1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

HỌC & HÀNH ------> lĩnh vực Luật ------> cái nhìn về ngành Giáo dục

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi MinhTrinh, 19/05/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. dtmttvn

    dtmttvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/03/2004
    Bài viết:
    32
    Đã được thích:
    0
    Thấy người ta đào tạo luật mà thèm....
    Trường Luật Mc George thuộc trường Đại học Pacific.
    a. Một số vấn đề về đào tạo:
    + Bậc đào tạo: Trường có 3 bậc đào tạo luật.
    - Bậc đào tạo thứ nhất là đào tạo Đại học ( Juris- Doctor of Law) với thời gian 3 năm, khi tốt nghiệp được cấp Bằng tương đương như học hàm Cử nhân luật ở Việt Nam. (Những sinh viên vào học trường Luật phải có một bằng đại học khác).
    - Bậc đào tạo thứ hai là Thạc sĩ luật (Master of Law), thời gian 1 năm.
    - Bậc thứ ba là Tiến sỹ luật (Doctor of Law), thời gian từ một đến hai năm.
    + Về đào tạo phục vụ công tác xét xử:
    Tại trường Luật Mc George, có phòng thực hành xét xử của sinh viên (Court- Room). Phòng này giúp cho sinh viên thực hành công tác hoà giải, xét xử tranh chấp bằng trọng tài, xét xử các vụ án dân sự, hình sự. Sau khi học xong lý thuyết, các sinh viên sẽ được thực hành xét xử. Phòng thực hành xét xử này có Camera và có hệ thống màn hình ti vi ở các phòng trong thư viện của trường để các nhóm sinh viên khác xem và rút kinh nghiệm. Những sinh viên tham gia thực hành xét xử được các bồi thẩm đóng góp ý kiến để rút kinh nghiệm. Công việc này giúp cho sinh viên hình thành kỹ năng về công tác xét xử và được rèn luyện kỹ năng phát biểu ý kiến trước Toà với tư cách luật sư.
    1.2. Về việc Trường Luật tham gia các hoạt động xây dựng văn bản pháp luật:
    Cũng như đa số các Trường Luật ở Hoa kỳ, Trường Luật Mc George có một Ban nghiên cứu và soạn thảo văn bản pháp luật. Ban nghiên cứu và soạn thảo văn bản pháp luật tham gia quá trình lập pháp trên mọi lĩnh vực như xung đột pháp luật, pháp luật về các lĩnh vực kinh tế, thương mại, tranh tụng, y tế, điện tử... Ban nghiên cứu và soạn thảo văn bản pháp luật thu thập ý kiến đóng góp rộng rãi của giáo viên và sinh viên trong Trường về dự thảo các văn bản pháp luật. Ban nghiên cứu và soạn thảo văn bản pháp luật có thể thực hiện cả hai loại việc là trực tiếp chuẩn bị các dự thảo văn bản hoặc tổ chức lấy ý kiến trong quá trình soạn thảo văn bản pháp luật. Trường chọn một số giáo sư (thường là giáo sư trẻ) được tập huấn về kỹ năng soạn thảo văn bản pháp luật để tham gia hoạt động xây dựng văn bản pháp luật một cách có hiệu quả .
    Được dtmttvn sửa chữa / chuyển vào 13:01 ngày 26/05/2004
  2. rakhoi

    rakhoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/01/2004
    Bài viết:
    431
    Đã được thích:
    0
    Giời ạ . Tớ những tưởng bác MinhTrinh là người đạo cao đức trọng , phúc hậu đầy người thế mà lại tặng cho một .... món quà khiến tớ suýt ngã lăn ra đành đạch . Tớ định viết một bài tràng giang đại hải để chứng minh cho "bản chất" ưu việt của nền giáo dục mẽo và biện chứng cho việc mua bán bằng cấp của "một bộ phận" quan chức mẽo chỉ là .... hiện tượng ngoài da không đáng kể heheheheh Nhưng thấy mỏi tay quá nên đành đi luôn vào cảm nghĩ của tớ về hai nền GD mẽo và VN để biết đâu các bác trong này lại có thêm được một vài ý tưởng .... không thuộc loại ********* chống phá nhà nước
    lại uốn lưỡi một tẹo nhể . Những điều tớ viết chỉ là những suy nghĩ rất chủ quan của tớ và rất có thể rất xa rời với .... thực tiễn . Nên bác nào đọc mà bị nhiễm tư tưởng xấu thì .... ránh chịu nhớ
    Nói về chuyện học và hành ở xứ mẽo trước nhá . Ngoại trừ những công việc chân tay theo diện sai đâu đánh đó thì hầu hết mọi ngành nghề ở mẽo đều phải có bằng cấp nhất là những công việc mang tính cách liên quan đến sự an toàn của xã hội (public safety) Từ những nghề cao sang như bác sĩ kỹ sư dược sĩ đến những công việc tầm thường như trang điểm móng tay móng chân hay .... vú em (heheheeh coi con cho người khác í ) . Điều kiện cần thiết để lấy những "bằng cấp" này thay đổi từ hàng chục năm đào tạo (bác sĩ thẩm mỹ, phi hành gia .... ) cho đến vài tiếng (như nghề .... xịt thuốc rầy). và để thỏa mãn như cầu bằng cấp này thì cũng có cả một đội quân phục vụ việc ... cấp bằng . Các loại bằng .... nhái cũng "tràn lan" đầy rẫy trên thị truờng chứ chả phải là không có như ai đó có thể ..... hiểu lầm . Nhưng điều quan trọng mà tớ muốn đưa ra ở đây là cách nhìn của dân mẽo đối với các loại bằng cấp
    Việc giáo dục/bằng cấp được dân mẽo coi như một hình thức đầu tư . Đầu tư có lợi thì làm không có lợi thì thôi . Đối với chính phủ , đầu tư vài chục ngàn USD (qua việc cấp học bổng) để thanh niên mẽo có bằng cấp trở thành trí thức , đi làm được nhiều tiền và do đó cũng đóng thuế nhiều hơn thì có lợi về lâu về dài hơn là để cho thanh niên mỹ trở thành trên răng dưới dế , lương ba cọc ba đồng dễ trở thành gánh nặng của xã hội (bóc lột tinh vi nhể ) .
    Học sinh mỹ ngại học cao không phải vì khó mà là vì không có lợi . Đưa ra một vài con số cho dễ hình dung nhể . Kỹ sư (BS in engineering) mỹ cần 4 năm đại học, ra trường lương bắt đầu khoảng 40,50K/năm , đi làm 5, 10 năm sau lên khoảng 70,80K/năm rồi đứng luôn ở đó . Kỹ sư tiến sĩ (PhD in engineering) phải học ít nhất 8 năm đại học, ra trường lương bắt đầu khoảng 50,60K/năm , 5,10 năm bò lên 70,80K/năm rồi cũng đứng luôn ở đó . Tính ra lương cao hơn được khoảng 10,20K/năm trong vòng 5,10 năm nhưng phải mất ít nhất 4 năm đi học không được trả lương (cho dù được tài trợ miễn phí để học thêm) Nếu muốn được lương cao hơn phải chuyển qua ngành quản trị , mà chuyển qua làm giám đốc thì cái bằng tiến sĩ kĩ sư cũng chả được lợi thế hơn là bao . Tính cho cùng vẫn bị lỗ . Vì thế chả ai ngạc nhiên khi thấy ở mức đào tạo thạc sĩ , tiến sĩ của các trường kỹ sư , học sinh ngoại quốc đông hơn dân bản xứ . Chính phủ cũng có chương trình khuyến khích nhân viên học tại chức để đào tạo thêm thạc sĩ , tiến sĩ bản xứ nhưng chất lượng của loại .... bằng cấp "ngu tại chức" này cũng đang bị nghi ngờ (như trong bài báo mà bác MinhTrinh tặng tớ í ) . và điều thực tế hơn là với múc lương không chênh lệch bao nhiêu mà đòi thiên hạ phải hy sinh "học ngày không đủ tranh thủ học đêm" và học sang cả cuối tuần để sau này được gọi là thằng .... tiến sĩ thì cũng ít người ham cái danh hão này lắm
    Cộng vào đó cái học của sv mẽo cũng còn chia ra hai thái cực: loại bookworm (mọt sách) và streetsmart (khôn ngoan ở đời) Loại mọt sách thì đỗ đạt cao nhưng ra đi làm thì cứ như ....mán , không biết ứng dụng kiến thức vào việc làm . Loại này nếu tốt thì quay về trường làm thầy còn nếu tệ thì trở thành chuyên viên cạo giấy . Loại khôn ngoan ở đời thì tuy .... ít kiến thức sách vở (không phải là dốt đâu nhớ) nhưng thực dụng hơn , lại biết xoay sở và .... sáng tạo hơn nên dễ thành đạt ngoài đời . Loại này khi bò lên cao thì lại hay bị cái trở ngại bằng cấp và thường phải dùng những loại bằng cấp tối thiểu để tiến thân . Giữa hai loại này là 1001 loại khác ,và dĩ nhiên cũng có những loại ôm bằng cấp nhái để chờ sống lâu lên lão làng , nhất là trong các công sở của chính phủ
    Khi mướn lính tập sự mới ra trường các hãng xưởng mỹ thường nhìn vào tên trường để đánh giá trình độ nhân viên coi có thuộc loại đủ trí thông minh để dạy dỗ hay không ? . Nhưng khi cần mướn dân chuyên nghiệp , họ chỉ nhìn vào khả năng dựa trên kinh nghiệm , chứ cái tên trường không còn quan trọng nữa . Vì chả ai muốn trả bộn tiền để mướn các con mọt sách về để cạo giấy cả . Nhiều hãng cũng chả buồn tra cứu coi cái bằng cấp ghi trên lý lịch của nhân viên có phải là bằng nhái hay không nữa ? Các công việc ngành nghề ở mỹ nhất là trong lãnh vực chuyên môn đều có độ chuyên môn hoá khá cao . Chỉ cần hỏi chuyện dăm ba câu là biết dân trong nghề hay dân hãng ... mìn ngay . Chỉ có một số ít các công việc về giao tiếp (public relation) , là các công ty cần phải muớn những khuôn mặt sáng giá của các con ông cháu cha, hay các siêu sao nào đó . vấn đề bằng cấp hay kinh nghiệm đối với loại công việc này hầu như .... muốn sao cũng được . Hơhơhơ mà tiền của hãng thì họ muốn mướn ai thì mướn chứ nhể . Miễn là đừng động đến tiền thuế của dân (tài sản QG) thì chả ai dám soi mói vấn đề bằng cấp kinh nghiệm của các giám xúi cả
    Học sinh , sinh viên mỹ cũng nhìn vấn đề bằng cấp theo chiều hướng tương tự . Chả ai dại dột phí tiền , phí thời giờ lấy một cái bằng nhái từ một đại học tồi để treo lên tường ngắm . Trước khi "đầu tư" vào bằng cấp của một ngành nghề từ một đại học nào đó , sv nào cũng phải tự đánh giá khả năng của họ có theo đuổi được tới nơi tới chốn hay không ? thành qủa mà tấm bằng đem lại cho họ có xứng đáng với tiền của, thì giờ và công lao mà họ phải bỏ ra hay không ? Những sv loại "đi thì cứ đi mà không biết mình đi đâu" thì thuờng cứ được ..... đi hoài
    Còn về cái học và hành của Vn thì .... hehehehe tớ chép đỡ bài báo bên TTOL cho các bác tham khảo . Một số bác cho rằng các sơ sở GD của VN chưa được đầu tư đúng mức nên sv VN không có điều kiện vật chất hiện đại để thực tập tìm tòi nên dẫn đến tình trạng yếu kém của sv VN , tớ nghĩ lập luận này chỉ đúng ..... một nửa . Theo suy nghĩ ... ********* của tớ thì gốc rễ của vấn đề có lẽ nằm ở tinh thần trọng bằng cấp , địa vị của xã hội phương đông . Cộng với chính sách "đãi ngộ cách mạng" vài chục năm trước đây và nỗ lực đòi nâng cao .... bằng cấp (chứ không phải kiến thức) của quan chức chính phủ trong thời gian gần đây đã đưa đến tình trạng nhà nhà đi học , người người .... mua bằng để ôm nhau thất nghiệp như hiện nay . hehehehehe nếu các bác không sợ .... nhạy cảm thì tớ bàn loạn tiếp nhể
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=34246&ChannelID=13
    Thứ Ba, 25/05/2004, 07:04 (GMT+7)
    ?oĐứng núi này trông núi nọ?, vì đâu?
