1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

HỌC & HÀNH ------> lĩnh vực Luật ------> cái nhìn về ngành Giáo dục

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi MinhTrinh, 19/05/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Nhân đọc bài báo của VNexpress về chuyện mua bằng của quan chức Mỹ, tôi bỗng nhớ lại 1 chuyện liên quan đến người VN ở Canada và muốn kể lại để các SV Luật ở VN suy nghĩ nếu mai này, VN cũng có vấn đề tương tự .
    Trước 1987, hai người lập hôn thú thì ở Canada họ đổi tên của người vợ để mang tên chồng .( Mỹ vẫn còn luật lệ này thì phải ) , nhưng vì dân Canada ly dị nhiều quá, 1 bà ly dị khoảng 5 lần thì cái tên của bà ta coi như rách nát , vì thế, kể từ 1987, Luật Canada cho phép hồn ai nấy giữ, vợ muốn mang tên chồng thì phải làm đơn và được chồng đồng ý .
    Thành ra từ đó, ít ai để ý đến tên vợ nhưng thực sự lại là tên chồng ( Tất nhiên là tên vợ cũng còn lại chút đỉnh trên cái tên dài thòong ) .
    Và bằng cấp của Canada cũng không ghi giới tính ( giống như luật của Mỹ thì phải )
    Việc kiểm tra tên tuổi của người dân cũng rất ít khi được để ý ( như tôi thì trừ khi ra khỏi nước, cả đời chỉ có đúng cái bằng lái để xuất trình chứ giấy khai sinh thì để lại cả ở VN .
    Và chuyện đã xảy ra như sau :
    Anh A là 1 người VN có bằng tiến sĩ , rất nổi tiếng về tin học, Chị A, vợ anh A cũng có bằng master, không giỏi bằng chồng nhưng cũng thuộc loại ngon .
    Hai người ly dị và anh A chạy qua Mỹ kiếm 1 công việc khá ngon , chị A ở lại tỉnh bang Ontario, buồn tình, lấy luôn cái bằng tiến sĩ của chồng xin vào giảng dạy tại 1 trường Đại học .
    Chị dùng kiến thức của mình để lọt qua tất cả các bước phỏng vấn của Hội đồng Giáo sư, dạy được 2 năm, học trò nhiều người đã tốt nghiệp, Chị A lại xin 1 fund để thực hiện 1 project nghiên cứu khoảng 60.000 $ CDN, project được chấp thuận và chị A đã nhận được 50% tiền ứng trước, Khi project gần hoàn tất, chị A làm thủ tục để nhận nốt tiền thì mới bị bên tài chánh nghi ngờ về giới tính, lần mò họ truy ra người mang tên để nhận tiền là ông nhưng tiền thì lại giao cho bà và sự việc nổ bùng lên, chị A bỏ cả học trò trốn mất . Anh A bị lôi từ Mỹ về để chính phủ truy tố vì tội cho mượn bằng, Trường Đại học thì bị các SV tốt nghiệp kiện vì đã làm cho văn bằng tốt nghiệp của họ mất gía trị khi có 1 GS dùng bằng giả để dạy họ ....
    Vì chuyện xảy ra đã 8 năm, nay không còn nhớ là vấn đề đã giải quyết ra sao .
    Nhưng tôi lại rất thán phục khả năng của chị A , Nhất là khi được phỏng vấn, Hội đồng GS của trường này cho rằng : Khi phỏng vấn, có thày nào mất thì giờ xem xét cái mảnh bằng và giới tính ( Trách nhiệm của phòng nhân viên ), họ chỉ phỏng vấn về kiến thức và khả năng và chị A đã chứng minh được là đủ điều kiện khi phỏng vấn .
    Biết đâu có ngày các SV Luật của chúng ta lại khám phá ra ông Thày của mình cũng dùng văn bằng giả nhỉ
    Được minhtrinh sửa chữa / chuyển vào 19:51 ngày 25/05/2004
  2. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Chờ đợi các bạn trẻ nói về chuyện học hành ở VN mãi không thấy ai tham dự cả, buồn năm phút !
    Thôi thì xin được bàn về chuyện học hành ở VN qua cái nhìn cùa 1 người xa quê hương, như thế chắc chắn sẽ có rất nhiều sai sót để các bạn đóng góp sửa sai vậy .
    Một trong những lý do thúc đẩy tôi ra đi vào thời điểm 80 là : Tương lai con cái .
    Những ai ở SG , tầm cỡ tuổi con gái tôi : 34, có trí nhớ dai thì chắc chưa quên được những ngày đi học xa xưa ( 1978-80 ) , khi mà phụ huynh vừa lo chạy gạo ( bo bo ) vừa lo chạy tiền và vừa lo kế hoạch lớn, kế hoạch nhỏ !!!
    Ở vào hoàn cảnh khó khăn chung, người ta có thể dễ dàng chấp nhận những hy sinh cá nhân cho lợi ích tập thể, thế nhưng những đòi hỏi đóng góp vô lý và sinh hoạt địa phương toàn nhắm vào việc đạt chỉ tiêu đã làm cho con người trở thành " rã rời ", ngày hôm nay, con gái về bảo phải có 1 kg giấy cũ đóng góp cho kế hoạch, ngày mai lại bảo phải có 1 viên gạnh để xây mộ liệt sĩ !!! thời đó, túi nylon , giấy báo cũ đã khó kiếm, tìm được 1 viên gạch cho con mang đến trường đóng góp cũng không dễ !!! Trò đã vậy, Thày cô cũng chẳng sướng hơn ! Gạo được quy ra khoai mì, ra bo bo, 1 tháng được hai lạng thịt , ăn không đủ thì việc giảng dạy kém cũng chẳng có gì phải ngạc nhiên ...Điều mà tôi cảm thấy không chấp nhận lại là các bài văn và toán .
    1 học sinh lớp 2, ở vào lúc thanh bình mà phải làm toán cộng bằng những viên đạn bắn xỏ sâu , viên thứ nhất chết 3 thằng Mỹ, viên thứ nhì chết 2 thằng Mỹ .... Với tôi, thú thật là không hiểu nổi rằng ai là người soạn ra các đề toán này .( Lạ 1 điều là khi hỏi lại các bạn ở ngoài Bắc thì họ không phải học theo kiểu này ) .
    Khi qua tới Canada, làm thủ tục equivalent bằng cấp, Canada lại làm cho tôi ngạc nhiên, theo đó, các bằng của VN trước 75 được đánh gía tương đương với số năm học ở đây, nhưng các bằng được cấp từ thời điểm 75-85 thì Canada hạ thấp xuống từ 1- 3 năm , thậm chí có người vác cái bằng kỹ sư đến trường thì trường Đ H bắt học lại từ năm thứ 1 !
