1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Học đàn violin như thế nào ?

Chủ đề trong 'Nhạc cổ điển' bởi hoavongvang, 07/02/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. gun_ho

    gun_ho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/03/2005
    Bài viết:
    84
    Đã được thích:
    1
    Thông thường thì đầu mỗi ô nhịp, người ta kéo xuống. Khi chơi mạnh (forte) và chơi các nốt nhạc tách ra, người ta thường thay đổi chiều archet cho từng mỗi nốt nhạc. Khi chơi đoạn nhạc êm dịu và liền lạc (legato) người ta nối nhiều nốt nhạc lại trong một chiều archet.
    Đối với người mới tập như Leaf, ban đầu cứ theo thầy dạy. Trong bài ghi thế nào thì chơi thế đó.
    Sau này khi tập âm giai, (Sol trưởng chẳng hạn) ta sẽ tập theo nhiều kiểu kéo.
    _Kéo tách từng nốt (dùng toàn bộ chiều dài archet, sau đó dùng khoản giữa, dùng khúc ngọn, dùng khúc gốc)
    _Kéo nối từng 2 nốt vào một chiều archet.
    _Nối 4 nốt.
    _Nối 8 nốt v.v...
    "có rule hay regulations gì kô ạ?"
    Có chứ, quy luật là "Làm sao thì làm, miễn HAY là tốt".
    Thành ra, nối hay tách, lên hay xuống sao cũng được, miễn hay là đạt yêu cầu.
    "Hay" đây có nghĩa là làm cho mọi người nghe đều mê mẩn, hốt ra tiền. Đi biểu diễn khắp thế giới đó nha.
    À quên, còn khi chơi chung trong một nhóm, nhớ phải thu xếp sao cho lên xuống đồng đều, kẻo mà thành cái đám lộn xộn rất chướng mắt.
  2. Fallingleaf

    Fallingleaf Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/08/2007
    Bài viết:
    80
    Đã được thích:
    0
    Cho cháu hỏi thêm câu nữa ạ. Có nhất thiết 1 nốt đen thì kéo cả archet, 1 nốt đơn thì kéo nửa archet không? Nếu thế thì cháu kéo kô chính xác lắm, chưa hết archet đã hết trường độ của 1 nốt đen rồi, tương tự với móc đơn, huhu
  3. gun_ho

    gun_ho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/03/2005
    Bài viết:
    84
    Đã được thích:
    1
    Gì mà phải hu hu ???
    Chuyện thường mà, người mới tập thổi kèn cũng vậy, thổi chưa xong một nốt đã hết hơi.
    Sử dụng archet cũng như người thổi kèn kiểm soát hơi thở. Phải biết chia archet sao cho chính xác, điều chỉnh tốc độ kéo và sức đè lên archet sao cho hợp lý để có thể tạo ra âm thanh hay tối đa mà vẫn còn dư nhiều archet cho những nốt kế tiếp.
    Muốn đạt được điều này, Leaf phải tập kéo chậm (nếu chưa quen kiểm soát hai tay một lần thì kéo trên giây buông) nhớ kéo thật chậm và sử dụng toàn bộ chiều dài của archet (từ gốc tới ngọn) He he, chắc chắn sẽ nghe rất chán (như mèo kêu) nhưng sau một tháng, Leaf sẽ có thể kéo nốt tròn trên 1 chiều cung.
    Nên nhớ là ai mới học cũng đều như vậy, đừng chán nản.
    Còn một nốt đen phải kéo một archet hay bao nhiêu thì hoàn toàn tuỳ vào tốc độ hành nhạc.
    Ví dụ như một nốt đen với largo sẽ dài thooòng, còn một nốt đen ở prestissimo thì ngắn chút xíu.
  4. jerrysheart

    jerrysheart Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/10/2007
    Bài viết:
    48
    Đã được thích:
    0
    bạn leaf làm mình nhớ ngày xưa ấu thơ bà dạy đàn quá he he ,chia sẻ bạn ít kinh nghiệm từ thuở bé