    SV Trường ĐH Y dược TP.HCM trong giờ thực tập. Rất nhiều SV sẵn sàng bỏ học để nuôi giấc mơ được mặc áo trường y, mặc dù năng lực và điều kiện không phù hợp - Ảnh: Trần Huỳnh
    TT - Có một ?ochiếc vé? vào ĐH, CĐ là mục tiêu của hàng triệu thí sinh. Cũng có nhiều SV đang học lại bỏ học để khăn gói dự thi lại vào ngành khác, trường khác. Và hầu hết đều lo lắng không chắc mình có thể trúng tuyển.
    Chân trong chân ngoài!
    ?oTôi hiện là SV năm thứ nhất một trường ĐH. Trong đợt tuyển sinh ĐH năm 2004 này, tôi đã làm hồ sơ để thi lại vào ngành khác cùng trường. Nếu không trúng tuyển, tôi có thể tiếp tục theo học năm 2 ngành đang học hay sẽ bị buộc thôi học??. Đó là nỗi lo của không ít SV đang theo học các trường ĐH, CĐ có ý định bỏ ngành đang học chuyển sang ngành khác, trường khác.
    Bỏ học giữa chừng như vậy cũng có nghĩa là bỏ phí mất một năm (hoặc nhiều năm) với bao nhiêu công sức học tập, cơm áo gạo tiền để làm lại từ đầu. Trong khi đó, chính họ cũng đang hết sức băn khoăn không chắc mình có đủ khả năng trúng tuyển vào đúng ngành mơ ước.
    Bạn gái ở địa chỉ thanhvan@... tâm tư: ?oTôi là SV ngành quản trị kinh doanh, học lực trung bình thôi. Học hết một năm tôi vẫn không rõ học xong sẽ làm gì, hình như tôi không hợp với ngành đang học. Tôi đang muốn thi vào ngành thiết kế thời trang nhưng không biết ngành này có dễ đậu không, ra trường xin việc ở đâu??.
    Hầu hết SV diện này đều có chung thắc mắc: nếu trúng tuyển có được bảo lưu và chuyển điểm những môn đã học sang ngành mới, thủ tục xin chuyển điểm như thế nào? Nhiều trường hợp SV còn nhờ nhà trường xác nhận hồ sơ dự thi để dự thi vào trường khác! Khi nhà trường từ chối không xác nhận, nhiều SV vẫn không hiểu trường làm như vậy là đúng hay sai?!
    Theo qui chế tuyển sinh ĐH, CĐ, SV đang học tại các trường đào tạo nếu chưa được hiệu trưởng cho phép sẽ không được dự thi tuyển sinh vào trường khác. Nhưng trên thực tế, các trường chưa từng ký giải quyết cho bất kỳ trường hợp nào đang học tại trường mình được dự thi vào trường khác. Theo các trường, việc tự ý bỏ học để thi vào trường khác là vi phạm qui chế thi nên đương nhiên không thể có chuyện bảo lưu kết quả hay chuyển kết quả học tập sang trường khác cho những trường hợp này.
    Nhưng trên thực tế ở nhiều trường ĐH, CĐ, từ học kỳ II năm 1 đến đầu năm 2 có rất nhiều SV bỏ học để thi lại vào trường khác, ngành khác cho có vẻ ?osáng giá? hơn. Nói như TS Lâm Mai Long, hiệu phó Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM: ?oNhiều trường hợp năm đầu tiên thí sinh không dám thi hoặc không đủ điểm vào những ngành điểm chuẩn cao, nhưng năm sau thấy tiếc muốn thi lại. Điều đó các trường không cấm được nhưng không thể khuyến khích các trường hợp này?.
    Nhiều trường ĐH cho biết nếu phát hiện SV nào đang học tại trường dự thi vào ngành khác, việc đầu tiên nhà trường sẽ thực hiện là... xóa tên SV đó ở ngành đang học và gửi giấy báo về địa phương. Đó là một biện pháp khá cứng rắn, nhưng nếu SV không thi lại vào một ngành của trường mình mà lại khăn gói dự thi vào trường khác thì các trường đành bó tay, rất khó phát hiện!
    Trong điều kiện đó, hầu hết SV đều chọn phương án học theo kiểu ?ochân trong chân ngoài?, tức vừa học năm 1 vừa luyện thi ĐH. Hậu quả của kiểu học này đã được chứng minh trên thực tế: nhiều trường hợp vừa rớt ĐH vừa phải đóng tiền học lại hàng loạt môn trong chương trình ĐH! Thậm chí có trường hợp còn đáng buồn hơn: vừa học vừa luyện thi 2-3 năm liền, kết quả học ĐH yếu kém dẫn đến bị buộc thôi học; cuối cùng là ?otrắng tay? mất cả chì lẫn chài!
    Giải quyết ra sao?
    Trên thực tế, với một số trường hợp đặc biệt, nhiều trường ĐH, CĐ cũng giải quyết chuyển ngành cho một số SV ngay từ khi nhập học vào trường nếu xét thấy ngành đã trúng tuyển không phù hợp với giới tính, điều kiện riêng của SV. Trong những trường hợp này SV được xin chuyển sang những ngành còn chỉ tiêu tuyển, tất nhiên SV đó phải có tổng điểm thi không thấp hơn điểm chuẩn ngành định chuyển đến. Ngay cả khi đã hết năm 1, với những SV có lý do chính đáng, các trường vẫn có thể giải quyết cho họ chuyển ngành. Như Trường ĐH Nông lâm TP.HCM vẫn giải quyết cho những trường hợp chuyển ngành nếu trong năm 1 SV học tập nghiêm túc, đạt kết quả học tập khá cao và phải có sự đồng ý của hai trưởng khoa (khoa chuyển đi và khoa chuyển đến)?
    Tất nhiên, trong nhiều trường hợp cụ thể, theo TS Lâm Mai Long: ?oNếu chưa được học ngành mình mong muốn, SV cứ yên tâm học tốt ngành mình đã trúng tuyển. Không thể so sánh ngành nào hơn ngành nào. Học ngành nào cũng có ích cho xã hội, vấn đề là ngành đó có hợp với mình không??. Hiện nay học bằng hai, học tại chức, liên thông... cũng là những hướng mở thuận lợi cho mọi người có điều kiện học thêm đúng ngành, đúng trường mình mong ước.
    Tuy nhiên, trên thực tế cũng có nhiều trường hợp SV tốt nghiệp ĐH, CĐ nhưng phải đi học bằng hai hoặc thi lại vào trường khác, ngành khác do không tìm được việc làm hoặc không có năng khiếu, không phù hợp với ngành đã học. Có những SV khi ngồi vào ghế giảng đường rồi mới cảm nhận hình như mình đã chọn nhầm nghề nhưng để quyết định chuyển hướng nghề nghiệp lại không đơn giản chút nào!
    Chưa có con số thống kê cụ thể, nhưng hầu như ở tất cả các trường đều phải chấp nhận tình trạng SV học trong tâm thế nhấp nhổm, không yên tâm với ngành mình đã chọn. Thêm nhiều minh chứng nữa để nhận ra rằng cần phải lấp đầy khoảng trống trong công tác hướng nghiệp từ bậc học phổ thông để các bạn trẻ bớt phải chọn nhầm nghề trước ngưỡng cửa vào đời.
    PHÚC ĐIỀN
  3. rakhoi

    rakhoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/01/2004
    Bài viết:
    431
    Đã được thích:
    0
    Giời ạ . Tớ những tưởng bác MinhTrinh là người đạo cao đức trọng , phúc hậu đầy người thế mà lại tặng cho một .... món quà khiến tớ suýt ngã lăn ra đành đạch . Tớ định viết một bài tràng giang đại hải để chứng minh cho "bản chất" ưu việt của nền giáo dục mẽo và biện chứng cho việc mua bán bằng cấp của "một bộ phận" quan chức mẽo chỉ là .... hiện tượng ngoài da không đáng kể heheheheh Nhưng thấy mỏi tay quá nên đành đi luôn vào cảm nghĩ của tớ về hai nền GD mẽo và VN để biết đâu các bác trong này lại có thêm được một vài ý tưởng .... không thuộc loại ********* chống phá nhà nước
    lại uốn lưỡi một tẹo nhể . Những điều tớ viết chỉ là những suy nghĩ rất chủ quan của tớ và rất có thể rất xa rời với .... thực tiễn . Nên bác nào đọc mà bị nhiễm tư tưởng xấu thì .... ránh chịu nhớ
    Nói về chuyện học và hành ở xứ mẽo trước nhá . Ngoại trừ những công việc chân tay theo diện sai đâu đánh đó thì hầu hết mọi ngành nghề ở mẽo đều phải có bằng cấp nhất là những công việc mang tính cách liên quan đến sự an toàn của xã hội (public safety) Từ những nghề cao sang như bác sĩ kỹ sư dược sĩ đến những công việc tầm thường như trang điểm móng tay móng chân hay .... vú em (heheheeh coi con cho người khác í ) . Điều kiện cần thiết để lấy những "bằng cấp" này thay đổi từ hàng chục năm đào tạo (bác sĩ thẩm mỹ, phi hành gia .... ) cho đến vài tiếng (như nghề .... xịt thuốc rầy). và để thỏa mãn như cầu bằng cấp này thì cũng có cả một đội quân phục vụ việc ... cấp bằng . Các loại bằng .... nhái cũng "tràn lan" đầy rẫy trên thị truờng chứ chả phải là không có như ai đó có thể ..... hiểu lầm . Nhưng điều quan trọng mà tớ muốn đưa ra ở đây là cách nhìn của dân mẽo đối với các loại bằng cấp
    Việc giáo dục/bằng cấp được dân mẽo coi như một hình thức đầu tư . Đầu tư có lợi thì làm không có lợi thì thôi . Đối với chính phủ , đầu tư vài chục ngàn USD (qua việc cấp học bổng) để thanh niên mẽo có bằng cấp trở thành trí thức , đi làm được nhiều tiền và do đó cũng đóng thuế nhiều hơn thì có lợi về lâu về dài hơn là để cho thanh niên mỹ trở thành trên răng dưới dế , lương ba cọc ba đồng dễ trở thành gánh nặng của xã hội (bóc lột tinh vi nhể ) .
