1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Học đàn violin như thế nào ?

Chủ đề trong 'Nhạc cổ điển' bởi hoavongvang, 07/02/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. martenzi

    martenzi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/07/2002
    Bài viết:
    806
    Đã được thích:
    0
    Hmm ,anh hỏi cái vụ chạm móng bởi vì dường như là khi rung í mà ,khi " ăn gian " hơi cúi cái ngón tay xuống : kiểu như là lúc chạm lúc không chạm thì dễ rung hơn ( nhẹ tay hơn ) ,nhưng bù lại : tiếng rung quá chói và phô ,nhưng tính ra rung ngắn thì không sao nhỉ ???
    Rung mấy dây khác thì đúng là khó thật ,có cách nào ăn gian hay hơn cách nhấc ngón tay lên - xuống không ?
    Hì ,mấy hôm nay khám phá ra cách hạn chế archet "nhảy tưng tưng" khi đang rung mà archet tới đuôi : nghiêng archet ! Đúng không Vân ,cách này trong nhạc viện thầy cô có dạy không ? Thấy hay quá !
  2. vnlinh

    vnlinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/09/2005
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    Vân àh, trông cái ảnh đúng là giống V.Mae quá ta. Thế mà lúc tập dàn nhạc giấu kín thế ko mang ra cho anh xem .
    Có ng muốn nhờ em dạy violon kìa ko trả lời ng` ta àh ?
  3. coolair

    coolair Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    27/03/2004
    Bài viết:
    495
    Đã được thích:
    1
    Dạ thưa! em hỏi khí không phải, các bác nghĩ sao về việc kéo các bản nhạc Việt Nam bằng violin ? Ví dụ như: Hạ trắng, Biển nhớ....đại loại thế ?
  4. hung2452

    hung2452 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/04/2002
    Bài viết:
    560
    Đã được thích:
    0
    Kéo những bản nhạc Việt nam cũng hay, chẳng sao đâu bạn à. Các nhạc sĩ Việt nam cũng sáng tác những bản nhạc dành cho đàn violon. " Quê Hương " của nhạc sĩ Lưu Cầu, " Miền nam quê hương ta ơi " của nhạc sĩ Huy Du....
  5. music_heal_mysoul

    music_heal_mysoul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/05/2005
    Bài viết:
    187
    Đã được thích:
    0
    em ko wen bác maz chỉ theo dỏi diễn đàn nên nói vậy. em đang kéo czadas nhưng............khô như cây củi vậy đó. em củng mới học nên chỉ chuyển được có ba thế 1 3 5 còn 2 4 .... thì bó tay toàn tập. bây giờ em đang kéo concert d minor của bach nhưng mới được ........ đoạn đầu . còn kỹ thuật rung của em thì í ẹ ! rung theo em thấy dây E là dể nhất dây G là khó nhất. mà học cái này lúc nào cũng phải cắt móng tay thật sát để rung ko bị chạm dây.
    còn học violin mà ko đánh cổ điển thì chán lắm bác gì đó ơi! đánh việt nam thì làm sao tiến triển được?
  6. hung2452

    hung2452 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/04/2002
    Bài viết:
    560
    Đã được thích:
    0
    Không hẳn violin là phải đánh nhạc cổ điển, đánh thể loại nào cũng được, quan trọng là học thế nào để có hiệu quả, đánh cho hay, chứ đừng kéo violon mà người ta tưởng là cưa gỗ thì mệt lắm.
  7. gun_ho

