1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

học hoá như thế nào để hiệu quả!

Chủ đề trong 'Hoá học' bởi Mr_Ruoi, 09/10/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Mr_Ruoi

    Mr_Ruoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/10/2002
    Bài viết:
    11
    Đã được thích:
    0
    học hoá như thế nào để hiệu quả!

    Để học tập hoá học một cách hiệu quả, em nghĩ không nên cố gắng làm hết các bài tập trong các sách nâng cao...!Để thuộc được hằng ha số các tính chất hoá học, em muốn hiểu bản chất của nó, nhưng đọc các giáo trình cho sinh viên DH lại quá khó hiểu, nhất là tự đọc!Anh chị có thể cho em một chút kinh nghiệm được k?!Mua sách nào chẳng hạn?Nhất là về lý thuyết!:D!
    Cho em hỏi là trong hiệu ứng liên hợp ( liên kết pi) ấy!Em không hiểu sự hình thành 1 obitan lớn là như thế nào?!Obitan P ấy!
    Sách viết là:khi có liên kết pi và ơ như trong vòng benzen chẳng hạn, khi đó ngoài những liên kết pi của vòng, có sự hình thành 1 obitan P lớn hơn!Em không hiểu ý này!Mong anh chị help!

    Thà làm thùng rỗng kêu to
    Còn hơn đã rỗng lại còn chẳng kêu
  2. ngoisao_datcang

    ngoisao_datcang Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/07/2002
    Bài viết:
    2.260
    Đã được thích:
    0
    Anh ở đội tuyển hoá của trường nhưng vẫn phải bó tay ở phần này đấy

    Yêu là chết ở trong lòng một ít
    Vì mấy khi yêu mà chắc đã được yêu
    Cho rất nhiều mà nhận chẳng bao nhiêu
  3. ngoisao_datcang

    ngoisao_datcang Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/07/2002
    Bài viết:
    2.260
    Đã được thích:
    0
    Tôi thấy hoá học quan trọng nhất là phương trình hoá học và tính chất hoá học. Chỉ cần thuộc được là học được

    Yêu là chết ở trong lòng một ít
    Vì mấy khi yêu mà chắc đã được yêu
    Cho rất nhiều mà nhận chẳng bao nhiêu
  4. T_N_T

    T_N_T Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    26/07/2002
    Bài viết:
    694
    Đã được thích:
    1
    Có rất nhiều sách để em đọc tuy vậy nếu muốn tìm hiểu bản chất thì quyển sách đầu tiên em nên đọc là "Cấu tạo hoá học và liên kết hoá học "của GS Đào Đình Thức.
    Quyển đó bao gồm các kiến thức rất cơ bản để có thể đi sâu hơn, Trong đó có các thuyết liên kết cổ điển đến các thuyết hiện dại như VB, MO ,MOLCAO. Hay nhưng khó đọc.
    Trong phân tử thì các obitan không tồn tại riêng lẻ mà chúng tổ hợp với nhau tạo thành obitan phân tử.
    Còn về liên kết trong benzen thì các ntử C ở trạng thái lai hoá sp2 . Mỗi ntử C liên kết với hai ntử C bên cạnh và 1 ntử H tạo thành một hệ fẳng gồm 12 liên kết xichma. Các góc hoá trị C-C-C và C-C-H dều bằng 120o
    Các ntử C còn một opitan P chưa lai hoá vuông góc với mặt fẳng của hệ.Obitan này song song và cách đều hai obitan của 2 ntử C bên cạnh do đó nó có thể xen fủ bên với cá obitan p ở mức độ như nhau.. Như vậy là 6 obitan P trong vòng tạo thành một obitan phân tử pidạng vòng kín bao trùm bao trùm tất cả 6 hạt nhân cacbon.
  5. phong2001x6

