng xe máy , tiếng người...
    Loại thứ hai là loại cảm nhận dao động thân đàn :khi dây đàn rung thì sẽ truyền sự rung này xuống thân đàn , và truyền khắp các bộ phận của đàn , cho nên gỗ để làm đàn mà nhạy cảm và tiếp nhận tốt những rung động này thì đó là gỗ tốt , tần số dao động khi truyền từ dây đến các bộ phận của đàn vẫn không đổi còn cường độ có thể có suy giảm chút , cho nên loại máy lên dây này sẽ kẹp vào một chỗ nào đó của đàn , thường là cần đàn , rung động sẽ truyền vào máy và máy sẽ cho hiển thị lên màn hình hay báo ra tiếng .Loại máy này không bị nhiễu bời các âm thanh từ ngoài nên có thể lên dây nơi có tiếng ồn.
    Khi khảy 1 dây thì ít nhất có 2 dao động , đều là dao động cơ học , đó là dao động vật chất phát sinh trước rồi tạo ra dao động âm , 2 loại này xảy ra 1 trước 1 sau và duy trì kéo dài rồi tắt dần .Dựa vào 2 hiệu ứng này mà người ta chế ra 2 loại máy lên dây tương ứng .
    Còn về muốn giảm bớt âm thanh của đàn thì mình can thiệp vào thùng đàn .Theo lý thuyết thì thùng đàn có công dụng để khuyếch đại âm thanh theo nguyên lý cộng hưởng , âm thanh rung từ dây sẽ truyền vào thùng đàn qua khe Fa ,được điều chế trong đó rồi thoát ra ngoài , nếu không có thùng thì tiếng sẽ nhỏ hẳn ,
    Nếu bạn muốn tiếng nhỏ , bạn lấy băng kéo dán bít khe Fa là xong , có thể chỉ dán 1 phần thôi , cái này mình chưa thử , bạn có thể thử làm xem...
  5. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    1- Sửa lỗ và chốt lên giây:
    Gồm 2 lỗ và một chốt xuyên qua . Vì nhiều lý do, hoặc làm không
    đúng kỹ thuật, hoặc xài và bảo quản không đúng, nên 2 lỗ này
    không khít với chốt nữa . Cái khó là 2 lỗ không bằng nhau, và
    một lỗ thôi, cũng đầu to đầu nhỏ . Bí quyết ở chỗ phải tròn thì
    mới quay được, và phải khít suốt chiều dài của 2 lỗ và chốt . Còn
    làm thế nào, thì cần đầu óc suy nghĩ của ta . Cách làm thông
    thường nhất của thợ cơ khí là phải tiện cái chốt bằng một cái
    giống như cái gọt bút chì, để nó được đúng chiều to nhỏ, hay
    đặt lên máy tiện mà tiện . Còn lỗ thì phải mài một cái dũa thép
    thành hình kim tự tháp sắc 3 cạnh vừa đúng nội tiếp cái gọt bút
    chì kể trên . Sau đó thì cầm tay mà ngoáy cái dũa thép qua cả
    2 lỗ một lúc cho đến khi nhìn thấy nó đã chạm hết các chỗ của
    cả 2 lỗ . Bạn có sáng kiến gì không (chỉ cần ý nghĩ thôi) thì cùng
    trao đổi ?
    2- Cái tuner tôi thấy thì xài được trong hoàn cảnh ồn ào của đám
    đông, vì nó được đặt sát vào đàn đang lên giây . Âm thanh nào
    to nhất đối với nó thì mới được suy xét và đánh giá, chứ tiếng ồn
    hoặc tiếng đàn khác mà vang đến nó yếu hơn, hoặc không đủ
    độ lớn, thì nó coi như điếc .
    3- Hộp đàn violin (sound box) cộng hưởng với giây đàn qua cái
    cầu là chính, chứ không phải qua không khí ở lỗ F . Vì thế cái
    Sudin mới làm cầm (mute) tiếng đàn . Cái cầu tốt, được gọt
    đúng, thì âm thanh mới tốt nhất cho cây đàn . Âm thanh qua cầu
    được truyền xuống mặt trước, rồi qua soud post (cột chống) mà
    xuống lưng đàn . Vì thế chất lượng mặt và lưng là 2 phần quan
    trọng nhất cúa tiếng đàn .
