1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Học Kiếm Nhật với lão M (Mục lục chi tiết - tr.01)

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi motdikhongtrolai, 06/02/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. 25LTK

    25LTK Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/10/2005
    Bài viết:
    245
    Đã được thích:
    2
    Tặng ĐKLinh một trích đoạn trong "Thiền và Võ đạo" - Nhà xuất bản Thuận Hoá 1977 - Tác giả Ngô Ánh Tuyết, Vương Long.
    6. CÔNG ÁN
    Đề tài thiền quán gọi là công án . Nó đòi hỏi tâm trí phải cố gắng tối đa và không cho phép được mơ màng, lười biếng.
    Sau đây là một vài công án điển hình:
    "Hãy cho xem bộ mặt vốn có của bạn trước khi cha mẹ sinh ra".
    "Nếu giữa đường gặp một người đã ngộ chân lý, bạn muốn vượt qua mà không nói cũng không im lặng. Vậy làm thế nào để tiếp xúc với người đó?".
    Thiền sư Thủ Sơn (9) cầm cây tích trượng đưa ra trước chúng tăng và nói: "Nếu gọi đây là cây gậy thì đáng chê; nếu không gọi là gậy thì nói sai. Vậy, gọi là cái này là gì?". Thiền sư Hakuin (Bạch Ẩn) đưa bàn tay lên và bảo các đệ tử: "Hãy lắng tai nghe âm thanh của một bàn tay như thế nào" (10). Dựa vào công án sau cùng này, tôi sẽ cố hết sức trình bày quá trình tu tập của thiền sinh và trọng tâm của việc tu tập là gì. Suốt nhiều giờ, nhiều ngày và nhiều tuần, người đệ tử trầm tư về công án. Chìm đắm trong sự tập trung sâu xa, anh ta suy gẫm vấn đề đủ cách.
    Một điều rất rõ ràng là: vì phải có hai bàn tay vỗ vào nhau mới phát ra tiếng được; do đó, câu trả lời chỉ có thể là: Không ai, dù có mong muốn nhất đời, có thể nghe được âm thanh của một bàn tay, nhưng chẳng lẽ đáp án quá đơn giản như vậy. Hay là sẽ thận trọng hơn nếu bảo: Một bàn tay duy nhất không phát ra âm thanh cho lỗ tai người nghe được? Nhưng điều này cũng chẳng giúp anh ta tiến thêm được bước nào. Chắc hẳn trọng tâm vấn đề không phải là âm thanh và sự nghe, ghép chúng vào chỉ tổ thêm rắc rối. vậy trọng tâm rõ ràng là: Thế nào là ý nghĩa của một bàn tay khác với hai bàn tay? Không biết đây có giống sự khác biệt giữa thống nhất với phân hai chăng? Bàn tay chắc là biểu tượng của nguyên lý: "Duy nhất không có cái thứ hai". Đáp án tỏ ra có lý đối với người đệ tử vì đây là quan điểm "bất nhị" đóng vai trò trọng yếu trong Phật Giáo và thường được đem ra thảo luận. Tìm ra được một đáp án tuyệt diệu như thế, người đệ tử liền đến gặp Sư phụ. Anh ta có quyền xin ông mỗi ngày một câu hỏi. Anh trình bày đáp án một cách hãnh diện và phấn khởi. Vị thầy nghe xong bèn lắc dầu và không nói một lời, ra dấu cho người đệ tử ngỡ ngàng lui về thiền phòng. Có khi đệ tử vừa mở cửa ló vào, vị thầy đã đuổi đi không để anh ta kịp nói lời nào.
    Người đệ tử bị dội trở về với chính mình, bắt đầu tập trung suy tưởng lần nữa. Anh ta quyết trở thành xuất chúng và làm thầy phải ngạc nhiên. Người đệ tử miệt mài trầm tư, cố tìm ra đáp án, nhưng dù lục lọi hết mọi ngóc ngách của vấn đề, cố tìm ra đáp án, nhưng dù lục lọi hết mọi ngóc ngách của vấn đề, anh ta cũng không mò ra kết luận nào khác.