    Học sinh mỹ ngại học cao không phải vì khó mà là vì không có lợi . Đưa ra một vài con số cho dễ hình dung nhể . Kỹ sư (BS in engineering) mỹ cần 4 năm đại học, ra trường lương bắt đầu khoảng 40,50K/năm , đi làm 5, 10 năm sau lên khoảng 70,80K/năm rồi đứng luôn ở đó . Kỹ sư tiến sĩ (PhD in engineering) phải học ít nhất 8 năm đại học, ra trường lương bắt đầu khoảng 50,60K/năm , 5,10 năm bò lên 70,80K/năm rồi cũng đứng luôn ở đó . Tính ra lương cao hơn được khoảng 10,20K/năm trong vòng 5,10 năm nhưng phải mất ít nhất 4 năm đi học không được trả lương (cho dù được tài trợ miễn phí để học thêm) Nếu muốn được lương cao hơn phải chuyển qua ngành quản trị , mà chuyển qua làm giám đốc thì cái bằng tiến sĩ kĩ sư cũng chả được lợi thế hơn là bao . Tính cho cùng vẫn bị lỗ . Vì thế chả ai ngạc nhiên khi thấy ở mức đào tạo thạc sĩ , tiến sĩ của các trường kỹ sư , học sinh ngoại quốc đông hơn dân bản xứ . Chính phủ cũng có chương trình khuyến khích nhân viên học tại chức để đào tạo thêm thạc sĩ , tiến sĩ bản xứ nhưng chất lượng của loại .... bằng cấp "ngu tại chức" này cũng đang bị nghi ngờ (như trong bài báo mà bác MinhTrinh tặng tớ í ) . và điều thực tế hơn là với múc lương không chênh lệch bao nhiêu mà đòi thiên hạ phải hy sinh "học ngày không đủ tranh thủ học đêm" và học sang cả cuối tuần để sau này được gọi là thằng .... tiến sĩ thì cũng ít người ham cái danh hão này lắm
    Cộng vào đó cái học của sv mẽo cũng còn chia ra hai thái cực: loại bookworm (mọt sách) và streetsmart (khôn ngoan ở đời) Loại mọt sách thì đỗ đạt cao nhưng ra đi làm thì cứ như ....mán , không biết ứng dụng kiến thức vào việc làm . Loại này nếu tốt thì quay về trường làm thầy còn nếu tệ thì trở thành chuyên viên cạo giấy . Loại khôn ngoan ở đời thì tuy .... ít kiến thức sách vở (không phải là dốt đâu nhớ) nhưng thực dụng hơn , lại biết xoay sở và .... sáng tạo hơn nên dễ thành đạt ngoài đời . Loại này khi bò lên cao thì lại hay bị cái trở ngại bằng cấp và thường phải dùng những loại bằng cấp tối thiểu để tiến thân . Giữa hai loại này là 1001 loại khác ,và dĩ nhiên cũng có những loại ôm bằng cấp nhái để chờ sống lâu lên lão làng , nhất là trong các công sở của chính phủ
    Khi mướn lính tập sự mới ra trường các hãng xưởng mỹ thường nhìn vào tên trường để đánh giá trình độ nhân viên coi có thuộc loại đủ trí thông minh để dạy dỗ hay không ? . Nhưng khi cần mướn dân chuyên nghiệp , họ chỉ nhìn vào khả năng dựa trên kinh nghiệm , chứ cái tên trường không còn quan trọng nữa . Vì chả ai muốn trả bộn tiền để mướn các con mọt sách về để cạo giấy cả . Nhiều hãng cũng chả buồn tra cứu coi cái bằng cấp ghi trên lý lịch của nhân viên có phải là bằng nhái hay không nữa ? Các công việc ngành nghề ở mỹ nhất là trong lãnh vực chuyên môn đều có độ chuyên môn hoá khá cao . Chỉ cần hỏi chuyện dăm ba câu là biết dân trong nghề hay dân hãng ... mìn ngay . Chỉ có một số ít các công việc về giao tiếp (public relation) , là các công ty cần phải muớn những khuôn mặt sáng giá của các con ông cháu cha, hay các siêu sao nào đó . vấn đề bằng cấp hay kinh nghiệm đối với loại công việc này hầu như .... muốn sao cũng được . Hơhơhơ mà tiền của hãng thì họ muốn mướn ai thì mướn chứ nhể . Miễn là đừng động đến tiền thuế của dân (tài sản QG) thì chả ai dám soi mói vấn đề bằng cấp kinh nghiệm của các giám xúi cả
    Học sinh , sinh viên mỹ cũng nhìn vấn đề bằng cấp theo chiều hướng tương tự . Chả ai dại dột phí tiền , phí thời giờ lấy một cái bằng nhái từ một đại học tồi để treo lên tường ngắm . Trước khi "đầu tư" vào bằng cấp của một ngành nghề từ một đại học nào đó , sv nào cũng phải tự đánh giá khả năng của họ có theo đuổi được tới nơi tới chốn hay không ? thành qủa mà tấm bằng đem lại cho họ có xứng đáng với tiền của, thì giờ và công lao mà họ phải bỏ ra hay không ? Những sv loại "đi thì cứ đi mà không biết mình đi đâu" thì thuờng cứ được ..... đi hoài
    Còn về cái học và hành của Vn thì .... hehehehe tớ chép đỡ bài báo bên TTOL cho các bác tham khảo . Một số bác cho rằng các sơ sở GD của VN chưa được đầu tư đúng mức nên sv VN không có điều kiện vật chất hiện đại để thực tập tìm tòi nên dẫn đến tình trạng yếu kém của sv VN , tớ nghĩ lập luận này chỉ đúng ..... một nửa . Theo suy nghĩ ... ********* của tớ thì gốc rễ của vấn đề có lẽ nằm ở tinh thần trọng bằng cấp , địa vị của xã hội phương đông . Cộng với chính sách "đãi ngộ cách mạng" vài chục năm trước đây và nỗ lực đòi nâng cao .... bằng cấp (chứ không phải kiến thức) của quan chức chính phủ trong thời gian gần đây đã đưa đến tình trạng nhà nhà đi học , người người .... mua bằng để ôm nhau thất nghiệp như hiện nay . hehehehehe nếu các bác không sợ .... nhạy cảm thì tớ bàn loạn tiếp nhể
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=34246&ChannelID=13
    Thứ Ba, 25/05/2004, 07:04 (GMT+7)
    ?oĐứng núi này trông núi nọ?, vì đâu?
    SV Trường ĐH Y dược TP.HCM trong giờ thực tập. Rất nhiều SV sẵn sàng bỏ học để nuôi giấc mơ được mặc áo trường y, mặc dù năng lực và điều kiện không phù hợp - Ảnh: Trần Huỳnh
    TT - Có một ?ochiếc vé? vào ĐH, CĐ là mục tiêu của hàng triệu thí sinh. Cũng có nhiều SV đang học lại bỏ học để khăn gói dự thi lại vào ngành khác, trường khác. Và hầu hết đều lo lắng không chắc mình có thể trúng tuyển.
    Chân trong chân ngoài!
    ?oTôi hiện là SV năm thứ nhất một trường ĐH. Trong đợt tuyển sinh ĐH năm 2004 này, tôi đã làm hồ sơ để thi lại vào ngành khác cùng trường. Nếu không trúng tuyển, tôi có thể tiếp tục theo học năm 2 ngành đang học hay sẽ bị buộc thôi học??. Đó là nỗi lo của không ít SV đang theo học các trường ĐH, CĐ có ý định bỏ ngành đang học chuyển sang ngành khác, trường khác.
    Bỏ học giữa chừng như vậy cũng có nghĩa là bỏ phí mất một năm (hoặc nhiều năm) với bao nhiêu công sức học tập, cơm áo gạo tiền để làm lại từ đầu. Trong khi đó, chính họ cũng đang hết sức băn khoăn không chắc mình có đủ khả năng trúng tuyển vào đúng ngành mơ ước.
    Bạn gái ở địa chỉ thanhvan@... tâm tư: ?oTôi là SV ngành quản trị kinh doanh, học lực trung bình thôi. Học hết một năm tôi vẫn không rõ học xong sẽ làm gì, hình như tôi không hợp với ngành đang học. Tôi đang muốn thi vào ngành thiết kế thời trang nhưng không biết ngành này có dễ đậu không, ra trường xin việc ở đâu??.
    Hầu hết SV diện này đều có chung thắc mắc: nếu trúng tuyển có được bảo lưu và chuyển điểm những môn đã học sang ngành mới, thủ tục xin chuyển điểm như thế nào? Nhiều trường hợp SV còn nhờ nhà trường xác nhận hồ sơ dự thi để dự thi vào trường khác! Khi nhà trường từ chối không xác nhận, nhiều SV vẫn không hiểu trường làm như vậy là đúng hay sai?!
    Theo qui chế tuyển sinh ĐH, CĐ, SV đang học tại các trường đào tạo nếu chưa được hiệu trưởng cho phép sẽ không được dự thi tuyển sinh vào trường khác. Nhưng trên thực tế, các trường chưa từng ký giải quyết cho bất kỳ trường hợp nào đang học tại trường mình được dự thi vào trường khác. Theo các trường, việc tự ý bỏ học để thi vào trường khác là vi phạm qui chế thi nên đương nhiên không thể có chuyện bảo lưu kết quả hay chuyển kết quả học tập sang trường khác cho những trường hợp này.
    Nhưng trên thực tế ở nhiều trường ĐH, CĐ, từ học kỳ II năm 1 đến đầu năm 2 có rất nhiều SV bỏ học để thi lại vào trường khác, ngành khác cho có vẻ ?osáng giá? hơn. Nói như TS Lâm Mai Long, hiệu phó Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM: ?oNhiều trường hợp năm đầu tiên thí sinh không dám thi hoặc không đủ điểm vào những ngành điểm chuẩn cao, nhưng năm sau thấy tiếc muốn thi lại. Điều đó các trường không cấm được nhưng không thể khuyến khích các trường hợp này?.
    Nhiều trường ĐH cho biết nếu phát hiện SV nào đang học tại trường dự thi vào ngành khác, việc đầu tiên nhà trường sẽ thực hiện là... xóa tên SV đó ở ngành đang học và gửi giấy báo về địa phương. Đó là một biện pháp khá cứng rắn, nhưng nếu SV không thi lại vào một ngành của trường mình mà lại khăn gói dự thi vào trường khác thì các trường đành bó tay, rất khó phát hiện!
    Trong điều kiện đó, hầu hết SV đều chọn phương án học theo kiểu ?ochân trong chân ngoài?, tức vừa học năm 1 vừa luyện thi ĐH. Hậu quả của kiểu học này đã được chứng minh trên thực tế: nhiều trường hợp vừa rớt ĐH vừa phải đóng tiền học lại hàng loạt môn trong chương trình ĐH! Thậm chí có trường hợp còn đáng buồn hơn: vừa học vừa luyện thi 2-3 năm liền, kết quả học ĐH yếu kém dẫn đến bị buộc thôi học; cuối cùng là ?otrắng tay? mất cả chì lẫn chài!
    Giải quyết ra sao?