    gun_ho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/03/2005
    Bài viết:
    84
    Đã được thích:
    1
    Chào các bạn.
    Hôm nay tình cờ ghé qua đây chơi, thấy vui quá cũng xin chen vô tí.
    Nếu bạn chơi một bản nhạc mà thấy khô như que củi chắc vì bạn phát âm chưa chuẩn mà đã chơi bài khó.
    Phần trích sau đây là một kinh nghiệm của một thầy dạy đàn nước ngoài mà mình tạm dịch ra tiếng Việt.
    _ Các quãng đúng, bốn,năm và quãng tám phải phát âm thật chính xác.
    _Quãng ba, sáu trưởng phải chơi "già" một chút.
    _Khi chơi các quãng năm đúng liền nhau thì bạn sẽ thấy là các dấu thăng được chơi cao hơn dấu giáng. Ví dụ : Đô thăng sẽ cao hơn Rê giáng 1 tí.
    Còn rung (vibrato) thì họ bày như sau:
    Có ba kiểu chính.
    _Ngón tay.
    _Bàn tay.
    _Cánh tay.
    Cái tài liệu này hơi dài ,mình chỉ tóm gọn là cách hay nhất mà người ta khuyên là rung bằng cánh tay kết hợp với bàn tay vì cách này nghe "sâu" hơn. Còn rung bằng bàn tay và ngón tay nghe "hời hợt" và "cạn".
    Điều quan trọng nhất khi rung là :
    _Giữ cho các khớp xương bàn tay và ngón tay luôn mềm mại và uyển chuyển.
    _Đừng bóp cần đàn, luôn giữ một khoản trống nhỏ giữa ngón trỏ và cần đàn.
    (Có thấy Itzhak Perlman chơi, cha này rung bằng bàn tay với ngón tay mà cũng " mùi" can hong nổi luôn.
    Nhớ ngày còn nhỏ khi tập rung, mình phải lấy cái khăn quấn vào đầu đàn rồi dí vào tường lấy thế cho đàn khỏi lay theo tay trái
    Nhân tiện, cũng muốn hỏi các bạn giá đàn ở VN bây giờ đắt hay rẻ.
    Như một cây đàn "Giuseppe Maravelli 1902 " hay " Leandro Bisiarch Milano 1913" giá bao nhiêu?
    Được gun_ho sửa chữa / chuyển vào 14:01 ngày 27/10/2005
  8. music_heal_mysoul

    music_heal_mysoul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/05/2005
    Bài viết:
    187
    Đã được thích:
    0
    nghe nói rung cánh tay + ngón tay là trường phái của Đức
    còn rung bàn tay+ ngón tay là các trường phái khác. rung bàn tay và ngón tay sẽ mềm hơn. em thấy hầu hết ai chơi đều rung kiểu này . ???
  9. martenzi

    martenzi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/07/2002
    Bài viết:
    806
    Đã được thích:
    0
    Tuyệt quá !
    Các bác chắc là dân nhà nghề hết ấy nhỉ ?
    có ai ở tpHCM ko ,cho em học hỏi với ! CLB ncđ đang rất thiếu violinist đây !
    em cũng đang trong giai đoạn đè đàn vào tuờng mà rung đây !
    cho học hỏi với !
  10. gun_ho

    gun_ho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/03/2005
    Bài viết:
    84
    Đã được thích:
    1
    Chào bạn Martenzi.
    Thật ra mình chỉ là dân chơi amateur thôi, chưa bao giờ là nhà nghề, tuy nhiên nhờ sống lâu lên lão nên có biết chút ít về kỹ thuật .Sở trường của mình hiện tại chỉ gói gọn trong ngành phục chế đàn violon cũ và chỉnh sửa đàn mà thôi. Nhân dịp có cái loạt bài này, hy vọng mình có thể đóng góp chút ít bằng cách dịch những tài liệu giảng dạy và kinh nghiệm của các bậc thầy hiện đại, bạn nào có ý kiến xin đóng góp cho vui. Mình không ở TPHCM thành ra chỉ có thể đóng góp online thôi, có gì thì cuối năm nay về thăm nhà có dịp gặp.
    @ music_heal_mysoul
    Thật ra thì mình nghĩ không có trường phái nào đâu, trường phái hay nhất là tự mình tìm ra được phương pháp phù hợp nhất cho cấu tạo bẩm sinh của từng người và công việc này thường do sự đóng góp của người hướng dẫn. Bẩm sinh, mỗi người có một cấu tạo bàn tay khác nhau, dài ngắn khác nhau và thị hiếu nghe khác nhau luôn, thí dụ có người thích khai thác cú glissando nhưng nhiều thầy nước ngoài lại không thích . Thành ra, tuỳ bạn chọn trường phái nào cũng được miễn là mình hài lòng là tốt rồi ( còn tính chuyện đi biểu diễn cho người nước ngoài nghe thì phải coi lại à nghen).
    Bài sau đây trích từ một khoá dạy gọi là Master Class của Pinchas Zukerman.
    Pinchas Zukerman masterclass. Sydney, Australia. August 31, 2000:
    Renowned violinist/violist Pinchas Zukerman, visiting Australia as part of the 2000 Olympics Arts Festival, presented masterclasses in three cities. Students from around the country au***ioned by tape for the chance to participate and four were chosen to perform at each class. In Sydney, the students were all violinists; most were prize winners of local and international competitions with impressive resumes and all were about 18 years old and currently undertaking tertiary training. Of course, violin and viola students and teachers came from near and far to watch, learn and take the rare opportunity to ask questions of the master.
    The selected students played:
    1. Concert fantasy on Bizet''s Carmen, op 25 by Pablo de Sarasate
    2. Polonaise in D, op 4 by Henryk Wienawski
    3. Tzigane by Maurice Ravel
    4. Violin concerto no 2 in g minor (first movement) by Sergei Prokofiev
    Vibrato:
    Zukerman praised one student''s use of both arm and wrist vibrato to achieve different objectives. The student had been learning wrist vibrato for only about six months, so welcomed some suggestions on how to improve this technique. Zukerman believes the down motion is the most important in wrist vibrato, because the up motion will occur naturally if the down is correct, that is, the hand will bounce back up of its own accord. Rather than the "wave to yourself" analogy familiar to many beginning vibrato students, he used "knocking" with the back of the hand to demonstrate. He seems to favour a wide vibrato, but silky smooth. He showed the student an exercise to help with control of vibrato: divide a long bow into four beats, vibrate once for each beat; the next time, vibrate twice for each beat, then three times, then four... When vibrating on sharps, start just a little sharper than the designated note, he suggested to another student.