    Tay trái và tay phải


    Chuyện người mới học xác định cao độ của nốt kô chuẩn,bấm nhầm dây ,kéo arche chạm dây là chuyện thường như cơm bữa
    chuyện cao độ nốt thì bạn có thể khắc phục bẳng cách này nè,.Kéo nốt đó 1 arche nhiều lần để tai mình quen với cao độ của nốt nó đi. Ví dụ kéo nốt si(ngón 1 dây la) vài chục lần...
    sau đó trong quá trình học ,lúc tập cũng như lúc trả bài cũng phải để ý,thấy thấp 1 cái là phải chỉnh lại ngay.
    Về sau thì đó chỉ là phản xạ ,mà đến khi bạn học cao rồi,chạy nhưng móc đôi hay móc tam mà còn mò mò thì chết.Ví dụ như chạy gam sol trưởng luyến 16 hay 32 ấy.lúc đấy thì tay nó như cái máy áy.chạy rẹt rẹt
    Chuyện kéo nốt đen ,nốt trắng ... 1 arche.. hay thế nào thì tuỳ vào tác phẩm và độ tuỳ biến của người kéo là chính.Thời gian đầu thì giáo viên thường hướng dẫn cho là đoạn này kéo 1/2 arche,đoạn kia đẩy nhanh về gốc...Về sau khi học cao rồi,thì với những tiểu(tác) phẩm,hoặc các bài Vn thì tự bạn phải mày mò cách để kéo , Chuyện này nghe bây giờ thì bạn cho là khó,ngày xưa mình cũng thế.. Nhưng cứ chăm chỉ học đi,về sau đó là chuyện nhỏ
    Quy chung lại thì kéo thế nào mà làm cho khán giả phải lặng yên nghe mình kéo nhạc,khi mình kết thúc rồi họ vẫn kô hay và (có thể) ,điệu nhạc đó còn vảng vất trong đầu họ một vài ngày sau he he
    p/s
    ngoài ra bạn có thể tập những bản nhạc mình mới học và kéo thành thạo rồi,trong phòng tối .Điều này vừa giúp bạn luyện tai nhạc(cao độ nốt) và phản xạ tay ,lại còn vưa tăng cường trí nhớ nữa.
    Về sau công phu cao rồi(chăm chỉ thì chắc cũng chỉ cần 6 năm ) vác đàn đi ò í e thì cũng phỉa thuộc nhièu tác phẩm,để lỡ họ có yêu cầu bản này bản kia mà kô kéo được thì ngượng lắm
  5. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Tôi công phu cao lắm, luyện cả mấy chục năm mà chưa qua
    lớp 3!
    Các bạn đừng nghe vậy mà nản, vì trên youtube trẻ 5 tuổI còn
    chơi lớp cao hơn nữa kia . Mỗi người một khả năng, cứ thử mới
    biết tiềm năng của mình . Ấy thế mà ra ngoài, nhiều người được
    gọi là Sư Phụ mà còn chơi kém hơn tôi nữa kia .
    Về kéo cung, tôi thấy bạn nói quy luật là làm thế nào HAY là
    được thì rất đúng . Ví dụ, một nốt ngân dài, phải kéo nhiều lần
    lên xuống, nhưng tôi đâu có làm được điều này? Mỗi lần kéo
    cung lên xuống thì nốt ngân đó đứt ra, tuy không rời, nhưng
    người nghe thấy ngay chỗ khúc nối, chứ không liền như kéo
    một nhát cung . Còn chuyện kéo một một nhát cung chỉ một
    nốt ngắn thời gian thôi, để nhát sau phải kéo suốt cả cung dài,
    thì tôi phải nhấc cung khỏi giây để tiếng phát ra khỏi quá lớn .
    Đó là mánh khoé chăng biết có đúng sách vở không, nhưng
    người nghe mà không rành, thì cũng bị loè.
  6. Leon08

