1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

HỌC & HÀNH ------> lĩnh vực Luật ------> cái nhìn về ngành Giáo dục

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi MinhTrinh, 19/05/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. thuao

    thuao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2005
    Bài viết:
    268
    Đã được thích:
    0
    Chắc chắn là KHÔNG, trường luật của VN hiện nay không đào tạo luật sư mà chỉ đào tạo những công chức hiểu luật và áp dụng luật cho đúng . Ở Mỹ , trường luật được xem là trường đào tạo nghề nghiệp, vì thế muốn học luật, bạn phải có BA rồi, sau đó học lấy J.D (Jurist Doc.), vì chú trọng đến việc hành nghề cãi sau này, nên các kỹ năng được huấn luyện rất kỹ như : suy nghĩ của lụât sư (legal resoning), case study, tranh luận, khả năng hùng biện, phiên toà giả định, ..... để giúp cho công việc sau này . Khi SV ra trường họ đã có sẵn các kỹ năng trên, nên họ không bị bơi khi làm việc ...
  2. loulou

    loulou Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/11/2005
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn bác Thuao nhiều. Từ hôm trước post bài em cũng có dịp tìm hiểu thêm về vấn đề này, và bắt gặp thông tin về Trung tâm thực hành nghề Luật trong Học viện Tư pháp. Trung tam hoạt động "gần giống như một Văn phòng luật sư nhưng không có mục đích thu lợi nhuận" & "thực hiện chức năng thực hành tư vấn pháp lý miễn phí cho mọi công dân, tổ chức kinh tế trong nước và nước ngoài." Tuy nhiên em cũng đọc thấy pháp lệnh của nhà nước, theo đó chỉ những người có giấy phép hành nghề luật sư mới được tham gia bào chữa - tố tụng. Vậy thì nếu có những legal clinic khác như TTTHNL thì sinh viên cũng chỉ có thể đảm nhiệm vai trò tư vấn hoặc hoà giải(?). Tuy vậy, em vẫn rất muốn biết các trường đại học luật có những trung tâm thực hành nghề tương tự như vậy không. Bác nào có thông tin thì xin chỉ giúp. Em cảm xin cảm ơn trước.
    À, còn như ở Mỹ thì tuy sinh vien đã học đại học rồi mới học Luật, họ vẫn chưa được phép hành nghề luật sư ngay mà phải thi lấy bằng hành nghề luật sư giống như ở Việt Nam. Kì thi này được tổ chức bởi các Bar Associations của từng bang, và ai muốn hành nghề ở bang nào thì phải học luật của bang đấy để thi vào hội. Những người không muốn làm luật sư mà chỉ có ý định theo con đường academic thì không phải thi kì thi này.
  3. thuao

    thuao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2005
    Bài viết:
    268
    Đã được thích:
    0
    Câu trả lời vẫn là KHÔNG, ở các trường ĐH luật, không có trung tâm với tiêu chí hoạt động như bạn nêu, có chăng nữa là một vài phiên toà giả định, nhưng vẫn do các sv tự biên tự diễn, nó không nằm trong những môn học bắt buộc như case study .... ngay cả trong các môn đào tạo trong ĐH luật, sv được học luật trên ý niệm của giai cấp và nhà nước, và triết học ... vì thế sv học luật như là .... ngồi trên bờ để xem thiên hạ ... bơi, chứ không phải cùng ... nhảy xuống hồ. 1 td cơ bản là trước khi học các môn luật, cuốn sách gối đầu giường là lý luận NN và PL ... nó cho biết nguồn gốc của NN và PL, định chế ... tuy nhiên, nó thiên về tính trừu tượng và triết học, đọc mãi rồi cũng khám phá ra nó ... hàn lâm và khó hiểu, áp dụng trong thực tế và trong tình hình hội nhập hiện nay thì .... coi như thua.
    Luật pháp ở các nước họ dạy khác, xuất phát từ cá nhân, thoạt đầu khi sinh ra thì phải có tên, tuổi ... nên họ dạy các quyền về nhân thân- gọi là quyền đối nhân; cá nhân ấy khi lớn lên, làm có tiền, có tài sản và giao dịch trên tài sản ấy với nguời thứ ba ... từ ấy sẽ có khái niệm về quyền đối vật ... đó là các khế ước, hợp đồng .....