  6. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    À quên, mặt và lưng violin dày khoảng 2 mm, nhưng chỗ chính
    giữa, nơi cái cầu và cái cột chống thì mỏng nhất .
    Còn lỗ F là nơi âm thanh thoát ra . Nếu lỗ F khoét to, thì âm
    thanh cao bị mất bớt, mà âm thanh trầm sẽ nhiều hơn, làm cho
    tiếng trở nên mờ, tối, trầm, ấm, dịu, mà bớt chói, gắt, lảnh lót,
    đanh, ngọt .
    Lỗ F đã khoét rộng rồi thì hết cách, nhưng còn hẹp thì còn có
    thế khoét thêm.
  7. anhvery35

    anhvery35 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/10/2007
    Bài viết:
    306
    Đã được thích:
    1
    Bác Codep bảo cái cây chống trong thùng đàn có chức năng là để truyền rung động cơ từ mặt trên của thùng đàn xuống mặt dưới của thùng ,theo thứ tự < dây -> ngựa -> chân ngựa -> mặt trên thùng -> cột chống -> mặt dưới thùng ( lưng thùng )>.
    Cái này em thấy có lý , vì có tài liệu bảo rằng nếu để cây chống sát chân ngựa bên phải thì âm thanh đàn sẽ tốt hơn hẳn , vì cây chống mà để sát ngay dưới chân ngựa thì dễ nhận rung động trực tiếp từ ngựa truyền xuống,chỗ mặt đàn ngay bên dưới con ngựa được làm mỏng nhất cũng do mục đích để rung động dễ truyền xuống cột chống hơn mà không bị mặt đàn cản nhiều , vì cản nhiều thì sẽ bị suy giảm , và khoảng cách càng xa thì càng suy giảm nhiều, hay nói chữ là suy giảm tỉ lệ với khoảng cách .
    Tới đây thì em có thắc mắc đây , ngựa đàn thì có 2 chân tiếp xúc với mặt đàn , nếu chia ngựa làm 2 phần thì 2 dây Sòl Re sẽ gần chân trái hơn , và 2 dây La Mí sẽ gần chân phải hơn , vậy đối với 4 dây thì khaõng cách từ mỗi dây tới chân ngựa sẽ khác nhau và tàn số của các nốt mỗi dây khác nhau nhau nên đáp ứng của cột chống có thể khác nhau . Vậy thì mình thữ gắn thêm 1 cột nữa vào bên trái xem sao , vậy là sẽ có 2 cột chống ,đều đặt sát ngay dưới 2 chân ngựa,theo hiểu 2 chân ngựa đứng trên 2 cột ấy thông qua mặt đàn , như kiểu người ta đi cà-kheo , nếu có thể , mình sẽ làm ngựa 3 chân , có thêm 1 chân ngữa nữa và thêm 1 cây chống , vậy là ta có ngựa 3 chân với 3 cây chống theo kiểu cà - kheo .
    Cái này là mình thử "ngâm cứu" xem nếu mình có thời gian ... vọc vọc thử xem sao ...
  8. anhvery35

    anhvery35 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/10/2007
    Bài viết:
    306
    Đã được thích:
    1
    Còn về cách đánh giá các loại gỗ để làm đàn thì có 2 cách thường dùng:
    Cách 1 : đánh giá bằng cảm quan và kinh nghiệm : như nhìn , sờ , gõ ...
    Cách 2 : đánh giá bằng máy : loại cơ và loại điện tử , cái này chính xác và đưa ra kết quả rất nhanh .Có thời gian thì em sẽ post nguyên lý lên để các bác đọc chơi .
  9. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Tôi đánh máy nhầm bề dày của gỗ hộp đàn (sound box) violin .
    Đúng ra, chiều dày gỗ là 3 milimét chứ không phải 2 milimét
    như tôi đã đánh máy sai. Nơi mỏng nhất là khoảng giữa mặt
    và lưng đàn, thì chưa được 3 milimét. Vì thế, ta có thể tưởng
    tượng sound box là một cái hộp gồm 2 cái màng loa hình bầu
    dục úp mặt vào nhau .