    Trên thực tế, với một số trường hợp đặc biệt, nhiều trường ĐH, CĐ cũng giải quyết chuyển ngành cho một số SV ngay từ khi nhập học vào trường nếu xét thấy ngành đã trúng tuyển không phù hợp với giới tính, điều kiện riêng của SV. Trong những trường hợp này SV được xin chuyển sang những ngành còn chỉ tiêu tuyển, tất nhiên SV đó phải có tổng điểm thi không thấp hơn điểm chuẩn ngành định chuyển đến. Ngay cả khi đã hết năm 1, với những SV có lý do chính đáng, các trường vẫn có thể giải quyết cho họ chuyển ngành. Như Trường ĐH Nông lâm TP.HCM vẫn giải quyết cho những trường hợp chuyển ngành nếu trong năm 1 SV học tập nghiêm túc, đạt kết quả học tập khá cao và phải có sự đồng ý của hai trưởng khoa (khoa chuyển đi và khoa chuyển đến)?
    Tất nhiên, trong nhiều trường hợp cụ thể, theo TS Lâm Mai Long: ?oNếu chưa được học ngành mình mong muốn, SV cứ yên tâm học tốt ngành mình đã trúng tuyển. Không thể so sánh ngành nào hơn ngành nào. Học ngành nào cũng có ích cho xã hội, vấn đề là ngành đó có hợp với mình không??. Hiện nay học bằng hai, học tại chức, liên thông... cũng là những hướng mở thuận lợi cho mọi người có điều kiện học thêm đúng ngành, đúng trường mình mong ước.
    Tuy nhiên, trên thực tế cũng có nhiều trường hợp SV tốt nghiệp ĐH, CĐ nhưng phải đi học bằng hai hoặc thi lại vào trường khác, ngành khác do không tìm được việc làm hoặc không có năng khiếu, không phù hợp với ngành đã học. Có những SV khi ngồi vào ghế giảng đường rồi mới cảm nhận hình như mình đã chọn nhầm nghề nhưng để quyết định chuyển hướng nghề nghiệp lại không đơn giản chút nào!
    Chưa có con số thống kê cụ thể, nhưng hầu như ở tất cả các trường đều phải chấp nhận tình trạng SV học trong tâm thế nhấp nhổm, không yên tâm với ngành mình đã chọn. Thêm nhiều minh chứng nữa để nhận ra rằng cần phải lấp đầy khoảng trống trong công tác hướng nghiệp từ bậc học phổ thông để các bạn trẻ bớt phải chọn nhầm nghề trước ngưỡng cửa vào đời.
    PHÚC ĐIỀN
  4. Anhchiendauviem

    Anhchiendauviem Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/03/2004
    Bài viết:
    585
    Đã được thích:
    0
    Một bài viết đầy tâm huyết của bạn rakhoi nhưng anhchiendauviem quan tâm nhất đến câu nói " nhà nhà đi học ... người người đi học " . MÌnh thấy đúng thật ! khi mà cơ chế thay đổi thì người ta lại càng yêu cầu quan trọng chuyện bằng cấp .Nhưng học mà có tiếp thụ được lượng kiến thực tế vào đầu không mới là quan trọng .
    Lớp học của anhchiendauviem là lớp VB 2 CQ học ban ngày , giờ học trên lớp thì lúc nào cũng vắng tanh chỉ tầm 45- 50 người trên DS hơn 80 SV . Học thì như thế nhưng đến khi kiểm tra thì di động đỏ máy ,nóng liên tục đâu đâu cũng nghe thấy tiếng tít gọi nhau ý ới đến kiểm tra . Lớp mình còn có dạng đi học hộ nữa chứ ? Có một vài anh chị chẳng bao giờ thấy mặt ở lớp đọc tên điểm danh vẫn có nhưng thì lại là người khác , thế mà vẫn qua mới lạ . Nhiều khi nghĩ cũng hơi bất công nhưng biết làm sao được , trong lớp anhchiendauviem đa phần đều là cán bộ nhà nước đã có 1 bằng ĐH CQ , thấp nhất cũng làm cán bộ ở Xã ,còn cao thì làm ở các Bộ , Vụ , Cục . Nên chăng chúng ta cần phải làm một cái gì đấy , cần phải thay đổi nếu không như Kevin đã từng nói đến lớp học mà Thầy bê nguyên giáo trình và dạy cho SV theo kiểu thụ động thế thì chết ra làm nghề mà chẳng hiểu gì về nghề thì thật là tai hại .
  5. Anhchiendauviem

    Anhchiendauviem Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/03/2004
    Bài viết:
    585
    Đã được thích:
    0
    Một bài viết đầy tâm huyết của bạn rakhoi nhưng anhchiendauviem quan tâm nhất đến câu nói " nhà nhà đi học ... người người đi học " . MÌnh thấy đúng thật ! khi mà cơ chế thay đổi thì người ta lại càng yêu cầu quan trọng chuyện bằng cấp .Nhưng học mà có tiếp thụ được lượng kiến thực tế vào đầu không mới là quan trọng .
    Lớp học của anhchiendauviem là lớp VB 2 CQ học ban ngày , giờ học trên lớp thì lúc nào cũng vắng tanh chỉ tầm 45- 50 người trên DS hơn 80 SV . Học thì như thế nhưng đến khi kiểm tra thì di động đỏ máy ,nóng liên tục đâu đâu cũng nghe thấy tiếng tít gọi nhau ý ới đến kiểm tra . Lớp mình còn có dạng đi học hộ nữa chứ ? Có một vài anh chị chẳng bao giờ thấy mặt ở lớp đọc tên điểm danh vẫn có nhưng thì lại là người khác , thế mà vẫn qua mới lạ . Nhiều khi nghĩ cũng hơi bất công nhưng biết làm sao được , trong lớp anhchiendauviem đa phần đều là cán bộ nhà nước đã có 1 bằng ĐH CQ , thấp nhất cũng làm cán bộ ở Xã ,còn cao thì làm ở các Bộ , Vụ , Cục . Nên chăng chúng ta cần phải làm một cái gì đấy , cần phải thay đổi nếu không như Kevin đã từng nói đến lớp học mà Thầy bê nguyên giáo trình và dạy cho SV theo kiểu thụ động thế thì chết ra làm nghề mà chẳng hiểu gì về nghề thì thật là tai hại .
  6. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Bài này để bổ túc bài viết của Ra Khơi ...Người người bằng giả, nhà nhà học ...giả .
    Cứ search từ " bằng giả " là đếm không xuể các topics !
    ===
    Xin trở về lại 1 bài trước với 1 đoạn cúa tôi và đối đáp của Roseline :
    Trích từ:
    --------------------------------------------------------------------------------
    vì chúng ta đang được học những cái " không tưởng " để sống trong 1 xã hội rất thực tế, chúng ta vẫn cố sống bằng tinh thần để đấu tranh với vật chất, chúng ta chỉ hoài nghi và dối người và tự dối lòng
    ( MT )
    --------------------------------------------------------------------------------
    Cái này của bác MT vừa đúng vừa sai! Nhưng em ko mường tượng ra được hẳn cụ thể để diễn đạt ( lười suy nghĩ thì cứ nói thẳng cho mau tiến bộ hehe). Nhưng túm lại là vừa đúng vừa sai. Cái " ko tưởng" của bác MT có thể ko tưởng nếu so sánh với những thứ có thể tưởng được, nhưng đối với những thứ ko tưởng được nó lại thật sự là một thứ có thể tưởng được đấy! ( Roseline )
    --------------
    Cà Mau loạn bằng giả
    Sau khi kiểm tra 85 đơn vị, Ban Chỉ đạo kiểm tra văn bằng chứng chỉ (VBCC) tỉnh Cà Mau đã phát hiện gần 650 trường hợp nghi vấn. Ngành tư pháp và ngành GD&ĐT tỉnh dẫn đầu về số lượng người sử dụng VBCC ?ocó vấn đề?.
    Người muốn học tiếp phục vụ cho chuyên môn, nghiệp vụ thì mượn bằng, tẩy xóa tên thay tên mình vào; kẻ muốn lên lương học tiếp đại học thì mua bằng, làm bằng giả.
    Những người sử dụng VBCC bất hợp pháp là cán bộ giáo dục lên đến gần 330 người. Riêng Trung tâm Giáo dục thường xuyên Cà Mau và Trường Trung học Sư phạm mỗi nơi có hơn 120 người. Tình trạng trên đã khiến lãnh đạo Sở GD&ĐT phải kêu lên: "Không thể giáo dục cho học sinh trung thực, thẳng thắn khi mà thầy, cô hoặc cán bộ quản lý sử dụng VBCC không hợp pháp".
    Sở GD&ĐT Cà Mau đã buộc thôi việc 73 cán bộ quản lý, giáo viên và thu hồi các loại bằng cấp. Tuy nhiên, số còn lại vẫn chưa bị xử lý.
    Bên cạnh đó, nhiều cán bộ ngành tư pháp của tỉnh cũng sử dụng các VBCC bất hợp pháp như: bà Trần Kim Phe (chánh án TAND huyện Cái Nước), ông Nguyễn Bình Dân (phó chánh án), ông Võ Thanh Tùng (chánh án TAND huyện Trần Văn Thời), ông Dương Thanh Tuấn (thẩm phán), ông Ngô Hồng Phúc (chánh án TAND huyện Ngọc Hiển) và ông Nguyễn Thanh Lo (chánh án TAND huyện U Minh) đều sử dụng VBCC bất hợp pháp.
    Đến nay, Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh cũng đã buộc thôi việc 3 công chức thuộc ngạch thi hành án. Còn trường hợp các chánh án, phó chánh án thừa nhận có sử dụng VBCC không hợp pháp, Sở Tư pháp đang chờ quyết định của Bộ trưởng Bộ Tư pháp. Chưa kể còn 8 người thuộc diện nghi vấn.
    Theo Ban Chỉ đạo kiểm tra VBCC, công tác kiểm tra rất khó khăn bởi một số lãnh đạo quan niệm, sử dụng VBCC không hợp pháp, mua bằng, nhờ người khác thi hộ để có bằng... cuối cùng cũng chỉ là để đủ tiêu chuẩn cán bộ, chứ không phải là hành vi tham ô tham nhũng. Dẫu chưa có bằng thì họ cũng làm những công việc mà họ đang đảm trách.
    Chính vì vậy phong trào học đại học tại chức ở tỉnh Cà Mau nở rộ trong nhiều năm qua. Nhiều người bằng mọi cách phải chen chân vào lớp học. Do đó, khi kiểm tra không ít người có bằng đại học nhưng bằng trung học không có.
    Cũng theo Ban Chỉ đạo, số gần 650 VBCC bị nghi vấn chưa phản ánh đúng thực trạng, bởi nhiều trường hợp người kiểm tra không phân biệt được bằng giả bằng thật và cũng chưa đối chiếu với những nơi cấp phát loại VBCC được kiểm tra. Ngoài ra, hiện nay cũng còn 20 đơn vị trong tỉnh chưa báo cáo kết quả kiểm tra.
    (Theo Người Lao Động)
    Được minhtrinh sửa chữa / chuyển vào 04:12 ngày 28/05/2004
  7. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Bài này để bổ túc bài viết của Ra Khơi ...Người người bằng giả, nhà nhà học ...giả .
    Cứ search từ " bằng giả " là đếm không xuể các topics !