    Chúng ta học luật, nhưng khác ở ý niệm và không học từ nguyên lý , nên khi áp dụng thực tế và luật pháp hay thay đổi ta không biết nó xuất phát đâu. Ngay cả những ngừoi làm luật cũng không rõ nguyên lý của nó, nên ta mới thấy các vị cãi nhau: giấy đỏ cho đất, hồng cho nhà, xanh cho nhà đất mang ra giao dịch, và .... màu gì gì nữa cho nhà chung cư .
  4. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Khi quan đi học :
    ===========
    http://diendan.edu.net.vn/forums/thread/79556.aspx
    TRÍCH THƯ MỘT NGHIÊN CỨU SINH GỬI THẦY HƯỚNG DẪN
    Phúc đáp Trích dẫn
    Cơ quan........
    Văn phòng SẾP......
    ĐỊA CHỈ, ĐT, FAX, EMAIL ....Ngày....tháng......năm...
    Thư của NCS......gửi GS. TS. .....
    ( etoya trích đăng, chưa được sự đồng ý của cả người gửi lẫn người nhận, không đảm bảo chính xác 100%)
    Thân gửi Thầy....
    Tết vừa rồi tôi bận đi công tác nước ngoài, về lại phải đi dự mấy cuộc họp quan trọng nên không đến thăm Thầy được.
    Tôi có cho cậu thư ký mang biếu thầy chút quà và nộp thầy xem lại cho bản luận văn của tôi. Theo lịch của Nhà trường thì đầu tháng tới đã phải nộp cho Trung tâm ( Đào tạo Sau Đại học), thời hạn gấp lắm rồi nên xin thầy cố gắng xem kỹ và cần sửa chữa gì thầy ghi thật chi tiết ngay vào quyển rồi gọi điện thoại cho cậu thư ký của tôi đến lấy về để tôi còn bảo anh em hoàn chỉnh và nộp cho kịp.
    Xin cảm ơn Thầy
    NCS....., ( Chức vụ.....)
    TB. Về công việc của Cháu nhà Thầy , hiện đang có chỉ tiêu nhưng tôi bận quá chưa nói chuyện với anh em bên tổ chức được. Xin hứa với Thầy, bảo vệ luận văn xong, thong thả tôi sẽ bảo anh em giải quyết ngay, xin Thầy cứ yên tâm.

  5. mucdong

    mucdong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/01/2005
    Bài viết:
    174
    Đã được thích:
    0
    Thư gì mà như công văn sắc lệnh vậy hả chú MT??? Để cháu thứ nhập vai nguời nhớn thử diễn giải bình loạn sơ sơ lá thư này cái nhé!!! Trong ngoặc in nghiêng là cháu viết)
    TRÍCH THƯ MỘT NGHIÊN CỨU SINH GỬI THẦY HƯỚNG DẪN
    Phúc đáp Trích dẫn
    Cơ quan........
    Văn phòng SẾP......
    ĐỊA CHỈ, ĐT, FAX, EMAIL ....Ngày....tháng......năm...
    Thư của NCS......gửi GS. TS. .....
    ( etoya trích đăng, chưa được sự đồng ý của cả người gửi lẫn người nhận, không đảm bảo chính xác 100%)
    Thân gửi Thầy.... (Thân gửi thay vì Kính gửi, theo truyền thông tôn sư trọng đạo nhất tự vi sư bán tự cũng vi sư thì quan học trò này có hàm ý coi thường thầy rõ ràng rồi. Đã là học trò thì phải luôn kính thưa kính gửi kính biếu kính trọng với thầy chứ. Kính thầy yêu bạn mà)
    Tết vừa rồi tôi bận đi công tác nước ngoài, về lại phải đi dự mấy cuộc họp quan trọng nên không đến thăm Thầy được. (xưng tôi với thầy cũng là một biểu hiện rồi, lại còn thêm công tác nước ngoài với cuộc họp quan trọng chứng tỏ vị học trò này muốn thể hiện địa vị cao hơn của mình đây - không đúng chỗ tí nào, đức khiêm tốn thầy dạy để đâu cả rồi)
    Tôi có cho cậu thư ký mang biếu thầy chút quà và nộp thầy xem lại cho bản luận văn của tôi. Theo lịch của Nhà trường thì đầu tháng tới đã phải nộp cho Trung tâm ( Đào tạo Sau Đại học), thời hạn gấp lắm rồi nên xin thầy cố gắng xem kỹ và cần sửa chữa gì thầy ghi thật chi tiết ngay vào quyển rồi gọi điện thoại cho cậu thư ký của tôi đến lấy về để tôi còn bảo anh em hoàn chỉnh và nộp cho kịp. (trời ơi, vậy là cấp dưói của cậu học trò ta và ta làm luận văn cho học trò của ta chứ không phải học trò ta làm luận văn!!!)
