1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Học Kiếm Nhật với lão M (Mục lục chi tiết - tr.01)

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi motdikhongtrolai, 06/02/2010.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. tieutuytien

    tieutuytien Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    06/03/2008
    Bài viết:
    122
    Đã được thích:
    0
    Ối, ...... ..... thảo nào mình mang cái xì tai này đi lang thang, các em cứ xúm xít chạy theo gọi "thiếu gia, thiếu gia".............. ...... ........ quả này hay đây ...... hay đây ....... ....... hế .... .... hế .........

    Ở cao nguyên mà vung bokken thì có khoái hoạt .... ......hơn ở đồng bằng không nhể các bác nhể .......
    .........................................................
    ............ ........................... ............................... .......................................
  2. motdikhongtrolai

    motdikhongtrolai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2004
    Bài viết:
    2.982
    Đã được thích:
    0
    @ Bokken Course !...
    Mọi người nên điều chỉnh lại dáng người / tư thế đứng của mình...
    [​IMG]
    Chúc mọi người một ngày vui !...
  3. fitieu

    fitieu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/03/2006
    Bài viết:
    184
    Đã được thích:
    0
    wow, hình vẽ quá chuẩn và rất nhiều gợi ý. Cho mình hỏi tại sao cú đánh xuống này tay & chân trụ cùng 1 bên. Nếu nghịch lại thì hệ hậu quả có gì đáng lưu ý không !?
  4. motdikhongtrolai

    motdikhongtrolai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2004
    Bài viết:
    2.982
    Đã được thích:
    0
    @ Fitieu !...
    1). Không nên bước đổi chân khi xốc tới thực hiện một nhát chém thẳng, đơn giản vì:
    + Bước đổi chân sẽ lãng phí "Ma-ai" - Khoảng cách / tọa độ điểm (tuyệt đối) giữa 2 đối thủ
    + Bước đổi chân sẽ giới hạn khả năng ứng biến cho một (hoặc nhiều) nhát chém tiếp theo nếu chém hụt nhát đầu tiên, hoặc khi chống lại số đông (?)
    + ...
    2). mặt khác, dáng người / tư thế đứng còn thể hiện cái "thần" của người cầm kiếm --> Tư thế đứng bỏ trọng tâm (rớt) vào giữa 2 chân là thói quen rất dzở, nó biểu hiện:
    + Do thói quen đứng tấn --> sẽ làm xơ cứng & lãng phí "timing"...
    + Do tính nhát đòn (sợ chết trong tiềm thức) --> Chứng tỏ, hoặc không hiểu biết (?) hoặc chưa thấu đáo gì về "Yuyo - Kẻ đại thù của thần chết"
    + ...
    3). V..v...
    Chúc mọi người một ngày vui !...
  5. fitieu

    fitieu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/03/2006
    Bài viết:
    184
    Đã được thích:
    0
    CÁI NÀY KHÓ !!! Cảm ơn bạn nghen.
  6. motdikhongtrolai

    motdikhongtrolai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2004
    Bài viết:
    2.982
    Đã được thích:
    0
    @ Fitieu !...
    + Quả là không dẽ với đa số mọi người...
    + Từ thời Trung Đại đã có câu chuyện điển hình được ghi chép / thuật lại như sau:
    "...Yagyu Tajima-no-kami là một đại kiếm sư dạy kiếm thuật cho Tướng Quân (Shogun) lúc đó là Tokugawalyemitsu (Chúa đời thứ ba của Mạc Phủ lấn quyền Thiên Hoàng). Một hôm, có một vệ sĩ của Tướng Quân đến xin Tajima-no-kami dạy cho kiếm thuật. Vị kiếm sư nói: "Ta thấy anh có vẻ là một kiếm sư, vậy xin cho biết anh thuộc môn phái nào trước khi chúng ta coi nhau là thầy trò".
    Người vệ sĩ đáp: "Con xấu hổ thú thật với thầy là con chưa học kiếm thuật".
    Tajima-no-kami liền bảo: "Anh muốn chế nhạo tôi à? Tôi là thầy của Tướng Quân Tôn Ông và ta biết mắt tôi chưa hề nhìn lầm bao giờ".
    Vệ sĩ bối rối trả lời: "Con xin lỗi đã tỏ ra vô lễ, nhưng thật sự con không biết gì cả!"
    Trước lúc phủ nhận quả quyết này, vị kiếm sư suy nghĩ một lát rồi nói: "Nghe anh nói thì phải đồng ý vậy thôi; nhưng ta vẫn thấy anh đã làm chủ một điều gì đó dù ta chưa biết đích xác là cái gì!".
    Lúc đó người vệ sĩ mới nói: "Nếu Thầy cố ép, thì con xin nói. Có một việc mà con cho là mình đã làm chủ hoàn toàn; đó là khi còn nhỏ, con chợt nghĩ nếu là một hiệp sĩ thì không được quyền sợ chết dù trong bất cứ trường hợp nào, và con đã bỏ ra nhiều năm vật lộn với vấn đề chết chóc cho đến khi vấn đề này không còn quấy rầy con nữa. Đây phải chăng là điều mà Thầy muốn nói hay không? ".
    Tajima-no-kami kêu lên: "Đúng đấy! Đúng là điều ta muốn nói đấy! Ta rất vui sướng vì đã không xét lầm. Thoát khỏi ý sợ chết cũng là bí quyết thượng thừa của kiếm thuật. Ta đã dạy hàng trăm đệ tử nhắm vào mục tiêu này, nhưng tới bây giờ chưa có ai đạt đến trình độ thượng thừa của kiếm thuật. Con chẳng cần học đánh kiếm vì đã là một bậc thầy rồi đó".

