1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

HỌC & HÀNH ------> lĩnh vực Luật ------> cái nhìn về ngành Giáo dục

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi MinhTrinh, 19/05/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Không thấy anh em luật bàn về nguyên tắc phân quyền địa phương nhỉ ? VN đã có phân quyền địa phương chưa hay vẫn là trung ương tập quyền ?
    Xin nói thêm là tại miền Nam trước 75 có phân quyền khá rõ ràng .
    Quốc gia, tỉnh và xã là 3 đơn vị có tư cách pháp nhân , việc điều hành các đơn vị này do dân bầu ra , họ có ngân sách tự trị ở một số lĩnh vực tùy ở cấp tỉnh, xã ... trong đó, quận huyện không có tư cách pháp nhân vì được coi là cấp trung gian do trung ương chỉ định để giám sát việc điều hành của xã, ấp ...
    xã trướng, khóm trưởng do dân bầu ra , hưởng lương do ngân sách xã đài thọ .
    Tỉnh trưởng , đo trưởng ( Theo HP thì phải bầu nhưng chưa bao giờ thực hiện được vì chiến tranh )
    Quận trưởng do trung ương chỉ định, hưởng ngân sách nhà nước , không bầu .
  2. Constancy

    Constancy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    2.620
    Đã được thích:
    0
    Không có anh ạ. Nói về décentralisation thì ở Pháp khá rõ ràng. Sinh viên VN sang đây học về Luật HC của Pháp chắc sẽ đóng góp được nhiều cho tổ chức bộ máy hành chính nước nhà.
    Việt Nam mình là quyền lực nhà nước tập trung vào Trung ương có phân công nhiệm vụ và quyền hạn cho các cơ quan nhà nước ở địa phương.
    Còn địa phương tự trị thì không có. Nguyên tắc này có một lợi điểm là giảm tải công việc cho trung ương, tăng quyền cho địa phương, nâng cao trách nhiệm của địa phương. Đi liền với nó là năng lực quản lý của địa phương. Nhà nước chỉ can thiệp trong một giới hạn nhỏ.
    Nếu mọi người cần ví dụ của Pháp thì em sẽ nói rõ hơn, tuy nhiên em chỉ rành trong quản lý đô thị thôi.
  3. Talking_blue

    Talking_blue Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/04/2002
    Bài viết:
    473
    Đã được thích:
    0
    Bạn nói về luật hành chính của pháp làm mình nhớ năm ngoái học Droit administratif des biens với là fonction publique khó lè lưỡi.
    Sinh viên vn mà học luật hành chính bên này mình nghĩ an toàn nhất phải là do "nhà nước " cử đi, về vn là có poste rồi chứ như mình tự thân vận động, học ngành đấy về nước chắc chết đói quá.
  4. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Đây là khiếm khuyết trong việc tổ chức hành chánh trong nước hiện nay, vì e ngại, vì thiếu khả năng, vì tham lam, mọi người chỉ thích ôm việc, tập trung quyền hành nên không kham nổi mọi mặt .
    Tây phương thực ra vẫn đi sau VN trong lối tổ chức xã thôn tự trị .
    Vì hoàn cảnh chiến tranh, trung ương tập quyền đã được đưa ra nhưng sau đó ôm luôn mà không chịu trả về lại cho địa phương, xét ra bây giờ cũng nên có 1 cuộc cải tổ .
    1/ Nên để cho dân TỰ DO ứng, bầu cử người đại diện cho mình trong việc điều hành xã ấp, trung ương không nên can thiệp vào mà chỉ nên giám sát, hiện nay, tuy là có bầu nhưng thực sự là đã có chỉ đạo từ trên, chính vì thế mà có tham quan, cường hào ; Nếu các hội đồng nhân dân do chính dân bầu ra , họ hưởng lương từ dân chúng trong thôn xã thì họ phải chăm lo đời sống thôn xã tích cực hơn, chống tham nhũng cũng phải bắt đầu ngay từ căn bản xã hội nhỏ nhất này ( thí dụ như trong công trình đào cống tại Vạn Kiếp quận Bình Thạnh ) chỉ 1 chuyện nhỏ như thế , có thể là cấp phường, xã mà cũng phải để cấp thành phố đứng ra cho nên tham nhũng mới xảy ra . ( Phường, khóm thấy nhà thầu làm sai cũng phải gọi đến thành phố để rồi .... vạn kiếp vẫn không xong được cái cống )
    Phân quyền, tản quyền và ủy quyền cho địa phương là những vấn đề mà nhà nước trung ương phải nghĩ đến thôi, đừng ôm đồm quá mức !
  5. Constancy