    Xin cảm ơn Thầy
    NCS....., ( Chức vụ.....) (Chức vụ làm gì? Đây có phải là công văn đâu)
    TB. Về công việc của Cháu nhà Thầy , hiện đang có chỉ tiêu nhưng tôi bận quá chưa nói chuyện với anh em bên tổ chức được. Xin hứa với Thầy, bảo vệ luận văn xong, thong thả tôi sẽ bảo anh em giải quyết ngay, xin Thầy cứ yên tâm. (Tay học trò này chơi ác thầy thật, hắn cứ một mực phải bảo vệ luận văn xong nó mới bảo anh em giải quyết cho cháu nhà thầy! Không biết ông thày khốn nạn này nghĩ sao đây, một đằng là lòng tự trọng nghề nghiệp, một đằng là công việc cho con??? Không biết ông có chuyển hoá từ thái cực khốn nạn này sang thái cực khốn nạn kia không???)
    Được mucdong sửa chữa / chuyển vào 20:30 ngày 26/03/2006
  6. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Ơi cháu mục đồng .
    Xưng hô như thế thời nay là chuyện nhỏ mà . Báo chí đang chẳng nói về những người thoáng 1 phút là có đến hai , ba cái bằng đại học đấy ư ?
    Nói chung, sếp nào bây giờ cũng phải thủ trong túi vài cái bằng, mà giảng viên có khi chỉ đáng tuổi con, kính thế nào được .
    Thí dụ như TTVV có cô bạn bé tí teo đang giảng Luật ở LHP ! Các cụ học viên không gọi : Này con bé con đã là phúc .
    Có cơ quan còn gọi là : Lũ trẻ nữa cơ đấy .
    Toàn là xưng hô đồng chí cho dễ vậy .
    Mà cái phần tái bút mới thật là hay !
    Được minhtrinh sửa chữa / chuyển vào 20:53 ngày 26/03/2006
  7. mucdong

    mucdong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/01/2005
    Bài viết:
    174
    Đã được thích:
    0
    ChĂu không 'ỏằ"ng ẵ! Xặng hô là vô cạng quan trỏằng vỏằ>i ngặỏằi Viỏằ?t chúng ta, chú ặĂi. Làm sao có thỏằf bỏằ hỏt cĂc 'ỏĂi tỏằô chỏằ? ngôi (chú, chĂu, ông, thỏĐy, cỏằƠ, bà, bỏằ', mỏạ, cô, bĂc, thưm, tôi, tao, tỏằ>, con, chỏằi XHCN ỏƠy mà) bÂy giỏằ sưnh cĂi danh lỏm. Chú cỏằâ nghe diỏằ.n vfn thơ thỏƠy. Vư dỏằƠ:
    Kưnh thặa 'ỏằ"ng chư giĂo sặ tiỏn sâ X, bư thặ chi bỏằT ...., nguyên uỏằã viên bỏằT ..., nguyên chỏằĐ tỏằ<ch hỏằTi 'ỏằ"ng ..., nguyên vv... (chỏằ? thiỏu mỏằ-i cĂi nguyên nhÂn dÂn thôi!!!)
    CĂi ''hay'' trong bỏằâc thặ trên là ỏằY chỏằ- cĂi ông quan hỏằc trò kia 'i hỏằc rà ràng là chỏằ? 'ỏằf lỏƠy cĂi danh mà lỏĂi không biỏt trỏằng cĂi danh còm cỏằĐa ông thỏĐy khỏằ'n nỏĂn cỏằĐa mơnh.