    Vì thế mà gần như mọi người xa quê hương hầu như đều đánh gía trình độ học của học sinh VN rất thấp .
    Quan niệm này chỉ thay đổi vào năm 1993, khi tôi được tiếp xúc với 1 số SV đầu tiên qua đây .
    Tất nhiên, những người này cũng là các thành phần đã được chọn lọc nhưng họ đã khiến cho tôi mở to mắt để nhìn lại !
    Học sinh VN rất khá . Tôi gặp 1 em là con 1 bà bán xôi, cậu ta có bằng Thạc sĩ , 1 em là con 1 ông cắt tóc, cậu ta vừa lấy xong tiến sĩ luật ở Nga ...Những người này đã cho tôi 1 cái nhìn mới .
    Và tôi trở về đất mẹ để tìm ra cái sai của mình khi bỏ nước ra đi . Câu hỏi này vẫn chưa có đáp số rõ ràng mặc dù chữ Sai càng ngày càng rõ hơn chữ Đúng .
    Tôi chưa có cơ hội để được thăm chính thức 1 trường Đ H, TH, nhưng tôi nhìn thấy được vẻ thông minh và hăng say của tuổi trẻ sau giờ tan học, hỏi han một vài em, tôi nhận ra rằng học sinh ngày nay không thua sút học sinh nước người .
    Nhưng khi hỏi kỹ thêm thì quả thật cho đến nay, tôi vẫn chưa hiểu rõ được những cái gọi là : lớp học tại chức , những kỹ sư, thạc sĩ mà tôi gặp gỡ họ trong các lúc hội họp . Hình như nước ta có nhiều hệ thống đào tạo và người có cơ hội họp hành, quyết định , có danh thiếp ghi bằng cấp vào đó lại khác hẳn các người cũng có bằng cấp nhưng lại ít khi có quyền ngồi họp lãnh đạo hay in danh thiếp !!!
    Và đầu tôi có rất nhiều dấu hỏi .
    Chỉ khi báo chí VN mạnh dạn nói lên những " thảm trạng " về bằng cấp thì tôi mới hiểu lờ mờ . Vào thời điểm 95-98, Tôi rất e ngại khi phải tiếp xúc với các vị khoa bảng với bằng cấp ghi trong danh thiếp .
    Khi 1 Cty hợp tác với tôi có ý đề cử 1 TS, viện sĩ viện Hàn Lâm Nga làm việc chung với tôi, trao đổi 1 vài câu, tôi xin được từ chối để rồi xin xuống xưởng lắp ráp, tìm ra được 1 kỹ sư từ Tiệp về đang được phân công ...lắp ráp xe gắn máy .
    Tôi đưa cậu này qua Canada đào tạo 2 lần và ngày nay, cậu đã là 1 GD , cánh tay phải của 1 TGĐ .
    Tôi cũng từng được 1 GS trường Bách Khoa HN ( Nay chắc vị này đã về hưu ) ông đưa tôi đến tận Vĩnh Phú để tham quan 1 trường Đại học ( theo lời ông ) do Ông thành lập nhằm đào tạo các kỹ sư và chuyên viên cho hai hãng Toyota và Honda do chính ông giới thiệu để đầu tư vào tỉnh này ( cũng theo lời ông ) ... Khi gặp gỡ các SV và hỏi qua loa, tôi thấy rất bi quan cho tương lai của họ ( Tôi tốt nghiệp cơ khí ở đây ) . Sự bi quan về tương lai của họ càng mạnh mẽ hơn khi biết được : 40 SV đưa tới cho 2 hãng Toyota và Honda phỏng vấn để tuyển dụng thì cả 40 người bị loại ngay vòng đầu . Nghe đâu lại còn những khiếu nại về số tiền mà họ phải đóng để được tuyển dụng !!!
    Vậy thì chính sách đào tạo đã có gì không ổn chăng ? Tại sao lại có những SV, học sinh rất giỏi, giỏi đến mức tôi phải thán phục và cũng có những SV đã ra trường mà kiến thức chuyên môn được tôi đánh gía không hơn 1 học sinh chuyên nghiệp nước ngoài ? ( Trường trung học kỹ thuật ) . Phải chăng lối đào tạo của chúng ta vẫn còn bị đóng khung và các giáo sư, giáo viên không cho họ 1 cách học " bạt sơn, kiến hải " ? Hay là ngay bản thân qúy vị phu trách giảng dạy đã có nhiều vị không đủ khả năng sư phạm ?
    Câu hỏi trên nhờ các SV trên này giải đáp hộ .
    Được minhtrinh sửa chữa / chuyển vào 06:25 ngày 26/05/2004
  3. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Chờ đợi các bạn trẻ nói về chuyện học hành ở VN mãi không thấy ai tham dự cả, buồn năm phút !
    Thôi thì xin được bàn về chuyện học hành ở VN qua cái nhìn cùa 1 người xa quê hương, như thế chắc chắn sẽ có rất nhiều sai sót để các bạn đóng góp sửa sai vậy .
    Một trong những lý do thúc đẩy tôi ra đi vào thời điểm 80 là : Tương lai con cái .
    Những ai ở SG , tầm cỡ tuổi con gái tôi : 34, có trí nhớ dai thì chắc chưa quên được những ngày đi học xa xưa ( 1978-80 ) , khi mà phụ huynh vừa lo chạy gạo ( bo bo ) vừa lo chạy tiền và vừa lo kế hoạch lớn, kế hoạch nhỏ !!!
    Ở vào hoàn cảnh khó khăn chung, người ta có thể dễ dàng chấp nhận những hy sinh cá nhân cho lợi ích tập thể, thế nhưng những đòi hỏi đóng góp vô lý và sinh hoạt địa phương toàn nhắm vào việc đạt chỉ tiêu đã làm cho con người trở thành " rã rời ", ngày hôm nay, con gái về bảo phải có 1 kg giấy cũ đóng góp cho kế hoạch, ngày mai lại bảo phải có 1 viên gạnh để xây mộ liệt sĩ !!! thời đó, túi nylon , giấy báo cũ đã khó kiếm, tìm được 1 viên gạch cho con mang đến trường đóng góp cũng không dễ !!! Trò đã vậy, Thày cô cũng chẳng sướng hơn ! Gạo được quy ra khoai mì, ra bo bo, 1 tháng được hai lạng thịt , ăn không đủ thì việc giảng dạy kém cũng chẳng có gì phải ngạc nhiên ...Điều mà tôi cảm thấy không chấp nhận lại là các bài văn và toán .