    Constancy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    2.620
    Đã được thích:
    0
    Ừ, học ngành đấy cố gắng làm đến thèse rồi về xin việc đâu chả nhận. ;)
    Đùa thôi, VN giờ cơ chế tuyển cán bộ cũng thoáng hơn rồi. Nhưng cái quan trọng là bạn phải biết thông tin tuyển dụng thôi. Hì hì, nhưng đây là một yếu tố hơi nhạy cảm.
    Nói chuyện nhà nước cử đi học, tớ nhớ đến một chuyện mà tớ biết: có anh bạn làm ở CQNN VN, tự xin học bổng đi học, vì nghĩ mình đang làm nhà nước nên đăng ký học Luật hành chính. Cuối năm vì lý do cá nhân mà đành ... bỏ cuộc. Vậy mà vẫn ám ông Responsable của DEA để xin một cái chứng nhận là đã từng là sinh viên của DEA (dù échouer) để ... promotion.
    Dông dài tý thế nhé. Tớ làm việc tiếp đây.
  6. Constancy

    Constancy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    2.620
    Đã được thích:
    0
    Thực ra vấn đề về phân quyền, tản quyền và uỷ quyền đã được đặt ra khá lâu rồi trong Khoa học luật hành chính VN. Khoảng những năm 90. Năm 2005 vừa rồi dự án liên quan về vấn đề này (hợp tác với Pháp )vừa kết thúc. Theo thông tin nội bộ thì dự án không thực hiện được đúng như dự định vạch ra ban đầu. Có thể nói là không có hiệu quả cao. Tuy nhiên cũng nên ghi nhận.
    Do có vài quen biết nên em biết được thông tin này.
  7. Nimarxnijesus