    Được mucdong sửa chữa / chuyển vào 21:41 ngày 26/03/2006
  8. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Hic, mỏằ-i ngặỏằi mỏằ-i ẵ .
    Đúng là cĂch xặng hô cỏằĐa VN mang 'ỏn nhiỏằu rỏc rỏằ'i nhặng lỏĂi là nât vfn hoĂ 'ỏãc thạ cỏằĐa dÂn tỏằTc .
    Tôi không trĂch cĂch xặng hô cỏằĐa ông sỏp nhiỏằu mà trĂch cĂi lỏằ'i hỏằc 'ỏằf có bỏng cỏƠp, lỏằ'i kỏằ cỏÊ vỏằ>i thày vơ chỏằâc vỏằƠ cao và cĂi cặĂ chỏ mua bĂn trao 'ỏằ.i công danh , sỏằ nghiỏằ?p qua lĂ thặ này .
  9. Remediot

    Remediot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/02/2003
    Bài viết:
    442
    Đã được thích:
    0
    "Những rắc rối của luật học thời nay " ==&gt; ai đó không ngại dài thì... đọc chơi nhé. Tớ tìm mãi không thấy topic nào phù hợp hơn nên đành paste vào đây .
    -----------------------------------------------------------------------------------
    NHỮNG RẮC RỐI CỦA LUẬT HỌC THỜI NAY
    TS. Phạm Duy Nghĩa
    Từ năm Ất Dậu 1945 đến năm Ất Dậu 2005, 60 năm đã trôi qua. Tan rồi hợp, một giới luật học mới nhen nhúm tái hình thành từ gần ba thập kỷ nay. Chúng ta đã học được gì của tiền nhân và sẽ để lại gì cho hậu thế. Đó là những câu hỏi lớn, chắc sẽ còn day dứt người đương thời và con cháu mai sau. Bài viết dưới đây góp vài thiển ý nhằm nhìn nhận lại những cột mốc thịnh suy đáng nhớ qua 60 năm luật học Việt Nam và những rắc rối qua luật học thời nay.
    Một thoáng ký ức dân luật thực dân
    Trong cuộc ganh tài kinh doanh thời nay, người ta thường bảo "khác biệt hay là chết". Ấy vậy mà giữ lại sự khác biệt ngày càng trở nên rất khó khăn. Khi người Mỹ trở thành siêu cường duy nhất trên hành tinh này, pháp luật của họ ngày càng bành trướng, kể cả về phương Đông. Tư duy pháp lý kiểu Mỹ ẩn chứa dưới những đồng tiền tài trợ, dưới những điều khoản vay, những hiệp định tự do thương mại song và đa phương, chúng đổ bộ vào những xứ sở đang rất ngỡ ngàng với nền kinh tế thị trường. Người Việt Nam buộc phải vay mượn luật lệ thời mở cửa, như ông cha chúng ta từng phải chấp nhận du nhập nền dân luật thực dân. 80 năm trôi qua như một cơn mưa bụi, nền dân luật thực dân tan rã, mà dường như chẳng để lại một di sản đáng kể nào trong nền quan chế và tâm thức người dân nước ta.
    Luật pháp chỉ sống khi được dung dưỡng trên mảnh đất văn hóa dân tộc, cá tính cái văn hóa đó làm cho pháp luật của người Việt Nam khác biệt với pháp luật của thế giới bên ngoài. Nếu giới quan lại có liêm sỉ, giới doanh nhân có dũng khí và giới trí thức có khí tiết đã là nền tảng giúp Minh Trị canh tân nước Nhật thì một nền văn hóa đóng kín thù địch với tự do cá nhân và chủ nghĩa trọng thương, một xã hội nông dân dễ thỏa mãn, một nền quan chế bảo thủ và một giới trí thức giáo điều đã ngăn cản nước Đại Nam hiểu được những gì đang diễn ra ở Châu Âu trong thời kỳ khai sáng. Nho giáo suy tàn, sau bóng dáng của Minh Mạng, nước Việt Nam rơi vào vòng xoáy của những cuộc khủng hoảng niềm tin vào giới cầm đầu xã hội. Một thể trạng văn hóa như vậy chưa thể sẵn sàng cho việc du nhập những tư tưởng tự do - nền móng của nền dân luật theo kiểu Pháp chưa hề tồn tại trong xã hội Việt Nam thời cận đại.