    1 học sinh lớp 2, ở vào lúc thanh bình mà phải làm toán cộng bằng những viên đạn bắn xỏ sâu , viên thứ nhất chết 3 thằng Mỹ, viên thứ nhì chết 2 thằng Mỹ .... Với tôi, thú thật là không hiểu nổi rằng ai là người soạn ra các đề toán này .( Lạ 1 điều là khi hỏi lại các bạn ở ngoài Bắc thì họ không phải học theo kiểu này ) .
    Khi qua tới Canada, làm thủ tục equivalent bằng cấp, Canada lại làm cho tôi ngạc nhiên, theo đó, các bằng của VN trước 75 được đánh gía tương đương với số năm học ở đây, nhưng các bằng được cấp từ thời điểm 75-85 thì Canada hạ thấp xuống từ 1- 3 năm , thậm chí có người vác cái bằng kỹ sư đến trường thì trường Đ H bắt học lại từ năm thứ 1 !
    Vì thế mà gần như mọi người xa quê hương hầu như đều đánh gía trình độ học của học sinh VN rất thấp .
    Quan niệm này chỉ thay đổi vào năm 1993, khi tôi được tiếp xúc với 1 số SV đầu tiên qua đây .
    Tất nhiên, những người này cũng là các thành phần đã được chọn lọc nhưng họ đã khiến cho tôi mở to mắt để nhìn lại !
    Học sinh VN rất khá . Tôi gặp 1 em là con 1 bà bán xôi, cậu ta có bằng Thạc sĩ , 1 em là con 1 ông cắt tóc, cậu ta vừa lấy xong tiến sĩ luật ở Nga ...Những người này đã cho tôi 1 cái nhìn mới .
    Và tôi trở về đất mẹ để tìm ra cái sai của mình khi bỏ nước ra đi . Câu hỏi này vẫn chưa có đáp số rõ ràng mặc dù chữ Sai càng ngày càng rõ hơn chữ Đúng .
    Tôi chưa có cơ hội để được thăm chính thức 1 trường Đ H, TH, nhưng tôi nhìn thấy được vẻ thông minh và hăng say của tuổi trẻ sau giờ tan học, hỏi han một vài em, tôi nhận ra rằng học sinh ngày nay không thua sút học sinh nước người .
    Nhưng khi hỏi kỹ thêm thì quả thật cho đến nay, tôi vẫn chưa hiểu rõ được những cái gọi là : lớp học tại chức , những kỹ sư, thạc sĩ mà tôi gặp gỡ họ trong các lúc hội họp . Hình như nước ta có nhiều hệ thống đào tạo và người có cơ hội họp hành, quyết định , có danh thiếp ghi bằng cấp vào đó lại khác hẳn các người cũng có bằng cấp nhưng lại ít khi có quyền ngồi họp lãnh đạo hay in danh thiếp !!!
    Và đầu tôi có rất nhiều dấu hỏi .
    Chỉ khi báo chí VN mạnh dạn nói lên những " thảm trạng " về bằng cấp thì tôi mới hiểu lờ mờ . Vào thời điểm 95-98, Tôi rất e ngại khi phải tiếp xúc với các vị khoa bảng với bằng cấp ghi trong danh thiếp .
    Khi 1 Cty hợp tác với tôi có ý đề cử 1 TS, viện sĩ viện Hàn Lâm Nga làm việc chung với tôi, trao đổi 1 vài câu, tôi xin được từ chối để rồi xin xuống xưởng lắp ráp, tìm ra được 1 kỹ sư từ Tiệp về đang được phân công ...lắp ráp xe gắn máy .
    Tôi đưa cậu này qua Canada đào tạo 2 lần và ngày nay, cậu đã là 1 GD , cánh tay phải của 1 TGĐ .
    Tôi cũng từng được 1 GS trường Bách Khoa HN ( Nay chắc vị này đã về hưu ) ông đưa tôi đến tận Vĩnh Phú để tham quan 1 trường Đại học ( theo lời ông ) do Ông thành lập nhằm đào tạo các kỹ sư và chuyên viên cho hai hãng Toyota và Honda do chính ông giới thiệu để đầu tư vào tỉnh này ( cũng theo lời ông ) ... Khi gặp gỡ các SV và hỏi qua loa, tôi thấy rất bi quan cho tương lai của họ ( Tôi tốt nghiệp cơ khí ở đây ) . Sự bi quan về tương lai của họ càng mạnh mẽ hơn khi biết được : 40 SV đưa tới cho 2 hãng Toyota và Honda phỏng vấn để tuyển dụng thì cả 40 người bị loại ngay vòng đầu . Nghe đâu lại còn những khiếu nại về số tiền mà họ phải đóng để được tuyển dụng !!!
    Vậy thì chính sách đào tạo đã có gì không ổn chăng ? Tại sao lại có những SV, học sinh rất giỏi, giỏi đến mức tôi phải thán phục và cũng có những SV đã ra trường mà kiến thức chuyên môn được tôi đánh gía không hơn 1 học sinh chuyên nghiệp nước ngoài ? ( Trường trung học kỹ thuật ) . Phải chăng lối đào tạo của chúng ta vẫn còn bị đóng khung và các giáo sư, giáo viên không cho họ 1 cách học " bạt sơn, kiến hải " ? Hay là ngay bản thân qúy vị phu trách giảng dạy đã có nhiều vị không đủ khả năng sư phạm ?
    Câu hỏi trên nhờ các SV trên này giải đáp hộ .
    Được minhtrinh sửa chữa / chuyển vào 06:25 ngày 26/05/2004
  4. You_know_who_am_I

    You_know_who_am_I Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2003
    Bài viết:
    433
    Đã được thích:
    0
    Thưa bác Minhtrinh,
    Băn khoăn của bác ?ochính sách đào tạo đã có gì không ổn chăng ?? cũng chính là băn khoăn của nhiều người, nhiều ngành ở VN hiện nay đấy. Em thì không thể giải thích được cái gì không ổn là cái gì, điều này chắc thuộc thẩm quyền của các bác tai to mặt lớn. Nhưng cũng xin có vài ý kiến để cho bác hiểu tại sao 40 SV đưa đến cho Toyota và Honda đều bị loại ngay từ vòng gửi xe ạ.