    Khung gỗ bên trong của violin gồm 2 đường viền mép của tấm
    mặt và tấm lưng, còn 2 đường viền này nối với nhau bằng
    những cột sườn, là những cột nối cổ đàn, chốt đuôi đàn, và
    những góc ở sườn hình chữ C hai bên hông hộp đàn. Riêng
    miếng mặt đàn, thì bên trái có dán một cái dầm chạy giọc theo
    2 giây trầm của đàn để đỡ cho mặt khỏi bị sụm xuống dưới
    sức đè của chân ngựa bên trái . Bên phải thì là cái cột chống
    sound post mà bạn Gun-Ho đã nói (mà tôi chưa đọc, nhưng đã
    đọc ở đâu đó rồi, không biết có đúng bài đó không). Cách làm
    này đã được kinh nghiệm qua hàng triệu cây Violin đã làm từ
    mấy trăm năm nay trên khắp trái đất . Người ta chỉ nghiên cứu
    những chi tiết tỉ mỉ như thớ gỗ, kích thước, và khoảng cách lắp
    đặt dầm trần và cột chống thôi, chứ chưa ai dám bạo phổi như
    bạn . Nói bạo phổi mà không nói bạo gan, chắc bạn hiểu ý tôi
    chứ?
    Dầm trần là một thanh gỗ Spruce (gỗ bách, cùng loại gỗ mặt
    đàn, và giàn khung đàn) mỏng bề ngang, mà cao bề dày, để
    đỡ mặt đàn, cao nhất ở giữa, và mỏng dần về hai đầu. Dầm
    trần này không chạm đến 2 đầu cúa nó, tức là không chạm đến
    đầu và đuôi của hộp đàn, khiến cho nó không gắn với khung
    viền xung quanh tấm mặt. Như vậy khoảng giữa mặt đàn rung
    hoàn toàn tự do với đường viền xung quanh của nó. Kỹ thuật ở
    đây là gỗ Bách của nó cần xốp chừng nào, chắc và cứng chừng
    nào, dày chừng nào ở những quãng nào, và cao chừng nào ở
    những chỗ nào, và hụt chừng nào ở đầu, hụt chừng nào ở đuôi,
    lệch về trái chừng nào, lệch về phải chừng nào so với chỗ sẽ
    lắp 2 giây trầm sau khi đàn đã làm xong? Sau khi đã dán dầm
    trần, rồi dán tấm mặt vào sound box, thì duyên phận của nó hầu
    như suốt đời với tấm mặt đàn, và người chơi đàn sẽ không cần
    quan tâm đến nó nữa . Điều đó có nghĩa khi ta không thích đàn
    thì ta bỏ nó đi, bán nó đi, chứ không thay hay chữa cái dầm trần
    này, cũng như không thay hay chữa các tấm mặt, tấm lựng tấm
    sườn, và những miếng của bộ khung sound box như một lần
    bạn đã nêu lên vấn đề. Người ta coi cả cây violin là một tổng thể
    đồng nhất và các bộ phận hài hoà với nhau như một thân thể
    người, chứ không coi nó là một giàn máy gồm nhiều bộ phận
    như cách nhìn nhận của bạn. Như vậy, chúng ta có thể thấy sửa
    bộ phận của Violin cũng như một ca mổ một người bệnh . Sau
    khi mổ, thì người bệnh khỏi bệnh, nhưng không thể khoẻ mạnh
    như khi họ chưa bị bệnh, và mổ chỉ là một cách làm cuối cùng
    buộc phải làm mà thôi . Những người giật giải vô địch các cuộc
    thi thể thao có thể giật giải sau những cuộc mổ xẻ, nhưng
    những chủ cây đàn giá hàng triệu hàng tỷ đôla không có gan
    gọt sửa cây đàn của họ đâu. Nếu cây đàn có giá 100 đôla, mà
    tiền công chữa đàn không đáng kể, thì cũng nên sửa chữa các
    bộ phận của đàn, coi như 100 đô đó là giá trả cho cuộc thí
    nghiệm. Thợ làm đàn đã từng trả giá hàng trăm lần như thế khi
    họ mới vào nghề, chứ người chơi đàn cần gì phải thí nghiệm?