    Thêm nữa, miệng truyền giáo nước lã mà bụng uống đầy rượu vang, thực dân đã mang vào Việt Nam những bộ luật dân sự và thương sự, những hệ thống tòa án chủ yếu để bảo vệ thương nhân và lợi ích của nước Pháp, chứ không hề khuếch trương nền kĩ nghệ của xứ thuộc địa. Một nhóm doanh nhân bản xứ, vừa ngoi ngóp vươn lên trong sự ganh đua chật vật với những nhân người Hoa và nền cai trị keo kiệt của người Pháp, đã không có nhiều cơ hội để làm quen với hội người, hội vốn và Công ty nặc danh, với tự do khế ước và nền tài phán đặc thù cho doanh nhân.
    Những người soạn dân luật và thương luật thời nay hầu như không hề tham chiếu Luật dân sự và thương sự giản yếu Nam Kỳ 1883, Bộ luật dân sự Bắc Kỳ 1931, Bộ luật dân sự Trung Kỳ 1926 - 1929, Luật thương mại 1942 của Bảo Đại và Luật thương mại 1972 của Việt Nam Cộng Hòa. Điều này có nhiều nguyên do, một phần bởi người ta cho rằng nến dân luật thực dân được nhập vào như những vật trang trí xa lạ mà không có ảnh hưởng đáng kể đối với xã hội nông dân Việt Nam. Trên thực tế, 50 năm sau khi cưỡng chiếm Đại Nam, thực dân mới lập trường dạy luật và cho đến năm Ất Dậu 1945 cũng mới chỉ có khoảng 260 người Việt Nam có bằng cử nhân luật.
    Cuộc thử nghiệm Nhà nước quản lý toàn diện
    Người thời nay không có thói quen tham chiếu dân luật và thương luật thời thực dân còn bởi một nguyên nhân sâu xa hơn, điều đã ngày càng lộ rô dần trong những năm 50 của thế kỷ trước. Vội đoạn tuyệt với chủ nghĩa trọng thương và nền tư bản dân tộc đang nhen nhúm hình thành, người ta chuyển hướng rõ rệt sang một mô hình kinh tế chỉ huy. Một Nhà nước quản lý toàn diện đã xuất hiện thâu tóm và tổng quan toàn bộ tài nguyên quốc gia, định kế hoạch và giá mua bán từ hạt thóc tới bánh xà phòng. Kinh tế tư hữu mất dần ảnh hưởng ở miền Bắc vào những năm 1960 và trên toàn quốc vào năm 1980. Đất đai biến thành sở hữu toàn dân, qua hợp tác xã hoặc Công ty hợp doanh mà tư bản tư nhân cũng chuyển thành quốc hữu.
    Gần 3 thập kỷ du nhập, thi hành và liên tục tăng cường hoàn thiện, mô hình Nhà nước quản lý toàn diện đã không giúp cho người dân Việt Nam xóa được đói. giảm được nghèo. Khoán sản phẩm trong nông nghiệp, vượt rào trong xí nghiệp quốc doanh và mở cửa với thế giới bên ngoài đã góp phần tạm thời đẩy lùi Nhà nước kiểu đó, tạo cho dân doanh những cơ hội kiến quốc mới. Song những di chứng của nó không dễ dàng mà tiêu biến được. Trong lối tư duy và hành xử của hàng triệu quan chức, tư duy Nhà nước quản lý toàn diện vẫn chưa bị đẩy lùi. Đôi khi người ta vẫn cho rằng làm luật là để tăng cường quản lý Nhà nước đối với xã hội (chữ Nhà nước thường được viết hoa), chứ chưa thông cảm với cả thế giới rằng người ta thường làm luật để hạn chế quyền lực Nhà nước và bảo vệ dân quyền.