    phong2001x6 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    20/03/2002
    Bài viết:
    197
    Đã được thích:
    0
    Chào ban Mr.Ruoi
    Sach danh cho DH cung tuy từng trường thôi bạn à. Nếu bạn hoc chuyên ngành về Hoá Học, thì mới cần những sách nâng cao. Khi đó bạn chỉ cần vào thư viện của trường bạn xem danh mục các loại sách và dưới sự hướng dẫn của thầy là bạn có thể chọn cho mình sách thích hợp để học. Còn nếu bạn học về những nganh thuộc khối khác không chuyên sâu về môn Hoá lắm thì bạn chỉ cần học va làm bài tập với sgk Hoá Học Đại Cương là ổn thôi.
    Trong phân tử benzen, nguyên tử C o trạng thái lai hoá sp2, ngoài những liên kết xicma của các nguyên tử C , trong mỗi nguyên tử C con 1 obitan P chưa lai hoá. Và chính obitan này sẽ tạo liên kết pi giữa các nguyên tử C khác trong phân tử. Và do hiệu ứng liên hợp, nghĩa là liên kết pi đó có thể tạo với nguyên tử C o bên trái hoạc bên phải nguyên tử C đó đều được. Thực chât các nguyên tử C liên kết với nhau bằng 1 liên kết xicma va 0,5 liên kết pi. Tạo thành 1 vòng liên hợp bền, bao quanh phân tử benzen.
    [​IMG]
  6. Mr_Ruoi

    Mr_Ruoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/10/2002
    Bài viết:
    11
    Đã được thích:
    0
    em mới chỉ là h/s lớp 12 nên vấn đề này hơi bị trừu tượng và quả thật là khó hiểu!Nhưng em nghĩ, nếu chỉ học vẹt các kiến thức và phương trình thì quả là rất đơn giản!Nhưng như thế cũng mất nhiều time và thật sự là không nên!Cám ơn các anh đã cho em hiểu rõ hơn về vấn đề em đã hỏi!!:D!
    Thà làm thùng rỗng kêu to
    Còn hơn đã rỗng lại còn chẳng kêu
  7. phong2001x6

    phong2001x6 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    20/03/2002
    Bài viết:
    197
    Đã được thích:
    0
    Đối với những bạn học lớp 12 khi đã nắm vững được lý thuyết bạn sẽ chẳng sợ bất kỳ bài tập nào cả.
    Ví dụ như khi học về điều chế các chất. Khi ban đã biết được những phương trình cơ bản dựa vào những tính chất đó, bạn có thể điều chế bất kì chất gì mà bạn muốn chỉ từ những chất vô cơ đơn giản ban đầu như CaCO3, xenlulozơ,....( tất nhiên là chỉ trên cơ sỏ lý thuyết thôi).
    Tôi lấy ví dụ 1 bài mà các bạn hay làm .Từ CaCO3 và các chất vô cơ khác, điều kiện thí nghiệm cho đủ chúng ta có thể điều chế được rất nhiều các loại cao su( Buna, BunaS, BunaN,...), tơ nilon( Capron, nilon 6-6,...), các hợp chất cơ bản trong Hoá hữu cơ( benzen, rượu các loại, amin,..)
    Và từ những phương trình điều chế trên bạn có thể dễ dàng làm những bài tập về chuỗi phản ứng,....

    [​IMG]
  8. Mr_Ruoi

    Mr_Ruoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/10/2002
    Bài viết:
    11
    Đã được thích:
    0
    dĩ nhiên là như anh nói rồi!Nhưng nếu chỉ học thuộc các tính chất thì nhiều lúc mình đâu có nhớ hết được hả anh?!Tất nhiên, học thuộc cũng là một cách học nhưng, em nghĩ có những cái phải học thuộc, nhưng những cái nào mà cố hiểu được thì tốt hơn!Như thế sẽ đỡ phải nhớ một cách máy móc mà đôi khi có nhầm lẫn rất đáng tiếc!
    Nếu muốn nhớ t/c hoá nhanh theo em, chỉ tập viết ra giấy 1 vài lần rồi sau đó cố gắng làm nhiều bài tập tính toán về phần đó vào!Mỗi bài sẽ đem đến 1 phản ứng và đến khi l;àm bài tập cân bằng, sẽ dễ dàng hơn!:D
    Thà làm thùng rỗng kêu to
    Còn hơn đã rỗng lại còn chẳng kêu
  9. phong2001x6

    phong2001x6 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    20/03/2002
    Bài viết:
    197
    Đã được thích:
    0
    Yeah ! Good luck !
    [​IMG]
  10. ngoisao_datcang

    ngoisao_datcang Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/07/2002
    Bài viết:
    2.260
    Đã được thích:
    0
    Học tính chất hoá học thì thường là học chung cho một số chất có tính chất như nhau và từ đó nhờ dàn thôi

    Yêu là chết ở trong lòng một ít
    Vì mấy khi yêu mà chắc đã được yêu
    Cho rất nhiều mà nhận chẳng bao nhiêu

Chia sẻ trang này