    ===
    Xin trở về lại 1 bài trước với 1 đoạn cúa tôi và đối đáp của Roseline :
    Trích từ:
    --------------------------------------------------------------------------------
    vì chúng ta đang được học những cái " không tưởng " để sống trong 1 xã hội rất thực tế, chúng ta vẫn cố sống bằng tinh thần để đấu tranh với vật chất, chúng ta chỉ hoài nghi và dối người và tự dối lòng
    ( MT )
    --------------------------------------------------------------------------------
    Cái này của bác MT vừa đúng vừa sai! Nhưng em ko mường tượng ra được hẳn cụ thể để diễn đạt ( lười suy nghĩ thì cứ nói thẳng cho mau tiến bộ hehe). Nhưng túm lại là vừa đúng vừa sai. Cái " ko tưởng" của bác MT có thể ko tưởng nếu so sánh với những thứ có thể tưởng được, nhưng đối với những thứ ko tưởng được nó lại thật sự là một thứ có thể tưởng được đấy! ( Roseline )
    --------------
    Cà Mau loạn bằng giả
    Sau khi kiểm tra 85 đơn vị, Ban Chỉ đạo kiểm tra văn bằng chứng chỉ (VBCC) tỉnh Cà Mau đã phát hiện gần 650 trường hợp nghi vấn. Ngành tư pháp và ngành GD&ĐT tỉnh dẫn đầu về số lượng người sử dụng VBCC ?ocó vấn đề?.
    Người muốn học tiếp phục vụ cho chuyên môn, nghiệp vụ thì mượn bằng, tẩy xóa tên thay tên mình vào; kẻ muốn lên lương học tiếp đại học thì mua bằng, làm bằng giả.
    Những người sử dụng VBCC bất hợp pháp là cán bộ giáo dục lên đến gần 330 người. Riêng Trung tâm Giáo dục thường xuyên Cà Mau và Trường Trung học Sư phạm mỗi nơi có hơn 120 người. Tình trạng trên đã khiến lãnh đạo Sở GD&ĐT phải kêu lên: "Không thể giáo dục cho học sinh trung thực, thẳng thắn khi mà thầy, cô hoặc cán bộ quản lý sử dụng VBCC không hợp pháp".
    Sở GD&ĐT Cà Mau đã buộc thôi việc 73 cán bộ quản lý, giáo viên và thu hồi các loại bằng cấp. Tuy nhiên, số còn lại vẫn chưa bị xử lý.
    Bên cạnh đó, nhiều cán bộ ngành tư pháp của tỉnh cũng sử dụng các VBCC bất hợp pháp như: bà Trần Kim Phe (chánh án TAND huyện Cái Nước), ông Nguyễn Bình Dân (phó chánh án), ông Võ Thanh Tùng (chánh án TAND huyện Trần Văn Thời), ông Dương Thanh Tuấn (thẩm phán), ông Ngô Hồng Phúc (chánh án TAND huyện Ngọc Hiển) và ông Nguyễn Thanh Lo (chánh án TAND huyện U Minh) đều sử dụng VBCC bất hợp pháp.
    Đến nay, Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh cũng đã buộc thôi việc 3 công chức thuộc ngạch thi hành án. Còn trường hợp các chánh án, phó chánh án thừa nhận có sử dụng VBCC không hợp pháp, Sở Tư pháp đang chờ quyết định của Bộ trưởng Bộ Tư pháp. Chưa kể còn 8 người thuộc diện nghi vấn.
    Theo Ban Chỉ đạo kiểm tra VBCC, công tác kiểm tra rất khó khăn bởi một số lãnh đạo quan niệm, sử dụng VBCC không hợp pháp, mua bằng, nhờ người khác thi hộ để có bằng... cuối cùng cũng chỉ là để đủ tiêu chuẩn cán bộ, chứ không phải là hành vi tham ô tham nhũng. Dẫu chưa có bằng thì họ cũng làm những công việc mà họ đang đảm trách.
    Chính vì vậy phong trào học đại học tại chức ở tỉnh Cà Mau nở rộ trong nhiều năm qua. Nhiều người bằng mọi cách phải chen chân vào lớp học. Do đó, khi kiểm tra không ít người có bằng đại học nhưng bằng trung học không có.
    Cũng theo Ban Chỉ đạo, số gần 650 VBCC bị nghi vấn chưa phản ánh đúng thực trạng, bởi nhiều trường hợp người kiểm tra không phân biệt được bằng giả bằng thật và cũng chưa đối chiếu với những nơi cấp phát loại VBCC được kiểm tra. Ngoài ra, hiện nay cũng còn 20 đơn vị trong tỉnh chưa báo cáo kết quả kiểm tra.
    (Theo Người Lao Động)
    Được minhtrinh sửa chữa / chuyển vào 04:12 ngày 28/05/2004
  8. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Đọc 2 bản tin này mà ngẩn người !
    Tốt nghiệp với tỷ lệ cao nhất nhì thế giới , rồi lại bị đánh gía như thế là do đâu ?
    Vậy thì học và hành có đi đôi với nhau ?
    1 câu nói của BT GD mà tôi vẫn thắc mắc khi ông trả lời QH : Không cho đậu thì CHỖ ĐÂU cho lớp sau lên ngồi học !!!
    ========================
    Theo Sơ? Giáo dục va? Đa?o tạo Ha? Nội, ty? lệ tốt nghiệp THPT năm học 2003-2004 cu?a thu? đô đạt 96,3% gia?m gâ?n 1% so với năm học trước. Đặc biệt, trươ?ng THPT dân lập Tây Sơn có hơn một nư?a số học sinh lớp 12 trượt tốt nghiệp.
    Thu? đô có 9 trươ?ng đạt ty? lệ tốt nghiệp 100% la? Việt Đức, Ha? Nội - Amsterdam, Kim Liên, dân lập Lương Thế Vinh, dân lập Lương Văn Can, dân lập Nguyêfn Siêu, khối chuyên ĐH Khoa học tự nhiên, khối chuyên Ngưf ĐH Ngoại ngưf, khối chuyên Toán - Tin ĐH Sư Phạm. 14 trươ?ng đạt ty? lệ tốt nghiệp trên 99% va? 8 trươ?ng ty? lệ tốt nghiệp dưới 70%. Trong số 31.240 học sinh tham dự đu? 6 ba?i thi có 1.144 em trượt tốt nghiệp.
    Mặc du? ty? lệ đôf tốt nghiệp thấp hơn năm ngoái nhưng số học sinh đạt điê?m khá, gio?i lại tăng. Có 2.224 học sinh đôf loại gio?i, chiếm 7,39%, gấp đôi so với năm 2003. Hơn 5.500 học sinh tốt nghiệp loại khá, tăng 1,5 lâ?n so với năm trước. 100% số ba?i thi môn tiếng Pháp (7 năm) va? tiếng Trung (3 năm) cu?a các học sinh đê?u đạt trên 8 điê?m.
    Đạt 58 điê?m, Dương Thanh Tu?ng, học sinh khối chuyên ĐH Khoa học tự nhiên, ĐHQG Ha? Nội đaf trơ? tha?nh thu? khoa cu?a ky? thi tốt nghiệp THPT năm 2003 -2004 cu?a Ha? Nội. Ngoại trư? môn Văn được 8 điê?m, Tu?ng đaf đạt điê?m tối đa ơ? ca? 5 môn thi co?n lại.
    Theo quy định cu?a Bộ Giáo dục va? Đa?o tạo, tư? 19 đến 21/6, các ti?nh, tha?nh sef duyệt kết qua?, công bố danh sách tốt nghiệp tạm thơ?i. Kết qua? chấm thi va? xét tốt nghiệp được gư?i vê? Bộ Giáo dục va? Đa?o tạo trước 17h nga?y 24/6.
    Việt Anh
    ====
    Làm thế nào để thanh niên VN khỏi tụt hậu?
    11:23'' 06/06/2004 (GMT+7)
    (VietNamNet) - "Mù tịt" ngoại ngữ nhưng vẫn được đi nước ngoài "hội nhập", thu về là những báo cáo kinh nghiệm "giống nhau lắm"! Tuy nhiên, điều đáng nói là thanh niên VN đang có nguy cơ tụt hậu so với thanh niên trong khu vực và thế giới. Đó là những lo lắng được đặt ra trong Hội thảo "Hội nhập quốc tế thanh niên" do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức sáng 5/6.
    Nguy cơ tụt hậu
    Báo cáo đề dẫn tại Hội thảo, Trưởng Ban Quốc tế kiêm Bí thư Trung ương Đoàn, anh Đoàn Văn Thái nhận xét: "Tham gia hội nhập quốc tế là nhu cầu tự nhiên của thanh niên Việt Nam... tuy nhiên, thanh niên Việt Nam nhìn chung chưa có sự chuẩn bị tích cực tham gia hội nhập quốc tế (HNQT), nhất là trong lĩnh vực kinh tế. Thêm vào đó, trình độ ngoại ngữ, tin học, trình độ chuyên môn của thanh niên Việt Nam nhìn chung còn thấp so với trình độ tương tự của thanh niên các nước trong khu vực và trên thế giới".

    Muốn hội nhập, thanh niên phải có ý thức trau dồi kiến thức hơn nữa.


    Ngoài những mặt còn yếu và thiếu này, anh Đoàn Văn Thái còn cho rằng: Thanh niên ta còn quá thụ động trong việc tham gia giải quyết các vấn đề toàn cầu như bảo vệ môi trường, phòng chống ma tuý, HIV/AIDS; chăm sóc sức khoẻ sinh sản; chống chiến tranh; tôn giáo, sắc tộc...
    Cùng một nhận định trên, Giám đốc Trung tâm Giáo dục tổng hợp Trung ương Đoàn, ông Trần Văn Miều phát biểu: Hội nhập quốc tế thanh niên là một xu hướng tất yếu, đòi hỏi thanh niên phải nâng cao tâm và trí mới có thể chủ động hội nhập. Tuy nhiên, ông tỏ ra lo lắng vì: "Vừa rồi, Bộ Kế hoạch Đầu tư công bố chỉ tiêu về trí tuệ, trình độ ngoại ngữ, khả năng thích ứng với điều kiện tiếp nhận KHKT của thanh niên Việt Nam theo chuẩn thang điểm 10 của khu vực khiến người ta phải giật mình: trí tuệ đạt 2,3/10đ; ngoại ngữ là 2,5/10đ và khả năng thích ứng với điều kiện tiếp cận KHKT chỉ đạt hơn 2/10điểm! Điều đó chứng tỏ thanh niên chúng ta đang tụt hậu rất xa so với khu vực, đấy là chưa kể đến yếu tố sức khoẻ, thể lực".
    Dẫn ví dụ cụ thể từ việc yếu kém ý thức lẫn trình độ ngoại ngữ làm cản trở Hội nhập quốc tế thanh niên, ông Ngô Đức Lý, Trưởng Ban thanh niên Tổng cục An ninh kể lại lần đi Hàn Quốc của mình bằng một nhận xét đầy lo lắng và được lặp đi lặp lại không dưới 3 lần "xấu hổ vô cùng các đồng chí ạ!". Những điều khiến ông Lý phải "xấu hổ" đó là cảnh các thành viên trong đoàn cùng đi "chạy như vịt" qua đường phố Hàn Quốc vốn rất trật tự; đó là hành động "kỳ kèo trả giá taxi 2.000đồng/km" trong khi đã có đồng hồ đo đường và mức giá thống nhất ấn định; đó là việc các thành viên trong đoàn "muốn đi chợ Đông Tê Mun để mua sắm nhưng lại bảo lái xe taxi đến chợ ... Đông TiMo?!"...
