1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Học Guitar thầy nào tốt nhất

Chủ đề trong 'Nhạc cổ điển' bởi batistutatuan, 10/09/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. vnkanzler

    vnkanzler Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/10/2003
    Bài viết:
    66
    Đã được thích:
    0
    chà chà, quang cáo hay...he he
  2. Vincent_Valentinegr

    Vincent_Valentinegr Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/08/2003
    Bài viết:
    248
    Đã được thích:
    0
    Cãi nhau nhiều mà làm gì ???Anh em cùng nhà cả , cái chính là mình chứ thầy tuy quan trọng thật , nhưng cũng có phải là tất cả đâu ? Bây giờ chỉ nghe nói tới bác Châu Đăng Khoa, bác Phạm Văn Phúc chứ có ai nói tới thầy dạy của họ nữa đâu ? Lòng say mê và sự kiên trì mới làm nên tất cả. Chứ xin lỗi các bác thầy giỏi đến mấy mà dạy toàn...khỉ với cả đại lãn thì cũng đến thế mà thôi. Không phải là em không đánh giá cao các thầy nhưng chỉ vì chuyện ai dạy hay hơn mà cãi nhau thì mất vui. Thầy giỏi thì mình có bảo thầy đi biểu diễn thay mình được không ? Có "cưa" hộ mình được không ? Cái chính vẫn là mình thôi !!!Have fun
  3. IFG

    IFG Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/12/2003
    Bài viết:
    0
    Đã được thích:
    0
    Ok. hay lắm, đúng là thày chẳng thể hộ trò được vì vậy mình phải tìm người có phương pháp sư phạm tốt thôi chứ không thì chẳng biét bao giờ mới chơi được đàn.
    Bản thân em cũng đi học được 8 tháng rồi, lỡ theo thôi chứ cái kiểu dạy câu giờ thì chẳng biết thế nào. có bài mình tập 1 tuần là xong mà thầy bôi ra 3 buổi. Học chậm nản phát khiếp.
    Em đang tính tìm mấy thầy trẻ mà giỏi học thôi chứ không thì ghét đàn mất.
    Em thấy các bạn bảo học anh Khang cũng tốt.Phương pháp sư phạm cụ thể và đề cao hiệu quả tiết kiệm thời gian nhưng chẳng biết tay em như cua bò anh ý có nhận không ?
    Được IFG sửa chữa / chuyển vào 21:46 ngày 08/12/2003
    Được dau_khong_co_toc sửa chữa / chuyển vào 05:49 ngày 20/12/2003
  4. Heavyrain

    Heavyrain Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/06/2003
    Bài viết:
    41
    Đã được thích:
    0
    Không bít guitar cổ điển sao chớ tui thấy bồ nào thích nhạc cổ điển mà âm thanh của rock thì kiếm mấy cái băng Yngwie nó dạy.
  5. ngochau

    ngochau Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2002
    Bài viết:
    5
    Đã được thích:
    0
    hi sao không thấy ai nói học Tạ Tấn nhể, hay là Tạ Tấn không dạy nhận học trò nữa?
    tôi thấy các đại danh cầm như Đặng Ngọc Long, Nguyễn Thế An ... đều là học trò của ông cả.
    tôi pót một bài viết sưu tầm trên báo QĐNN để các bạn tham khảo:

    Nhạc chuyển soạn phải có bản sắc
    Hiện nay số người chơi ghi-ta cổ điển theo kiểu "nhà nghề" có không nhiều. Số nhạc sĩ chuyển soạn các bản nhạc cho đàn ghi-ta lại còn hiếm hơn. Những nghệ sĩ ghi-ta đã quen thuộc với công chúng như Tạ Tấn, Hải Thoại, Văn Vượng, Phạm Văn Phúc, Đặng Ngọc Long, Nguyễn Thế An... trong đó, Đặng Ngọc Long và Nguyễn Thế An là hai nghệ sĩ ghi-ta Việt kiều, chủ yếu gây được tăm tiếng ở nước ngoài. Phần lớn các nghệ sĩ này bên cạnh biểu diễn còn tự sáng tác, chuyển soạn cho đàn ghi-ta, công việc không chỉ đòi hỏi trình độ mà cả tâm huyết và bản lĩnh người nghệ sĩ. Tuy nhiên, tác phẩm của họ được công bố cho đến nay lại không nhiều. Trong số các tác giả kể trên, người được coi là thâm niên và có nhiều tác phẩm chuyển soạn cho đàn ghi-ta phải kể đến nghệ sĩ Tạ Tấn. Ngay từ những năm đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, mặc dù còn rất trẻ nhưng ông đã là một nghệ sĩ tài năng với những tác phẩm chuyển soạn cho đàn ghi-ta. Đến nay ông đã có tới hàng trăm bản nhạc chuyển soạn, và điều đặc biệt là phần lớn các tác phẩm do ông viết lại được chuyển soạn từ các làn điệu dân ca. Chính điều này không chỉ giúp ông có được những bản nhạc độc đáo, làm mê đắm người nghe, mà còn góp phần khơi mở một hướng đi mới cho các nghệ sĩ ghi-ta sau đó: Chuyển soạn dân ca cho đàn ghi-ta. Tạ Tấn cho biết, kể từ bản nhạc đầu tay (chuyển soạn dân ca cho đàn ghi-ta có tên Lưu thủy, biểu diễn lần đầu tiên tại Nhà hát lớn vào năm 1962 nhân Hội diễn nghệ thuật mùa xuân, đoạt HCV, đến nay ông đã có được chừng 25 bản nhạc chuyển soạn từ các làn điệu dân ca. Các bản nhạc này rất quen thuộc với mọi người vì suốt hàng chục năm qua, không chỉ được sử dụng để biểu diễn tại các CLB, các cuộc liên hoan, thi tài năng ... mà còn thường xuyên được thu và phát trên sóng phát thanh. Có thể kể ra những bản chuyển soạn đã quen thuộc như Xe chỉ luồn kim, Mừng hội cướp bông, Mặt trời quá nắng... Riêng bản Lưu thủy, ông chuyển soạn từ nhạc cung đình Huế, rất nổi tiếng, trong suốt hơn 40 năm qua liên tục được các thí sinh chọn chơi trong các cuộc thi tài năng trẻ. Cũng trong suốt hơn 40 năm qua, Tạ Tấn chỉ có một niềm ấp ủ là được chuyển soạn nhiều hơn các làn điệu dân cho đàn . Ông là người đã tìm ra một kiểu lên dây đàn mới khác hẳn cách lên dây của phương Tây, phù hợp với những bản chuyển soạn từ dân ca của Việt Nam. Theo Tạ Tấn thì người làm chuyển soạn cho đàn trước hết cần phải hướng tới bản sắc văn hóa dân tộc, đề cao tinh thần dân tộc, thể hiện hơi thở, giọng nói của dân tộc mình, bằng việc dựa vào và khai thác nguồn âm nhạc dân gian sẵn có, vừa phong phú vừa tinh tế. Hơn thế, đó là hướng đi vô cùng độc đáo để "đẻ" được những đứa con tinh thần vừa có chất lượng lại mang đậm bản sắc dân tộc. Hai yếu tố này là điều kiện cần và đủ để đưa âm nhạc Việt Nam tiến ra thế giới. Tạ Tấn học được điều đó nhờ sự trải nghiệm của mình. Ông kể: "Hồi những năm 50, một lần tôi chơi cho một số người nước ngoài Việt Nam nghe. Kết thúc, một vị giáo