    Còn bài cột chống sound post mà bạn Gun-Ho đã từng nói,
    không biết bạn đã đọc chưa, nhưng theo hiểu biết của tôi, nói
    tóm tắt lại như sau:
    1- Phải đặt phía sau chân cầu
    2- càng gần chân cầu tức là càng tiến về phía đầu đàn, thì tiếng
    đàn càng chắc, đanh và cứng lên; càng xa chần cầu, tức là càng
    lùi về sau đuôi đàn thì tiếng đàn càng nhỏ đi, mờ nhạt đi, ấm
    tiếng lên, giảm lảnh lót, giảm tươi sáng đi
    3- Không được xa chân cầu quá (hình như 3 hay 5 milimét thì
    phai?). Xa cầu quá thì cầu sẽ đè sụm mặt đàn chỗ góc lỗ F
    xuống, khiến cho miệng lỗ F bên trong sẽ thấp hơn mép bên
    ngoài.
    4- Đặt gần chân cầu bên phải, dưới 2 giây cao của đàn, cho cân
    đối với sức đỡ của dây dầm trần bên trái mặt đàn.
    5- Lệch về bên nào, thì giây bên đó sẽ vang to thêm lên . Ví dụ,
    nếu những nốt cao mà vang to quá trong khi chơi những nốt
    trầm thì như thì thầm than thở, thì dịch cây cột chống sang trái
    một chút, nhưng khi chơi những nốt cao gần cuối bảng phím
    thì hầu như không nghe thấy tiếng nữa, thì phải dịch cây cột
    chống sang phải. Theo lý luận này, thì ta thấy rằng đàn rẻ tiền
    thì dịch cây cột chống phía nào đi nữa, tiếng đàn cũng vẫn bị
    mất một phía, hoặc bên trầm, hoặc bên cao, và thường phải hy
    sinh bên cao đi để chơi được các bài hát, mà không chơi được
    các bài viết riêng cho violin. Thời đại điện tử, có Microphone pick
    up, thì tiếng đàn bên cao của những cây đàn rẻ tiền cũng vẫn
    chơi nghe được qua sự khuếch đại của cái Mixer.
    Đặt cây cột chống này là việc của người chơi đàn, vì nó theo thói
    quen và sở thích của người chơi khi chơi những nốt trầm và nốt
    cao như thế nào. Nếu người chơi mà không tự đặt lấy sound
    post, thì thuê thợ đặt đi đặt lại nhiều lần cho đến khi mình ưng ý
    thì thôi. Nếu tôi có tiền mua cây đàn hàng triệu đôla, thì sau khi
    mua về, tôi cũng sẽ không dám có ý định sờ vào cây cột đâu.
    Được CoDep sửa chữa / chuyển vào 16:04 ngày 16/12/2007
  10. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Mặt đàn làm mỏng khoảng giữ để dễ rung động hơn, chứ không
    phải "dễ nhận rung động từ ngựa." Giữa ngựa và mặt đàn thì
    không có khoảng cách, nên mặt luôn luôn nhận rung động từ
    ngựa . Có điều mặt mỏng thì sự truyền rung động từ chân ngựa
    xuống cột chống sẽ giảm, nhưng dày thì khó rung, cũng giảm
    sự truyền rung động từ chân ngựa đến cột chống. Vì thế, mặt
    đàn lý tưởng thì sẽ không dày đều nhau, mà có gân nổi lên đi
    từ nơi đặt cột chống mà lan dần xuống ra 4 phía. Nơi đặt cột
    chống chưa thể xác định được trước khi lên giây và chơi thử. Vì
    thế, mặt đàn chỉ có thể được đẽo gọt có gân sau khi đàn đã làm
    xong, chơi thử, rồi tháo mặt ra và gọt mỏng bớt đi để tạo gân.
    Lúc này cũng là lúc gọt sửa dầm trần, cũng được coi là một cái
    gân lớn của tấm mặt đàn.

Chia sẻ trang này