    Leon08 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/08/2007
    Bài viết:
    207
    Đã được thích:
    0
    tặng các anh bản Por Una Cabeza này http://youtube.com/watch?v=1eYH0YN_2jE

    em đang địh hè này rảnh sẽ quýet tâm tậm, thì nghe có người góp í thế này
    Khá ngạc nhiên khi thấy một thanh niên (chắc bạn đã hơn 14 tuổi rồi, vì phải nhiều tuổi hơn như vậy mới vào mạng và tham gia diễn đàn này) ngày nay lại muốn học violon! Chắc chắn rằng violon là một trong vài nhạc cụ khó học và khó chơi cho hay nhất, nhưng một khi đã làm chủ được nó thì bạn sẽ tạo ra những âm thanh quyến rũ nhất!
    Đáng buồn là với xu hướng chơi và nghe nhạc hiện nay, violon ?" vốn được mệnh danh là bà chúa của âm nhạc - không còn được mấy người ưa chuộng. Bởi vậy tôi mới ngạc nhiên khi biết bạn vẫn muốn học sử dụng nhạc cụ này. Không muốn làm bạn nản lòng, nhưng vào tuổi bạn (>14 tuổi) mà mới nghĩ đến việc học violon thì có thể đã hơi muộn rồi. Lẽ ra, bạn nên học từ 6 tuổi thì tốt hơn. Theo một số giáo trình chính quy, bạn cần học 3 năm sơ cấp, 4 năm trung cấp và 4 năm cao cấp. Như vậy, bạn nên bắt đầu học đàn từ khi bắt đầu cắp sách đến trường và học cho đến khi tốt nghiệp phổ thông.
    Bạn có thể cho rằng: vì mình không định theo nghề âm nhạc và chỉ muốn học để thêm hiểu biết và làm phong phú tâm hồn, thế nên mình chỉ cần học vài năm là đủ! Xin báo cho bạn một tin buồn: violon không hề thích hợp với dân amatơ (nghiệp dư). Với trình độ sơ hoặc trung cấp, bạn hãy tin rằng tiếng đàn của mình chỉ đem lại những âm thanh phản cảm mà thôi. Tôi không muốn chê bai gì những nhạc cụ khác, nhưng dân âm nhạc sẽ có thể "khen" rằng: ?otiếng đàn của bạn gần hay bằng nhị rồi đấy!? (nhị là một nhạc cụ Á đông có hai dây và cũng kéo bằng vĩ).
    Nói chung, ngày nay người ta thích nghe nhạc hòa thanh hơn là độc tấu. Nhạc hòa thanh bao gồm nhiều bè và vì thế ta thường thấy các tác phẩm âm nhạc được trình tấu bằng một dàn nhạc hoặc nhóm nhạc. Nếu độc tấu thì ta cũng thường thấy đó là các nhạc cụ có khả năng chơi hòa thanh, nghĩa là chơi nhiều nốt nhạc đồng thời, ví dụ như piano, guitar, organ... Nhưng với violon thì lại khác, violon chỉ chơi theo một giai điệu, rất hiếm khi có bản nhạc buộc một cây violon phát ra 2 âm đông thời. Nếu độc tấu violon, bạn phải rất ?osiêu? mới có thể khiến người khác (và chính bạn) muốn nghe. Thường thì violon chơi cùng nhóm hoặc dàn nhạc, và như thế thì hình như có sự rắc rối và phiền toái rồi đây! Nếu là nghiệp dư, bạn khó có thể thường xuyên tập hợp được ban nhạc, còn tự chơi một mình thì khó mà chấp nhận nổi.
    Tuy nhiên, có thể những ý kiến trên của tôi là khiên cưỡng và bạn vẫn quyết tâm theo đuổi sở thích của mình. Nếu ở Hà Nội, bạn nên ghi tên và thi tuyển vào nhạc viện Hà Nội, đó là nơi đào tạo khá bài bản và chính quy. Vì đã nói đến ?othi tuyển?, bạn cần biết thêm rằng bạn phải có năng khiếu âm nhạc và cũng cần có các điều kiện về nhân trắc nào đó (cụ thể là có hai bàn tay khá lớn với các ngón đủ dài) thì mới được nhận vào trường để học violon.