    Thứ nhất là chương trình giảng dạy và phương tiện giảng dạy. Những người bác ví dụ ở trên học về kỹ thuật (cơ khí), vậy thì điều đầu tiên họ cần không phải là những cuốn giáo trình dày cộp về chủ nghĩa Mác Lê, tư tưởng HCM, mà họ cần thực hành, họ cần máy móc thực tế để làm việc trên đó, họ cần dụng cụ, trang thiết bị đang được sử dụng để làm việc. Chứ họ không thể học cơ khí và sau đó xin vào làm ở Honda, toyota mà thực hành trên chiếc máy kéo từ thế kỷ 19 hay thậm chí chẳng có cái máy nào để thực hành, mà thực hành là gì, là đến, nhìn cái máy, ai may mắn thì được sờ vào nó một cái. Vậy đấy. Trong khi yêu cầu của nhà tuyển dụng là ít nhất anh cũng phải lắp và tháo được cái gì đó, hay đơn giản là nhìn bộ phận này biết nó là cái gì. Các SV thì khéo chưa bao giờ nghe nói đến chứ đừng nói là nhìn.
    Một ví dụ bé cho bác nhá, em nhớ hồi em đi học ĐH, em học bên ngôn ngữ, và trong chương trình học của em có môn Dân số hoc, ừ thôi không bàn về cái môn đó có liên quan gì đến nghành học không, nhưng mà hồi em học môn đó là khoảng năm 1998, và hồi đó bọn em được nghiên cứu về dân số VN năm 1986 (???).
    Thứ hai là giảng viên, em không biết là bây giờ nghe nói là tốt hơn nhiều rồi, chứ em nhớ mãi hồi đi học ĐH, có 1 giảng viên dạy môn ?oCơ sở văn hóa VN? và ?oTiếng Việt?, say sưa suốt ngày, lên giảng tòan mùi rượu. thày đó cũng dạy hay lắm, nếu thầy không say. Nhưng vì phẫn uất gì đó, thầy chán đời, nhưng chưa đủ tuổi về hưu nên lũ SV bọn em ghánh hết. Lúc chấm thi, bài nào thày tỉnh thì chấm chính xác, còn bài nào thầy vừa uống rượu xong thì?, đứa tự dưng được 9, đứa bất công rớt đánh oạch.
    Còn nhiều lắm bác ạ, vì thấy các bác ở đây bàn về học và hành nên em có vài lời bàn vào cho xôm tụ.
  5. You_know_who_am_I

    You_know_who_am_I Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2003
    Bài viết:
    433
    Đã được thích:
    0
    Thưa bác Minhtrinh,
    Băn khoăn của bác ?ochính sách đào tạo đã có gì không ổn chăng ?? cũng chính là băn khoăn của nhiều người, nhiều ngành ở VN hiện nay đấy. Em thì không thể giải thích được cái gì không ổn là cái gì, điều này chắc thuộc thẩm quyền của các bác tai to mặt lớn. Nhưng cũng xin có vài ý kiến để cho bác hiểu tại sao 40 SV đưa đến cho Toyota và Honda đều bị loại ngay từ vòng gửi xe ạ.
    Thứ nhất là chương trình giảng dạy và phương tiện giảng dạy. Những người bác ví dụ ở trên học về kỹ thuật (cơ khí), vậy thì điều đầu tiên họ cần không phải là những cuốn giáo trình dày cộp về chủ nghĩa Mác Lê, tư tưởng HCM, mà họ cần thực hành, họ cần máy móc thực tế để làm việc trên đó, họ cần dụng cụ, trang thiết bị đang được sử dụng để làm việc. Chứ họ không thể học cơ khí và sau đó xin vào làm ở Honda, toyota mà thực hành trên chiếc máy kéo từ thế kỷ 19 hay thậm chí chẳng có cái máy nào để thực hành, mà thực hành là gì, là đến, nhìn cái máy, ai may mắn thì được sờ vào nó một cái. Vậy đấy. Trong khi yêu cầu của nhà tuyển dụng là ít nhất anh cũng phải lắp và tháo được cái gì đó, hay đơn giản là nhìn bộ phận này biết nó là cái gì. Các SV thì khéo chưa bao giờ nghe nói đến chứ đừng nói là nhìn.
    Một ví dụ bé cho bác nhá, em nhớ hồi em đi học ĐH, em học bên ngôn ngữ, và trong chương trình học của em có môn Dân số hoc, ừ thôi không bàn về cái môn đó có liên quan gì đến nghành học không, nhưng mà hồi em học môn đó là khoảng năm 1998, và hồi đó bọn em được nghiên cứu về dân số VN năm 1986 (???).
    Thứ hai là giảng viên, em không biết là bây giờ nghe nói là tốt hơn nhiều rồi, chứ em nhớ mãi hồi đi học ĐH, có 1 giảng viên dạy môn ?oCơ sở văn hóa VN? và ?oTiếng Việt?, say sưa suốt ngày, lên giảng tòan mùi rượu. thày đó cũng dạy hay lắm, nếu thầy không say. Nhưng vì phẫn uất gì đó, thầy chán đời, nhưng chưa đủ tuổi về hưu nên lũ SV bọn em ghánh hết. Lúc chấm thi, bài nào thày tỉnh thì chấm chính xác, còn bài nào thầy vừa uống rượu xong thì?, đứa tự dưng được 9, đứa bất công rớt đánh oạch.
    Còn nhiều lắm bác ạ, vì thấy các bác ở đây bàn về học và hành nên em có vài lời bàn vào cho xôm tụ.
  6. amourunique

    amourunique Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    1.310
    Đã được thích:
    0
    Thưa bác Minhtrinh,
    Băn khoăn của bác ?ochính sách đào tạo đã có gì không ổn chăng ?? cũng chính là băn khoăn của nhiều người, nhiều ngành ở VN hiện nay đấy. Em thì không thể giải thích được cái gì không ổn là cái gì, điều này chắc thuộc thẩm quyền của các bác tai to mặt lớn. Nhưng cũng xin có vài ý kiến để cho bác hiểu tại sao 40 SV đưa đến cho Toyota và Honda đều bị loại ngay từ vòng gửi xe ạ.
    Thứ nhất là chương trình giảng dạy và phương tiện giảng dạy. Những người bác ví dụ ở trên học về kỹ thuật (cơ khí), vậy thì điều đầu tiên họ cần không phải là những cuốn giáo trình dày cộp về chủ nghĩa Mác Lê, tư tưởng HCM, mà họ cần thực hành, họ cần máy móc thực tế để làm việc trên đó, họ cần dụng cụ, trang thiết bị đang được sử dụng để làm việc. Chứ họ không thể học cơ khí và sau đó xin vào làm ở Honda, toyota mà thực hành trên chiếc máy kéo từ thế kỷ 19 hay thậm chí chẳng có cái máy nào để thực hành, mà thực hành là gì, là đến, nhìn cái máy, ai may mắn thì được sờ vào nó một cái. Vậy đấy. Trong khi yêu cầu của nhà tuyển dụng là ít nhất anh cũng phải lắp và tháo được cái gì đó, hay đơn giản là nhìn bộ phận này biết nó là cái gì. Các SV thì khéo chưa bao giờ nghe nói đến chứ đừng nói là nhìn.