    Lúc đó, người đệ tử suy nghĩ: Tại sao Thầy xua đuổi mình? Có lẽ do mình trình bày tệ quá? Anh ta cân nhắc lại lời trình bày, rồi lại đến gặp Thầy; ông lại xua đuổi, lần này có kèm lời chê bai. Nhưng người đệ tử vẫn không tìm thấy chỗ sai của mình.
    Bấy giờ, anh ta đâm ra hoang mang lo lắng: Nếu mình còn quá xa đáp án, thì bao giờ mới đạt đến đích? Rồi anh ta lấy lại bình tĩnh: A ! thì ra đây là vấn đề sinh tử!
    Người đệ tử háo hức lao vào vấn đề, không phải bằng trí xét suy biện luận và với toàn thể sức lực của thể xác, tinh thần và tâm linh đến độ vấn đề không lúc nào để anh ta yên, mà cứ ray rứt mãi dù trong giờ nghỉ, trong giờ ăn hoặc đang làm việc hằng ngày. Nó đeo đuổi anh ta cả trong giấc ngủ. Bây giờ chẳng cần ép mình suy nghĩ về nó! Ngay cả khi anh ta muốn giải tỏa trí óc, nó cũng cứ bắt phải suy nghĩ, nhưng tất cả đều hoài công; đáp án vẫn không đến.
    Anh ta đâm ra nghi ngờ khả năng của mình, bắt đầu chán nản, và không biết phải nhắm vào đâu. Anh ta được cứu khỏi cơn tuyệt vọng hoàn toàn nhờ lời Thầy nhắc nhở phải gia tăng cường độ tập trung cho đến không không còn bị những ý tưởng vẩn đục quấy rầy; phải biết chờ đợi một cách kiên nhẫn và vững tin cho đến khi đáp án đã chín mùi và tự hiện ra mà không bị thúc ép.
    Bởi vậy bây giờ, người đệ tử bắt đầu tìm đáp án theo cách khác. Anh ta không còn cần phải phân tích vấn đề và nghĩ ra đáp án nữa vì đã làm việc ấy đủ rồi. Anh ta không còn nghĩ vòng vo thế này hay thế kia nữa, về một bàn tay hay hai bàn tay, về nguyên lý này hay nguyên lý nọ nữa; anh ta cũng chẳng nghĩ đến đáp án để cố nặn ra nó; tuy anh ta vẫn luôn nhớ đến nó trong sự căng thẳng tinh thần tột độ. Anh ta mong mỏi đáp án như người khát mong ước nước cho đã, nhưng anh ta xử sự như một người đang cố nhớ lại một điều nào đó, và anh cảm thấy mình như người đang tìm lại cái gì đó mà mình đã quên đi, một cái mà anh ta phải nhớ lại bằng mọi giá, vì sự sống của anh ta tùy thuộc vào nó.
    Trong trạng thái căng thẳng tinh thần này, có thể đột ngột đáp án bỗng hiện ra, hoàn toàn bất ngờ, hoặc là một tiếng hét, một âm thanh nặng nề, hoặc trong những trường hợp ngoan cố, một cú đánh rất đau như ngày xưa thường dùng để đẩy sự căng thẳng đến chỗ bùng vỡ.
    Lúc ấy thật hứng khởi làm sao! Người đệ tử run lên, toát mồ hôi và tràn trề hoan lạc: cái mà anh ta hoài công tìm kiếm đã hiện ra chớp nhoáng. Giờ đây, anh ta thấy rõ mọi thứ rắc rối ở chỗ nào trước đó, anh ta có thể thấy rừng dù chỉ có cây. Những cái vảy cá đã rơi ra khỏi mắt. Anh ta cảm thấy mình được cứu rỗi, giải thoát. Khỏng thời gian này rất ngắn ngủi, như ánh chớp lên rồi mất nhưng gây ra ấn tượng thật sâu xa. Tất nhiên anh ta không thể nắm giữ được nó.
  2. chao_dong_chi

