1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Học Kiếm Nhật với lão M (Mục lục chi tiết - tr.01)

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi motdikhongtrolai, 06/02/2010.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. BigBroLinh

    BigBroLinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/01/2006
    Bài viết:
    2.722
    Đã được thích:
    1
    Do hiểu biết có hạn (chắc chắn òi) nên em chưa hiểu được điều vàng trên!
    Nhưng quả thật ở ngoài đời do cũng có tâm đắc vài "nghi lễ/nghi thức" em cũng ngứa mắt trước vài điều mà mình cho là điên cuồng sau:
    1./ Ai đó cầm thanh bokken roài quăng quật vứt lung tung.
    2./ Chống mũi kiếm xuống đất, vạch mũi kiếm lên tường.
    3./ Khi cầm kiếm Nhật chém lại cứ đưa thân vào
    .... còn tất nhiên chưa thây ai bước qua thanh kiếm khi nó đang nằm cả.
    Lần nào em cũng phản ứng bằng lời nói khi ai đó chạm vào các điều 1,2,3 trên!
    Anh Một có thể trình bày rõ hơn tính " lễ nghi/nghi thức" khi chơi Kiếm Nhật được không?
  2. motdikhongtrolai

    motdikhongtrolai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2004
    Bài viết:
    2.982
    Đã được thích:
    0
    @ BBL !...
    +Ý của lão M còn hơn thế nữa (?)
    + Tuy nhiên trước khi trả lời / mổ xẻ cặn kẽ hơn cho chú em hiểu - lão M thiết nghĩ cũng nên đăng lại 2 bài viết sau của diễn đàn ttvn.org (từ tháng 12 năm 2004) cho quý vị cùng đọc và suy gẫm :
  3. motdikhongtrolai

