1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Học đàn violin như thế nào ?

Chủ đề trong 'Nhạc cổ điển' bởi hoavongvang, 07/02/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. martenzi

    martenzi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/07/2002
    Bài viết:
    806
    Đã được thích:
    0
    còn sớm chán !
    tớ 19 mới học violin này !
    ko muộn đâu bạn ơi !
    bạn ở SG hay HN ?
  2. teepapark

    teepapark Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/11/2005
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    0
    gi ky wa vay ne.sao ko ai tham gia vao topic nay nua vay.may bua nay cho may bac buong chuyen ma sao ko thya day het.buon wa''.
  3. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Tôi xin góp vài giòng .
    Tôi học đàn từ cha tôi, khi tôi còn nhỏ . Lúc ấy cha tôi mua cho
    tôi một cây 3/4. Tôi đã học Piano trước, nên có phần nào dễ
    chơi cho gần đúng nốt, mà không bao giờ nhìn vào đàn cả .
    Mắt thì nhìn theo sách Mazzart của Pháp . Ban đầu thì tiếng đàn
    cứ như mèo kêu, rất nản, hay trốn học, nên cha tôi cũng không
    kiên nhẫn dạy tôi cho hết cuốn . Tôi mới học đến 5th position
    thì bỏ hẳn. Thế rồi thỉnh thoảng tôi cũng lôi đàn ra tập lại những
    bài đã tập trước, nhưng là đàn của người lớn, vì cha tôi còn 2
    cây người lớn nữa trong nhà. Cho đến nay, cuốn sách đó tôi
    vẫn chưa tập hết, nhưng tiếng đàn nghe đã khá hơn nhiều.
    Tôi cũng là thợ mộc khá lành nghề, kiếm sống bằng bộ đồ nghề
    lên tận Cao Bằng cưa xẻ trên núi, vào tận Tuy Hoà đóng bàn ghế
    sau khi thống nhất . Trong những lúc chơi đàn, tôi cũng học
    được từ những người chơi đàn khác, lại có tay nghề mộc, rồi
    tìm hiểu trên Internet, tôi biết sửa sang cho cây đàn của mình
    kêu hay nhất, vang nhất, dễ chơi nhất cho mình.
    Về cái Ngựa, mà tiếng Anh gọi là cái Cầu, thì phải làm bằng gỗ
    Maple, tức là gỗ Phong . Gỗ này chỉ có ở miền núi cao biên giới
    Trung Quốc trở lên, và phần lớn mọc ở vùng ôn đới . Đó cũng là
    gỗ làm lưng, sườn, và cần đàn . Gỗ này không cứng lắm, nên
    âm thanh ấm và không chói . Những cây mọc ở VN và vùng ấm
    thì làm ra đàn tiếng chói và chua khó nghe, nên rẻ. Gỗ làm Cầu
    tốt nhất phải là gỗ chẻ theo chiều từ tâm ra ngoài . Chẻ hay xẻ
    theo kiểu này làm các thớ gỗ song song và một chiều, khiến
    cho sóng âm chuyến dễ dàng từ đầu này đến đầu kia của miếng
    gỗ, tức là đối với miếng gỗ sườn thì âm chuyến từ mặt xuống
    lưng và từ lưng lên mặt dễ dàng . Đối với miếng lưng thì từ giữa
    đến hai bên cạnh hoặc từ hai bên cạnh đến giữa lưng đàn . Đối
    với Ngựa hay Cầu, thì âm chuyển dễ dàng và nhanh từ giây
    xuống mặt đàn . Nói một cách khác, thớ gỗ Ngựa hay Cầu như
    một cái mành mành . Vì thế, Ngựa chế tạo đúng thớ gỗ thì bao
    giờ cũng có nhiều chấm nhỏ li ti hình chữ nhật nằm ngang chứ
    không nghiêng . Nếu sai thớ, thì chấm chữ nhật sẽ nghiêng, hay
    là rất ít chấm, hoặc là không có chấm mà nhẵn thín. Chẻ một
    Cầu ra thì sẽ thấy thớ gỗ phải song song với mặt đàn.
    Cầu đắt tiền mua của hàng làm đàn chuyên môn thì nơi giây
    Mi sẽ có khảm một miếng gỗ màu đen, cứng hơn gỗ Phong,
    gọi là gỗ Ebony, để giây đàn lâu cứa sâu xuống Cầu.
    Phía lưng của Cầu (quay mặt về người chơi) phải phẳng, và
    tạo một góc 90 độ với mặt đàn . Phía mặt của Cầu thì phải
    vát, và khum nơi gần giây đàn . Khi mua Cầu về, ta phải mài
    chân cho khớp với mặt đàn như một bạn đã tả trên, và cũng
    nên mài mặt cho hợp với đàn của mình . Nếu mài mỏng đi
    thì tiếng đàn có thể vang to hơn, nhưng chói sáng hơn, phù
    hợp với những hộp đàn có tiếng ấm, tối và mờ . Nếu hộp đàn
    có tiếng chói sáng rồi, thì không nên mài cầu đi, mà chỉ mài
    nơi gần giây thôi . Mài mỏng đi thì cầu cũng yếu, dễ bị cong gập
    và sau đó gẫy gập .
    Tôi cũng cần các bạn giúp tìm cho những bản nhạc solo để
    chơi nữa . Nếu các bạn cần kinh nghiệm chế tạo và lắp chống
    tiếng Anh là SoundPost thì lần sau tôi sẽ viết tiếp .
  4. teepapark

