1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

HỌC & HÀNH ------> lĩnh vực Luật ------> cái nhìn về ngành Giáo dục

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi MinhTrinh, 19/05/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Hàng rào bảo vệ xong rồi, bây giờ xin đi vào đề tài Học và hành trước nhé .
    Tôi theo dõi rất sát những phê bình trước QH về vấn đề GD ĐT ( Giáo dục đào tạo ) , các đề tài dưới đây không liên quan nhiều đến Pháp lý mà là những quan điểm về 1 tổ chức hành chánh, dù sao, xin được post lên đây cho các thành viên tham khảo , vốn mang căn bệnh trầm kha là phá phách và méo mó nghề nghiệp , thỉnh thoảng anh em cũng cho tôi pha trò hoặc nhìn vấn đề trên khía cạnh luật pháp 1 tí nhá .
    Tôi cũng sẽ đưa ra các mẫu mực tổ chức giáo dục và nguồn nhân lực của nước ngoài nhưng KHÔNG DÁM mong mỏi sẽ là 1 khuôn mẫu cho VN vì tính cách cá biệt và cũng vì hoàn cảnh đất nước chúng ta .
    Và thiết nghĩ các bài này cũng giúp cho các anh em có dự định đi học nước ngoài hiểu biết thêm .
    ===================
    A/ Giáo dục ở nước ngoài ( lấy Canada làm điển hình ) .
    1/ Tổ chức :
    Hệ thống giáo dục ở Canada có tính cưỡng bách tới lớp 12 ( Các tỉnh bang nói tiếng Mỹ ) và tới lớp 10 ( Tỉnh Quebec ) vì tỉnh bang Quebec có chương trình học bậc Cao đẳng, học sinh phải học ít nhất là 2 năm thì mới được nhận vào đại học hoặc nếu học đủ 3 năm sẽ được coi là tốt nghiệp Cao đẳng .
    Nhà nước chịu mọi chi phí giáo dục cho đến hết trung học kể cả phương tiện di chuyển cho học sinh nếu cần thiết .
    Đa số các trường đến cấp Trung học là trường công . Tuy vậy, vẫn có các trường tư, các trường này được tổ chức chu đáo hơn, kỷ luật hơn với thành phần giáo viên rất chọn lọc . Nhưng phụ huynh không phải đóng góp toàn bộ mà khi được nhận vào , chính phủ vẫn phải tài trợ cho trường dựa theo chi phí tính theo 1 trường công, phụ huynh chỉ đóng phần sai biệt mà thôi .
    Thường thì phụ huynh gốc VN đều cố gắng hết sức cho con học trường tư vì chất lượng của việc đào tạo và kỷ luật, trái với VN ngày xưa, trường tư ở đây rất khắt khe và đòi hỏi học sinh từ thông minh đến chăm chỉ, cha mẹ chỉ lo trả tiền học và mua sách, đồng phục cũng mệt lả người .
    Học phí ( phụ phí này vào khoảng 2 500 $ cho 1 năm học ), học phí cho 1 du học sinh vào khoảng 10 000 $ .
    Lên đến bậc Cao đẳng hoặc Đại học thì không còn là trách nhiệm của nhà nước, tất cả đều là đại học tư , Đại học có QUYỀN TỰ TRỊ , Nhà nước hoàn toàn không can thiệp vào các tổ chức hay sinh hoạt, chương trình giáo dục .
    Nhưng Nhà nước vẫn có trách nhiệm tài trợ cho các công dân hoặc di dân " nhập cư " , nhờ thế mà phụ huynh cũng chỉ phải đóng khoảng 2000 $ 1 năm học , gia đình nghèo đương nhiên được tài trợ thêm bằng học bổng và vay mượn ...( Khoảng 10 000 / năm ) Còn du sinh thì học phí cũng trong vòng 10 000 $ tùy theo trường và theo ngành chọn lựa .
    2/ Chương trình học có tính cách thống nhất cho đến hết trung học . Từ Cao đẳng trở lên, SV không bị bắt buộc vào chương trình học tính theo năm mà họ có thể chọn lựa học môn này trước, môn kia sau , học nhiều môn trong 1 học kỳ hoặc học tà tà nếu hoàn cảnh bị giới hạn trừ những ai nhận học bổng thì phải bắt buộc học cho đủ 1 số môn tối thiểu , các môn được tính từ 1 đến 6 cre***s và đủ số cre***s và 1 số môn bắt buộc, SV được tốt nghiệp .
    Các GS đại học cũng không bị gò bó hoặc chi phối bởi nhà nước, họ thích dạy ra sao, chọn lựa sách nào hoặc do chính họ viết cũng được ; như thế không có nghĩa là họ có thể ngồi chơi lấy tiền vì cuối khóa học, các SV có quyền " đánh gía " các GS và tất nhiên, khi nhiều SV phê bình thì vị GS này cũng dễ mất việc .
    3/ Chọn lựa ngành .
    Có lẽ đây là điểm quan trọng nhất để chúng ta nghiên cứu .
    Tiếng là tự do nhưng không phải cứ có tiền là được vào Đại học và muốn chọn ngành nào thì chọn mặc dù việc ghi danh hoàn toàn chỉ đòi hỏi nạp đơn và các hồ sơ cần thiết chứ hoàn toàn KHÔNG THI TUYỂN .
    Trong đơn xin, SV phải ghi các ngành chọn lựa ưu tiên 1,2,3 .
    Nhà nước có bộ phân chuyên môn nằm trong bộ " Nhân lực " Canada kèm luôn bộ này vào bộ " Nhập cư " cho tiện để dễ " nhập khẩu " thêm nhân lực khi tiên liệu rằng trong những năm tới, xã hội sẽ phát triển tới đâu ? Ngành nào sẽ bộc phát, cần thêm cấp chỉ huy, kỹ sư hay thày, thợ, sẽ có bao nhiêu người về hưu, thuộc ngành nào ? Thiếu hut ra sao ; thị trường nhân lưc trong nước có đủ cung cấp hay không ? nếu thiếu thì nhập ở quốc gia nào cho đỡ tốn chi phí đào tạo ? Từ đó, bộ nhân lực đưa ra các dự đoán về nhu cầu đào tạo cho các ngành .
    Tại các trường Đại học, Các người có trách nhiệm tư vấn cho SV khi xin học nắm vững các thông tin này, họ phỏng vấn SV và cho SV biết khi tốt nghiệp, việc tìm kiếm công việc đúng với ngành mình học dễ hay khó, nếu khó, họ sẽ dựa theo các ưu tiên do SV chọn để hướng dẫn hoặc chấp nhận cho SV vào ngành chọn lựa .
    =====
    Tôi cho rằng việc tổ chức như thế trong việc chọn ngành cho SV rất hiệu quả, tất nhiên là không thể chắc chắn 100 % về khả năng có công việc làm đúng nghề nhưng sẽ giảm bớt rất nhiều mối nguy cho SV khi tốt nghiệp mà không tìm ra việc làm .
    Mà đa số các ngành, 1 SV tốt nghiệp sau 2 năm vẫn chưa đi làm đúng ngành thì coi như bằng cấp này vào sọt rác, chẳng Cty nào muốn thuê 1 kỹ sư điện tử, vi tính tốt ngiệp đã 2 năm mà chưa đi làm để theo kịp đà tiến bộ vì những gì họ học từ 2 năm về trước đã bị coi là tụt hậu xa lắm rồi .
    4/ Tìm việc làm : 1 SV xuất sắc trong trường thì khỏi lo lắng khi đi kiếm việc, ngay từ năm thứ hai, Các Công ty lớn đã lăm le săn bắt nhân tài, họ có thể hứa trước sẽ nhận vào làm, đo6i khi cho thêm học bổng để mua chuộc, Các SV cũng có nhiều cơ hội khác để xin việc khi đi thực tập tại các Công ty ...Còn mấy anh SV dốt nát, lười biếng tất nhiên là khó xin việc, các anh này hoặc là học tiếp luôn lên cao học, tiến sĩ hoặc nhảy ra ngoài tìm việc khác .
    Đại để là như thế,
    Chúng ta sẽ tìm hiểu và bàn luận về học và hành tại VN trong phần sau , không biết có bạn nào xung phong viết hộ về đề tài này ( học và hành tại VN ) không vì tôi không ở trong nước nên có thể sẽ thiếu sót .
  2. rakhoi

    rakhoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/01/2004
    Bài viết:
    431
    Đã được thích:
    0
    heheheheeh bổ sung thêm bài viết của bác MinhTrinh về giáo dục bên xứ mẽo nhớ . Tớ chỉ bổ sung thôi nên không viết thành mục thứ tự như bác MinhTrinh , ai đọc bị tẩu hỏa nhập ma thì ..... ráng chịu
    Chương trình Trung Học ở mỹ không biết có bị cưỡng bức hay không vì các cô cậu học sinh TH muốn bỏ học thì chả ai dám dí súng vào đầu bắt các cô cậu đó phải vào trường cả . Nhưng chính phủ bảo đảm mọi công dân đều được quyền học xong TH miễn phí . Kể cả một số vùng khỉ ho cò gáy mà dân chúng có yêu cầu chính đáng để phải ở đó thì chính phủ cũng phải tài trợ để xây trường học và cung cấp giáo viên cho dù lớp học chỉ có .... một học sinh
    Tớ không nhớ rõ chi phí cụ thể cho mỗi học sinh TH hằng năm là bao nhiêu ? Số tiền này được tài trợ bằng tiền thuế bất động sản (property tax) Ở chỗ tớ ở , tiền thuế cho chi phí GD (school tax) lên đến gần 2% trị giá bất động sản (tương đương với $2000 mỗi năm cho căn nhà trị giá $100000) Trong hệ thống trường tư thì cha mẹ phải è cổ ra chịu số tiền học phí này . . Do vậy phần lớn các trường tư không có điều kiện vật chất dồi dào bằng trường công (lạ nhể) . Tuy nhiên nhiều bậc cha mẹ vẫn móc tiền túi cho con học trường tư vì lối giáo dục ở các trường tư không bị ràng buộc bởi các điều lệ luật pháp của chính phủ như các trường công (vì các trường công được tài trợ từ tiền thuế của dân chúng) do đó có thể phù hợp hơn với nhu cầu của các bậc phụ huynh (như về tôn giáo chẳng hạn) . Các trường tư, do phải "cạnh tranh " gắt gao hơn (vì không được tài trợ của chính phủ) nên thường cố gắng và cũng linh động hơn trong việc giáo dục trẻ em để các bậc cha mẹ yên tâm móc hầu bao . Vài năm gần đây , có phong trào đòi chính phủ cũng phải tài trợ phần nào chi phí cho các trường tư (tương tự như cà ná điên ????) vì các bậc cha mẹ lý luận rằng họ vừa phải đóng thuế bất động sản vừa phải đóng học phí cho con thì ... đau quá . Việc này vẫn còn đang được bàn cãi nhặng xì nhầu (nghe nói các cặp vợ chồng ... đồng tính luyến ái cũng đòi quyền không đóng khoản thuế cho trường học này vì họ ... không có con )
    Các kiến thức tối thiểu mà học sinh TH cần phải có để tốt nghiệp TH thì chắc có lẽ chỉ khoảng chừng cỡ tốt nghiệp cấp .... một ở VN . Do đó cả trường công lẫn trường tư đều khá thoải mái trong việc lập giáo trình đào tạo học sinh . Nhưng (lại nhưng nữa ) vì phải cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường nên các bậc có trách nhiệm trong việc đào tạo hs vẫn phải cố gắng lập thành tích để người dân yên tâm đóng thuế (cho truờng công) và đóng tiền học (trường tư) . Hễ dân chúng hoặc các bậc cha mẹ không hài lòng với kết quả GD của con em họ thì hiệu trưởng và các thầy/cô giáo cũng được chuẩn bị kiếm việc khác
    Sang đến bậc DH , nguyên tắc tổ chức cũng tương tự . Nhưng chính phủ không bị bắt buộc phải tài trợ học phí cho hs nữa . Bù lại chính phủ cung cấp học bổng cho những hs nghèo đã đạt đủ tiêu chuẩn để nhận vào một đại học nào đó . Tương tự như bậc TH , tiêu chuẩn tối thiểu mà mọi sinh viên phải có để tốt nghiệp DH khá thấp (chắc chỉ khoảng hs cấp ... hai ở VN là cùng) Nhưng do nhu cầu phải thể hiện danh tiếng để thu hút hs (đồng nghĩa với .... xiền) các trường DH đều phải nỗ lực để nâng cao phẩm chất của hs được trường đào tạo và theo đó nâng cao uy tín của trường
    Việc các tiêu chuẩn tối thiểu của hs TH, DH ở mỹ được giữ ở mức chạm sàn cũng đã gây nhiều tranh cãi giữa các bậc học giả và học thiệt . Phe đòi nâng tiêu chuẩn thì đòi hs phải có một kiến thức toàn hảo trên mọi lãnh vực để hs mẽo được .... sánh vai cùng bè bạn năm châu .
    Phe làm biếng học thì lý luận: học cho lắm thứ mà không xài đến thì ... phí , để thì giờ chơi game sướng hơn . Thay vì đầu tư vào giáo dục để nâng cao kiến thức của mọi hs trên tất cả lãnh vực khiến hs đờ người ra để chạy theo chương trình , họ cho rằng hs chỉ cần có một kiến thức chung ... ti tí thôi và đầu tư thời giờ , tiền bạc vào những lãnh vực mà cá nhân hs đó thực sự có hứng thú . Kết quả của lối đào tạo này là hs mỹ đứng hạng gần chót khi so cựa với bạn bè năm châu nhưng lại có một lực lượng chuyên gia năng động hàng đầu của thế giới
    Đó là cảm nghĩ chủ quan của riêng tớ thôi nhé
  3. rakhoi

    rakhoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/01/2004
    Bài viết:
    431
    Đã được thích:
    0
    heheheheeh bổ sung thêm bài viết của bác MinhTrinh về giáo dục bên xứ mẽo nhớ . Tớ chỉ bổ sung thôi nên không viết thành mục thứ tự như bác MinhTrinh , ai đọc bị tẩu hỏa nhập ma thì ..... ráng chịu
    Chương trình Trung Học ở mỹ không biết có bị cưỡng bức hay không vì các cô cậu học sinh TH muốn bỏ học thì chả ai dám dí súng vào đầu bắt các cô cậu đó phải vào trường cả . Nhưng chính phủ bảo đảm mọi công dân đều được quyền học xong TH miễn phí . Kể cả một số vùng khỉ ho cò gáy mà dân chúng có yêu cầu chính đáng để phải ở đó thì chính phủ cũng phải tài trợ để xây trường học và cung cấp giáo viên cho dù lớp học chỉ có .... một học sinh
    Tớ không nhớ rõ chi phí cụ thể cho mỗi học sinh TH hằng năm là bao nhiêu ? Số tiền này được tài trợ bằng tiền thuế bất động sản (property tax) Ở chỗ tớ ở , tiền thuế cho chi phí GD (school tax) lên đến gần 2% trị giá bất động sản (tương đương với $2000 mỗi năm cho căn nhà trị giá $100000) Trong hệ thống trường tư thì cha mẹ phải è cổ ra chịu số tiền học phí này . . Do vậy phần lớn các trường tư không có điều kiện vật chất dồi dào bằng trường công (lạ nhể) . Tuy nhiên nhiều bậc cha mẹ vẫn móc tiền túi cho con học trường tư vì lối giáo dục ở các trường tư không bị ràng buộc bởi các điều lệ luật pháp của chính phủ như các trường công (vì các trường công được tài trợ từ tiền thuế của dân chúng) do đó có thể phù hợp hơn với nhu cầu của các bậc phụ huynh (như về tôn giáo chẳng hạn) . Các trường tư, do phải "cạnh tranh " gắt gao hơn (vì không được tài trợ của chính phủ) nên thường cố gắng và cũng linh động hơn trong việc giáo dục trẻ em để các bậc cha mẹ yên tâm móc hầu bao . Vài năm gần đây , có phong trào đòi chính phủ cũng phải tài trợ phần nào chi phí cho các trường tư (tương tự như cà ná điên ????) vì các bậc cha mẹ lý luận rằng họ vừa phải đóng thuế bất động sản vừa phải đóng học phí cho con thì ... đau quá . Việc này vẫn còn đang được bàn cãi nhặng xì nhầu (nghe nói các cặp vợ chồng ... đồng tính luyến ái cũng đòi quyền không đóng khoản thuế cho trường học này vì họ ... không có con )
    Các kiến thức tối thiểu mà học sinh TH cần phải có để tốt nghiệp TH thì chắc có lẽ chỉ khoảng chừng cỡ tốt nghiệp cấp .... một ở VN . Do đó cả trường công lẫn trường tư đều khá thoải mái trong việc lập giáo trình đào tạo học sinh . Nhưng (lại nhưng nữa ) vì phải cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường nên các bậc có trách nhiệm trong việc đào tạo hs vẫn phải cố gắng lập thành tích để người dân yên tâm đóng thuế (cho truờng công) và đóng tiền học (trường tư) . Hễ dân chúng hoặc các bậc cha mẹ không hài lòng với kết quả GD của con em họ thì hiệu trưởng và các thầy/cô giáo cũng được chuẩn bị kiếm việc khác
    Sang đến bậc DH , nguyên tắc tổ chức cũng tương tự . Nhưng chính phủ không bị bắt buộc phải tài trợ học phí cho hs nữa . Bù lại chính phủ cung cấp học bổng cho những hs nghèo đã đạt đủ tiêu chuẩn để nhận vào một đại học nào đó . Tương tự như bậc TH , tiêu chuẩn tối thiểu mà mọi sinh viên phải có để tốt nghiệp DH khá thấp (chắc chỉ khoảng hs cấp ... hai ở VN là cùng) Nhưng do nhu cầu phải thể hiện danh tiếng để thu hút hs (đồng nghĩa với .... xiền) các trường DH đều phải nỗ lực để nâng cao phẩm chất của hs được trường đào tạo và theo đó nâng cao uy tín của trường
    Việc các tiêu chuẩn tối thiểu của hs TH, DH ở mỹ được giữ ở mức chạm sàn cũng đã gây nhiều tranh cãi giữa các bậc học giả và học thiệt . Phe đòi nâng tiêu chuẩn thì đòi hs phải có một kiến thức toàn hảo trên mọi lãnh vực để hs mẽo được .... sánh vai cùng bè bạn năm châu .
    Phe làm biếng học thì lý luận: học cho lắm thứ mà không xài đến thì ... phí , để thì giờ chơi game sướng hơn . Thay vì đầu tư vào giáo dục để nâng cao kiến thức của mọi hs trên tất cả lãnh vực khiến hs đờ người ra để chạy theo chương trình , họ cho rằng hs chỉ cần có một kiến thức chung ... ti tí thôi và đầu tư thời giờ , tiền bạc vào những lãnh vực mà cá nhân hs đó thực sự có hứng thú . Kết quả của lối đào tạo này là hs mỹ đứng hạng gần chót khi so cựa với bạn bè năm châu nhưng lại có một lực lượng chuyên gia năng động hàng đầu của thế giới
    Đó là cảm nghĩ chủ quan của riêng tớ thôi nhé
  4. No-fear