    Ông Lý kết luận: Mỗi một lần theo đoàn ra nước ngoài là đại diện cho bộ mặt và thể diện quốc gia, dân tộc. Hình ảnh đất nước Việt Nam sẽ được quảng bá qua tất cả những hành động, cử chỉ, lối ứng xử của chúng ta nơi đất khách nên trước khi tổ chức "đoàn ra", cần phải có sự tập huấn kỹ lưỡng về mọi mặt cho các thành viên trong đoàn, đặc biệt là văn hoá.
    Đừng "chết đuối trong thông tin nhưng lại chết đói về tri thức"!
    Để khắc phục tình trạng "tụt hậu" về "tâm" lẫn "trí" nói trên của thanh niên trong trong quá trình hội nhập, Bí thư Đoàn khối I (khối các cơ quan Trung ương) Đỗ Việt Hà đề xuất 3 kiến nghị: Thứ nhất: đánh giá, tuyên truyền, bổ nhiệm cán bộ Đoàn phải có yêu cầu về ngoại ngữ; thứ hai: đề nghị Đảng và Nhà nước thành lập Quỹ Hỗ trợ về phát triển công tác hội nhập quốc tế thanh niên, giao cho Uỷ ban Quốc gia về thanh niên hoặc Trung ương Đoàn quản lý; tập huấn kỹ cán bộ để tiến hành lựa chọn người đi xứng đáng; thứ ba: tăng cường thông tin đối ngoại về thanh niên vì "hình ảnh Việt Nam ở nước ngoài còn thiếu và yếu".
    Tán thành kiến nghị thành lập Quỹ Hỗ trợ về phát triển công tác hội nhập quốc tế thanh niên của đại biểu Đỗ Việt Hà, ông Nguyễn Xuân Kiên, Phó Chánh Văn phòng Ban Khoa giáo Trung ương cho rằng:Nên có chính sách đầu tư nhiều hơn nữa cho công tác này bởi đó sẽ là cơ hội để chúng ta thu thập, chắt lọc những tinh hoa, kinh nghiệm quý báu của khu vực và thế giới làm giàu cho kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm của mình.
    Ông Kiên đề nghị thêm: Nên cải cách thủ tục về "đoàn ra, đoàn vào", đặc biệt với những nước láng giềng gần gũi như Trung Quốc, Lào...) vì hiện nay, "thủ tục còn phiền hà lắm".
    Cho rằng "thanh niên cần phải đi tiên phong trong quá trình hội nhập quốc tế", Th.sỹ Hoàng Minh Thái, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế - Bộ Văn hoá Thông tin gợi ý: Trong quá trình hội nhâp, quan trọng là giáo dục cho thanh niên nếp sống, trang bị ngoại ngữ và đặc biệt là phải chuẩn bị trình độ để hoà nhập. Hiện nay, vì thiếu và yếu những thứ đó mà thanh niên thiếu tự tin khi hội nhập quốc tế.
    Nhấn mạnh đến phương tiện thích ứng để thanh niên có thể "đi trên con đường hội nhập", đại diện của Ban thường vụ Thành Đoàn Hà Nội cho rằng: Ngoại ngữ và Tin học chỉ là một phần rất quan trọng trong hội nhập chứ không phải là tất cả. Điều quan trọng là phải đẩy mạnh tuyên truyền để thanh niên tự trang bị kỹ năng toàn diện chuẩn bị hội nhập, đồng thời, phải tính toán một cách hiệu quả, hợp lý để giảm bớt chi phí "đoàn ra", tăng cường thu hút "đoàn vào".
    Theo đại diện của Thành Đoàn Hà Nội, không phải cứ đi ra nước ngoài mới là hội nhập. Ở ngay trong nước, thanh niên chúng ta vẫn có thể hội nhập bằng nhiều cách và một trong những cách đó là "mời thanh niên nước ngoài đang học tập tại Việt Nam tham gia phong trào tình nguyện và học hỏi kinh nghiệm của họ qua quá trình hoạt động tình nguyện này".
    Cùng một quan điểm trên, Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam, GS.TS Phạm Tất Dong cho rằng: Chúng ta nên nghĩ đến phương thức hội nhập. Nhờ kinh tế, tri thức giúp con người phá bỏ được khoảng cách biên giới, không gian, ta ngồi tại đây vẫn có thể hội nhập được. Vấn đề là ta có được hội nhập hay không và hội nhập bằng phương tiện gì? Ngoài cách hội nhập bằng "đoàn ra, đoàn vào", thanh niên nước ta vẫn có thể hội nhập bằng văn hoá, bằng các phương tiện hiện đại khác.
    Theo ông, yếu tố cơ bản nhất để giúp thanh niên hội nhâp quốc tế hiện nay chính là học. Nhưng ông cũng cảnh báo về nguy cơ "thanh niên có thể chết đuối trong thông tin nhưng lại chết đói về tri thức" do thiếu định hướng. "Nếu ví hội nhập là thả thanh niên vào biển cả thì không phải cứ thả vào là xong, muốn biển cả thông tin đó trở thành tri thức của mình thì thông tin đó phải được xử lý có định hướng" - ông nhấn mạnh.
    ____________________
    "Hội nhập" của thanh niên chỉ đáp ứng 1/5 - 1/4 yêu cầu thực tế
    Ngay sau khi Hội thảo "Hội nhập quốc tế thanh niên kết thúc", VietNamNet đã có cuộc trao đổi nhanh với ông Đoàn Văn Thái, Trưởng Ban Quốc tế, Bí thư Trung ương Đoàn về những vấn đề liên quan đến hội nhập QTTN.
    Ông Thái cho biết, kể từ năm 1997 đến hết năm 2003 (trong vòng 6 năm), Ban Quốc tế Trung ương Đoàn đã tổ chức được 477 "đoàn ra" với 3.948 lượt người, đón 401 "đoàn vào" với 4.127 lượt khách quốc tế. Đầu năm đến nay cũng đã có nhiều hoạt động giao lưu, học hỏi kinh nghiệm của Đoàn TN Việt Nam với ĐTN các nước bạn như "giao lưu thanh niên Nhật Bản, giao lưu Thanh niên Việt - Hàn và mới đây, đoàn vừa cử 50 người đi học tập kinh nghiệm ở Trung Quốc.
    - Trước nay, các đoàn thanh niên Việt Nam thường được tổ chức đi thăm và học hỏi ở những quốc gia nào? Thanh niên phải có tiêu chuẩn gì để được lựa chọn đi theo các đoàn này?
    - Hầu hết điểm đến của các đoàn, ngoài các nước trong khu vực như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, các nước ASEAN, còn có Úc, Pháp, Nga... Lực lượng chính tham gia các đoàn vẫn là cán bộ Đoàn. Cũng có khá nhiều hoạt động chỉ cử đoàn viên tiên tiến tham gia mà điển hình là tài năng trẻ trên các lĩnh vực, sinh viên, thanh niên tiêu biểu, có thành tích học tập tốt, hoạt động Đoàn - Hội năng nổ, xuất sắc...
    - Những chuyến đi đó có giúp cán bộ Đoàn và đoàn viên, thanh niên học hỏi được kinh nghiệm từ nước bạn hay chủ yếu chỉ là tham quan, thưởng ngoạn du lịch?
    - Tôi thấy sau mỗi chuyến đi, ý thức, tác phong làm việc của thanh niên cũng có phần nào thay đổi, chuyển biến tích cực. Cụ thể, thanh niên ta học được ở bạn nhiều điều: từ cách quản lý xã hội, kỷ kuật lao động, tác phong làm việc cho đến thái độ phục vụ. Trong đó, điển hình là sự thay đổi giờ giấc, tác phong làm việc: ít đến muộn, phát biểu, trình bày vấn đề gì cũng ngắn gọn, bớt rề rà hơn.
    - Tại hội thảo "Hội nhập quốc tế thanh niên" sáng nay, nhiều đại biểu có chỉ ra nguyên nhân khiến thanh niên thiếu tự tin trong hội nhập QT là do không biết tiếng Anh. Theo ông, nên giải quyết thực trạng này như thế nào trong thời gian tới?
    - Tôi đang nung nấu một dự định, đó là đề xuất với Nhà nước coi tiếng Anh là thứ tiếng thứ hai của mình giống như một vài nuớc tân tiến trên thế giới đã làm (Singapore, Tây Ban Nha, Malaisia...), thế nhưng đề xuất này có vẻ không mấy khả quan vì sẽ có nhiều người cho rằng, nó động chạm đến tính chủ quyền quốc gia. Trong khi đó, nếu coi ngoại ngữ là thứ ngôn ngữ thứ hai sau tiếng mẹ đẻ sẽ là cơ hội để Việt Nam nói chung, thanh niên Việt Nam nói riêng hội nhập quốc tế tốt hơn.
    Ở các nước, hầu hết những người đi ra nước ngoài hội họp, đàm phán... phải tự nghe nói ngoại ngữ trong khi mình luôn kè kè phiên dịch bên người, vừa bất tiện vừa gây tốn kém, lãng phí không cần thiết. Tôi lấy ví dụ, anh em trong Ban Quốc tế chúng tôi biết ngoại ngữ nhưng lại không có hiểu biết về mảng chuyên môn nào đó theo nội dung hội nghị, trong khi những người có chuyên môn lại không biết ngoại ngữ. Trong trường hợp này, để kết hợp cả hai người cùng đi rất khó vì yêu cầu về số lượng, phụ thuộc vào kinh phí. Chỉ có cách kết hợp hai điều kiện trên trong một con người mà thôi. Đó là lý do vì sao, tôi đề xuất coi tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai sau tiếng mẹ đẻ. Hơn nữa, nếu có chính sách về ngoại ngữ như vậy, chúng ta có thể đặt ra yêu cầu: sinh viên năm thứ nhất, năm thứ hai ĐH phải nghe nói, đọc bằng tiếng Anh. Như vậy, sinh viên họ sẽ cố gắng học...
    - Nói vậy là lâu nay, các đoàn thanh niên của ta đi "hội nhập" nhưng "mù tịt" ngoại ngữ? Còn các trưởng đoàn thì sao, chẳng lẽ cũng có tình trạng như vậy?
    - Đúng là có tình trạng đó!
    - Ông vừa nói trong vòng 6 năm qua, riêng khối Đoàn có tới gần 480 "đoàn ra". Những đoàn đi trước về có truyền đạt kinh nghiệm cho các đoàn sau không?
    - Thường thì các đoàn bao giờ đi về cũng có báo cáo rút kinh nghiệm nhưng viết giống nhau lắm. Mục đích tổ chức các chuyến đi của Trung ương Đoàn là nhằm giúp cán bộ, đoàn viên thanh niên tìm hiểu học hỏi kinh nghiệm của Đoàn Thanh niên nước bạn cũng như cơ chế chính sách thanh niên của nước đó song hầu như các đoàn đi về không làm được điều đó. Phần lớn còn nặng về tham quan du lịch, ngắm cảnh.
    - Không có biện pháp hữu hiệu nào để chấn chỉnh tình trạng này sao?