    teepapark Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/11/2005
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    0
    bac cu viet tiep di a.moi dong gop deu duoc ung ho nhiet tinh phai ko ba con?
    cho hoi hien nay bac dang song o dau vay?
  5. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Tôi đang ở Hartford, Connecticut, USA, là vùng Đông Bắc Mỹ,
    New England, giữa Boston và New York City. Bạn có thể đến
    Yahoo, rồi Map, rồi enter "22 Main Street", rồi tên thành phố,
    tên tiểu bang, rồi Mỹ hoặc Canada, thì sẽ có bản đồ của thành
    phố bạn muốn. Hầu hết các thành phố Mỹ có phố Main, đôi khi
    số nhà tới hơn 1 nghìn, nhưng số 2 chục thì gần trung tâm hơn.
    Bây giờ bàn đến cái chống trong đàn:
    Violin và các đàn giây như Viola, Cello, và Bass, kể cả Guitar
    và Mandolin, đàn tỳ bà, đều chỉ làm bằng 2 thứ gỗ . Đó là Maple
    tức là cây phong, tôi đã nói ở trên . Cái lá cây phong, bạn có
    thể thấy ở quốc kỳ Canada . Xem thế thì biết cây Phong thường
    mọc ở miền đất nào . Tuy vậy, chỉ vài loại Phong mới làm được
    Violin tốt mà thôi: gỗ xốp, mọc trên núi cằn khô và lạnh . Gỗ thứ
    hai là Spruce -- gỗ Bách -- một loại họ hàng bà con với Thông.
    Gỗ Bách cũng phải chọn cây già, gỗ xốp, mọc trên núi cằn khô
    và lạnh thì mới tốt. Nghề trồng rừng Mỹ luôn luôn sản xuất ra
    Spruce non, chỉ 10 tuổI, để làm nhà, nhưng Spruce làm Violin
    phải là Spruce cổ, mọc từ khi người da trắng chưa từ châu Âu
    đến Mỹ. Các xẻ gỗ Spruce cũng như xẻ gỗ làm Lưng, Sườn, và
    Cầu, tức là phải xẻ theo chiều từ Tâm gỗ ra đến ngoài tức là QuarterSawn, hay Chẻ cây gỗ tức là Split. Khi Chẻ hay Cưa Phần, như ông bà chúng ta xẻ gỗ Vàng Tâm (Dổi, De, Mỡ, Mít)
    để làm thùng làm mắm cá biển, thì Spruce có thớ gỗ thẳng tắp
    óng và song song với nhau, cứ 1 milimet thì có 3 (hoặc hơn)đường kẻ . Đó là đường vòng quanh thân gỗ, mỗi năm có 2
    vòng, một vòng mọc vào mùa lạnh khô, và một vòng mọc vào
    mùa ấm ẩm. Có thể suy ra, nếu gỗ non, mọc nơi ấm ẩm thì
    vòng sẽ to, và một milimet có ít sọc hơn gỗ tốt làm đàn. Nếu gỗ
    Spruce tốt, sẽ có 3 đến 5 sọc . Những gỗ có nhiều sọc hơn, tức
    là sọc nhỏ hơn, thì là loại Spruce khá cằn cỗi, rất cứng hoặc là
    Spruce khác, chất lượng âm thanh có thể kém. Gỗ mặt đàn rất
    quan trọng, có thể nói quan trọng nhất, nên khi chọn đàn, bạn
    nên để ý xem các đường sọc có thật thẳng không, và có quá
    thưa hay quá dày không. Vừa muốn gỗ mọc trên đất cằn khô và
    lạnh, lại đòi gỗ phải xốp, thớ thưa, thì đúng là quá đáng, đòi hỏi
    2 thứ trái ngược nhau trong cùng một cây gỗ? Cũng như một
    cô gái xinh thì phải gầy thật gầy, nhưng da thì lại phải mịn màng
    như một đứa trẻ béo mập vậy. Nhưng Violin thì phải như thế
    đấy, bạn ạ. Violin rẻ thì $50, mà đắt thì $5000, ở Mỹ. Đàn gỗ tốt
    thì có thể âm thanh không hay, nhưng đàn gỗ xấu thì không thể
    có âm thanh hay. Vậy bề ngoài của đàn cũng cho biết phần nào
    âm thanh của nó, trước khi ta thử tiếng đàn. Cũng như một bạn
    đẹp trai, cần phải chạy 12 cây số dưới một giờ thì mới gọi là
    khoẻ, nhưng một bạn với dáng xì ke, thì khỏi phải thử nữa.
    Gỗ Spruce sau khi chẻ ra, ngoài làm mặt đàn, thì làm khung
    bên trong, và làm cái chống. Cái chống thường hình trụ, hay
    oval, mà chiều nhỏ phải đưa lọt qua khe chữ F của mặt đàn .
    Khe này thường khoảng 5 milimét, nhưng có thể hẹp hơn . Khi
    khe này đã khoét rộng ra rồi, thì không cách nào thu hẹp lại
    được nữa . Khe này hẹp, thì âm trầm vang ra ít, và nếu rộng
    thì âm trầm nhiều, có nghĩa âm cao bị át. Vì thế đàn có khe F
    rộng là đàn vốn có quá nhiều âm cao, tiếng gắt, chói và chua .