    Rắc rối trên con đường hướng tới thời đại dân doanh
    Thị trường như một con quỷ trong truyện cổ tích, khi đã thoát ra khỏi cổ chai, nó bỗng trở nên hung dữ và rất khó bảo. "Bình ổn" và quản lý thị trường có lẽ dự là ảo tưởng, bởi thị trường là một thứ quyền lực chẳng thua kém gì quyền lực Nhà nước. Quả thật nền kinh tế thị trường đã làm thức giấc nước Việt Nam tĩnh lặng, nhiều lý thuyết bấy lâu nay tưởng như đúng đều có thể bị thách thức bởi thời đại mới. Thị trường đang kéo và thật quý hoá thay, nếu Nhà nước cũng góp phần đẩy xã hội Việt Nam tiến lên.
    Để Nhà nước trở thành một cánh tay nâng đỡ vỗ về dân doanh, rắc rối đầu tiên là phải thay đổi cách nghĩ về quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp. Dường như mơ ước quản lý 4.500 doanh nghiệp quốc hữu đã rất khó đối với Nhà nước ta, nay cứ 10 phút trong giờ hành chính lại xuất hiện một doanh nghiệp dân doanh mới ở những đô thị lớn Nhà nước liệu có thể còn quản lý toàn diện trong một viễn cảnh hàng triệu doanh nghiệp dân doanh ganh đua tìm sự thịnh vượng? Câu trả lời phải là tăng cường niềm tin vào thị trường, Nhà nước không thể làm thay công việc của hàng triệu người tiêu dùng thông thái, phản ứng của họ mới là kỷ luật lạnh lùng nhất ép doanh nhân tuân thủ quy luật của cuộc đời.
    Rắc rối cũng đã xuất hiện trong cuộc cạnh tranh giữa các địa phương trong chính sách kinh tế. Nay cũng dưới gầm trời này, Bình Dương trở thành những nơi thôi thúc đầu tư trên những vùng sình lầy hoang hóa, còn Nam Định đắm mình với những ký ức Thành Nam mà đội sổ trong danh sách xếp hạng các khu vực thân thiện với kinh doanh. Gần đây, cùng với 33 tỉnh thành bị nhắc nhở, Nghệ An lại "tăng thu ngân sách mà bỏ qua Luật Ngân sách". Người ta dùng ngân sách của tỉnh thưởng lại 10 - 15% số thuế thực nộp cho các doanh nghiệp, người ta cũng cho phép doanh nghiệp đã nhập khẩu hoặc kiểm hóa tại các tỉnh khác về nộp thuế tại kho bạc tỉnh Nghệ An. Hãy khoan bàn tới chuyện đúng sai của hai chuyện đó, chỉ riêng từ việc ngửa tay xin trung ương từng đồng ngân sách nay tự tin với hàng nghìn tỷ đồng tổng thu, những quan chức đầu tỉnh Nghệ An đã có khả năng lo cho phúc lợi của dân. Làm công bộc như thế, dù bị bãi chức, có thể cũng để lại một tiếng thơm trong lòng dân.
    Không phải ?oCNH - HĐH ?o mà cần thay đổi tận gốc rễ những cách nghĩ cũ mới có thể sản sinh ra năng lượng cách tân quốc gia. Chừng nào Nhà nước vẫn giành lấy quyền lo toan, định đoạt cho 64 tỉnh thành với hàng vạn làng xã và 82 triệu đồng bào. Khi ấy sáng tạo của địa phương và cá nhân bị kìm hãm, xã hội không có cạnh tranh, người người không dám chịu rủi ro mà ganh đua tìm thịnh vượng.
    Hai triệu quan chức của nền quan chế Việt Nam không thể chỉ là những cỗ máy tu ân thủ sự điều hành, chỉ dẫn từ bên trên, họ phải trở thành những thủ lĩnh sáng tạo trong việc khuếch trương tinh thần kinh doanh của quốc dân.
    Muốn làm được điếu đó, một cuộc phân chia và canh chừng quyền lực giữa trung ương và địa phương, giữa thủ trưởng và nhân viên thừa hành tất yếu phải diễn ra. Đó là triết lý phân quyền của cải cách hành chính. Bên cạnh đó cần làm cho người dân có khả năng tiệm cận mọi nguồn tài nguyên và sở hữu tư nhân của họ được đảm bảo một cách hiệu quả - đó là triết lý phi tập trung hoá sở hữu toàn dân của cải cách kinh tế thời nay.