    Một ví dụ bé cho bác nhá, em nhớ hồi em đi học ĐH, em học bên ngôn ngữ, và trong chương trình học của em có môn Dân số hoc, ừ thôi không bàn về cái môn đó có liên quan gì đến nghành học không, nhưng mà hồi em học môn đó là khoảng năm 1998, và hồi đó bọn em được nghiên cứu về dân số VN năm 1986 (???).
    Thứ hai là giảng viên, em không biết là bây giờ nghe nói là tốt hơn nhiều rồi, chứ em nhớ mãi hồi đi học ĐH, có 1 giảng viên dạy môn ?oCơ sở văn hóa VN? và ?oTiếng Việt?, say sưa suốt ngày, lên giảng tòan mùi rượu. thày đó cũng dạy hay lắm, nếu thầy không say. Nhưng vì phẫn uất gì đó, thầy chán đời, nhưng chưa đủ tuổi về hưu nên lũ SV bọn em ghánh hết. Lúc chấm thi, bài nào thày tỉnh thì chấm chính xác, còn bài nào thầy vừa uống rượu xong thì?, đứa tự dưng được 9, đứa bất công rớt đánh oạch.
    Còn nhiều lắm bác ạ, vì thấy các bác ở đây bàn về học và hành nên em có vài lời bàn vào cho xôm tụ.
    [/QUOTE]
    Trời ạ! Nói về giáo dục nước nhà lại càng thêm buồn.
    Em chỉ nói riêng về chuyện giáo viên Đại học, thì như bác gì đã nói trên đây, đã có nhiều chuyện đã nói rồi.
    Nói chuyện thây giáo uống ruợu, em lại nhớ đến ông thầy dayj CNXH hồi xưa, trước lúc lên lớp thầy cũng phải chơi nữa chai rượu, vào lớp mặt đỏ gay...thầy dạy mà cả lớp im thim thít, ko dám ho he...
    Còn giáo viên Luật cũng nhiều điều phải bàn đây, em chỉ nói riêng ở Khoa em học những nguời được giữ lại làm giảng viên ko phải là người giỏi nhất ( nhiều lý do lắm....!?!), mấy chú, mấy bác giỏi thì các bác ấy đi du học cả, học xong chẳng thấy về...
  7. amourunique

    amourunique Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    1.310
    Đã được thích:
    0
    Thưa bác Minhtrinh,
    Băn khoăn của bác ?ochính sách đào tạo đã có gì không ổn chăng ?? cũng chính là băn khoăn của nhiều người, nhiều ngành ở VN hiện nay đấy. Em thì không thể giải thích được cái gì không ổn là cái gì, điều này chắc thuộc thẩm quyền của các bác tai to mặt lớn. Nhưng cũng xin có vài ý kiến để cho bác hiểu tại sao 40 SV đưa đến cho Toyota và Honda đều bị loại ngay từ vòng gửi xe ạ.
    Thứ nhất là chương trình giảng dạy và phương tiện giảng dạy. Những người bác ví dụ ở trên học về kỹ thuật (cơ khí), vậy thì điều đầu tiên họ cần không phải là những cuốn giáo trình dày cộp về chủ nghĩa Mác Lê, tư tưởng HCM, mà họ cần thực hành, họ cần máy móc thực tế để làm việc trên đó, họ cần dụng cụ, trang thiết bị đang được sử dụng để làm việc. Chứ họ không thể học cơ khí và sau đó xin vào làm ở Honda, toyota mà thực hành trên chiếc máy kéo từ thế kỷ 19 hay thậm chí chẳng có cái máy nào để thực hành, mà thực hành là gì, là đến, nhìn cái máy, ai may mắn thì được sờ vào nó một cái. Vậy đấy. Trong khi yêu cầu của nhà tuyển dụng là ít nhất anh cũng phải lắp và tháo được cái gì đó, hay đơn giản là nhìn bộ phận này biết nó là cái gì. Các SV thì khéo chưa bao giờ nghe nói đến chứ đừng nói là nhìn.
    Một ví dụ bé cho bác nhá, em nhớ hồi em đi học ĐH, em học bên ngôn ngữ, và trong chương trình học của em có môn Dân số hoc, ừ thôi không bàn về cái môn đó có liên quan gì đến nghành học không, nhưng mà hồi em học môn đó là khoảng năm 1998, và hồi đó bọn em được nghiên cứu về dân số VN năm 1986 (???).
    Thứ hai là giảng viên, em không biết là bây giờ nghe nói là tốt hơn nhiều rồi, chứ em nhớ mãi hồi đi học ĐH, có 1 giảng viên dạy môn ?oCơ sở văn hóa VN? và ?oTiếng Việt?, say sưa suốt ngày, lên giảng tòan mùi rượu. thày đó cũng dạy hay lắm, nếu thầy không say. Nhưng vì phẫn uất gì đó, thầy chán đời, nhưng chưa đủ tuổi về hưu nên lũ SV bọn em ghánh hết. Lúc chấm thi, bài nào thày tỉnh thì chấm chính xác, còn bài nào thầy vừa uống rượu xong thì?, đứa tự dưng được 9, đứa bất công rớt đánh oạch.
    Còn nhiều lắm bác ạ, vì thấy các bác ở đây bàn về học và hành nên em có vài lời bàn vào cho xôm tụ.
    [/QUOTE]
    Trời ạ! Nói về giáo dục nước nhà lại càng thêm buồn.
    Em chỉ nói riêng về chuyện giáo viên Đại học, thì như bác gì đã nói trên đây, đã có nhiều chuyện đã nói rồi.
    Nói chuyện thây giáo uống ruợu, em lại nhớ đến ông thầy dayj CNXH hồi xưa, trước lúc lên lớp thầy cũng phải chơi nữa chai rượu, vào lớp mặt đỏ gay...thầy dạy mà cả lớp im thim thít, ko dám ho he...
    Còn giáo viên Luật cũng nhiều điều phải bàn đây, em chỉ nói riêng ở Khoa em học những nguời được giữ lại làm giảng viên ko phải là người giỏi nhất ( nhiều lý do lắm....!?!), mấy chú, mấy bác giỏi thì các bác ấy đi du học cả, học xong chẳng thấy về...