    Thông thường, các học sinh học nhạc cụ cổ điển đều là con cái các nghệ sĩ, vì vậy chúng được cha mẹ định hướng và tạo điều kiện học nhạc từ nhỏ. Không biết do di truyền hay vì có điều kiện tiếp xúc với nghệ thuật từ thuở lọt lòng mà chúng thường có năng khiếu nghệ thuật, nên dễ dàng trúng tuyển vào các nhạc viện. Nhưng thực tế cho thấy: nhiều người xuất thân từ những gia đình không có truyền thống nghệ thuật vẫn có năng khiếu nghệ thuật và sau này, họ vẫn trở thành những nghệ sĩ tài năng.
    Chúc bạn sẽ biến giấc mơ nghệ thuật trở thành hiện thực!
  7. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Tôi có nhiều suy nghĩ khác với ý kiến trên đây:
    1- Ở Hà Nội, trẻ con học đàn, không chỉ Violin mà thôi, thường
    học từ khi đi học đến lúc hết phổ thông, rồi vào đại học chơi đàn.
    Hà Nội đâu phải là người đặt ra cái kiểu học đàn như thế để
    áp đặt lên cả loài người? Chẳng qua cái kiểu học thế thích hợp
    với trẻ con mà thôi . Đối với người lớn, chỉ cần học xong phổ
    thông, có thể vào học 4 năm chơi đàn, và tốt nghiệp lãnh bằng
    đại học như ai . Đương nhiên lúc ấy, tay đàn còn kém so với
    người ấy học đàn tiếp theo 10 năm lúc còn trẻ, nhưng không ít
    người chỉ sau 4 năm đã có một tay đàn đáng nể rồi. Bạn coi
    YouTube thì rõ điều đó. Đâu phải thiên tài cứ phải ở tuổi trẻ con
    rồi lớn lên thì mất đi ? Người ta có điều kiện muộn thì bộc lộ
    thiên tài muộn chứ đâu óc bị hỏng đi được ?
    2- Violin là đàn không thể thiếu được trong giàn nhạc lớn, và là
    đàn mà các band nhạc nhỏ mơ ước muốn có . Ngoài ra, độc
    tấu Violin rất được nhiều người nghe . Một khi có chương trình
    độc tấu violin, rạp hát không bao giờ còn ghế trống .
    3- Violin nghiệp dư cũng không ít, tuy rằng tay đàn của họ chưa
    chắc đã bằng 3-4 năm đào tạo chính quy, họ vẫn là lực lượng
    đáng kể, và đáng mong ước trong các ngày hội, các tiệm ăn.
    Việtnam bây giờ chưa có văn hoá chơi đàn hát và nhảy ngoài
    nơi ăn chơi, nhưng sau này cũng sẽ như các nước khác, nơi
    mà đâu đâu cũng có ca hát nhảy múa, thì Guitar, Banzo,
    Mandolin, và Violin là những đàn dễ chơi mọi nơi mọi chốn mọi
    lúc, chẳng cần phải đào tạo khó khăn và lâu dài .
    4- Còn chuyện năng khiếu, thì không hẳn phải từ những gia
    đình đàn nhạc chuyên nghiệp . Thứ nhất, những gia đình đó
    không phải 100% có gien thiên tài âm nhạc, mà chỉ ở điều kiện
    âm nhạc mà thôi . Thứ hai, ở những nhà nghèo, ở nơi hẻo lánh,
    cũng có gien âm nhạc, chỉ vì không bộc lộ ra mà thôi. Bạn hãy
    coi các thiên tài khoa học, và thể thao, nghệ thuật, thì cũng thế .
    Kết luận: Violin là một loại đàn khó tập (vì không có nốt) nhưng
    cứ phải thử thì mới biết mình có duyên với nó hay không . Tôi
    nói có duyên chứ không nói là có tài đâu nhé .
  8. Fallingleaf