    motdikhongtrolai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2004
    Bài viết:
    2.982
    Đã được thích:
    0
    Thanh Gươm Nhật Và Sự Hiện Hữu Của Nó
    (R. Maroteaux, 5th dan Iaïdo Takeda-ryu, Renshi - Võ Sư Lục Bình phỏng dịch - ttvn.org, tháng 12 / 2004)​
    Iaïdo hay Iaï-jutsu, Batto-do hay Batto-jutsu, Kendo hay Ken-jutsu là những môn võ cổ truyền Nhật Bản, được truyền từ đời này sang đời khác. Cách cầm gươm một tay (iaïdo) hoặc hai tay (ken-jutsu) là một kỹ thuật cần phải luyện tập, trước khi nói đến kỹ thuật chém một cách chính xác.
    Nếu kẻ sử dụng không khéo léo, thanh gươm sẽ trở nên rất là mỏng manh. Cho nên không hiếm trường hợp những thanh gươm bị gảy ở gần chuôi kiếm vì cách sử dụng không chính xác tạo ra những chấn động bất thường đến lưỡi gươm. Thanh gươm là một phần của người chủ của nó. Đó là lý do tại sao những võ sĩ samourai không bao giờ rời thanh gươm của mình, ngay cả khi chết. Người ta nói rằng thanh gươm có một tâm hồn. Nếu chúng ta thấy được thanh gươm được chế tạo tỉ mỉ ra sao, và được chủ nó nâng niu giữ gìn thế nào thì chúng ta sẽ thông cảm được điều này.
    Vì thế cho nên môn Iaïdo dạy ta vừa là sự kính trọng thanh gươm, vừa là cách sử dụng và bảo trì nó. Chúng ta phải xem thanh gươm như một người bạn được hấp thụ một nền giáo huấn. Nó thuần thục với bàn tay của chủ nó, vì thế, không thể cho mượn, hay biếu tặng thanh gươm của mình được. Thanh gươm Nhật hoàn toàn không có giống gươm Âu châu hay Ả rập, vì cái "hào quang" bao phủ lấy nó. Người ta nói thanh gươm có những đức tính võ thuật mà chỉ những người luyện võ lâu năm mới có thể trực nhận được. Và sự tôn kính đó được biểu hiện bằng những lễ nghi đặc thù chỉ có nơi xứ Phù Tang.
    Thế nên, nghi lễ To Rei (Đao Lễ) trước và sau khi sử dụng, là một cách bày tỏ sự cung kính đối với cái món đồ "thiêng liêng" tượng trưng cho sự sống và sự chết. Và, có rất nhiều cách sử dụng gươm tùy theo trường phái (ryu). Trong một buổi tập luyện hay biểu diễn, kiếm sinh tôn quý thanh gươm của mình được cất giữ cẩn thận trong bao (saya) bằng những nghi lễ đứng hoặc quỳ, một cách trang trọng mang đầy tính cách gần như là tôn giáo.
    Đối với những người trau luyện Iaïdo, tinh hoa nghệ thuật nằm trong cách rút gươm (nuki) và tra gươm vào vỏ (noto), những kỹ thuật này phải được tập đi luyện lại không ngừng.
    Kỹ thuật "Kiritsuke-waza" là tinh yếu của môn Iaïdo, chính là cách rút gươm ra khỏi vỏ, để chém hay chặt bằng một tay, đòi hỏi nhiều khéo léo qua công phu khổ luyện. Còn kỹ thuật "Kiri-waza" là nhằm để chém bằng hai tay một cách chính xác, mạnh mẽ và nhanh nhẹn. Kiếm sinh không được phép chần chờ do dự khi thi triển hai kỹ thuật trên.
    Không phải vì thanh gươm bén mà chúng ta có thể chém được dễ dàng. Người ngoại cuộc, khi chém một cành hay thân cây, có thể té ngửa vì bị sức chém phản chấn lại, và lưỡi gươm sẽ dính vào thân cây. Chỉ có những võ sư thâm niên, hoàn toàn hòa hợp với thanh gươm, mới có thể chém một cách đúng đắn được. Người và gươm phải nhập thành Một.
    Sau hết, kỹ thuật "chiburi" nhằm để vẩy máu còn đọng trên lưỡi gươm, cũng đòi hỏi nhiều chuyên tâm và khổ luyện, để động tác trở thành nhu nhuyễn, trước khi thực hành zanchin (tàng tâm) và tra gươm vào vỏ (noto).
    Vâng, sử dụng thanh gươm Nhật là một nghệ thuật, đòi hỏi kiếm sinh phải trải qua nhiều năm luyện tập để thành đạt công phu. Thế nên, thanh gươm vẫn, luôn luôn, có sự hiện hữu của nó.

