1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Học đàn violin như thế nào ?

Chủ đề trong 'Nhạc cổ điển' bởi hoavongvang, 07/02/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. cong_chua_ech

    cong_chua_ech Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/07/2006
    Bài viết:
    230
    Đã được thích:
    0
    Cây đàn của mình bị hư sound post mất rồi. Sound post bị nứt một đường khá lớn. Mỗi lần kéo dây la + dây mi là nó rít lên nghe như mèo đang mùa động đ... ấy .Khiếp!!! Mấy bạn góp ý cho mình làm gì với nó bây giờ?
    C1: đem đi sửa. Mấy bạn ở tp HCM có biết chỗ nào sửa đàn violin chất lượng mà giá tương đối vừa phải không?
    C2: Đem bán cho topic cần mua violin hỏng, mua lại đàn mới . Cách này thì... đau lòng quá hichic. Cây đàn này giá trị vật chất không nhiều (đàn Tàu, giá bèo) nhưng mà giá trị tinh thần khá lớn. Đây là quà tặng của ba mình nhân dịp tốt nghiệp, giờ mà bỏ đi thì...
    Được cong_chua_ech sửa chữa / chuyển vào 23:26 ngày 08/12/2008
  2. slhpd8x

    slhpd8x Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/02/2008
    Bài viết:
    7
    Đã được thích:
    0
    Theo mình thì học violin quan trọng nhất vẫn là cái định hướng ban đầu. Dân học nghiệp dư cũng có nhiều loại nhưng nếu đã thực sự yêu thích violin và theo học loại nhạc cụ này thì nên xác định là phải được một cái gì đó. Trước mình đã từng theo học nhiều nơi và thầy cô: từ thầy cô trong nhạc viện đến sinh viên nhạc viện rồi cả thầy cô dạy trong trường Cao Đẳng Nghệ Thuật Quân Đội nữa. Nhưng giờ mình quyết định theo học một cô dạy violin chơi nhạc trong dàn nhạc giao hưởng Quốc Gia Việt Nam, về trình độ thì mình không dám nhận xét nhưng được cái rất tâm lý và biết định hướng cho học sinh. Tuy nhiên mình vẫn mong muốn được làm quen với những bạn cùng chung sở thích và có thể chia sẻ kiến thức về violin. Nick của mình là: dangdung_slhpd còn nếu bạn nào muốn làm đồng môn thì càng vui liên hệ với mình 0979273507
  3. martenzi