    No-fear Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/11/2001
    Bài viết:
    2.120
    Đã được thích:
    0
    Lang thang em kiếm được cái này bên tintucvietnam, post vào đây cho nó tập trung, mời các bác tham khảo:
    Suy nghĩ về hiện tình giáo dục Việt Nam

    Có người cho rằng đó là hậu quả của chính sách mở cửa, của cơ chế thị trường vì có cơ chế mới này mới có cảnh thương mại hóa giáo dục như hiện nay. Kết luận như thế thật là tội cho cơ chế thị trường vì có nước nào theo cơ chế thị trường trên thế giới mà bán từng tờ giấy thi cho học sinh như ở Việt Nam? Và cũng chưa có nước nào chủ trương thương mại hóa giống như ở Việt Nam.
    Muốn hiểu nguyên do tại sao giáo dục Việt Nam (GDVN) đang diễn ra cảnh nhốn nháo như thế chúng ta trước hết cũng nên nhìn lại lịch sử phát triển ĐH ở các nước phương Tây.
    Các nước phương Tây đã thương mại hoá giáo dục (TMHGD) như thế nào?
    Từ thế kỷ 19 về trước, số sinh viên theo học các trường ĐH còn ít và ngân sách GD do Nhà nước cung cấp nên các trường ĐH không bị lệ thuộc vào học phí của sinh viên và áp lực của xã hội. Đến thế kỷ 20, số sinh viên mỗi ngày một gia tăng, Nhà nước không thể cung cấp toàn bộ kinh phí cho các hoạt động GD. Vì vậy, các trường ĐH phải mở ra các ngành nghề thiết thực cho xã hội và chịu các áp lực của xã hội.

    Trường ĐH không còn là những tháp ngà như trước mà phải hoạt động như các cơ sở kinh doanh, lấy tinh thần kinh doanh (entrepreneurship) làm mực thước. Sinh viên bây giờ là khách hàng, và chất lượng đào tạo là yếu tố quyết định sự sống còn của trường ĐH. Do đó, ngày nay ở các nước phương Tây ít ai nói đến "tự trị ĐH" và cũng chẳng có ai gọi GD là "một cơ sở hoạt động phi lợi nhuận" (non profit organisation) như ở VN.
    Các trường ĐH phương Tây đặt ưu tiên rất cao cho các hoạt động nghiên cứu, triển khai và chủ trương "thương mại hóa nghiên cứu". Lý do là vì một khi các công trình nghiên cứu có tính sáng tạo người ta có thể đăng ký để lấy bằng phát minh và từ đó có thể bán cho các doanh nghiệp để đưa vào sản xuất hàng loạt và bán ra thị trường.
    Cũng do các hoạt động GD và nghiên cứu ngày nay đã lên đến một trình độ khoa học kỹ thuật rất cao do đó phải có chủ trương "xã hội hóa các nguồn đóng góp cho GD". Xin đừng lẫn lộn "xã hội hóa các nguồn đóng góp cho GD" với "TMHGD" như ở nước ta hiện nay.
    Sự khác biệt lớn
    Trong các nước phương Tây (Mỹ, Canada, Anh, Australia...), không có sự khác biệt giữa một trường ĐH công và tư. Uy tín của nhà trường dựa trên thành quả đào tạo và nghiên cứu của mỗi trường.
    Các trường ĐH hàng đầu ở Mỹ như Harvard, Johns Hopkins, Yale, Stanford... đều là những trường ĐH tư. Lợi nhuận nếu có trong các trường ĐH này cũng chỉ được dùng để phát triển trường và tuyệt đối không chia cho cổ đông và những người sáng lập như các trường ngoài công lập ở VN. Chính vì thế mà Trường ĐH Harvard có trên 4 tỉ USD trong ngân hàng để sinh lời nhằm phục vụ cho các hoạt động nghiên cứu và phát triển. Nhờ thế, trường có nhiều giáo sư được giải thưởng Nobel.
    Triết lý GD và chiến lược dạy và học của các đại học phương Tây cũng rất khác với VN. Theo quan niệm GD mới, sinh viên là chủ động trong các hoạt động học tập còn giáo viên chỉ hướng dẫn. Do đó, thầy giáo không bao giờ đọc bài cho sinh viên chép như ở VN.
    Tại nước ta, các cơ quan kinh doanh thiết bị GD và học cụ, in SGK... nằm trong cơ cấu của Bộ GDĐT. Vì thế mới xảy ra nạn TMHGD một cách manh mún và thiếu khoa học nên chất lượng của mỗi loại hoạt động không đạt được yêu cầu cao như ở các nước phương Tây. Bán giấy thi cho học sinh, sinh viên là một điều thật sự hài hước nhưng ở VN đó là điều hoàn toàn có thực.
    GD ở các nước phương Tây đang đưa ra nhiều sáng kiến, phát minh ra các đời máy vi tính, xây dựng các chương trình phần mềm để phục vụ mọi lĩnh vực liên quan đến sự sống của con người, từ khoa học không gian, quân sự, đến y học, kinh tế, ngân hàng... GDVN đã đóng góp được gì trong gia tài phát minh của nhân loại hiện nay?
    Chúng ta có nhiều em học sinh đạt được nhiều giải quốc tế về toán, vật lý, hóa học, phần mềm vi tính, nhưng hiện nay chúng ta mới chỉ sản xuất được một số chương trình phần mềm sơ đẳng như bảo trì các cửa ra vào hay khóa mở cửa xe ôtô, là những chương trình mà các nước phát triển không muốn bỏ thì giờ vào. Với những thành quả khiêm tốn như thế, phải chăng GDVN đã đi chệch hướng?