    Người làm đàn đã phải khoét rộng thêm khe F để âm thanh
    được hay hơn . Chiều cao của chống phải khoảng cách giữa
    mặt và lưng đàn sau khi đã lên giây rồi . Trước khi lên giây thì
    mặt đàn phồng lên cao hơn . Vì thế, chống đủ hay thiếu độ cao
    phải đợi đến khi lắp xong và chơi một thời gian mới biết chắc .
    Tuỳ theo nơi đặt chống mà đầu cắt của chống vát xiên thế nào,
    vì bên trong của mặt và lưng đàn không giống nhau. Kinh
    nghiệm thì ta chỉ căn cứ vào cái chống trước mà làm cái chống
    thứ hai.
    Đầu tiên có đàn mới, bạn lấy tạm một miếng gỗ thường rất
    mềm và nhỏ hơn 5 milimet để làm chống mẫu . Bạn phỏng
    đóan chiều cao bằng một cái tăm hay cái lạt tre . Đầu tiên cái
    tăm cao hơn chiều cao giữa mặt và lưng đàn, thì nó bị cong đi .
    Bạn ngắt bớt cái tăm và lại thử đến khi vừa, thì cắt cái chống thử
    dài như vậy . Lấy một sợi giây thép mềm, có bọc cao su bên
    ngoài để khỏi sây xát mép của khe F, rồi cắm một đầu vào thân
    cái chống rồi đưa chống vào trong đàn . Sau đó đặt cầu vào và
    lên giây . Giây căng dần thì mặt đàn xẹp xuống và đè lên chống
    chặt hơn. Lúc đó ta phải đưa chống đúng vào nơi ta định đặt
    chống. Nếu chống thử mà vừa chặt, thì đã đúng độ cao và ta có
    thể cắt chống thật đúng chiều cao như thế mà đặt vào .
    Vị trí của chống: Giây ép lên cầu, và cầu ép lên mặt đàn . Dưới
    mặt đàn, bên trái là cái dầm trần, và bên phải là cái cột chống,
    để đỡ mặt đàn không bị sụp xuống dưới sức căng của dây đàn.
    Chân Cầu càng đúng vào dầm trần (BassBar) bao nhiêu thì âm
    của đàn càng lợi về phía trầm bấy nhiêu, và chân phải của Cầu
    càng đúng vào cột chống (SoundPost) bao nhiêu thì âm cao
    của đàn càng nhiều hơn. Dầm trần đã được thợ làm đàn gắn
    chặt vào mặt đàn rồi, nên không thể di chuyển dễ dàng đươc. Chỉ có thể làm chân Cầu rộng ra và hẹp lại cho đè đúng lên
    dầm trần mà thôi. Tuy vậy, cột chống có thể di chuyển được.
    Thông thường cột chống gần sát chân cầu bên phái mặt đàn,
    và lui về phía đuôi đàn một chút . Nếu âm thanh vẫn còn chói
    gắt, đanh thép thì tiếp tục lùi về phía sau. Tuy vậy, không nên lui
    quá xa để mặt đàn khỏi bị sụp . Nên để cột chống không xa hơn
    2 centimet khỏi chân cầu bên phải. Sau một thời gian đặt chống,
    nếu mặt đàn bên phải gần lỗ F gồ lên, thì cái chống đã bị quá
    dài . Nếu mặt đàn bên phải gần lỗ F bị xẹp xuống, thì cái chống
    đã quá ngắn . Cuối cùng, ta cắt gọt cái chống thật để thay cho
    cái chống thử đó. Có thể gọt 2 đầu của chống nhỏ đi một chút
    để đầu chống chắc hơn, và tăng độ áp sát của đầu chống vào
    mặt đàn và lưng đàn. Đầu chống càng áp sát vào mặt đàn và
    lưng đàn bao nhiêu, thì đàn càng vang to, và nhanh nhạy phản
    ứng theo ngón nghề người chơi (và cả sự vụng về nữa, ví dụ
    các ngón tay chạm vào giây, ngón bấm không kịp dứt khoái, tay
    kéo bị nẩy, hoặc không ép xuống giây đủ, hay lực ép xuống
    giây thay đổi không khống như mong muốn, lướt ngang giây,
    vân vân).
    Thêm một chút về cái Cầu:
    Một số người gọt Cầu sao cho giây trầm cao hơn phím bấm
    nhiều hơn giây cao. Làm như thế thì khi kéo những nốt trên
    giây trầm, người chơi khỏi phải nâng cao cánh tay nhiều quá
    nhưng khó chơi những thế tay ở vị trí 5 hoặc hơn nữa trên giây
    trầm . Để tránh điều này, có thợ làm đàn chế những bàn phím
    đã nghiêng sẵn về bên phải. Làm thế bên trái cái Cầu có thể
    cao hơn bên phải, nhưng vẫn không xa bàn phím nhiều, và
    người chơi có thể chơi các vị trí cao trên giây trầm, mà không
    phải thay thế chúng bằng các vị trí thấp trên giây cao.
  6. hasia_shin306