    Không chỉ là 64 anh em cùng cha mẹ trung ương, các tỉnh thành đã và đang cạnh tranh quyết liệt giành lấy từng đồng vốn đầu tư giành lấy từng đồng thu ngân sách.Việc Nghệ An thưởng thuế cho doanh nghiệp có vi phạm pháp luật quốc gia và tổn hại cho các tỉnh láng giềng hay không, không thể chỉ tùy thuộc vào sự phán xét một chiều của Bộ Tài chính. Một xã hội có sự ganh đua giữa các tỉnh và địa phương đã đến lúc cần tới những thiết chế điều hòa lợi ích và tranh chấp giữa các tỉnh với nhau và giữa các tỉnh với Nhà nước trung ương.
    Lời giải cho những thiết chế này là triết lý tự quản địa phương. Không nên được bổ nhiệm từ trung ương, chính quyền địa phương trước hết phải do dân chúng địa phương bầu ra, họ phải chịu trách nhiệm trước cử tri của họ. Ngoài những chính sách thuộc thẩm quyền toàn quốc gia (bảo hiến, quốc phòng, đối ngoại). Hiến pháp nên trao cho chính quyền địa phương quyền tự định đoạt rộng rãi trong các lĩnh vực khuếch trương kinh doanh, trị an, an sinh, giáo dục, bảo vệ môi sinh. Khi soạn thảo các đạo luật thuế quốc gia, địa phương phải được đàm phán để chia phần cùng với trung ương. Ngoài những phần chia chung đó, các tỉnh có thể tự định liệu thuế và lệ phí riêng.
    Nơi điều phối và trọng tài giữa các địa phương là tòa bảo hiến, thượng viện và hội đồng các quan đầu tỉnh với quy chế phân phối phiếu bầu khác với hạ viện - một thiết chế chỉ dựa trên các hạt bầu cử với những số lượng cử tri nhất định. Quốc hội nước ta, dù là đơn nhất cũng đã đến lúc phải cách tân vì sự hài hòa hóa lợi ích đa dạng của cử tri, lợi ích các tỉnh, vùng và miền trong toàn quốc. Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh, suy cho cùng chỉ là 64 câu lạc bộ níu kéo nghị viên với lợi ích các tỉnh nơi họ đã trúng cử. Trong hệ thống quyền lực của chúng ta chưa xuất hiện những thiết chế công khai nhằm đàm phán, điều phối và canh chừng sự phân chia quyền lực giữa các tỉnh thành với nhau cũng như chia quyền giữa họ với chính quyền trung ương.
    Khi mỗi người dân, mỗi gia đình, mỗi tầng xã và tỉnh thành giàu mạnh thì quốc gia giàu mạnh. Vậy hãy nên dũng cảm rũ bỏ thuyết tư duy Nhà nước quản lý toàn diện mà quay trở lại một Nhà nước tin vào thị trường, tin vào sự phân quyền mạnh mẽ cho các địa phương, biết hối thúc và chế ngự ganh đua giữa các tỉnh. Khi ấy các tỉnh thành sẽ cùng đẩy và chính quyền trung ương vừa phải cầm cương, vừa phải uốn mình theo sức cuốn của 64 con ngựa phi nước đại. Cỗ xe có thể rung lên do sức ép cải cách, song chắc chắn nó sẽ di chuyển nhanh hơn về phía trước.

    Tạp chí Tia Sáng
    Được remediot sửa chữa / chuyển vào 22:06 ngày 07/05/2006
  10. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Một ý kiến thật giá trị !
    Xin phép Reme để highlight một số đoạn .
    Ý kiến thực ra không mới nhưng đã dám nói lên sự thật và yêu cầu thúc bách về sửa đổi và phân chia quyền lực giữa địa phương và trung ương .
    Tôi nói không mới là vì ngay từ thời kỳ trước 75 ở miền Nam, nguyên tắc xã thôn tự trị đã được áp dụng còn tại các quốc gia phát triển thì họ đã áp dụng rất thành công .

Chia sẻ trang này