    Nguyễn Phương Linh
    (GS, TS đang giảng dạy ĐH tại Australia)
    Báo Lao động


  5. No-fear

    No-fear Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/11/2001
    Bài viết:
    2.120
    Đã được thích:
    0
    Lang thang em kiếm được cái này bên tintucvietnam, post vào đây cho nó tập trung, mời các bác tham khảo:
    Suy nghĩ về hiện tình giáo dục Việt Nam

    Có người cho rằng đó là hậu quả của chính sách mở cửa, của cơ chế thị trường vì có cơ chế mới này mới có cảnh thương mại hóa giáo dục như hiện nay. Kết luận như thế thật là tội cho cơ chế thị trường vì có nước nào theo cơ chế thị trường trên thế giới mà bán từng tờ giấy thi cho học sinh như ở Việt Nam? Và cũng chưa có nước nào chủ trương thương mại hóa giống như ở Việt Nam.
    Muốn hiểu nguyên do tại sao giáo dục Việt Nam (GDVN) đang diễn ra cảnh nhốn nháo như thế chúng ta trước hết cũng nên nhìn lại lịch sử phát triển ĐH ở các nước phương Tây.
    Các nước phương Tây đã thương mại hoá giáo dục (TMHGD) như thế nào?
    Từ thế kỷ 19 về trước, số sinh viên theo học các trường ĐH còn ít và ngân sách GD do Nhà nước cung cấp nên các trường ĐH không bị lệ thuộc vào học phí của sinh viên và áp lực của xã hội. Đến thế kỷ 20, số sinh viên mỗi ngày một gia tăng, Nhà nước không thể cung cấp toàn bộ kinh phí cho các hoạt động GD. Vì vậy, các trường ĐH phải mở ra các ngành nghề thiết thực cho xã hội và chịu các áp lực của xã hội.

    Trường ĐH không còn là những tháp ngà như trước mà phải hoạt động như các cơ sở kinh doanh, lấy tinh thần kinh doanh (entrepreneurship) làm mực thước. Sinh viên bây giờ là khách hàng, và chất lượng đào tạo là yếu tố quyết định sự sống còn của trường ĐH. Do đó, ngày nay ở các nước phương Tây ít ai nói đến "tự trị ĐH" và cũng chẳng có ai gọi GD là "một cơ sở hoạt động phi lợi nhuận" (non profit organisation) như ở VN.
    Các trường ĐH phương Tây đặt ưu tiên rất cao cho các hoạt động nghiên cứu, triển khai và chủ trương "thương mại hóa nghiên cứu". Lý do là vì một khi các công trình nghiên cứu có tính sáng tạo người ta có thể đăng ký để lấy bằng phát minh và từ đó có thể bán cho các doanh nghiệp để đưa vào sản xuất hàng loạt và bán ra thị trường.
    Cũng do các hoạt động GD và nghiên cứu ngày nay đã lên đến một trình độ khoa học kỹ thuật rất cao do đó phải có chủ trương "xã hội hóa các nguồn đóng góp cho GD". Xin đừng lẫn lộn "xã hội hóa các nguồn đóng góp cho GD" với "TMHGD" như ở nước ta hiện nay.
    Sự khác biệt lớn
    Trong các nước phương Tây (Mỹ, Canada, Anh, Australia...), không có sự khác biệt giữa một trường ĐH công và tư. Uy tín của nhà trường dựa trên thành quả đào tạo và nghiên cứu của mỗi trường.
    Các trường ĐH hàng đầu ở Mỹ như Harvard, Johns Hopkins, Yale, Stanford... đều là những trường ĐH tư. Lợi nhuận nếu có trong các trường ĐH này cũng chỉ được dùng để phát triển trường và tuyệt đối không chia cho cổ đông và những người sáng lập như các trường ngoài công lập ở VN. Chính vì thế mà Trường ĐH Harvard có trên 4 tỉ USD trong ngân hàng để sinh lời nhằm phục vụ cho các hoạt động nghiên cứu và phát triển. Nhờ thế, trường có nhiều giáo sư được giải thưởng Nobel.
    Triết lý GD và chiến lược dạy và học của các đại học phương Tây cũng rất khác với VN. Theo quan niệm GD mới, sinh viên là chủ động trong các hoạt động học tập còn giáo viên chỉ hướng dẫn. Do đó, thầy giáo không bao giờ đọc bài cho sinh viên chép như ở VN.
    Tại nước ta, các cơ quan kinh doanh thiết bị GD và học cụ, in SGK... nằm trong cơ cấu của Bộ GDĐT. Vì thế mới xảy ra nạn TMHGD một cách manh mún và thiếu khoa học nên chất lượng của mỗi loại hoạt động không đạt được yêu cầu cao như ở các nước phương Tây. Bán giấy thi cho học sinh, sinh viên là một điều thật sự hài hước nhưng ở VN đó là điều hoàn toàn có thực.
    GD ở các nước phương Tây đang đưa ra nhiều sáng kiến, phát minh ra các đời máy vi tính, xây dựng các chương trình phần mềm để phục vụ mọi lĩnh vực liên quan đến sự sống của con người, từ khoa học không gian, quân sự, đến y học, kinh tế, ngân hàng... GDVN đã đóng góp được gì trong gia tài phát minh của nhân loại hiện nay?
    Chúng ta có nhiều em học sinh đạt được nhiều giải quốc tế về toán, vật lý, hóa học, phần mềm vi tính, nhưng hiện nay chúng ta mới chỉ sản xuất được một số chương trình phần mềm sơ đẳng như bảo trì các cửa ra vào hay khóa mở cửa xe ôtô, là những chương trình mà các nước phát triển không muốn bỏ thì giờ vào. Với những thành quả khiêm tốn như thế, phải chăng GDVN đã đi chệch hướng?

