1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Học đàn violin như thế nào ?

Chủ đề trong 'Nhạc cổ điển' bởi hoavongvang, 07/02/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. monalisasmile

    monalisasmile Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/04/2004
    Bài viết:
    19
    Đã được thích:
    0
    " Tâm hồn" của Violin hả?? có phải là cái cây chống ở trong hộp đàn không? Hồi trước nghe ông thầy nói thế.
    Đã mấy tháng rồi không tập, thi xong phải tập 1 tí thôi!!
  2. martenzi

    martenzi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/07/2002
    Bài viết:
    806
    Đã được thích:
    0
    Đúng rồi ,tớ nghĩ chính xác là cái que chống !
    Vị trí của nó trong hộp đàn quyết định âm thanh như thế nào !
    hix ,tớ cũng bị rơi que chống ,mày mò làm que khác gắn lại nên mới khám phá ra !
    còn chuyện quên này quên nọ của tên bạn em ,các bác khuyên truớc mắt là nên thế nào ? bảo hắn ưu tiên nhớ nhạc nhá !
    mà ku P đâu ? sao ko vào đây nghe bà con chỉ bí kíp này ?
  3. ttdungquantum

    ttdungquantum Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2005
    Bài viết:
    134
    Đã được thích:
    0
    Martenzi chơi violin có bị chai đầu ngón tay hông?
    Mình bị chai kinh khủng
    Hồi mới tập các ngón tay đau vô cùng. Nhưng vì mê quá nên
    đau mấy cũng cố
    Mình nghĩ chơi nhạc cụ thì yếu tố rất cơ bản là phải luyện tai nhạc.
    Nhiều khi, lười đọc nhạc phổ hoặc ko có, mình toàn thuộc bản nhạc qua tai rồi chơi lại, chẳng đếm xỉa đến nốt nhạc hay nhạc phổ gì sất. Thật vô cùng cùng nghiệp dư, nhưng cũng thú. À mà
    hình như người Nhật gọi đó là phương pháp gì nhỉ...Suzuki thì phải
  4. hung2452

    hung2452 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/04/2002
    Bài viết:
    560
    Đã được thích:
    0
    Tập violon tất nhiên phải chai đầu ngón tay rồi. Học violon phải có tính kiên nhẫn và chịu khó, bởi vì lúc mới học, kéo tiếng đàn cứ ò e nghe rất chán. Tôi là một người không có tính kiên nhẫn vậy mà học violon cũng được 14 năm rồi. Lạ thật, có lẽ là do đam mê nên tôi mới theo đuổi được với cây đàn này. Bác gì đó bảo chơi nhạc không cần nhạc phổ, chỉ nghe bằng tai rồi chơi lại, tôi nghĩ bác ấy giỏi, không phải ai cũng có thể nghe rồi chơi lại. Tuy nhiên theo tôi, nghe rồi chơi lại bản nhạc thì có thể áp dụng cho những bài nhạc không thuộc thể loại nhạc cổ điển. Vì nhạc cổ điển không thể chơi bừa được. Tôi vẫn thường nghe rồi chơi lại các bài nhạc ngoại, new age chẳng hạn.... Bởi vì những thể loại nhạc như new age cũng khó tìm được nhạc phổ
  5. ttdungquantum

    ttdungquantum Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2005
    Bài viết:
    134
    Đã được thích:
    0
    Mr. hung2452 nói đúng đấy !
    Phương pháp Suzuki chỉ dành cho trẻ em thui !
    Chơi được những bài có cấu trúc đơn giản thui (Elga-SalutD''amour, Gluck-Melody, Saint-Saens - Swan...)
    Chứ nếu đụng đến Saint-Saens-Introduction and Rondo Capricio hay De Sarasate - Ziguerweisen... thì không thể chơi
    bừa được, phải luyện rất cực bằng nhạc phổ.
    Mr. hung2452 chắc là chơi đuợc Saint-Saens-Introduction and Rondo Capricio hay De Sarasate - Ziguerweisen chứ.!
    Nếu thế thì khi nào có dịp vào Huế, em nhất định xin thỉnh giáo bác
  6. martenzi

    martenzi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/07/2002
    Bài viết:
    806
    Đã được thích:
    0
    aha ,bác Dũng quantum bằng tuổi em à ,chứ bác Hùng thì em biết ,sinh năm 83 luôn ! Thầy Trọng dạo này thế nào hả bác Hùng ? lâu lắm ko thấy thầy !
    tớ ..rất muốn chai đầu ngón tay mà vẫn chưa chai đuợc ngón nào cả ! bấm cứ gọi là đau rát lên ấy ! dù gì cũng cưa cẩm cái đàn đuợc 4 năm rồi !
    đúng là salud amour + sweet rememberance + 1 đoạn đầu của spring sonata là giới hạn của kiểu này rồi !
    tớ dự định sẽ học xuớng âm với tên bạn " ko tập trung " của tớ ấy hy vọng là sẽ kéo được những bài khó hơn !
  7. gun_ho