    - Nói vậy chứ khó lắm. Lý do là những thành viên tham gia trong Đoàn được lựa chọn từ các tỉnh xa. Đi xong họ về đến Hà Nội là trở lại địa phương luôn thì làm được gì người ta? Trong khi đó, cơ hội đi như vậy với mỗi người nhiều lắm chỉ được một hai lần là cùng và phần lớn các chuyến đi "hội nhập" như thế đều do nước bạn tài trợ gần hết... Mỗi năm, thường chúng tôi chỉ phải bỏ khoảng 1 tỷ đồng để tổ chức 1 -2 hoạt động tương tự như vậy, tính ra chỉ đáp ứng được 1/5 - 1/4 so với nhu cầu thực...
    - Xin cảm ơn ông!
    Nguyệt Minh
    thực hiện
  9. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Đọc 2 bản tin này mà ngẩn người !
    Tốt nghiệp với tỷ lệ cao nhất nhì thế giới , rồi lại bị đánh gía như thế là do đâu ?
    Vậy thì học và hành có đi đôi với nhau ?
    1 câu nói của BT GD mà tôi vẫn thắc mắc khi ông trả lời QH : Không cho đậu thì CHỖ ĐÂU cho lớp sau lên ngồi học !!!
    ========================
    Theo Sơ? Giáo dục va? Đa?o tạo Ha? Nội, ty? lệ tốt nghiệp THPT năm học 2003-2004 cu?a thu? đô đạt 96,3% gia?m gâ?n 1% so với năm học trước. Đặc biệt, trươ?ng THPT dân lập Tây Sơn có hơn một nư?a số học sinh lớp 12 trượt tốt nghiệp.
    Thu? đô có 9 trươ?ng đạt ty? lệ tốt nghiệp 100% la? Việt Đức, Ha? Nội - Amsterdam, Kim Liên, dân lập Lương Thế Vinh, dân lập Lương Văn Can, dân lập Nguyêfn Siêu, khối chuyên ĐH Khoa học tự nhiên, khối chuyên Ngưf ĐH Ngoại ngưf, khối chuyên Toán - Tin ĐH Sư Phạm. 14 trươ?ng đạt ty? lệ tốt nghiệp trên 99% va? 8 trươ?ng ty? lệ tốt nghiệp dưới 70%. Trong số 31.240 học sinh tham dự đu? 6 ba?i thi có 1.144 em trượt tốt nghiệp.
    Mặc du? ty? lệ đôf tốt nghiệp thấp hơn năm ngoái nhưng số học sinh đạt điê?m khá, gio?i lại tăng. Có 2.224 học sinh đôf loại gio?i, chiếm 7,39%, gấp đôi so với năm 2003. Hơn 5.500 học sinh tốt nghiệp loại khá, tăng 1,5 lâ?n so với năm trước. 100% số ba?i thi môn tiếng Pháp (7 năm) va? tiếng Trung (3 năm) cu?a các học sinh đê?u đạt trên 8 điê?m.
    Đạt 58 điê?m, Dương Thanh Tu?ng, học sinh khối chuyên ĐH Khoa học tự nhiên, ĐHQG Ha? Nội đaf trơ? tha?nh thu? khoa cu?a ky? thi tốt nghiệp THPT năm 2003 -2004 cu?a Ha? Nội. Ngoại trư? môn Văn được 8 điê?m, Tu?ng đaf đạt điê?m tối đa ơ? ca? 5 môn thi co?n lại.
    Theo quy định cu?a Bộ Giáo dục va? Đa?o tạo, tư? 19 đến 21/6, các ti?nh, tha?nh sef duyệt kết qua?, công bố danh sách tốt nghiệp tạm thơ?i. Kết qua? chấm thi va? xét tốt nghiệp được gư?i vê? Bộ Giáo dục va? Đa?o tạo trước 17h nga?y 24/6.
    Việt Anh
    ====
    Làm thế nào để thanh niên VN khỏi tụt hậu?
    11:23'' 06/06/2004 (GMT+7)
    (VietNamNet) - "Mù tịt" ngoại ngữ nhưng vẫn được đi nước ngoài "hội nhập", thu về là những báo cáo kinh nghiệm "giống nhau lắm"! Tuy nhiên, điều đáng nói là thanh niên VN đang có nguy cơ tụt hậu so với thanh niên trong khu vực và thế giới. Đó là những lo lắng được đặt ra trong Hội thảo "Hội nhập quốc tế thanh niên" do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức sáng 5/6.
    Nguy cơ tụt hậu
    Báo cáo đề dẫn tại Hội thảo, Trưởng Ban Quốc tế kiêm Bí thư Trung ương Đoàn, anh Đoàn Văn Thái nhận xét: "Tham gia hội nhập quốc tế là nhu cầu tự nhiên của thanh niên Việt Nam... tuy nhiên, thanh niên Việt Nam nhìn chung chưa có sự chuẩn bị tích cực tham gia hội nhập quốc tế (HNQT), nhất là trong lĩnh vực kinh tế. Thêm vào đó, trình độ ngoại ngữ, tin học, trình độ chuyên môn của thanh niên Việt Nam nhìn chung còn thấp so với trình độ tương tự của thanh niên các nước trong khu vực và trên thế giới".

    Muốn hội nhập, thanh niên phải có ý thức trau dồi kiến thức hơn nữa.


    Ngoài những mặt còn yếu và thiếu này, anh Đoàn Văn Thái còn cho rằng: Thanh niên ta còn quá thụ động trong việc tham gia giải quyết các vấn đề toàn cầu như bảo vệ môi trường, phòng chống ma tuý, HIV/AIDS; chăm sóc sức khoẻ sinh sản; chống chiến tranh; tôn giáo, sắc tộc...
    Cùng một nhận định trên, Giám đốc Trung tâm Giáo dục tổng hợp Trung ương Đoàn, ông Trần Văn Miều phát biểu: Hội nhập quốc tế thanh niên là một xu hướng tất yếu, đòi hỏi thanh niên phải nâng cao tâm và trí mới có thể chủ động hội nhập. Tuy nhiên, ông tỏ ra lo lắng vì: "Vừa rồi, Bộ Kế hoạch Đầu tư công bố chỉ tiêu về trí tuệ, trình độ ngoại ngữ, khả năng thích ứng với điều kiện tiếp nhận KHKT của thanh niên Việt Nam theo chuẩn thang điểm 10 của khu vực khiến người ta phải giật mình: trí tuệ đạt 2,3/10đ; ngoại ngữ là 2,5/10đ và khả năng thích ứng với điều kiện tiếp cận KHKT chỉ đạt hơn 2/10điểm! Điều đó chứng tỏ thanh niên chúng ta đang tụt hậu rất xa so với khu vực, đấy là chưa kể đến yếu tố sức khoẻ, thể lực".
    Dẫn ví dụ cụ thể từ việc yếu kém ý thức lẫn trình độ ngoại ngữ làm cản trở Hội nhập quốc tế thanh niên, ông Ngô Đức Lý, Trưởng Ban thanh niên Tổng cục An ninh kể lại lần đi Hàn Quốc của mình bằng một nhận xét đầy lo lắng và được lặp đi lặp lại không dưới 3 lần "xấu hổ vô cùng các đồng chí ạ!". Những điều khiến ông Lý phải "xấu hổ" đó là cảnh các thành viên trong đoàn cùng đi "chạy như vịt" qua đường phố Hàn Quốc vốn rất trật tự; đó là hành động "kỳ kèo trả giá taxi 2.000đồng/km" trong khi đã có đồng hồ đo đường và mức giá thống nhất ấn định; đó là việc các thành viên trong đoàn "muốn đi chợ Đông Tê Mun để mua sắm nhưng lại bảo lái xe taxi đến chợ ... Đông TiMo?!"...
    Ông Lý kết luận: Mỗi một lần theo đoàn ra nước ngoài là đại diện cho bộ mặt và thể diện quốc gia, dân tộc. Hình ảnh đất nước Việt Nam sẽ được quảng bá qua tất cả những hành động, cử chỉ, lối ứng xử của chúng ta nơi đất khách nên trước khi tổ chức "đoàn ra", cần phải có sự tập huấn kỹ lưỡng về mọi mặt cho các thành viên trong đoàn, đặc biệt là văn hoá.
    Đừng "chết đuối trong thông tin nhưng lại chết đói về tri thức"!
    Để khắc phục tình trạng "tụt hậu" về "tâm" lẫn "trí" nói trên của thanh niên trong trong quá trình hội nhập, Bí thư Đoàn khối I (khối các cơ quan Trung ương) Đỗ Việt Hà đề xuất 3 kiến nghị: Thứ nhất: đánh giá, tuyên truyền, bổ nhiệm cán bộ Đoàn phải có yêu cầu về ngoại ngữ; thứ hai: đề nghị Đảng và Nhà nước thành lập Quỹ Hỗ trợ về phát triển công tác hội nhập quốc tế thanh niên, giao cho Uỷ ban Quốc gia về thanh niên hoặc Trung ương Đoàn quản lý; tập huấn kỹ cán bộ để tiến hành lựa chọn người đi xứng đáng; thứ ba: tăng cường thông tin đối ngoại về thanh niên vì "hình ảnh Việt Nam ở nước ngoài còn thiếu và yếu".
    Tán thành kiến nghị thành lập Quỹ Hỗ trợ về phát triển công tác hội nhập quốc tế thanh niên của đại biểu Đỗ Việt Hà, ông Nguyễn Xuân Kiên, Phó Chánh Văn phòng Ban Khoa giáo Trung ương cho rằng:Nên có chính sách đầu tư nhiều hơn nữa cho công tác này bởi đó sẽ là cơ hội để chúng ta thu thập, chắt lọc những tinh hoa, kinh nghiệm quý báu của khu vực và thế giới làm giàu cho kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm của mình.
    Ông Kiên đề nghị thêm: Nên cải cách thủ tục về "đoàn ra, đoàn vào", đặc biệt với những nước láng giềng gần gũi như Trung Quốc, Lào...) vì hiện nay, "thủ tục còn phiền hà lắm".
    Cho rằng "thanh niên cần phải đi tiên phong trong quá trình hội nhập quốc tế", Th.sỹ Hoàng Minh Thái, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế - Bộ Văn hoá Thông tin gợi ý: Trong quá trình hội nhâp, quan trọng là giáo dục cho thanh niên nếp sống, trang bị ngoại ngữ và đặc biệt là phải chuẩn bị trình độ để hoà nhập. Hiện nay, vì thiếu và yếu những thứ đó mà thanh niên thiếu tự tin khi hội nhập quốc tế.
    Nhấn mạnh đến phương tiện thích ứng để thanh niên có thể "đi trên con đường hội nhập", đại diện của Ban thường vụ Thành Đoàn Hà Nội cho rằng: Ngoại ngữ và Tin học chỉ là một phần rất quan trọng trong hội nhập chứ không phải là tất cả. Điều quan trọng là phải đẩy mạnh tuyên truyền để thanh niên tự trang bị kỹ năng toàn diện chuẩn bị hội nhập, đồng thời, phải tính toán một cách hiệu quả, hợp lý để giảm bớt chi phí "đoàn ra", tăng cường thu hút "đoàn vào".