    Nimarxnijesus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/12/2003
    Bài viết:
    270
    Đã được thích:
    0
    Hôm nay đọc được tin này , Có thể là chuyện lạ bốn phương !
    No comment !!!
    ============
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=138487&ChannelID=13
    Không học ngày nào cũng tốt nghiệp THCS!
    TT - Không đi học một ngày nhưng vẫn tốt nghiệp THCS! Không mở lớp, không dạy nhưng vẫn lĩnh tiền dạy phổ cập bỏ túi riêng... Chuyện thật mà ngỡ như đùa đó đã xảy ra ở xã Hiệp Xương, huyện Phú Tân (An Giang).
    Nhưng nhiều giáo viên, cán bộ trong ngành giáo dục lại cho rằng chuyện như thế không phải là hiếm!
    Những lớp học... ?osiêu tốc?!
    Tại xóm Kinh Xáng, chúng tôi được ban ấp đưa tới từng nhà số học sinh vừa tốt nghiệp (TN) phổ cập (PC) THCS. Khi chúng tôi đưa danh sách có tên hai anh em L.M.T. (1989, số PC 180), L.T.M.X. (1990, số PC 173) ra, cả gia đình khẳng định từ khi học xong lớp 5 con em họ không hề học bất kỳ một lớp nào.
    Ông L.T.H., người cha, còn lớn tiếng: ?oNếu không tin, mấy thầy đọc cho tụi nó viết thử một đoạn. Con tui mà viết được, đọc được... tui chịu chặt đầu!?. M.X. kể mùa nước năm rồi xã bắt đi học, trường cạnh nhà nên mỗi chiều em đều qua, nhưng giáo viên (GV) đến dạy chỉ có... một buổi. Hỏi bữa đó dạy gì, cô bé chân chất: ?oChỉ hướng dẫn... cách đi thi. Thầy dặn cứ bình tĩnh vào phòng thi, sẽ có người đem bài giải vô cho chép, cứ chép y chang là đậu?.
    Cả xóm liền xúm lại kể chuyện con em họ không đi học nhưng xã vẫn bắt đi thi TN cho bằng được, ngày thi xã huy động lực lượng gom tất cả đưa lên ghe chở ra Trường THCS Hiệp Xương. Ông T.V.B., cha em T.T.T. (số PC 226), bức xúc: ?oCon tôi chưa học hết lớp 5. Không dạy, không học mà thi cử cái gì, mấy ông xã liền hăm he đòi bắt nhốt ?. Còn T. cho biết: ?oEm bỏ trốn, thấy mấy bạn đang chở đất trên đồng bị vây bắt, hoảng quá nên đành đi theo?.
    Từ danh sách lớp 9B5 vừa TN khóa thi ngày 29-10-2005, chúng tôi tìm đến nhà H.V.L. (1988, số PC 161), H.T.N. (1989, số 173), H.T.N.H. (1990, số 170)... ở ấp Hiệp Hưng là anh chị em ruột của nhau. Ai cũng bảo mình mới học hết lớp 5, không hề học PC ngày nào. Gia đình còn nói rằng từ cuối năm 2004 đến đầu 2006 N. đang học may tận Phú Bình, mãi gần tới đợt thi TN xã ?ođòi? quá mới chịu về. Ba anh em thi ở ba phòng khác nhau. ?oPhòng nào cũng phát cho xấp bài giải. Bởi không học nên nhiều bạn... chép không hết nhưng vẫn đậu!?, họ kể.
    Theo qui định của bộ, một lớp PC phải phân phối chương trình trong 21 tuần. Do gấp rút hoàn thành PC nên An Giang tổ chức nhiều đợt thi TN trong năm và cho phép rút ngắn thời gian học của mỗi lớp PC xuống còn 8-10 tuần đối với lớp 6, 7; 10-14 tuần đối với lớp 8, 9. Và để số HS ?okhông học một ngày nào? và ?ohọc... lắt nhắt? này được thi TN, Trường THCS Hiệp Xương đã làm học bạ giả, sổ đầu bài giả, sổ điểm giả với GV chủ nhiệm, GV bộ môn cũng giả nốt! Trong số học bạ chúng tôi ?otruy tìm? được, từ 20-12-2004 đến 3-9-2005 trường đã ?ohoàn tất? chương trình cho bốn lớp THCS!
    Vì thành tích và... vì tiền?
    Trước những tư liệu, bằng chứng chúng tôi đưa ra, ban giám hiệu Trường THCS Hiệp Xương đành thừa nhận sự thật. Ông Hà Minh Sử, hiệu phó, phụ trách công tác PC, cho biết việc dạy PC ở Hiệp Xương tổ chức thành hai đợt A và B. Do không huy động được HS nên ở đợt B, khối 6 không mở một lớp nào và năm lớp gồm 6B1, 6B2, 6B3, 6B4, 6B5 đều là lớp khống! Tuy không mở lớp, không dạy nhưng vẫn cho HS lên lớp 7.
    Ở lớp 7, 8 thì... bữa dạy bữa không, HS cũng bữa đến bữa nghỉ và nhiều em không hề đến lớp. Tới lớp 9, các em chỉ học dăm hôm rồi đi thi. Ở đợt A, các lớp 6A1, 7A1, 8A1, 9A1 đều là lớp khống; còn các lớp khác việc dạy và học cũng... lai rai. ?oTrường làm học bạ giả, hồ sơ giả để hợp thức hóa?, ông nói.
    Về việc đưa bài giải vào phòng thi, ông Sử than thở: ?oDạy như vậy, học như vậy thì phải làm... như vậy thôi, chứ không còn cách nào khác!?. Ban giám hiệu cũng thừa nhận có chuyện xã cho công an gom HS đi thi, cho máy photocopy trực chiến để photo bài giải đưa vào! Nhưng tại hội đồng thi có thanh tra sở, thanh tra phòng, tại sao lại đưa được bài giải vào cho thí sinh? Ban giám hiệu phân bua: ?oTất cả cũng chỉ vì chỉ tiêu phải hoàn thành PC THCS trong năm 2005 mà tỉnh, huyện giao cho...?.
    Trong khi đó, mức khoán chi cho một HS ra lớp là 310.000 đồng. Không mở lớp, không dạy hoặc dạy... lai rai nhưng tiền vẫn quyết toán. Đến nay, đợt A đã thanh toán tổng số tiền gần 95 triệu đồng. Đợt B mới chi ở khối 6: 44,8 triệu đồng, khối 7: 48,29 triệu đồng; còn khối 8 (163 HS), khối 9 (148 HS) với tổng số tiền 96,3 triệu đồng chưa quyết toán.
    Từ đơn thư tố cáo, thanh tra đã vào cuộc và phát hiện trường đã mở sáu lớp khống để chiếm dụng số tiền 50,143 triệu đồng. Mọi chuyện vỡ lở, ban giám hiệu đề nghị kỷ luật 15 GV, trong đó có ông Sử và buộc trả lại số tiền trên. Tuy nhiên dư luận ở địa phương dường như chưa muốn dừng lại ở đó. Nhiều người bức xúc: việc mở lớp khống là chủ trương của ngành, của địa phương, GV không thể không thực hiện theo. Tại sao giờ đây mọi trách nhiệm lại đổ lên đầu GV?
    ĐỨC VỊNH
  8. Constancy