    (Trích: Thiền trong Cung Đạo Nhật Bản. Dịch giả: Ngô Ánh Tuyết - Vương Long. Nhà xuất bản: THUẬN HÓA - HUẾ - 1977)
    Chúc mọi người một ngày vui !...
  7. haidangtim

    haidangtim Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/08/2003
    Bài viết:
    410
    Đã được thích:
    0
    Chào anh Motdikhogtrolai, cho em hỏi vài ý :
    1) Phải chăng ý của anh là nên dùng tinh thần hỗ trợ kỹ thuật, nghĩa là phát huy cùng tột sức mạnh ý chí để chuyển hóa thành kỹ thuật tối ưu?
    2)Hay tập kỹ thuật trước vài ''levels'' rồi mới chuyển sang tịnh tâm với kiếm?
    3) Nếu mục đích, tiêu chí cuối cùng của một người tập kiếm chỉ là Thiền định, chứ không phải chém giết..liệu như vậy có sai lạc không?
  8. motdikhongtrolai

    motdikhongtrolai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2004
    Bài viết:
    2.982
    Đã được thích:
    0
    @ @Haidangtim !... Lão M cho rằng:
    1). Tinh thần là phần hồn - kỹ thuật là phần xác (!)
    2). Hồn & xác không thể tách rời đó mới là "Kiếm Đạo".. (?)
    3). Mục đích rốt ráo của một Kiếm sỹ ah ?!?... Khừa.. khừa.. Có lẽ "như cánh hoa Anh Đào" là ẩn dụ đúng đắn nhất !.. ặc !(?)!...
    Chúc bạn trẻ một ngày vui !...
  9. TicTacClock

    TicTacClock Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/11/2006
    Bài viết:
    136
    Đã được thích:
    0
    Nói leo tý...
    @ Lão M:
    1. Ok
    2. Ok
    3. Ok.. với "Kiếm sĩ" và vô số "ích xì sĩ" khác.
    @ haidangtim:
    1..
    2..
    3. Người "tập kiếm" (chưa phải hoặc không bao giờ là Kiếm sĩ) có thể lấy mục tiêu là "thiền"..."xiền"...hay "bo đì cuồn cuộn" đều vô tư xả láng cả (ấy là theo ý tôi... hắc hắc). Đừng lo sai lạc (sai thì sửa, không sửa được thì... sai tiếp). Thong thả mà đi.. !
  10. motdikhongtrolai

    motdikhongtrolai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2004
    Bài viết:
    2.982
    Đã được thích:
    0
    @ TicTacClock !...
    + Chơi Kiếm Nhật nên (phải) đặc biệt lưu ý cho các tính nghi thức của nó.
    + Không thấu đáo được bản chất cốt lõi của "nghi lễ / nghi thức" tồn tại trong đường hướng của thanh gươm Nhật Bản, thì chắc chắn sớm muộn gì cũng sẽ trở nên điên cuồng & lố bịch (còn gọi là "tẩu hỏa vào ga"... )
    + V..v...
    Chúc mọi người một ngày vui !...

Chia sẻ trang này