  4. motdikhongtrolai

    motdikhongtrolai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2004
    Bài viết:
    2.982
    Đã được thích:
    0
    GƯƠM THUẬT NHẬT BẢN
    Pascal Sereï 7th dan​
    Thường được gọi là Katana hoặc Tachi, gươm dài Nhật Bản (ngược lại là Kodachi, gươm ngắn) được rất nhiều trường phái tập luyện, trong đó có vài trường phái đã lừng danh. Và ngày nay, chúng ta có thể tìm đến nhiều võ đường để tập luyện môn vũ khí cổ truyền này. Mục đích đạt đến, cũng như phương thức luyện tập thay đổi tùy theo trường phái và nhu cầu. Bài viết này không phải để so sánh kỹ thuật hay trường phái, cũng không phải để nghiên cứu lịch sử, mà chỉ để thử xem sự học hỏi này được áp dụng ra sao trong đời sống hiện tại, cũng như đã đem đến những gì cho người tập, nhất là những ai đã học nhiều môn võ thuật khác nhau.
    Những phương thức tập luyện mang nhiều tên khác nhau và có nhiều điểm tương đồng. Chúng ta có thể nhận ra bốn đường hướng chính : trận đấu thể thao, thuật rút gươm, thuật chém, và trận đấu võ thuật giữa hai đấu thủ. Nếu tìm hiểu sâu hơn, dĩ nhiên chúng ta sẽ tìm thấy nhiều tổng hợp các đường hướng trên. Những danh từ Nhật để gọi thường được dùng là :
    Ken-do, Ken-jutsu, Iaï-do, Iaï-jutsu, Batto-do, Batto-jutsu hay Batto-giri, và Ryo-to. Dù là đường hướng nào đi chăng nữa, tất cả đều có một điểm giống nhau là dùng gươm (Nhật).
    Thanh gươm tượng trưng cho linh hồn, trái tim của người võ sĩ samourai. Thanh gươm là một vũ khí để giết chóc, nhưng cũng là một biểu tượng, một cách để sống và để hoàn thiện, dù rằng thực dụng căn bản của nó là để chiến đấu, tức là để chế ngự một hay nhiều đối thủ, nhưng sau đó, nó đã trở thành một vật dụng để tự thắng lấy mình.
    Ngày nay, chúng ta có thể tự hỏi là học sử dụng một vũ khí đã lỗi thời để làm gì, vì lẽ tất nhiên là chúng ta đâu có quyền mang gươm trong người khi đi ra nơi công cộng, như thế thì rất dễ đưa đến kết luận là kỹ thuật này vô ích và sự luyện tập lố bịch.
    Nhưng nói như thế thì hẵn là chưa biết hết những gì mà món vũ khí đáng sợ này mang đến và ảnh hưởng trên nhiều phương diện đến cuộc sống của chúng ta.
    Chúng ta có thể nói một cách giản dị là biết sử dụng một thanh gươm có thể giúp chúng ta tự vệ, ít ra có thể dùng một cây cán chổi, một thanh gậy, một nhánh cây để chống trả một hay vài kẻ quấy rối võ trang bằng dao nhọn hay gậy gộc có hiệu quả .
    Dù rằng sự việc trên đã có xảy ra và chúng ta có thể làm được, chứng minh là việc luyện tập có một giá trị thực tiển, nhưng đó chỉ là một phần nhỏ của những gì mà sự học hỏi về gươm Nhật có thể thật sự đem đến cho chúng ta.
    Đối với những ai học võ, luyện tập gươm Nhật đem đến những lợi ích không chối cãi, vượt hẳn việc dùng để tự vệ. Nhưng tiếc thay, đa số người tập lại không biết đến những thiếu sót trong công phu tập luyện của họ, chỉ vì họ không được huấn luyện đúng mức. Sự học hỏi nghiêm chỉnh môn võ thuật này cho phép chúng ta tự cải thiện, giúp chúng ta tập trung tinh thần và quán sát, đem đến cho ta sự di động vững chắc, sự nhanh nhẹn và sự chính xác, giúp cho ta có một bộ pháp đúng đắn, dạy cho ta di chuyển, giúp cho ta hiểu và nắm vững được khái niệm về khoảng cách, làm tăng sự bén nhạy, đặt để sự tôn kính lấy mình và tha nhân, củng cố tinh thần. Như vậy, kỹ thuật dùng gươm Nhật có tính cách giáo dục. Thật ra, đó chính là tinh hoa của những môn võ bắt nguồn từ quân đội và chiến tranh.