    Constancy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    2.620
    Đã được thích:
    0
    Có ai thấy mình được gặp người quen?
    Luật sư ?ongoại lệ?


    Giới luật Việt Nam đang xôn xao về sự kiện người trẻ nhất trong lịch sử hãng luật lớn nhất thế giới được đề bạt vào vị trí local partner (tạm dịch ?oluật sư chủ hợp danh?) là một chàng trai người Việt - Trần Mạnh Hùng. Đây là điều chưa từng có ở Việt Nam.
    Tiếp xúc lần đầu, không ai nghĩ anh chàng bé nhỏ với khuôn mặt trẻ thơ vừa bước qua tuổi 30 lại là luật sư chủ hợp danh của hãng luật lớn nhất thế giới Baker & McKenzie (B&M), một vị trí rất quan trọng mà thông thường để đảm trách, cần người dày dạn hơn Hùng ít nhất cả chục tuổi nghề. Bởi vậy, Hùng là ngoại lệ đầu tiên của B&M: người trẻ nhất, và cũng là người Việt Nam đầu tiên được đề bạt vào vị trí này trong lịch sử của B&M.

    Ngang vị trí với Hùng, ở các văn phòng trên khắp thế giới của B&M, chỉ có thêm 6 người châu Á nữa được chọn sau đợt tuyển chọn cuối tháng 4 vừa qua. Không chỉ có vậy, kể từ năm 2006 Hùng được bổ nhiệm vị trí đứng đầu nhóm luật sư hành nghề sở hữu trí tuệ tại Việt Nam của B&M. Đây cũng là lần đầu tiên có chàng trai trẻ Việt Nam đứng ở vị trí trưởng nhóm.

    Từ giấc mơ của cậu bé chăn bò

    Hùng có một đặc điểm là sự kiên trì và quyết tâm tự chọn lấy cơ hội cho mình. Nhờ thế, anh vượt qua mọi sức ép và khó khăn. Tính cách ấy hình thành từ thời ấu thơ, khi anh còn là một cậu bé chăn bò trong một gia đình công chức nghèo ở Tân Kỳ, một thị trấn miền núi xa xôi giáp biên phía tây tỉnh Nghệ An.

    Từ nhỏ, mỗi lần đi chăn bò, Hùng thường mơ học thật giỏi, đi thật xa, để bù đắp lại cho những đắng cay vất vả âm thầm của mẹ. Bố Hùng - một người đàn ông có năng lực nhưng không gặp thời vì sức khỏe kém đã biến căn nhà tranh vách đất của gia đình 8 người thành nơi trú ngụ của những nỗi buồn trầm kha của mẹ và các con. Nhờ có sự động viên và cố gắng phi thường của mẹ, Hùng đã nhoài ra khỏi không khí ngột ngạt và thiếu thốn vây hãm.

    Lớp 12, Hùng đoạt giải học sinh giỏi văn toàn quốc, rồi khăn gói quả mướp ra Hà Nội gia nhập vào đội ngũ sinh viên Đại học Luật Hà Nội, mang theo ước vọng trở thành một luật sư sáng suốt và thành đạt.

    Trong những năm tháng theo học trường luật, bằng sự nhạy cảm của mình, Hùng tiên đoán tiếng Anh sẽ trở nên hữu dụng. Hùng học thêm tiếng Anh, và trong suốt thời sinh viên, anh đi học bằng tiền học bổng, bằng cách nhịn ăn sáng để dành số tiền ít ỏi đi học thêm, bằng những đồng tiền mồ hôi nước mắt, thậm chí bằng tiền vay nặng lãi của mẹ anh gửi.