  8. adye

    adye Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/05/2004
    Bài viết:
    37
    Đã được thích:
    0
    Em nghe mọi người bàn về nền giáo dục của Việt Nam hiện nay, em cũng xin phép được nói đôi điều. Trước đây cũng có một số bạn sinh viên cùng khoá của em than thở về việc dạy và học ở một vài trường ĐH ở HN và TP HCM, ai học ở trường nào thì họ than thở về trường của mình ở nhiều khía cạnh khác nhau. Có người cho rằng chương trình đào tạo không hiệu quả và hợp lí, có người cho rằng trình độ giảng dạy của đa số giảng viên còn rất kém dẫn đến việc học sinh, sinh viên không thể lãnh ngộ bài học được sâu sắc...mặt khác, do điều kiện của Việt nam hiện nay về cơ sở vật chất trường học còn thiếu thốn quá nhiều dẫn đến việc sinh viên, học sinh được học rất nhiều lí thuyết mà chẳng có được những cơ hội thực hành nên lí thuyết chỉ dừng lại ở lí thuyết suông, khi ra trường chẳng biết phải xoay sở thế nào. Tất nhiên việc học ở nhà trường chỉ là một phần quan trọng khi bước vào đời vì mỗi con người muốn khẳng định mình, muốn vươn lên thì còn phải học hỏi nhiều hơn nữa mà trường đời là một môi trường không thể thiếu được. Nhưng, việc được đào tạo trong khi còn ngồi trên ghế nhà trường là bước khởi đầu cực kì quan trọng, là nền tảng về kiến thức để mỗi người có thể từ đó, tuỳ vào khả năng và hoàn cảnh của mình mà phấn đấu hơn nữa. Vì vậy, điều em muốn nói ở đây khi cùng mọi người bàn về Nền giáo dục hiện tại của Việt Nam cũng ở một khía cạnh nhỏ-mà không nhỏ chút nào, đó chính là việc xây dựng và đảm bảo cơ sở vật chất trong trường học và việc nâng cao hơn nữa trình độ, năng lực, chất lượng và cái chữ "nhân " ở đội ngũ giảng dạy của các trường ĐH, CĐ, TH...hiện nay. Có thể ý kiến em đưa ra chưa thể bao quát hết được toàn cảnh giáo dục ĐH ở Việt nam do em chỉ sống và học tập tại HN, nhưng trong những quan điểm này cũng có cả một số ý kiến của những người đã và đang học tại các trường ĐH trong cả nước. Qua đây, xin góp được một vài ý kiến nhỏ cho đề tài của mọi người đang bàn bạc.
    * Nói về cơ sở vật chất trường học hiện nay ở các trường ĐH thì chắc chắn 3/4 các bạn ở BOX chúng ta cũng đã thừa hiểu rằng: "thiếu thốn" và không thể đáp ứng được nhu cầu nghiên cứu khoa học của sinh viên. Nếu tại các trường ĐH tại Hn các bạn sinh viên được tạo điều kiện nghiên cứu khoa học nhiều nhất cũng chỉ là 1 lần/1 tuần thì tại một số trường ĐH của nước ngoài như ĐH KHKT BAUMAN tại Mosscow, sinh viên được tạo điều kiện thực hành ngay lí thuyết của mình vào tất cả các ngày trong tuần. Như vậy có thể thấy rất rõ rằng, việc sinh viên Việt nam ra trường với một "đống" lí thuyết và không thể nhanh nhạy và hoà nhập vào công việc ngoài xã hội là một điều rất dễ hiểu vì ai cũng biết từ lí thuyết trong sách vở đến việc thực hiện một công việc cụ thể ngoài xã hội là cả một khoảng cách rất dài. MẶt kách nữa đó là dù có một số trường có đầu tư cho việc nghiên cứu khoa học của sinh viên nhưng chúng ta cũng chỉo đầu tư nhừng gì mà người ta gọi là lạc hậu, cũ kĩ...sinh viên sử dụng những công cụ đã gọi là lỗi thời thì thử hỏi tính sáng tạo và đột phá có được bao nhiêu, những sản phẩm nghiên cứu khoa học đó liệu có được áp dụng trong thực tế hay không. Mình đọc một vài bài báo và vài bài viết của các thành viên khác thì cũng biết rằng tại một số nền giáo dục hiện đại khác, các công trình nghiên cứu khoa học, các sản phẩm trí tuệ khác của sinh viên được tạo điều kiện để ứng dụng ngay. Điều đó sẽ kích thích tính sáng tạo và làm động lực rất lớn cho mỗi sinh viên có trình độ và năng lực nghiên cứu khoa học, và nhờ đó họ có thêm tự tin, có thêm kinh phí để tiếp tục khẳng định những ý tưởng mới của mình.
    * Nói về đội ngũ những người giảng dạy, em không phủ nhận việc có những người thầy là những tấm gương rất sáng để không chỉ những sinh viên, học sinh mà còn những người khác nữa cũng phải kính trọng, kính trọng không chỉ ở cái nghề "giáo dục" mà còn kính trọng đức độ của những người thầy. Tuy nhiên trên thực tế, có rất nhiều người là thầy nhưng họ không thể hiện một chút nào gọi là "gõ đầu trẻ". Sáng lên giảng đường đọc giáo trình cho sinh viên nghe và chép, câu hỏi thảo luận ( một cách tiếp cận thực tế hiệu quả cho sinh viên ) thì cho hàng trăm câu...rồi cuối cùng có sinh viên nào thắc mắc thì hỏi, không hỏi thì bỏ qua, rồi như cả bạn AMOUR_UNIQUE cũng nói đến đấy-vẫn có những người vì lí do này hay lí do khác-họ bảo là họ bất mãn gì đó mà vẫn đứng trên bục giảng, chẳng lẽ để họ đứng đó mãi để làm cho cả mộtt hế hệ cũng bất mãn theo? Họ bất mãn thì tốt nhất là nên về, để cho những người có năng lực khác, tâm huyết với nghề thay thế, nhưng cuối cùng họ vẫn ở đó mà mình hiểu rằng: chẳng để làm gì ngoài việc lĩnh lương hàng tháng và cho đủ quân số?....v.v...Như vậy chất lượng của sinh viên sẽ ra sao nếu chúng ta vẫn giữ nhưng cung cách làm việc như vậy? Một thế hệ tương lai của đất nước mà được giáo dục như vậy liệu "có làm chủ đất nước" như người ta vẫn hay nói đến. Sẽ chẳng bao giờ chúng ta có được điều đó cả, sinh viên nào chăm chỉ thì cũng chỉ biết tự thân vận động tìm lần tài liệu và học trong giáo trình...mà giáo trình thì cũng còn tuỳ nhé...chất lượng giáo trình và các tài liệu tham khảo cũng từ những người như vậy mà ra cả...cũng sẽ chẳng hiẹu quả gì mấy...! Chính vì vậy, nếu muốn nói đến việc đào tạo và giáo dục một thế hệ để có thể làm chủ đất nước thì chúng ta cũng cần phải bàn cả về những vấn đề như thế này nữa. Cái chữ "nhân" và "tâm" của những người làm công tác quản lí, giáo dục cũng cần phải nói đến nhiều hơn nữa.