    hasia_shin306 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/10/2005
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    0
    Em cũng rất thix violin nhưng khổ nổi ko đủ tiền mua..==>>ko theo được....nghe nói cây violon của china chỉ có 100usd phải ko các pác......định mua một cây .....bác nào có bán em với nha..............em thấy ko có chỗ nèo trên này bày cụ thể cách đánh violin cơ bản cả..ặc sao thế nhỉ?
  7. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Vì dạy đàn trên Internet rất khó, và chưa từng có ai làm cả .
    Ai mà làm được điều này, thì chấn động cả thế giới đấy nhé.
    Dù sao, chúng ta thử làm xem có được không . Bạn thấy thế
    nào ?
  8. meokhongduoi

    meokhongduoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/04/2006
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
  9. meokhongduoi

    meokhongduoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/04/2006
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    moi nguoi oi....giup minh voi.....minh rat thich Violong.....minh da mua dan....nhung minh lai chua biet ti teo gi ca....minh cung khong biet la hoc dan o dau nua....ai biet ti gi ve Violong thi cho to hay nhe.....cam on nhat la cho to biet gia'' cua 1 khoa hoc.....vi la SV ma hoc moi buoi dan het hon tram nghin thi lay dau ra.....lien lac voi to: Meokhongduoi_hehe
    thanks
  10. hung2452

    hung2452 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/04/2002
    Bài viết:
    560
    Đã được thích:
    0
    Bạn ở Hà nội à? nếu có đàn rồi thì dễ mà, đến cung văn hoá thiếu nhi cũng có dạy violon, hoặc là chờ các bạn trong box trả lời cho. Nếu ở Huế thì liên lạc với tôi, tôi sẽ dạy violon cho bạn. một buổi 50k thui. hi hi.

Chia sẻ trang này