    Fallingleaf Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/08/2007
    Bài viết:
    80
    Đã được thích:
    0
    Đọc xong bài viết chữ xanh, đang định nói "May mà không đọc nó trước khi học, không thì...xong".
    Đọc xong bài của bác CoDep, lại thấy quyết tâm ngùn ngụn
    À, tớ cũng có ý định ghi lại tiến trình học đàn bằng cách mỗi tháng tự record tiếng đàn của mình vào 1 file mp3, thứ nhất là tự kiểm điểm, nghe lại để phát hiện những chỗ cần sửa, thứ hai là để xem sau mỗi tháng, tay đàn có tiến bộ hơn không.
    Nếu bạn Leon muốn biết, với 1 người không có tí kiến thức thanh nhạc gì truớc khi học, cũng kô phải con nhà nòi, không có quá nhiều thời gian tập đàn, kết quả sau 1 tháng đầu như thế nào thì contact với tớ, tớ sẽ gửi file mp3. Nhưng nói trước là "khá tệ" đấy, hihi
  9. Fallingleaf

    Fallingleaf Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/08/2007
    Bài viết:
    80
    Đã được thích:
    0
    À, hay là gửi thẳng lên đây nhỉ, cho các bậc tiền bối chê bai, chửi rủa. Càng chửi rủa nhiều, càng chê bai tớ kéo giống đàn nhị, tớ lại càng quyết tâm
  10. aiphivi

    aiphivi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/12/2007
    Bài viết:
    142
    Đã được thích:
    0
    Hehe, nhưng nhỡ đâu tiếng đàn của bạn chỉ làm bạn quyết tâm thôi, còn người nghe lại thấy "cảm hứng không ngùn ngụt" thì sao Người nào có ý định tập, nhỡ đâu nghe bạn kéo xong lại nghĩ "thôi, khó nhăn răng thế này thì chẳng tập nữa, vì có khi mình còn tệ hơn..."...Hihi, đùa tí cho nó có không khí...
    Cái bác nào trên kia nói nghe không trôi tí nào cả. Bác ý bảo Violin phải học từ nhỏ này, phải có năng khiếu này, phải học ở Nhạc Viện này vv và vv... Vì sao? Vì mỗi một lý do bác ý đưa ra là nó KHÓ chơi . Ặc....Bác ý nói thế thì chẳng có một chút nào khuyến khích cho "nền âm nhạc" nước nhà phát triển hết! Cũng giống như thể thao ấy, đá bóng thì phải học từ nhỏ chứ hả? Đấy là bóng đá chuyên nghiệp thôi, còn dân thì lớn rồi ko nên đá bóng nữa chăng? Dân ko chơi thể thao nghiệp dư nữa thì dân mình ngày càng còi cọc, ngày càng lẻo khẻo, sánh bước cùng với tây là cứ phải chạy bở hơi tai hả???
    So sánh thì bao giờ cũng khập khiễnh, thì thôi bây giờ tui nói về âm nhạc. Bạn nói thế thì những người trẻ - nhưng - ko - trẻ con thì chẳng nên chơi cái nhạc cụ gì hết á. Cái nào mà chẳng cần đầu tư? Cái nào mà chẳng cần khiếu âm nhạc? Chưa kể đến cái..gì gì mà bạn gọi là "tay to, ngón dài" ấy ko phải ai cũng có. Nếu như thế thì cuộc sống thật là nhạt nhẽo, những buổi liên hoan chẳng có gì thú vị, và tâm hồn cũng nông hoen hoẻn .
    Tôi có nghe đâu đó rằng: Khi bạn nhìn đoàn tàu điện trong công viên, khi nghe tiếng la hét sảng khoái của những người trên đó, bạn cũng có cảm giác sợ và hồi hộp như họ. Nhưng nhìn mãi bạn cũng thấy quen dần. Phải đến khi ngồi vào chính cái tàu điện ấy bạn mới biết cảm giác thật sự như thế nào

Chia sẻ trang này