sư âm nhạc đến bên tôi, bảo: Những bản mà bạn vừa chơi, chúng tôi nghe chán cả rồi, ai cũng được biết. Sao bạn không chơi những bản của chính đất nước các bạn, đó mới là điều chúng tôi thích chứ". Ông vỡ lẽ ra, chỉ có thể hiện bản sắc của dân tộc mình, khai thác chất liệu âm nhạc dân gian, làn điệu dân ca... thì âm nhạc dân tộc mình mới không bị khuất lấp vào các nền âm nhạc khác. Nước nào cũng đều tìm cách khuếch trương âm nhạc dân tộc khi giao lưu với thế giới. Tạ Tấn là người đầu tiên ở nước ta chuyển soạn dân ca cho đàn . Trong suốt thời gian phụ trách giảng dạy tại Nhạc viện Hà Nội, ông luôn trau dồi tư tưởng trên cho học viên. Ông là thầy dạy của nhiều học viên, và nhiều người khi ra trường đã làm theo cách của ông, bởi chính họ nhận thấy bức xúc, điều đó càng khẳng định hướng đi mà ông vạch ra là rất đúng đắn. Tiêu biểu là hai cây Viêt kiều, mặc dù sống ở nước ngoài nhưng luôn đau đáu hướng về nguồn cội, bằng việc chuyển soạn các làn điệu dân ca Việt Nam cho. Hai người đó là Đặng Ngọc Long viết Tây Nguyên (dựa theo các làn điệu Tây Nguyên), Bèo dạt mây trôi (dân ca quan họ) rất xuất sắc; còn Nguyễn Thế An viết Thánh Gióng, Ngẫu hứng Tây Nguyên... Thời gian gần đây, số người bắt tay chuyển soạn dân ca cho đàn đã bắt đầu có khởi sắc. Thế nhưng, theo bộc bạch của Tạ Tấn và một số người chuyển soạn thành công khác, thì hiện nay trong làng có nhiều chuyện không mấy vui. Thứ nhất là chuyện của người chuyển soạn dân ca cho đàn. Cách làm thì hay, nhưng có thành công hay không lại là điều cần phải xem xét. Chuyển soạn là "nghề" rất khó, giỏi kỹ thuật vẫn chưa đủ mà cần phải "nặng" tinh thần dân tộc. Thực chất việc chuyển soạn dân ca cho là gì? Đó là cải biên, biến tấu, phát triển, hòa thanh. Tưởng đơn giản nhưng rất khó, nếu lúng túng và không dồi dào cảm hứng thì không làm được. Phát triển để có những giai điệu mới, mang lại một cảm giác mới chứ không đều đặn, dễ thuộc, dễ nghe và nghe mãi thì buồn tẻ như ở làn điệu dân ca. Nhưng phát triển "hoa lá" phải bám sát cái gốc là làn điệu dân ca vốn chân phương, mộc mạc. Nhiều người nhảy vào "thử sức" chuyển soạn khá nhiều làn điệu dân ca, nhưng khi phát triển, biến tấu thì lại thêm quá nhiều thứ "hoa lá cành", nên trở thành lạc lõng vì đi quá xa làn điệu gốc, khiến người nghe không nhận ra bản gì nữa. Thực chất đó là cách làm mầu mè. Thứ hai, số người chuyển soạn dân ca và số tác phẩm chuyển soạn đã ít, số người chịu chơi các bản chuyển soạn từ dân ca dân tộc mình còn hiếm hoi hơi. Buồn nhất là tại các cuộc thi tài năng trẻ, hầu như thí sinh nào cũng chọn những bản của những nhạc sĩ nổi tiếng thế giới để tập, để dự thi với ý nghĩ: chơi các bản khó thì mới hy vọng đoạt giải. Nhưng đó cũng là quan niệm sai lầm. Theo Tạ Tấn thì những người hướng dẫn cần phải giúp các em nhận thức được cái hay, cái đẹp của nhạc chuyển soạn giàu bản sắc của dân tộc. Và chơi các bản chuyển soạn cho ghi-ta từ dân ca không phải dễ
    Năng Nhẫn
    Ngày 26 tháng 06 năm 2003-báo Quân đội nhân dân

Chia sẻ trang này