    Xin dịch những ý chính thôi nghen:
    Zukerman khen ngợi một học sinh khi thấy em rung bằng cánh tay và cổ tay để đạt được những mục đích khác nhau .....ông cho rằng chuyển động "về" của cổ tay là quan trọng nhất vì chuyển động "lên" sẽ tự động đúng nếu "về" đúng........ông có vẻ thích lối rung "rộng" nhưng êm như nhung ............chia archet làm 4 phần, mỗi phần 1 nhịp. Lần đầu rung mỗi nhịp 1 cái, sau đó mỗi nhịp rung 2 cái, 3 cái rồi 4 v.v... khi rung ở dấu thăng, khởi đầu cao hơn dấu thăng đó 1 tí .......
    Ghi chú:
    "về" : phía đầu đàn.
    "lên" : phía hộp đàn.
    Bowing:
    The former Galamian student obviously has great respect for his late teacher''s bowing methodology. All four students were shown Galamian exercises [there is a method book available] designed to improve bowing, from open string exercises and slow bowing to finger flexibility techniques. While 20 minutes a day for six months of, say, an open-string bowing exercise might seem like an incredibly boring chore, it''s vital if one aspires to make music at the highest level and there is no magic substitute, he advised those in attendance. Zukerman repeatedly emphasised the importance of bowing technique because, he said, 85 per cent of the sound comes from the right arm. "The right arm is your bank account," he joked at one point. Even the bow hold itself came in for special attention. "Bend the fingers, bend the thumb," he repeatedly told one student. Keep them flexible, if you move your fingers apart on up bow, move them back on down. Use the whole bow, "you''ve paid for all of it", he told another student, with whom he demonstrated effective bow division. (In the Prokofiev, the student had to play four short-bowed, down-bowed quavers starting at the tip of the bow, followed by a long bow beginning at the frog. Zukerman advised him not to play all of the quavers at the tip. He suggested the student divide the bow into four and move down with each note, that is, play one quaver on each quarter of the bow so that he ended at the frog, ready for the long note that came next.)
    Tập tay archet trên giây buông (không bấm)
    ........tập kéo chậm trên giây buông mỗi ngày 20 phút, trong 6 tháng ,nghe quả là một chuyện hết sức nhàm chán nhưng đó là điều duy nhất giúp bạn tiến xa trong việc tập đàn và tiếc thay là không còn lựa chọn nào khác cả.......ông nói 85% chất lượng âm thanh có được nhờ vào tay phải và đó là trương mục ngân hàng của bạn........
    Bạn nào có thắc mắc gì trong đoạn dịch của mình xin đóng góp thêm.
    Kết thúc bài này, xin mời các bạn nghe một bài dân ca Áo, tuy kỹ thuật không cao nhưng nếu xử lý đúng mức thì nghe cũng mùi tận mạng.
    Edelweiss http://s28.yousen***.com/d.aspx?id=3UN6IAKJ6ZFHT06XXQYZOAH8LJ

Chia sẻ trang này