    Thí dụ như trong môn ?oIaï?, môn sinh thường là tập luyện đơn độc với thanh gươm. Họ chiến đấu với một đối thủ vô hình (tưởng tượng) và luôn phải sáng suốt, bình tỉnh, thư thả, cẩn mật, để sẵn sàng phản công. Khi gươm đã bạt, sẽ không còn có thể trở lui được. Chỉ còn sống hoặc chết, xả bỏ thân mạng, nếu phạm phải lầm lỗi khi xuất chiêu. Để đạt đến một trình độ cao, cần phải học hỏi kỹ thuật tinh tường, mỗi chi tiết thật chính xác, để cải thiện từng mỗi động tác, và hiểu rằng, một sơ hở là có thể mất mạng. Để có được những động tác hoàn mỹ, cần phải ôn tập chuyên cần, bền chí, khổ luyện, tập trung tinh thần từng mỗi giây phút với một thân pháp tuyệt hảo. Cũng cần phải để ý đến khía cạnh tâm linh và để trí tưởng tượng làm việc bằng cách nghĩ ra những tình cảnh hiện thực. Chúng ta phải bền chí khổ luyện, và đến một mức nào đó, không nên bắt chước kỹ thuật của vị thầy của mình nửa mà nên tự mình cảm nhận, tìm tòi, khám phá và xem vị thầy là một người hướng dẫn cho mình. Chúng ta nên định tâm (zanshin), không những trước khi bạt gươm, mà còn phải trong và sau khi đó, nghĩa là luôn luôn ở bất cứ giây phút nào. Đó là tâm trạng khi luyện tập Iaï-do, cho dù, dĩ nhiên trong hiện tại, không còn phải là vấn đề lấy mạng đối thủ hay bỏ thân mạng mình nửa.
    Khi tập Ken-jutsu cũng vậy, chúng ta không nên đi một bài quyền giống như một điệu múa, mà trái lại, tìm cách cảm nhận những ý định thật sự của đối thủ, quên đi tình cảnh đã định sẵn, để phản ứng tùy theo ý định và hành động của đối thủ. Để được như thế, phải thường xuyên tự chỉnh lấy mình và tự dừng lại ý muốn ?ođặt để? một động tác, viện cớ là mình đã biết trước nó rồi. Điều này thấy rõ trong Kendo hơn, vì nếu cảm nhận được ý định đối thủ, sẽ đem lại phần thắng cho trận đấu thể thao, và, ở một trình độ cao, không thể thấy (đoán) trước một tác động nào. Vào thời samourai, một lỗi nhỏ khi sử dụng gươm có thể sẽ đưa đến một kết quả trí mạng. Sự thiếu sót lễ nghi giữa hai võ sĩ hoặc nhà quý tộc, có thể tự nó, đã đủ để biện minh cái chết rồi. Những kiếm sĩ siêu hạng, thường rất tôn trọng đối thủ của họ. Nếu họ thua một trận đấu, mà không đến nỗi phải thiệt mạng, thường tạ tội và xin được kề cận để theo học thêm với kẻ đã thắng mình. Cái tôn trọng đương nhiên giữa hai đối thủ, cái cần thiết để cải tiến, cho dù họ đã là bậc thầy, cái nhu cầu toàn mỹ, chúng ta phải tìm lại được trong sự luyện tập gươm thuật ngày nay. Sự cân bằng, giữa cái thắng hoặc chết, cái lý tưởng đạt đến một kỹ thuật toàn bích, cái cần thiết phải học hỏi, dù là mình đã biết điều đó, cái nhu cầu hoàn thiện hơn phải luôn luôn được tìm thấy trong mọi môn võ thuật.
    Gươm thuật đã vạch một con đường trong hành trình võ thuật, dù là tập với tay không hoặc với vũ khí. Nó làm tăng trưởng sự tập trung tinh thần, cải thiện sự thăng bằng giữa tinh thần và thể xác, cho phép ta đạt đến sự suy kỷ vô cùng thâm sâu. Nó là một lời nhắn nhủ thường hằng về sự cẩn mật, về tất cả những gì xung quanh ta, cho dù tác động đã chấm dứt, để sẵn sàng phản ứng nếu cần thiết. Áp dụng vào cuộc sống hàng ngày, có nghĩa là ta đặt hết tâm trí vào tất cả những gì đang làm. Không bao giờ bỏ cuộc, cố hết sức mình, học hỏi không ngừng, cải thiện, đoán trước những chi tiết và biết thưởng thức cuộc đời, bằng cách nhìn những gì tốt đẹp: đó là Gươm Đạo (Kiếm Đạo) Nhật Bản vậy?