    chao_dong_chi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/02/2006
    Bài viết:
    256
    Đã được thích:
    0
    Bruce Phạm nói đồng chí chém giống nông dân, đồng chí Linh chả có cái quái gì giống nông dân cả. Mà cũng kì ghê, bác nông dân ta chất phát thật thà, làm cái gì ra cái đó thế mà bà con cứ chê bai này nọ. Theo tớ đồng chí Linh nên làm nông dân đi, chém làm gì cho mệt xác. Noi gương bác nông dân cuốc đất, cuốc ngày này qua ngày nọ vẫn khoẻ re, cuốc hết mẫu này sang mẫu nó vẫn tốt. Lưởi cuốc nó cắm xuống đất 1000 nhát giống nhau cả, rút ra vẫn thế. Thế mà lắm kẻ chê, thời buổi này bà con học nhiều hiểu rộng coi thường bác nông dân anh hùng của tớ ghê. Hy vọng đồng chí Linh hướng nội, tìm lại cái chính mình, đưng mong làm người hùng "samurai" làm gì. Nhìn sát khí quá.
  3. tieutuytien

    tieutuytien Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    06/03/2008
    Bài viết:
    122
    Đã được thích:
    0
    Em cũng xin nhắc lại câu hỏi trên ........ ..........
    ........... .....................................................................................................
  4. anhngayngo

    anhngayngo Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/12/2001
    Bài viết:
    288
    Đã được thích:
    0
    Lạy thánh mớ bái !
    Thầy cậuv ào đây nhìn bài cậu viết xong thốt lên:
    TRÒ HƠN THẦY roài - sau đó ngất.
    Từ bàn tay buông lỏng ra cái Huân chương - chứng nhận sau:
    [​IMG]
    Còn anh em đồng đạo - vào đọc bài cậu xong, mặt mày ngơ ngác
    Thay mặt anh em tặng câu:
    [​IMG]
  5. highlife

    highlife Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/07/2008
    Bài viết:
    476
    Đã được thích:
    0
    ==================================================================================================== BỎ QUA vì tình HUYNH ĐỆ!
    BỎ QUA vì là anh em !
    Trân trọng
  6. wap564

    wap564 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/09/2008
    Bài viết:
    136
    Đã được thích:
    0
    Hông, hông... hông... hông... hông!!! Hông có bỏ qua gì hết đó!!!
    Nam nhi "đầu đội đất chân đạp trời" mà bỏ là bỏ cái gì.
    Làm gì có thể bỏ qua được cho cái thể loại này.
    Phải làm cho bắp ra khoai mà khoai ra sắn thì mới hả dạ anh hào.
    Chẳng lẻ lại để bị "bôi trâu chét tró" lên mặt thế sao.
  7. BigBroLinh

    BigBroLinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/01/2006
    Bài viết:
    2.722
    Đã được thích:
    1
    Từ trước đến giờ em có 1 sở thích đặc biệt, và cũng vì sở thích này nên rất nhiều anh em Box quý em, và ghét em luôn, đó là thích: SỰ THẬT!
    Và song song với nó cũng có 1 sở ghét đặc biệt, ghét thôi rồi, đó là: NGƯỢC LẠI SỰ THẬT!
    Vì thế khi nhìn cái vàng vàng kia tự nhiên giận tím mặt, vì tài khoản của em em chưa có việc gì nên chả share ai trong box cả...ko bít số tài khoản thì làm sao mà chuyển tiền được?
    Đến 18h hum nay (sau 1 ngày) mới nhận được "quà" của anh Võ gửi qua Mr Chim_lac_viet, mở ra hóa ra là,...tiền, đúng với số tiền trên thống kê...Chẹp, vậy là thật!
    Thôi anh trả lại tiền thì nhận thôi!
  8. nongtracu

    nongtracu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/01/2008
    Bài viết:
    123
    Đã được thích:
    0
    Em vào rồi lại ra, ra rồi lại vào 3 , 4 lần muốn viết mà chẳng biết viết gì !
    Thôi ! Việt nam mình, chỉ có mấy thằng mình đang chơi với nhau thôi !
    Cãi nhau thì mình chơi với ai ?
    Ai chơi với mình ?
    Em của các bác !
  9. anhngayngo

    anhngayngo Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/12/2001
    Bài viết:
    288
    Đã được thích:
    0
    XONG !
    Kèm theo đó là Chứng nhận saU:
    [​IMG]
    ---
    Nếu vẫn thắc mắc, soi thêm:
    [​IMG]
  10. lanpurge

    lanpurge Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/07/2005
    Bài viết:
    4.955
    Đã được thích:
    481
    hehe, lão Pu cứ là lão Pu, tiên nhân cứ là tiên nhân, vét cứ vét, chùa cứ chùa, xí đểu cứ xíu đểu ... tới đâu hay đó ... trời không phụ người hằng Tâm ! Trâu zìa hợp Phì rồi nè ! ... ichi ni săn beng ! ichi ni beng ! ichi beng ! beng beng beng ! hẹ hẹ ..
    đan mạch, lão chim vào xì gòn sao ko chào tiên nhân ... đ.ù m.á !

Chia sẻ trang này