    Sau khi tốt nghiệp đại học, một sinh viên tỉnh xa dù học giỏi cũng không có nhiều cơ hội nếu không có người quen giúp xin việc, nhưng Hùng quyết ở lại Hà Nội chờ thời. Để trau dồi thêm ngoại ngữ, anh chấp nhận mức lương gần 70 USD/tháng cho việc phiên dịch tại một dự án xây dựng cầu ở tít tận Hải Dương, cuối tuần anh về lại Hà Nội để đạp xe đi dạy thêm tiếng Anh.

    Những đêm mưa nằm ngoài công trình ở Hải Dương, nghe tiếng ếch nhái kêu buồn bã bên sông, Hùng thấy nản và định bỏ lại tất cả để về quê, nhưng nghĩ đến mẹ, anh ở lại. Gần một năm chật vật, anh xin được việc làm trong một công ty tư vấn đầu tư của Việt Nam với mức lương 600.000 đồng/tháng, đồng thời tiếp tục đi dạy thêm tiếng Anh buổi tối để lấy tiền đi học thêm dịch thuật và nghe nói.

    Cuối cùng thì cơ hội đến thật. Anh gặp một luật sư người Mỹ cộng tác với công ty tư vấn đầu tư nơi anh đang làm việc. Vị luật sư mến Hùng chịu thương chịu khó và tiết lộ với anh về đợt tuyển người của văn phòng B&M tại Hà Nội. Nhận thấy đây là dịp tốt, Hùng chuẩn bị chu đáo và gửi đơn dự tuyển với tất cả quyết tâm. Vượt qua năm vòng phỏng vấn khắt khe của hãng, Hùng trúng tuyển. Giấc mơ của cậu bé chăn bò đã thành sự thật.

    Làm việc ở B&M với những điều kiện có thể nói là tốt nhất thế giới, Hùng cảm thấy mình phải chịu một sức ép lớn khi xung quanh mình là những đồng nghiệp được đào tạo bài bản và năng động. Anh tìm cách đi học nước ngoài. Chưa đầy một năm sau, Hùng xin học bổng thành công từ Đại sứ quán Nhật Bản và theo đuổi tấm bằng thạc sĩ về luật tại Trường Đại học Cửu Châu - một trong năm trường đại học danh tiếng nhất Nhật Bản.

    Sau khi tốt nghiệp thạc sĩ luật, Hùng được tiếp tục cấp học bổng để làm tiến sĩ, nhưng theo lời khuyến khích của luật sư điều hành B&M tại Việt Nam, ông Frederick R. Burke, anh quay về B&M làm việc và tiến bộ nhanh chóng nhờ vào sự dìu dắt và đào tạo của ông.

    Biến ?okhông thể? thành ?ocó thể?
    Những đồng nghiệp của Trần Mạnh Hùng ở văn phòng B&M cho biết một trong những khả năng vượt trội khiến Hùng xứng đáng với vị trí hiện tại là lối tư duy dựa trên lợi ích của các bên. Hùng chưa từng thất bại trong bất kỳ việc nào được giao. Nhờ có Hùng, B&M thành công trong những vụ việc tưởng chừng như đi vào ngõ cụt.

    Cách đây hơn một năm, suýt nữa Việt Nam đã để tuột một dự án đầu tư về công nghệ thông tin lớn nhất từ trước tới nay có trị giá hàng trăm triệu đôla chỉ vì khung pháp lý chưa thật sự hoàn thiện.

    Văn phòng B&M đại diện cho tập đoàn công nghệ thông tin - viễn thông nổi tiếng thế giới bước vào Việt Nam với ý định ban đầu là bỏ tiền ra đầu tư đồng nghĩa với việc được nắm quyền quản lý dự án. Nhưng ý định này không được qui định rõ ràng trong luật Việt Nam. Bài toán cho Hùng và các đồng sự là làm sao để cân bằng giữa ý định đầu tư của họ với pháp luật Việt Nam.

    Đã có lúc nhà đầu tư nước ngoài rất căng thẳng, họ từng có ý định ngừng hẳn việc đầu tư tại Việt Nam và chuyển sang Trung Quốc nếu họ không được tham gia vào việc quản lý dự án. Trong khi đó, các cơ quan chức năng Việt Nam không chấp nhận cách quản lý dự án mà nhà đầu tư mong muốn. Giữa sức ép từ hai phía, Trần Mạnh Hùng và các đồng sự rất lo, lo vì Việt Nam có thể mất đi một cơ hội có được một dự án lớn.