    * Có một số người vẫn hay so sánh và cảm thấy giáo dục Việt nam còn quá kém cỏi, điều đó là hoàn toàn đúng khi nhìn vào thực tế hiện nay thậm chí nhìn cả vào những kế hoạch cho tương lai giáo dục. Chẳng có trường ĐH nào của Việt nam ngay như những trường ĐH lớn và quy mô như ĐH BÁCH KHOA, ĐH TỔNG HỢP, ĐH QUỐC GIA...được công nhận trên thế giới bởi chất lượng kém đó là thực tế mà chúng ta có thể thấy được. Vì vậy đem ra so sánh là một sự so sánh cực kì khập khiễng.
    * Đây là một vài suy nghĩ và quan điểm của em khi nhìn vào thực tế và sự quy tụ một vài ý kiến khác của những người đã và đang học tập, nghiên cứu mong mọi người hãy xem xét cả về những vấn đề này nữa nếu muốn nói đến nền giáo dục hiện nay. Em không có ý gì là đả kích nhưng khi nói đến thực tế thì không thể không khẳng định những điều đó nhưng hi vọng vào một tương lai không xa, chúng ta có thể tiến thêm được những bước vững chắc để phát triển nền giáo dục- một nền giáo dục hiện đại được công nhận trên toàn thế giới !
    Được adye sửa chữa / chuyển vào 12:04 ngày 26/05/2004
  9. adye

    adye Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/05/2004
    Bài viết:
    37
    Đã được thích:
    0
    Em nghe mọi người bàn về nền giáo dục của Việt Nam hiện nay, em cũng xin phép được nói đôi điều. Trước đây cũng có một số bạn sinh viên cùng khoá của em than thở về việc dạy và học ở một vài trường ĐH ở HN và TP HCM, ai học ở trường nào thì họ than thở về trường của mình ở nhiều khía cạnh khác nhau. Có người cho rằng chương trình đào tạo không hiệu quả và hợp lí, có người cho rằng trình độ giảng dạy của đa số giảng viên còn rất kém dẫn đến việc học sinh, sinh viên không thể lãnh ngộ bài học được sâu sắc...mặt khác, do điều kiện của Việt nam hiện nay về cơ sở vật chất trường học còn thiếu thốn quá nhiều dẫn đến việc sinh viên, học sinh được học rất nhiều lí thuyết mà chẳng có được những cơ hội thực hành nên lí thuyết chỉ dừng lại ở lí thuyết suông, khi ra trường chẳng biết phải xoay sở thế nào. Tất nhiên việc học ở nhà trường chỉ là một phần quan trọng khi bước vào đời vì mỗi con người muốn khẳng định mình, muốn vươn lên thì còn phải học hỏi nhiều hơn nữa mà trường đời là một môi trường không thể thiếu được. Nhưng, việc được đào tạo trong khi còn ngồi trên ghế nhà trường là bước khởi đầu cực kì quan trọng, là nền tảng về kiến thức để mỗi người có thể từ đó, tuỳ vào khả năng và hoàn cảnh của mình mà phấn đấu hơn nữa. Vì vậy, điều em muốn nói ở đây khi cùng mọi người bàn về Nền giáo dục hiện tại của Việt Nam cũng ở một khía cạnh nhỏ-mà không nhỏ chút nào, đó chính là việc xây dựng và đảm bảo cơ sở vật chất trong trường học và việc nâng cao hơn nữa trình độ, năng lực, chất lượng và cái chữ "nhân " ở đội ngũ giảng dạy của các trường ĐH, CĐ, TH...hiện nay. Có thể ý kiến em đưa ra chưa thể bao quát hết được toàn cảnh giáo dục ĐH ở Việt nam do em chỉ sống và học tập tại HN, nhưng trong những quan điểm này cũng có cả một số ý kiến của những người đã và đang học tại các trường ĐH trong cả nước. Qua đây, xin góp được một vài ý kiến nhỏ cho đề tài của mọi người đang bàn bạc.
    * Nói về cơ sở vật chất trường học hiện nay ở các trường ĐH thì chắc chắn 3/4 các bạn ở BOX chúng ta cũng đã thừa hiểu rằng: "thiếu thốn" và không thể đáp ứng được nhu cầu nghiên cứu khoa học của sinh viên. Nếu tại các trường ĐH tại Hn các bạn sinh viên được tạo điều kiện nghiên cứu khoa học nhiều nhất cũng chỉ là 1 lần/1 tuần thì tại một số trường ĐH của nước ngoài như ĐH KHKT BAUMAN tại Mosscow, sinh viên được tạo điều kiện thực hành ngay lí thuyết của mình vào tất cả các ngày trong tuần. Như vậy có thể thấy rất rõ rằng, việc sinh viên Việt nam ra trường với một "đống" lí thuyết và không thể nhanh nhạy và hoà nhập vào công việc ngoài xã hội là một điều rất dễ hiểu vì ai cũng biết từ lí thuyết trong sách vở đến việc thực hiện một công việc cụ thể ngoài xã hội là cả một khoảng cách rất dài. MẶt kách nữa đó là dù có một số trường có đầu tư cho việc nghiên cứu khoa học của sinh viên nhưng chúng ta cũng chỉo đầu tư nhừng gì mà người ta gọi là lạc hậu, cũ kĩ...sinh viên sử dụng những công cụ đã gọi là lỗi thời thì thử hỏi tính sáng tạo và đột phá có được bao nhiêu, những sản phẩm nghiên cứu khoa học đó liệu có được áp dụng trong thực tế hay không. Mình đọc một vài bài báo và vài bài viết của các thành viên khác thì cũng biết rằng tại một số nền giáo dục hiện đại khác, các công trình nghiên cứu khoa học, các sản phẩm trí tuệ khác của sinh viên được tạo điều kiện để ứng dụng ngay. Điều đó sẽ kích thích tính sáng tạo và làm động lực rất lớn cho mỗi sinh viên có trình độ và năng lực nghiên cứu khoa học, và nhờ đó họ có thêm tự tin, có thêm kinh phí để tiếp tục khẳng định những ý tưởng mới của mình.