    gun_ho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/03/2005
    Bài viết:
    84
    Đã được thích:
    1
    Nói về cái "tâm hồn" của đàn violon thì mình nghĩ đúng hơn là "linh hồn" vì chữ "anima" bên tiếng Ý nghĩa là linh hồn.
    Bạn nào thích nghịch với nó thì cũng hay, nhưng mình khuyên là không nên, nếu các bạn muốn thì trước hết nên đọc cái trang này trước, chứ mò lui tới nhiều khi chỉ làm hư đàn, uổng lắm.
    http://www.jaybuckey.com/the_soundpost.htm
    Nói chuyện chai đầu ngón tay thì mình thấy thế này:
    Sức bấm của ngón tay lên dây không cần phải mạnh lắm mà chỉ cần vừa đủ sao cho tiếng đàn được tròn. Bấm thử một note thật mạnh, sau đó buông ra từ từ đến khi tiếng đàn bắt đầu "mờ" thì chúng ta biết được lực cần thiết để phát âm. Bấm mạnh quá mức cần thiết thì chai ngón tay nhiều mà ngón đàn hơi bị chậm nữa.
    Dĩ nhiên là sức bấm cần thiết còn tuỳ thuộc vào loại dây các bạn đang dùng và khoảng cách của dây và phím đàn ( chiều cao của ngựa đàn, độ nghiêng của cần đàn).
    Dây đàn tốt nhất để tập thì người ta khuyên nên dùng Thomastik dominant medium.
    Khoảng cách lý tưởng từ dây đàn đến phím đàn được đo như sau:
    Đàn 4/4 với chiều dài của dây là 327 mm thì khoảng cách từ dây với cuối phím đàn là :
    _dây E :3 mm 25.
    _dây G :5 mm 5.
    Chúc các bạn bớt chai tay.
  8. gun_ho

    gun_ho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/03/2005
    Bài viết:
    84
    Đã được thích:
    1
    He He. Mừng quá, có người vote cho mình 5 sao kìa. Cám ơn nhiều.
    Hôm nay, mình chỉ cho các bạn một mánh nhỏ để làm cho chân ngựa đàn tiếp xúc với mặt đàn được toàn vẹn.
    Đôi khi các bạn kiếm được 1 con ngựa ngon lành mà chân thì không đúng với mặt đàn của bạn, hãy làm như sau:
    Lấy 1 miếng giấy nhám nhỏ, chừng cỡ gói thuốc lá, đặt ngay lên trên mặt đàn, nơi chân ngựa tiếp xúc với mặt đàn (mặt nhám quay lên trên) .
    Cầm ngựa đàn theo đúng vi trí bạn muốn (90 độ) và mài chân ngựa theo chiều ngang. Bạn nhớ mài chậm và không nhích khỏi vị trí gốc quá 1 cm.
    Lấy miếng giấy nhám ra và xem thử, mài tiếp đến khi vừa ý.
    Chúc các bạn thành công.
  9. martenzi

    martenzi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/07/2002
    Bài viết:
    806
    Đã được thích:
    0
    con ngưạ "ngon lành" như bác noí có thể kể ra vài đặc điểm sau : ( em tay mơ ,có gì gun_ho bổ sung hộ ? )
    + Làm bằng gỗ cứng ( cái này hình như là phải làm bằng rễ cây ,có dấu thớ sậm màu ,đen hơn )
    + Đầu nhọn
    + Căng dây Mí lên mà bề mặt có vẻ như ko có dấu "cắt" mà chỉ là dấu " đè " thôi !
    nhưng nhìn chung thì tớ thấy dây Mí có công lớn ( tiếng đẹp ,dùng nhiều nhất ) mà cũng có tội là "phá hoại " ngưạ ,laị đỏng đảnh sai nốt ...
    heheh ,nên hạn chế là lót một miếng vỏ tre hay ống ***g qua dây đàn thì sẽ dùng ngưạ đuợc lâu hơn !
  10. teepapark

    teepapark Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/11/2005
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    0
    troi.cac ban o day toan la dan am nhac thu thiet ko ah`.minh ham mo wa.minh nam nay 17 tuoi roi moi bat dau hoc violin cac bac nghi co muon ko?

Chia sẻ trang này