    martenzi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/07/2002
    Bài viết:
    806
    Đã được thích:
    0
    Bạn nghiên cứu tự sửa xem, ra hàng nó cũng bóc cành cạch 1 miếng ra, xong bôi nhũ tương trắng vào, ép trong 1 tiếng là chém được vài trăm ngàn ngay ! (keo này mua ở lầu 1 nhà sách Minh Khai) Chỗ nào cũng thế, có uy tín mấy, là quen thuộc mấy, là chỗ lui tới của dân trong nghề ....blah, blah, blah cũng chỉ giỏi chém !
    Khuyên bạn tiếc tiền thì đừng mang ra hàng, không nó phán một lúc là thấy "hợp lý" ngay !
  4. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Thường không ai dán lại Sound Post, mà phải thay cái khác.
    Sound Post cho đàn Trung Quốc thì rẻ tiền, chưa đến 1 đô,
    và thay nó cũng dễ, tự mình làm lấy được.
    Cách thay như sau:
    Nới hết giây đàn ra, để hộp đàn phồng lên sau khi không còn
    sức đè của giây xuống mặt đàn nữa.
    Lấy Sound Post cũ ra bằng cách luồn một que qua khe chữ F
    chọc cho nó đổ xuống, rồi giốc nó đến khe chữ F mà moi ra.
    Cắt Sound Post mới bằng chiều dài của Sound Post cũ, và cùng
    cắt góc độ cả 2 đầu nó cũng cùng góc độ 2 đầu của Sound Post
    cũ. Những góc độ này có thể không bằng nhau, và thường cong
    và không vuông góc với trục thân của nó. Để được vết cắt cong,
    bạn phải mài 2 đầu đi bằng giấy nhám (giấy cát) hay đá mài.
    Chú ý góc cắt phải khớp với chỗ Sound Post chống vào mặt đàn
    và lưng đàn cong như thế nào, và thớ gỗ của Sound Post phải
    chạy ngang đàn, chứ không chạy theo chiều từ đầu đến đuôi đàn.
    Gọi là thớ gỗ thì sai, mà đúng ra thì đó là vòng năm của cây gỗ.
    Đập bẹt một đầu một sợi giây thép cỡ 2-3 ly, rồi mài nó đi thành
    hình như đầu một cái vặn đinh ốc nhưng khá sắc. Uốn nó thành hình
    một chữ S khá doãng. Bạn có thể mua cái này nếu ở Mỹ, giá chừng
    2 đôla, có đầu kia là cái để gạt chân Sound Post.
    Cắm cái đầu sắc của đồ này vào khoảng 1/3 Sound Post tính từ đầu
    sẽ chống lên mặt đàn. Nhẹ nhàng cầm cái này đưa Sound Post vào
    đúng vị trí hơi lùi vào phía sau ngựa đàn (bridge) một chút và gần
    giây Mí, hơi xa giây La. Đưa theo chiều từ giữa đàn rồi kéo lùi lại
    phía khe chữ F. Sound Post sẽ mắc lại và bạn rút được que thép ra .
    Sau đó bạn đẩy chỉnh 2 đầu của nó cho đúng chỗ mình muốn.
    Mắc giây lên ngựa và lên giây, thì ngựa đàn sẽ đè mạnh lên mặt đàn,
    làm SounPost nén chặt lên Mặt và Lưng đàn.
    Nếu không có gỗ Spruce (Tùng) thì kiếm gỗ ViệtNam nhẹ cũng được, như
    gỗ Trám, hay ruột gỗ Xoan (Sầu đông), hay gỗ Thông Đà Lạt. Gọi là
    Thông Đà Lạt, nhưng cũng mọc ở miền bắc, gỗ trắng mềm, chứ không có
    sọc màu vàng đẫm dầu trong thớ gỗ như Thông Dầu. Nhớ chẻ gỗ thì mới
    được Sound Post thẳng thớ nhé. Có thể lấy 6 milimet đường kính, còn
    một chiều mài đi cho vừa khe chữ F (chỉ 5 li thì phải), không bắt
    buộc phải tròn tuyệt đối. Mấy năm sau nó sẽ ngót lại, và âm thanh mới
    tốt hơn. Dù sao cũng còn hơn sound Post bị nẻ rồi dán lại. Bạn nên
    sấy khô gỗ trước khi hoàn thành thì sau này khỏi lo ngót nữa, nhưng
    vẫn phải lâu năm thì tiếng đàn mới mềm đi.
    Nếu dán khe nứt của Sound Post, cũng nên dán bằng keo da trâu, không
    nên dán bằng keo sau khi khô thì cứng lại như đá (keo màu trắng đó).
    Nếu không mua được keo này có bán sẵn ở Mỹ, thì bạn đến chỗ mổ trâu
    mà xin một miếng da bằng một ngón tay . Xắt nhỏ, nấu nhừ tan ra nước
    rồi nấu nhẹ lửa mãi đến khi dẻo đặc lại, thì có thể dán được. Chỉ cần
    nguội đi thì keo đã gần khô, và đợi 1 ngày thì hoàn toàn khô hẳn.
    Một thẻo da bằng ngón tay, có thể nấu keo dán được cả chục cái sound
    Post bị nứt toác làm đôi. Keo này có màu nâu nhạt, khi khô thì cứng
    nhưng vẫn dẻo quánh chứ không cứng dòn, ảnh hưởng chất lượng âm thanh.
    Những cách tôi nói, tôi đã từng làm, và ai cũng có thể làm. Tuy không
    chất lượng bằng mua đồ xịn, nhưng không dở hơn thuê thợ vườn vừa tốn
    tiền vừa chẳng bõ. Nếu bạn là người thợ mộc hay thợ cơ khí, hay là
    người khéo tay, làm xong, bạn thở phào mà nói: "Đỡ mất công đi thuê,
    còn bằng mười công mình tự làm lấy."
  5. martenzi

    martenzi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/07/2002
    Bài viết:
    806
    Đã được thích:
    0
    ỐI, kiếm đâu ra keo da trâu hả bác ?
    Mà keo cháu nói là PVA - poly vinyl acetate, khi khô lại có màu trong hơi đục, có độ dẻo chứ không cứng,dòn rụm như keo 502 (cyano acrylate).
    Sản xuất đồ gỗ cháu thấy toàn dùng keo này, thế nên violin bằng gỗ chắc cũng dùng được !
    Mà bạn ấy đã nói là đàn Tàu, không cần chăm chút quá bác nhỉ !
  6. emilytears