    Nguyễn Phương Linh
    (GS, TS đang giảng dạy ĐH tại Australia)
    Báo Lao động


  6. rakhoi

    rakhoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/01/2004
    Bài viết:
    431
    Đã được thích:
    0
    Nhân nói về việc thương mại hoá Giáo Dục . Các bác có thể vào đây để tham khảo thêm về hệ thống giáo dục mẽo
    http://ttvnonline.net/United_States/222238/trang-1.ttvn
    Thêm một tẹo nữa về cách tổ chức của hệ thống giáo dục mẽo (tớ không nắm rõ chi tiết , mà cũng không tiện tra cứu ,nếu cậu nào thấy sai thì cứ việc đính chính giùm )
    Các trường học mẽo được tổ chức như một tổ chức kinh doanh không lợi nhuận (non-profit organization) tức là không chia lời cho các giám xúi hay sáng lập viên . Số lợi nhuận nếu có phải được .... xài cho hết
    Chi tiết cụ thể hay tên gọi có thể khác nhau nhưng tựu chung mỗi tổ chức (học khu, trường DH, trường dạy nghề ....) thường phải có một hội đồng (board of directors) gồm những người được chỉ định bởi chính phủ , được bầu ra trong các cuộc bầu cử địa phương hay được chính thành viên của board of director/trustee tiến cử .... . Thành viên của HD mỗi năm nhậu nhẹt một vài lần để hoạch định kế sách chung cho học khu, trường DH .... rồi giao cho ban giám đốc trường thực hiện . Ban giám đốc trường có toàn quyền quyết định trong việc thi hành các kế sách chung của hội đồng trường nhưng nếu không hoàn thành tốt nhiệm vụ thì hội đồng trường sẽ mời người khác làm giùm
    Bộ GD mỹ chỉ làm nhiệm vụ thu thập các dữ liệu liên quan đến việc GD , dự báo các nhu cầu về nhân sự trong tương lai .... để phúc trình cho QH. Qh dựa vào đó để dự tính chi phí cần phải chi cho việc GD . Chi phí này được dùng để quyết định số học bổng (grant) cấp cho các học sinh nghèo để các em có tiền đóng học phí và .... ăn nhậu nếu còn thừa . Ở bậc dưới DH , chi phí GD được đưa thẳng về trường căn cứ theo số đầu hs đang theo học . Cộng thêm vào đó , ngân quỹ của trường cũng phải dựa vào tiền thuế thu ở địa phương (bậc Trung học) , của tiểu bang (các đại học công) . hoặc tiền tài trợ từ các quỹ thiện nguyện , khoa học ... cho các công trình nghiên cứu mà trường đang theo đuổi . Do đó trường nào cũng muốn có nhiều học sinh và nếu là học sinh giỏi thì càng tốt
    Cũng phải lưu ý một tẹo về khái niệm DH công và tư và khái niệm học bổng . Học bổng gồm nhiều loại nhưng chính yếu là hai loại: loại cho học sinh giỏi (scholarship) và loại cho học sinh nghèo (grant). Ở đây tớ chỉ nói về loại học bổng cho học sinh nghèo mà thôi . Mọi DH đều có mức học phí ấn định theo ....độ cung cầu của nền KT thị trường . Chính phủ liên bang cấp học bổng cho mọi học sinh (công lẫn tư như nhau) tuỳ theo mức học phí của trường và tình trạng tài chính của học sinh . Đại học công sẽ cung cấp học bổng cho học sinh sống trong tiểu bang đó mà thôi . Ví dụ hs A sống tại tiểu bang X , ghi danh theo học tại đại học công U . Giả sử học phí của đại học U là $100 , tiểu bang X tài trợ cho mỗi học sinh trong tiểu bang $60, chính phủ liên bang tài trợ $50 .Như vậy hs A được tài trợ $110 đóng học phí 100 vẫn còn $10 để đi ... hát karaoke . Nhưng nếu hs B có cùng điều kiện tài chính như A , sống tại tiểu bang Y muốn theo học trường U thì chỉ được $50 từ chính phủ liên bang và phải trả thêm $50 . Thông thường điều kiện để được trở thành cư dân của tiểu bang là phải sống ở đó ít nhất .... một năm . Điều kiện chứng nhận khá đơn giản , chỉ cần đưa hoá đơn thanh toán tiền điện , nước , điện thoại hoặc ngân phiếu trả lương có ngày tháng , tên và địa chỉ của hs là đủ . Nếu học trường tư thì thì ai cũng như nhau . Du học sinh ở mỹ không được học bổng của liên bang lẫn tiểu bang .
    Tại sao lại phải phân chia rắc rối như vậy ?? Vì mỗi tiểu bang chỉ là một state của united states
    Lối tổ chức như trên đã phần nào biến các hs, sv thành các .... thượng đế trong nền KT thị trường . Nhưng tại sao trong môi trường kiểm soát lỏng lẻo như trên , việc thương mại hoá GD và việc mua bán bằng cấp hoặc đào tạo cho có để thu tiền hs lại không xảy ra tràn lan ? heheheheh Chắc tớ phải nhờ đến đầu óc thông thái của các bác chuyên nghề lách luật một tẹo chứ nhể
  7. rakhoi

    rakhoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/01/2004
    Bài viết:
    431
    Đã được thích:
    0
    Nhân nói về việc thương mại hoá Giáo Dục . Các bác có thể vào đây để tham khảo thêm về hệ thống giáo dục mẽo
    http://ttvnonline.net/United_States/222238/trang-1.ttvn
    Thêm một tẹo nữa về cách tổ chức của hệ thống giáo dục mẽo (tớ không nắm rõ chi tiết , mà cũng không tiện tra cứu ,nếu cậu nào thấy sai thì cứ việc đính chính giùm )
    Các trường học mẽo được tổ chức như một tổ chức kinh doanh không lợi nhuận (non-profit organization) tức là không chia lời cho các giám xúi hay sáng lập viên . Số lợi nhuận nếu có phải được .... xài cho hết
    Chi tiết cụ thể hay tên gọi có thể khác nhau nhưng tựu chung mỗi tổ chức (học khu, trường DH, trường dạy nghề ....) thường phải có một hội đồng (board of directors) gồm những người được chỉ định bởi chính phủ , được bầu ra trong các cuộc bầu cử địa phương hay được chính thành viên của board of director/trustee tiến cử .... . Thành viên của HD mỗi năm nhậu nhẹt một vài lần để hoạch định kế sách chung cho học khu, trường DH .... rồi giao cho ban giám đốc trường thực hiện . Ban giám đốc trường có toàn quyền quyết định trong việc thi hành các kế sách chung của hội đồng trường nhưng nếu không hoàn thành tốt nhiệm vụ thì hội đồng trường sẽ mời người khác làm giùm
    Bộ GD mỹ chỉ làm nhiệm vụ thu thập các dữ liệu liên quan đến việc GD , dự báo các nhu cầu về nhân sự trong tương lai .... để phúc trình cho QH. Qh dựa vào đó để dự tính chi phí cần phải chi cho việc GD . Chi phí này được dùng để quyết định số học bổng (grant) cấp cho các học sinh nghèo để các em có tiền đóng học phí và .... ăn nhậu nếu còn thừa . Ở bậc dưới DH , chi phí GD được đưa thẳng về trường căn cứ theo số đầu hs đang theo học . Cộng thêm vào đó , ngân quỹ của trường cũng phải dựa vào tiền thuế thu ở địa phương (bậc Trung học) , của tiểu bang (các đại học công) . hoặc tiền tài trợ từ các quỹ thiện nguyện , khoa học ... cho các công trình nghiên cứu mà trường đang theo đuổi . Do đó trường nào cũng muốn có nhiều học sinh và nếu là học sinh giỏi thì càng tốt
    Cũng phải lưu ý một tẹo về khái niệm DH công và tư và khái niệm học bổng . Học bổng gồm nhiều loại nhưng chính yếu là hai loại: loại cho học sinh giỏi (scholarship) và loại cho học sinh nghèo (grant). Ở đây tớ chỉ nói về loại học bổng cho học sinh nghèo mà thôi . Mọi DH đều có mức học phí ấn định theo ....độ cung cầu của nền KT thị trường . Chính phủ liên bang cấp học bổng cho mọi học sinh (công lẫn tư như nhau) tuỳ theo mức học phí của trường và tình trạng tài chính của học sinh . Đại học công sẽ cung cấp học bổng cho học sinh sống trong tiểu bang đó mà thôi . Ví dụ hs A sống tại tiểu bang X , ghi danh theo học tại đại học công U . Giả sử học phí của đại học U là $100 , tiểu bang X tài trợ cho mỗi học sinh trong tiểu bang $60, chính phủ liên bang tài trợ $50 .Như vậy hs A được tài trợ $110 đóng học phí 100 vẫn còn $10 để đi ... hát karaoke . Nhưng nếu hs B có cùng điều kiện tài chính như A , sống tại tiểu bang Y muốn theo học trường U thì chỉ được $50 từ chính phủ liên bang và phải trả thêm $50 . Thông thường điều kiện để được trở thành cư dân của tiểu bang là phải sống ở đó ít nhất .... một năm . Điều kiện chứng nhận khá đơn giản , chỉ cần đưa hoá đơn thanh toán tiền điện , nước , điện thoại hoặc ngân phiếu trả lương có ngày tháng , tên và địa chỉ của hs là đủ . Nếu học trường tư thì thì ai cũng như nhau . Du học sinh ở mỹ không được học bổng của liên bang lẫn tiểu bang .
    Tại sao lại phải phân chia rắc rối như vậy ?? Vì mỗi tiểu bang chỉ là một state của united states
    Lối tổ chức như trên đã phần nào biến các hs, sv thành các .... thượng đế trong nền KT thị trường . Nhưng tại sao trong môi trường kiểm soát lỏng lẻo như trên , việc thương mại hoá GD và việc mua bán bằng cấp hoặc đào tạo cho có để thu tiền hs lại không xảy ra tràn lan ? heheheheh Chắc tớ phải nhờ đến đầu óc thông thái của các bác chuyên nghề lách luật một tẹo chứ nhể
  8. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Hêhê ông Rakhơi .
    Có mẩu tin này làm quà cho ông đây :
    http://vnexpress.net/Vietnam/The-gioi/Cuoc-song-do-day/2004/05/3B9D27EA/
    28 nhân viên liên bang hàng đầu của Mỹ -trong đó có một số người làm công tác quản lý hạt nhân - đang dùng bằng đại học giả. Đó là phát hiện của Tổng Văn phòng Kiểm toán (GAO) nước này.
    Tiền của liên bang đã được sử dụng để mua bằng. Các ?olò ra bằng? thường lấy tên na ná như các trường đại học được công nhận về chất lượng. Họ không đòi hỏi gì về việc học hành của các ?osinh viên?.
    Mặc dù chính phủ liên bang trả tiền cho các nhân viên của mình học cao, theo luật, chỉ có thể làm như vậy đối với những trường đã được công nhận về chất lượng.
    Bản báo cáo được gửi tới Ủy ban Thượng viện chuyên về Các vấn đề của chính phủ. Thông tin do một nhân viên điều tra hoạt động ngầm thu thập từ tháng 7/2003 và tháng 2 năm nay. Báo cáo không tiết lộ tên những người vi phạm.