    * Nói về đội ngũ những người giảng dạy, em không phủ nhận việc có những người thầy là những tấm gương rất sáng để không chỉ những sinh viên, học sinh mà còn những người khác nữa cũng phải kính trọng, kính trọng không chỉ ở cái nghề "giáo dục" mà còn kính trọng đức độ của những người thầy. Tuy nhiên trên thực tế, có rất nhiều người là thầy nhưng họ không thể hiện một chút nào gọi là "gõ đầu trẻ". Sáng lên giảng đường đọc giáo trình cho sinh viên nghe và chép, câu hỏi thảo luận ( một cách tiếp cận thực tế hiệu quả cho sinh viên ) thì cho hàng trăm câu...rồi cuối cùng có sinh viên nào thắc mắc thì hỏi, không hỏi thì bỏ qua, rồi như cả bạn AMOUR_UNIQUE cũng nói đến đấy-vẫn có những người vì lí do này hay lí do khác-họ bảo là họ bất mãn gì đó mà vẫn đứng trên bục giảng, chẳng lẽ để họ đứng đó mãi để làm cho cả mộtt hế hệ cũng bất mãn theo? Họ bất mãn thì tốt nhất là nên về, để cho những người có năng lực khác, tâm huyết với nghề thay thế, nhưng cuối cùng họ vẫn ở đó mà mình hiểu rằng: chẳng để làm gì ngoài việc lĩnh lương hàng tháng và cho đủ quân số?....v.v...Như vậy chất lượng của sinh viên sẽ ra sao nếu chúng ta vẫn giữ nhưng cung cách làm việc như vậy? Một thế hệ tương lai của đất nước mà được giáo dục như vậy liệu "có làm chủ đất nước" như người ta vẫn hay nói đến. Sẽ chẳng bao giờ chúng ta có được điều đó cả, sinh viên nào chăm chỉ thì cũng chỉ biết tự thân vận động tìm lần tài liệu và học trong giáo trình...mà giáo trình thì cũng còn tuỳ nhé...chất lượng giáo trình và các tài liệu tham khảo cũng từ những người như vậy mà ra cả...cũng sẽ chẳng hiẹu quả gì mấy...! Chính vì vậy, nếu muốn nói đến việc đào tạo và giáo dục một thế hệ để có thể làm chủ đất nước thì chúng ta cũng cần phải bàn cả về những vấn đề như thế này nữa. Cái chữ "nhân" và "tâm" của những người làm công tác quản lí, giáo dục cũng cần phải nói đến nhiều hơn nữa.
    * Có một số người vẫn hay so sánh và cảm thấy giáo dục Việt nam còn quá kém cỏi, điều đó là hoàn toàn đúng khi nhìn vào thực tế hiện nay thậm chí nhìn cả vào những kế hoạch cho tương lai giáo dục. Chẳng có trường ĐH nào của Việt nam ngay như những trường ĐH lớn và quy mô như ĐH BÁCH KHOA, ĐH TỔNG HỢP, ĐH QUỐC GIA...được công nhận trên thế giới bởi chất lượng kém đó là thực tế mà chúng ta có thể thấy được. Vì vậy đem ra so sánh là một sự so sánh cực kì khập khiễng.
    * Đây là một vài suy nghĩ và quan điểm của em khi nhìn vào thực tế và sự quy tụ một vài ý kiến khác của những người đã và đang học tập, nghiên cứu mong mọi người hãy xem xét cả về những vấn đề này nữa nếu muốn nói đến nền giáo dục hiện nay. Em không có ý gì là đả kích nhưng khi nói đến thực tế thì không thể không khẳng định những điều đó nhưng hi vọng vào một tương lai không xa, chúng ta có thể tiến thêm được những bước vững chắc để phát triển nền giáo dục- một nền giáo dục hiện đại được công nhận trên toàn thế giới !
    Được adye sửa chữa / chuyển vào 12:04 ngày 26/05/2004
  10. dtmttvn

    dtmttvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/03/2004
    Bài viết:
    32
    Đã được thích:
    0
    Thấy người ta đào tạo luật mà thèm....
    Trường Luật Mc George thuộc trường Đại học Pacific.
    a. Một số vấn đề về đào tạo:
    + Bậc đào tạo: Trường có 3 bậc đào tạo luật.
    - Bậc đào tạo thứ nhất là đào tạo Đại học ( Juris- Doctor of Law) với thời gian 3 năm, khi tốt nghiệp được cấp Bằng tương đương như học hàm Cử nhân luật ở Việt Nam. (Những sinh viên vào học trường Luật phải có một bằng đại học khác).
    - Bậc đào tạo thứ hai là Thạc sĩ luật (Master of Law), thời gian 1 năm.
    - Bậc thứ ba là Tiến sỹ luật (Doctor of Law), thời gian từ một đến hai năm.
    + Về đào tạo phục vụ công tác xét xử:
    Tại trường Luật Mc George, có phòng thực hành xét xử của sinh viên (Court- Room). Phòng này giúp cho sinh viên thực hành công tác hoà giải, xét xử tranh chấp bằng trọng tài, xét xử các vụ án dân sự, hình sự. Sau khi học xong lý thuyết, các sinh viên sẽ được thực hành xét xử. Phòng thực hành xét xử này có Camera và có hệ thống màn hình ti vi ở các phòng trong thư viện của trường để các nhóm sinh viên khác xem và rút kinh nghiệm. Những sinh viên tham gia thực hành xét xử được các bồi thẩm đóng góp ý kiến để rút kinh nghiệm. Công việc này giúp cho sinh viên hình thành kỹ năng về công tác xét xử và được rèn luyện kỹ năng phát biểu ý kiến trước Toà với tư cách luật sư.
    1.2. Về việc Trường Luật tham gia các hoạt động xây dựng văn bản pháp luật:
    Cũng như đa số các Trường Luật ở Hoa kỳ, Trường Luật Mc George có một Ban nghiên cứu và soạn thảo văn bản pháp luật. Ban nghiên cứu và soạn thảo văn bản pháp luật tham gia quá trình lập pháp trên mọi lĩnh vực như xung đột pháp luật, pháp luật về các lĩnh vực kinh tế, thương mại, tranh tụng, y tế, điện tử... Ban nghiên cứu và soạn thảo văn bản pháp luật thu thập ý kiến đóng góp rộng rãi của giáo viên và sinh viên trong Trường về dự thảo các văn bản pháp luật. Ban nghiên cứu và soạn thảo văn bản pháp luật có thể thực hiện cả hai loại việc là trực tiếp chuẩn bị các dự thảo văn bản hoặc tổ chức lấy ý kiến trong quá trình soạn thảo văn bản pháp luật. Trường chọn một số giáo sư (thường là giáo sư trẻ) được tập huấn về kỹ năng soạn thảo văn bản pháp luật để tham gia hoạt động xây dựng văn bản pháp luật một cách có hiệu quả .
    Được dtmttvn sửa chữa / chuyển vào 13:01 ngày 26/05/2004

Chia sẻ trang này