    emilytears Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    367
    Đã được thích:
    0
    Tình hình là cây vĩ của em khi kéo mà chưa xát côlôfan đậm thì tiếng đàn nghe thô, tức theo cách em diễn đạt là không được ấm và vang. Tập khoảng nửa tiếng phải dừng lại, dẫn đến cây đàn của em mỗi lần tập xong đều phủ trắng bụi colofan chỗ kéo vĩ.
    Như thế em thấy không bình thường, cho em hỏi đó có phải là do sợi của cây vĩ đã quá khả năng rồi, em có cần thay cây vĩ khác không ? Cây vĩ của em sợi thì chắc là bằng nilon rồi, đàn của Việt Nam, cũng đã cũ rồi.
    Dạo này em thấy kéo vĩ không biết nên để căng hay trùng thế nào nữa, lúc thì thấy cần để căng vĩ mới kéo khỏi chạm, lúc thì thấy thế là căng, khi kéo cứ nẩy tưng tưng trên dây đàn.
    Khi tập rung thì thôi rồi, kẹp chặt má đàn và gối đàn chỉ 1 lát là mỏi, tay rung đàn cũng rung lắc theo, đầu chú ý rung thì trường độ không kiểm soát nổi, khó quá.
    Mong các bác chỉ giáo
  7. martenzi

    martenzi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/07/2002
    Bài viết:
    806
    Đã được thích:
    0
    Mua vĩ đuôi ngựa đi bạn, dùng vĩ nilon sao được ạ ?
    sao thiết bị chưa đầy đủ mà tập rung sớm thế ?
    Kéo còn bị nảy chứng tỏ chưa kiểm soát được vĩ mà đã tập rung à ?
  8. emilytears

    emilytears Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    367
    Đã được thích:
    0
    Ô, thế không phải tất cả những người mới chơi dùng đàn phổ thông chẳng là dùng vĩ có sợi là nilon mà, thấy mọi người nói vĩ bằng đuôi ngựa rất đắt, vì ko phải ngựa nào cũng lấy được đuôi để làm vĩ. Vậy vấn đề này của mih được giải quyết thế nào nhỉ ?
    Mình tập gần 2 năm rồi, những bài đơn giản thì không vấn đề, sang các bài khó thì chưa biết xử lý thế nào với vĩ, hiện tại là Rondo của Mozart <-- mình muốn hỏi bạn cho mình lời khuyên về vấn đề này. Mỗi ngày tập khoảng 30'' -> 60'', như thế có là ít và lười không nhỉ ? Tất nhiên khả năng tập trung và tiếp thu của mih cũng bình thường như mọi người thôi
  9. hung2452

    hung2452 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/04/2002
    Bài viết:
    560
    Đã được thích:
    0
    Học 2 năm mà tập rung là nhanh quá, bởi lẽ cần nắm được các thế tay, rồi thì xử lí archet thật tốt mới nói đến chuyện học rung, nếu không thì lợi bất cập hại, chẳng được gì đâu. Rung không phải đơn giản thích là được, rất khó đấy ! Nói chung là luyện tiếng đàn thật vững, khoẻ khoắn thì mới học rung được. Một ngày tập 30 đến 60phút là tốt rồi ( đối với những người học cho biết ).
  10. martenzi

    martenzi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/07/2002
    Bài viết:
    806
    Đã được thích:
    0
    Đắt gì hả bạn ? Tớ thấy khoảng 150K là có đuôi ngựa rồi mà ?
    Tất nhiên 150K thì chắc chỉ được ngựa lông khô, chẻ ngọn, không suôn mềm óng mượt thôi ! Nhưng quan trọng là nó bám được nhựa thông !
    Bạn thử thì lấy tay vuốt nhẹ vĩ từ đỉnh tới tay cầm, thấy nhám. Sau đó vuốt ngược lại thì thấy mượt hơn. Như vậy (chắc) là lông ngựa thật, chứ nilon thì 2 chiều đều mượt !
    Mà bạn có nới lỏng vĩ sau khi tập không đấy ? (Vĩ đuôi ngựa thì cần, nhưng nilon thì chắc không cần nhỉ ?)
    Với lại kéo còn nảy, nên chắc là chưa ghì được, nên tiếng đàn có thể nhỏ là đúng rồi !
    Hơ mà hình như sau này học cao thì muốn nhỏ đi mới khó đấy ! Giống như mấy đoạn vuốt nhỏ của Bashmet ấy, mê li chết đi được !
    Được martenzi sửa chữa / chuyển vào 23:46 ngày 15/12/2008

Chia sẻ trang này