    Có 3 nhân viên cấp cao tại Cơ quan Quản lý Hạt nhân Quốc gia mang bằng giả. Một người tiết lộ ông đã mua được một bằng thạc sĩ với giá 5.000 USD, mặc dù không dự tiết học nào cũng không tham gia thi cử. Bằng được cấp dựa trên ?okinh nghiệm trong cuộc sống? và quá trình "học tập" trước đây của ông - mà như chính ông miêu tả - là ?omột trò đùa?. Chính cái bằng giả đã giúp ông thăng tiến trong nghề nghiệp.
    GAO kết luận rằng các cơ quan liên bang thiếu những hệ thống phù hợp để kiểm tra bằng. Tiền mua bằng thường được ngụy trang dưới dạng học phí cho các khóa đào tạo.
    M.C. (theo BBC
  9. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Hêhê ông Rakhơi .
    Có mẩu tin này làm quà cho ông đây :
    http://vnexpress.net/Vietnam/The-gioi/Cuoc-song-do-day/2004/05/3B9D27EA/
    28 nhân viên liên bang hàng đầu của Mỹ -trong đó có một số người làm công tác quản lý hạt nhân - đang dùng bằng đại học giả. Đó là phát hiện của Tổng Văn phòng Kiểm toán (GAO) nước này.
    Tiền của liên bang đã được sử dụng để mua bằng. Các ?olò ra bằng? thường lấy tên na ná như các trường đại học được công nhận về chất lượng. Họ không đòi hỏi gì về việc học hành của các ?osinh viên?.
    Mặc dù chính phủ liên bang trả tiền cho các nhân viên của mình học cao, theo luật, chỉ có thể làm như vậy đối với những trường đã được công nhận về chất lượng.
    Bản báo cáo được gửi tới Ủy ban Thượng viện chuyên về Các vấn đề của chính phủ. Thông tin do một nhân viên điều tra hoạt động ngầm thu thập từ tháng 7/2003 và tháng 2 năm nay. Báo cáo không tiết lộ tên những người vi phạm.
    Có 3 nhân viên cấp cao tại Cơ quan Quản lý Hạt nhân Quốc gia mang bằng giả. Một người tiết lộ ông đã mua được một bằng thạc sĩ với giá 5.000 USD, mặc dù không dự tiết học nào cũng không tham gia thi cử. Bằng được cấp dựa trên ?okinh nghiệm trong cuộc sống? và quá trình "học tập" trước đây của ông - mà như chính ông miêu tả - là ?omột trò đùa?. Chính cái bằng giả đã giúp ông thăng tiến trong nghề nghiệp.
    GAO kết luận rằng các cơ quan liên bang thiếu những hệ thống phù hợp để kiểm tra bằng. Tiền mua bằng thường được ngụy trang dưới dạng học phí cho các khóa đào tạo.
    M.C. (theo BBC
  10. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Nhân đọc bài báo của VNexpress về chuyện mua bằng của quan chức Mỹ, tôi bỗng nhớ lại 1 chuyện liên quan đến người VN ở Canada và muốn kể lại để các SV Luật ở VN suy nghĩ nếu mai này, VN cũng có vấn đề tương tự .
    Trước 1987, hai người lập hôn thú thì ở Canada họ đổi tên của người vợ để mang tên chồng .( Mỹ vẫn còn luật lệ này thì phải ) , nhưng vì dân Canada ly dị nhiều quá, 1 bà ly dị khoảng 5 lần thì cái tên của bà ta coi như rách nát , vì thế, kể từ 1987, Luật Canada cho phép hồn ai nấy giữ, vợ muốn mang tên chồng thì phải làm đơn và được chồng đồng ý .
    Thành ra từ đó, ít ai để ý đến tên vợ nhưng thực sự lại là tên chồng ( Tất nhiên là tên vợ cũng còn lại chút đỉnh trên cái tên dài thòong ) .
    Và bằng cấp của Canada cũng không ghi giới tính ( giống như luật của Mỹ thì phải )
    Việc kiểm tra tên tuổi của người dân cũng rất ít khi được để ý ( như tôi thì trừ khi ra khỏi nước, cả đời chỉ có đúng cái bằng lái để xuất trình chứ giấy khai sinh thì để lại cả ở VN .
    Và chuyện đã xảy ra như sau :
    Anh A là 1 người VN có bằng tiến sĩ , rất nổi tiếng về tin học, Chị A, vợ anh A cũng có bằng master, không giỏi bằng chồng nhưng cũng thuộc loại ngon .
    Hai người ly dị và anh A chạy qua Mỹ kiếm 1 công việc khá ngon , chị A ở lại tỉnh bang Ontario, buồn tình, lấy luôn cái bằng tiến sĩ của chồng xin vào giảng dạy tại 1 trường Đại học .
    Chị dùng kiến thức của mình để lọt qua tất cả các bước phỏng vấn của Hội đồng Giáo sư, dạy được 2 năm, học trò nhiều người đã tốt nghiệp, Chị A lại xin 1 fund để thực hiện 1 project nghiên cứu khoảng 60.000 $ CDN, project được chấp thuận và chị A đã nhận được 50% tiền ứng trước, Khi project gần hoàn tất, chị A làm thủ tục để nhận nốt tiền thì mới bị bên tài chánh nghi ngờ về giới tính, lần mò họ truy ra người mang tên để nhận tiền là ông nhưng tiền thì lại giao cho bà và sự việc nổ bùng lên, chị A bỏ cả học trò trốn mất . Anh A bị lôi từ Mỹ về để chính phủ truy tố vì tội cho mượn bằng, Trường Đại học thì bị các SV tốt nghiệp kiện vì đã làm cho văn bằng tốt nghiệp của họ mất gía trị khi có 1 GS dùng bằng giả để dạy họ ....
    Vì chuyện xảy ra đã 8 năm, nay không còn nhớ là vấn đề đã giải quyết ra sao .
    Nhưng tôi lại rất thán phục khả năng của chị A , Nhất là khi được phỏng vấn, Hội đồng GS của trường này cho rằng : Khi phỏng vấn, có thày nào mất thì giờ xem xét cái mảnh bằng và giới tính ( Trách nhiệm của phòng nhân viên ), họ chỉ phỏng vấn về kiến thức và khả năng và chị A đã chứng minh được là đủ điều kiện khi phỏng vấn .
    Biết đâu có ngày các SV Luật của chúng ta lại khám phá ra ông Thày của mình cũng dùng văn bằng giả nhỉ
    Được minhtrinh sửa chữa / chuyển vào 19:51 ngày 25/05/2004

Chia sẻ trang này