    (Trích từ nội san Aiki Goshindo của Sobukai de France Takeda-ryu Maroto-ha - Vs Lục Bình phỏng dịch. Diễn đàn tvvn.org, tháng 12 năm 2004 )
  5. tuekhong

    tuekhong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/01/2009
    Bài viết:
    13
    Đã được thích:
    0

    Cảm ơn Lão M đã cho đăng hai bài trên.Rất tuyệt !!!
    TMH
  6. zeromann

    zeromann Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/02/2010
    Bài viết:
    12
    Đã được thích:
    0
    @ Anh Motdikhongtrolai,
    Hay quá anh!
    Thanks anh.
  7. TicTacClock

    TicTacClock Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/11/2006
    Bài viết:
    136
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn Lão M đã quan tâm lo lắng.. nhưng tàu hỏa vào ga rồi tàu hỏa lại chạy đi thôi, mà tàu hỏa cứ nằm luôn một chỗ cũng được ? như Lão Pu đóa? hắc hắc.

    ?
    Thế nên, nghi lễ To Rei (Đao Lễ) trước và sau khi sử dụng, là một cách bày tỏ sự cung kính đối với cái món đồ "thiêng liêng" tượng trưng cho sự sống và sự chết. ??
    Phải?!? tượng trưng cho sự sống và sự chết?...cũng hay đấy và là ?omột cách? trong nhiều cách thôi nhỉ? Xét về mặt ?o triết học? mà nói (lăng nhăng) thì sự ?ophủ định của viên đạn? chắc cũng tượng trưng ?ođại khái? như thế. Cây đao thì còn phải rèn luyện chán mới mong là mối đe dọa đáng kể, còn viên đạn cơ bản nhanh chóng mang lại cái cảm giác quyết định được sống chết cho cả những kẻ ươn hèn và thiếu rèn luyện nhất. Và nói (lảm nhảm) cho cùng thì ở một độ "hâm hâm" nào đó cái gì mà chả ?otượng trưng cho sự sồng và sự chêt? kể từ khẩu AK47 đến tiếng đồng hồ tích tắc bên tai!

    ...
    Thanh gươm là một vũ khí để giết chóc, nhưng cũng là một biểu tượng, một cách để sống và để hoàn thiện, dù rằng thực dụng căn bản của nó là để chiến đấu, tức là để chế ngự một hay nhiều đối thủ, nhưng sau đó, nó đã trở thành một vật dụng để tự thắng lấy mình.
    ?.
    Sự học hỏi nghiêm chỉnh môn võ thuật này cho phép chúng ta tự cải thiện, giúp chúng ta tập trung tinh thần và quán sát, đem đến cho ta sự di động vững chắc, sự nhanh nhẹn và sự chính xác, giúp cho ta có một bộ pháp đúng đắn, dạy cho ta di chuyển, giúp cho ta hiểu và nắm vững được khái niệm về khoảng cách, làm tăng sự bén nhạy, đặt để sự tôn kính lấy mình và tha nhân, củng cố tinh thần.
    Phải?! ? để chế ngự đối thủ sau trở thành?để tự thắng lấy mình? ?otôn kính lấy mình và tha nhân?? ?otự thắng? thế nào được, ?otôn kính? thế nào được, ?ocủng cố tinh thần? thế nào được khi ?osợ sai? , khi không tự giải quyết được các câu hỏi kiểu ?osiêu hình? cho chính mình? ? hả haidangtim, hả Lão M?! Hành trình đích thực nào mà chả đơn độc!