    Để giữ chân nhà đầu tư, Hùng phác ra triển vọng kinh doanh rạng rỡ: ?oViệt Nam là một đất nước 80 triệu dân, số thuê bao di động còn khiêm tốn và là một thị trường tiềm năng. Công nhân Việt Nam thông minh, cần cù, đối tác Việt Nam có tính học hỏi và sẵn sàng hợp tác? và ôn tồn giải thích: ?oKhi làm ăn ở một quốc gia khác, điều thiết yếu là phải tuân theo những quy định của luật ở mức có thể chấp nhận và không trái luật chứ không thể thay đổi hệ thống pháp luật?. Đồng thời, bằng các viện dẫn về sự thay đổi và tiến bộ của pháp luật Việt Nam trong việc thu hút và bảo hộ đầu tư, Hùng và các đồng nghiệp đã dần dần trấn an nhà đầu tư.

    Sau nhiều nỗ lực họp bàn và lấy ý kiến các bộ ngành liên quan, thương thảo với các đối tác, Hùng và đồng nghiệp đã soạn ra một hợp đồng hợp tác kinh doanh trong đó đưa ra một mô hình điều hòa được quyền lợi của cả hai bên thông qua hoạt động của một ban điều phối. Dù dự án hoạt động dựa vào pháp nhân Việt Nam nhưng mỗi khi đứng trước vấn đề lớn có tính chất vận hành dự án, mô hình này khiến cả hai bên nước ngoài và Việt Nam luôn phải hợp tác với nhau, tôn trọng, phải bàn bạc và cùng nhau giải quyết trên cơ chế đã được đồng ý.

    Nghe qua thì đơn giản, nhưng để hoàn tất hợp đồng với mô hình vận hành trên đây, Hùng và các đồng nghiệp đã trải qua rất nhiều cuộc họp và điện đàm kéo dài đến 2 giờ sáng với hàng chục luật sư của tập đoàn này trong hơn một năm trời. Thoạt tiên, các luật sư nước ngoài không thể hiểu nổi thế nào là ban điều phối theo pháp luật Việt Nam , hay tại sao nhà đầu tư nước ngoài bỏ tiền ra đầu tư mà lại không được tham gia trực tiếp quản lý dự án.

    Hùng bèn nghĩ ra cách diễn giải khác, thay vì dịch nguyên nghĩa ?oban điều phối? sang tiếng Anh, anh dùng cụm từ linh hoạt và gây thiện cảm hơn, đó là ?ocreative operational structure?, nghĩa là ?omô hình vận hành sáng tạo? và cuối cùng thì các luật sư nước ngoài, chủ đầu tư và đối tác Việt Nam cũng đã bị chinh phục bởi tên gọi và tính hợp tác cao độ của mô hình này. Hiện nay dự án đã được cấp phép và sắp đi vào hoạt động.
    Theo Uyên Ly
    Tuổi Trẻ

    http://www9.dantri.com.vn/nhipsongtre/2006/5/117230.vip
  9. Talking_blue

    Talking_blue Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/04/2002
    Bài viết:
    473
    Đã được thích:
    0
    thật đáng khâm phục, mình cần nhìn vào đấy để học tập
    Tớ nghĩ người việt nam mình thông minh chẳng kém bọn nước ngoài, lại rất cần cù nữa thế tại sao luật sư việt nam cứ vẫn chịu thua kém (nhiều) luật sư nước ngoài trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý:
    - kinh nghiệm thiếu?
    - đào tạo chưa bài bản?
    - không có nhiều cơ hội tiếp xúc và học hỏi?
    Mình phải thay đổi từ đâu?
  10. nguyen_noi

    nguyen_noi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    196
    Đã được thích:
    0
    http://www.nguoivienxu.vietnamnet.vn/nguoivietbonphuong/2006/08/600807/
    -Mời các bạn cho ý kiến .
    -Nếu 97% người VN (Dân thường) đều có nhiệt huyết nhưng ngu đần và hèn nhát như ông Hưng thì VN có khá lên được không ? Mời các bạn phân tích về cái ngu của ông Hưng .

Chia sẻ trang này