    Theo đại diện của Thành Đoàn Hà Nội, không phải cứ đi ra nước ngoài mới là hội nhập. Ở ngay trong nước, thanh niên chúng ta vẫn có thể hội nhập bằng nhiều cách và một trong những cách đó là "mời thanh niên nước ngoài đang học tập tại Việt Nam tham gia phong trào tình nguyện và học hỏi kinh nghiệm của họ qua quá trình hoạt động tình nguyện này".
    Cùng một quan điểm trên, Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam, GS.TS Phạm Tất Dong cho rằng: Chúng ta nên nghĩ đến phương thức hội nhập. Nhờ kinh tế, tri thức giúp con người phá bỏ được khoảng cách biên giới, không gian, ta ngồi tại đây vẫn có thể hội nhập được. Vấn đề là ta có được hội nhập hay không và hội nhập bằng phương tiện gì? Ngoài cách hội nhập bằng "đoàn ra, đoàn vào", thanh niên nước ta vẫn có thể hội nhập bằng văn hoá, bằng các phương tiện hiện đại khác.
    Theo ông, yếu tố cơ bản nhất để giúp thanh niên hội nhâp quốc tế hiện nay chính là học. Nhưng ông cũng cảnh báo về nguy cơ "thanh niên có thể chết đuối trong thông tin nhưng lại chết đói về tri thức" do thiếu định hướng. "Nếu ví hội nhập là thả thanh niên vào biển cả thì không phải cứ thả vào là xong, muốn biển cả thông tin đó trở thành tri thức của mình thì thông tin đó phải được xử lý có định hướng" - ông nhấn mạnh.
    ____________________
    "Hội nhập" của thanh niên chỉ đáp ứng 1/5 - 1/4 yêu cầu thực tế
    Ngay sau khi Hội thảo "Hội nhập quốc tế thanh niên kết thúc", VietNamNet đã có cuộc trao đổi nhanh với ông Đoàn Văn Thái, Trưởng Ban Quốc tế, Bí thư Trung ương Đoàn về những vấn đề liên quan đến hội nhập QTTN.
    Ông Thái cho biết, kể từ năm 1997 đến hết năm 2003 (trong vòng 6 năm), Ban Quốc tế Trung ương Đoàn đã tổ chức được 477 "đoàn ra" với 3.948 lượt người, đón 401 "đoàn vào" với 4.127 lượt khách quốc tế. Đầu năm đến nay cũng đã có nhiều hoạt động giao lưu, học hỏi kinh nghiệm của Đoàn TN Việt Nam với ĐTN các nước bạn như "giao lưu thanh niên Nhật Bản, giao lưu Thanh niên Việt - Hàn và mới đây, đoàn vừa cử 50 người đi học tập kinh nghiệm ở Trung Quốc.
    - Trước nay, các đoàn thanh niên Việt Nam thường được tổ chức đi thăm và học hỏi ở những quốc gia nào? Thanh niên phải có tiêu chuẩn gì để được lựa chọn đi theo các đoàn này?
    - Hầu hết điểm đến của các đoàn, ngoài các nước trong khu vực như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, các nước ASEAN, còn có Úc, Pháp, Nga... Lực lượng chính tham gia các đoàn vẫn là cán bộ Đoàn. Cũng có khá nhiều hoạt động chỉ cử đoàn viên tiên tiến tham gia mà điển hình là tài năng trẻ trên các lĩnh vực, sinh viên, thanh niên tiêu biểu, có thành tích học tập tốt, hoạt động Đoàn - Hội năng nổ, xuất sắc...
    - Những chuyến đi đó có giúp cán bộ Đoàn và đoàn viên, thanh niên học hỏi được kinh nghiệm từ nước bạn hay chủ yếu chỉ là tham quan, thưởng ngoạn du lịch?
    - Tôi thấy sau mỗi chuyến đi, ý thức, tác phong làm việc của thanh niên cũng có phần nào thay đổi, chuyển biến tích cực. Cụ thể, thanh niên ta học được ở bạn nhiều điều: từ cách quản lý xã hội, kỷ kuật lao động, tác phong làm việc cho đến thái độ phục vụ. Trong đó, điển hình là sự thay đổi giờ giấc, tác phong làm việc: ít đến muộn, phát biểu, trình bày vấn đề gì cũng ngắn gọn, bớt rề rà hơn.
    - Tại hội thảo "Hội nhập quốc tế thanh niên" sáng nay, nhiều đại biểu có chỉ ra nguyên nhân khiến thanh niên thiếu tự tin trong hội nhập QT là do không biết tiếng Anh. Theo ông, nên giải quyết thực trạng này như thế nào trong thời gian tới?
    - Tôi đang nung nấu một dự định, đó là đề xuất với Nhà nước coi tiếng Anh là thứ tiếng thứ hai của mình giống như một vài nuớc tân tiến trên thế giới đã làm (Singapore, Tây Ban Nha, Malaisia...), thế nhưng đề xuất này có vẻ không mấy khả quan vì sẽ có nhiều người cho rằng, nó động chạm đến tính chủ quyền quốc gia. Trong khi đó, nếu coi ngoại ngữ là thứ ngôn ngữ thứ hai sau tiếng mẹ đẻ sẽ là cơ hội để Việt Nam nói chung, thanh niên Việt Nam nói riêng hội nhập quốc tế tốt hơn.
    Ở các nước, hầu hết những người đi ra nước ngoài hội họp, đàm phán... phải tự nghe nói ngoại ngữ trong khi mình luôn kè kè phiên dịch bên người, vừa bất tiện vừa gây tốn kém, lãng phí không cần thiết. Tôi lấy ví dụ, anh em trong Ban Quốc tế chúng tôi biết ngoại ngữ nhưng lại không có hiểu biết về mảng chuyên môn nào đó theo nội dung hội nghị, trong khi những người có chuyên môn lại không biết ngoại ngữ. Trong trường hợp này, để kết hợp cả hai người cùng đi rất khó vì yêu cầu về số lượng, phụ thuộc vào kinh phí. Chỉ có cách kết hợp hai điều kiện trên trong một con người mà thôi. Đó là lý do vì sao, tôi đề xuất coi tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai sau tiếng mẹ đẻ. Hơn nữa, nếu có chính sách về ngoại ngữ như vậy, chúng ta có thể đặt ra yêu cầu: sinh viên năm thứ nhất, năm thứ hai ĐH phải nghe nói, đọc bằng tiếng Anh. Như vậy, sinh viên họ sẽ cố gắng học...
    - Nói vậy là lâu nay, các đoàn thanh niên của ta đi "hội nhập" nhưng "mù tịt" ngoại ngữ? Còn các trưởng đoàn thì sao, chẳng lẽ cũng có tình trạng như vậy?
    - Đúng là có tình trạng đó!
    - Ông vừa nói trong vòng 6 năm qua, riêng khối Đoàn có tới gần 480 "đoàn ra". Những đoàn đi trước về có truyền đạt kinh nghiệm cho các đoàn sau không?
    - Thường thì các đoàn bao giờ đi về cũng có báo cáo rút kinh nghiệm nhưng viết giống nhau lắm. Mục đích tổ chức các chuyến đi của Trung ương Đoàn là nhằm giúp cán bộ, đoàn viên thanh niên tìm hiểu học hỏi kinh nghiệm của Đoàn Thanh niên nước bạn cũng như cơ chế chính sách thanh niên của nước đó song hầu như các đoàn đi về không làm được điều đó. Phần lớn còn nặng về tham quan du lịch, ngắm cảnh.
    - Không có biện pháp hữu hiệu nào để chấn chỉnh tình trạng này sao?
    - Nói vậy chứ khó lắm. Lý do là những thành viên tham gia trong Đoàn được lựa chọn từ các tỉnh xa. Đi xong họ về đến Hà Nội là trở lại địa phương luôn thì làm được gì người ta? Trong khi đó, cơ hội đi như vậy với mỗi người nhiều lắm chỉ được một hai lần là cùng và phần lớn các chuyến đi "hội nhập" như thế đều do nước bạn tài trợ gần hết... Mỗi năm, thường chúng tôi chỉ phải bỏ khoảng 1 tỷ đồng để tổ chức 1 -2 hoạt động tương tự như vậy, tính ra chỉ đáp ứng được 1/5 - 1/4 so với nhu cầu thực...
    - Xin cảm ơn ông!
    Nguyệt Minh
    thực hiện
  10. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Cái này thì phải hỏi thật : Phao thi là gì ? Là bản tóm tắt những phần quan trọng trong môn học hay là lời giải đề thi CÓ THỂ là đề thì hoặc là lời giải đề thì CHẮC CHẮN sẽ thi ?
    ======
    Buôn bán ''phao'' thi sef bị tạm giam

    Ca?nh mua bán phao tại phố Tạ Quang Bư?u mu?a thi năm 2003.
    Ngoa?i biện pháp xư? lý ha?nh chính, đối tượng buôn bán phao thi sef bị bắt va? tạm giưf (không quá 24h). Trong đợt cao điê?m tư? 25/6 đến 10/7, lực lượng an ninh 4 phươ?ng cu?a Ha? Nội sef trực tại các địa điê?m thươ?ng xuyên xa?y ra hiện tượng mua bán "phao" thi.
    Nhưfng năm trước, hi?nh thức phạt với các trươ?ng hợp na?y la? nộp tiê?n 100.000-200.000 đô?ng. Tuy nhiên, biện pháp na?y chưa đu? sức răn đe đối tượng buôn bán "phao". Tại các điê?m nóng như phố Tạ Quang Bư?u, phươ?ng Quan Hoa, dân buôn công khai hoạt động, bất chấp sự hiện diện cu?a cơ quan chức năng,
    Theo ông Văn Đi?nh Ưng, tha?nh viên Ban chi? đạo tuyê?n sinh ĐH, CĐ 2004, nhă?m chống nạn "phao" thi, năm nay Bộ GD&ĐT đaf phối hợp cu?ng 4 phươ?ng được coi la? điê?m nóng cu?a Ha? Nội la? Bách Khoa, Lê Đại Ha?nh (quận Hai Ba? Trưng), Thanh Xuân Trung (quận Thanh Xuân) va? Quan Hoa (quận Câ?u Giấy). Chu? tịch hoặc phó chu? tịch 4 phươ?ng sef la?m Trươ?ng ban chấn chi?nh công tác luyện thi va? buôn bán phao thi. Trong thơ?i gian trước va? sau ky? thi tuyê?n sinh (25/6-10/7), lực lượng công an, dân pho?ng trực 3 ca tư? 5h sáng tới 10h đêm giám sát ơ? các lo? luyện thi, cơ sơ? photocopy, các địa điê?m thươ?ng xuyên xa?y ra hiện tượng mua bán "phao" thi.
    "Nhưfng ngươ?i bán "phao" sef bị bắt ngay lập tức va? tạm giam 24 giơ? đô?ng hô?. Lực lượng an ninh sơ? tại cufng sef bị xư? phạt nếu tha? lo?ng cho dân buôn hoa?nh ha?nh", ông Ưng nói.
    Năm ngoái, cơ quan chức năng đaf phát hiện ha?ng loạt trươ?ng hợp thi hộ, thi ke?m. Năm nay, các chu? lo? luyện trên địa ba?n Ha? Nội sef pha?i ký cam kết không đê? xa?y ra hiện tượng co? mô?i thi thuê, la?m gia? các giấy tơ? thi cư?. Nếu vi phạm, lo? luyện sef bị rút giấy phép va? đóng cư?a.
    Việt Anh

Chia sẻ trang này