    ?. Sự cân bằng, giữa cái thắng hoặc chết, cái lý tưởng đạt đến một kỹ thuật toàn bích, cái cần thiết phải học hỏi, dù là mình đã biết điều đó, cái nhu cầu hoàn thiện hơn phải luôn luôn được tìm thấy trong mọi môn võ thuật.
    (cái này hoàn toàn OK? và không chỉ tìm thấy trong mọi môn võ thuật, mà còn trong vô vàn thứ trên đời này)
    Túm lại, Lão có nhiều cái hay(sờ voi thế).. "chơi" kiếm Nhật cũng có nhiều cái hay ("chơi" nhé không phải tập ?" cũng sờ voi luôn) nhưng không phải rung cây nhỉ?hắc hắc.
    Mời Lão cứ vào thẳng nội dung vấn đề "nghi lễ"!
    Kính!
    Được TicTacClock sửa chữa / chuyển vào 22:47 ngày 31/03/2010
  8. motdikhongtrolai

    motdikhongtrolai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2004
    Bài viết:
    2.982
    Đã được thích:
    0
    @ @TicTacClock !... Bài viết trên thể hiện tâm thế của anh bạn quá nhạy cảm trong trường hợp này (!) --> Khừa.. khừa.. ặc !(?)!...
    1). Tuy nhiên, bạn cứ tự nhiên tiếp tục chia sẻ cảm nhận / suy nghĩ riêng của mình...
    2). Lão M sẽ "focus" cho mọi người cùng thấy / toạc thẳng vào những vấn đề sơ đẳng trong thực tế của một người chơi Kiếm (Nhật) --> Khừa.. khừa.. Nó dễ hiểu / nôm na và pha học thường thức (khoa học thường thức) hơn thế nhiều (?).. ặc !(?)!... Cứ từ từ đã (!)..
    3). V..v...
    Chúc mọi người một ngày vui !...
  9. TicTacClock

    TicTacClock Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/11/2006
    Bài viết:
    136
    Đã được thích:
    0
    ... chẹp!
    Vẫn đi zòng zòng hoài!
  10. BigBroLinh

    BigBroLinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/01/2006
    Bài viết:
    2.722
    Đã được thích:
    1
    Từ từ roài khoai sẽ nhừ mà bác !
    Nhân tiện tâm thế bác TicTacClock quá nhạy cảm trong trường hợp này em xin kể các bác nghe 1 câu chuyện sau, có lẽ ít nhiều cũng liên hệ với Kiếm đạo các bác ạ!
    2009, em (Đại K Linh thần thoại), Xingyi Hanoi cùng Stock82 đến chơi với Trung ở lò Tán thủ nơi Trung tập, tức lớp Tán thủ mùng 10 tháng10. Lúc này Trungtiger nghỉ tập lâu lắm òi, nhưng có lên trợ giảng giúp thầy vài buổi. Thầy của Trung là thầy Sơn, 1 người thầy BBL đánh giá là....khá là tuyệt!
    Khá tuyệt ở chỗ này:
    Anh Sơn (1972) nói với 3 đứa em: các em mang quần đùi ko, vào tập luôn.
    Sau đó , câu này mới là câu tuyệt này. Ah, diễn giải đã:
    Chắc anh Sơn cũng 1 phần cảm nhận được cái tâm thế nhạy cảm của 1 trong 3 hoặc cả 3, cũng có thể ko, nhưng anh phủ đầu luôn:
    "Anh nói thật với các em nhé, 1000 thằng học võ thì đến 990 thằng nhát gan...lúc đấu run như cầy sấy, chỉ có 10 thằng là được".
    ............
    1 năm roài ấn tương về anh Sơn vẫn y nguyên...khá tuyệt!

    Nhân chuyện tâm thế bác TicTacClock khá nhạy cảm trong trường hơp này nên em hầu chuyện anh em Box như zậy thôi!
    Chúc các bác 1 ngày vui!
    Kaka!
    Được BigBroLinh sửa chữa / chuyển vào 01:15 ngày 01/04/2010
    Được BigBroLinh sửa chữa / chuyển vào 01:21 ngày 01/04/2010

Chia sẻ trang này