1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hóc Môn xưa và nay

Chủ đề trong 'Sở thích' bởi ATC, 05/04/2001.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. ATC

    ATC Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/03/2001
    Bài viết:
    6.452
    Đã được thích:
    0
    Hóc Môn xưa và nay

    Hãc M«n x­a vµ nay
    Hãc M«n x­a tõng cã 18 th«n "v­ên" tr?u chuyªn cung cÊp cho c¶ Sµi GYn - Chî Lín. Khi §¶ng Céng s¶n ra ®êi, Hãc M«n trë thµnh mét c¨n cø ®za quan träng. Ng­êi Hãc M«n x­a vµ nay c?n cï, anh dòng vµ vÉn gi÷ ®­îc v¨n hãa truyÒn thèng cña vïng ®Êt cæ miÒn §«ng-Nam Bé.

    Hãc M«n lµ ®za bµn v¨n hãa, chÝnh trz lµm h<u c?n cho c¶ng Sµi GYn. Tõ khi më n­íc, ®©y lµ vz trÝ chiÕn l­îc quan träng, nèi vïng Sµi GYn - Chî Lín lªn T©y Ninh. §êi c¸c chóa NguyÔn, con sè 18 ®· xuÊt hi-n, t«i hiÓu ®©y lµ con sè mµ ta ®?t ra ®Ó ca ngîi vÒ phong thñy. Gia §znh thµnh th«ng chÝ cña Trznh Hoµi §øc ghi chÐp, dzch l¹i nh­ sau:

    "Khi tr­íc, cã 18 th«n canh gi÷, d©n c­ trï m

    Được sửa chữa bởi - Admin on 08/05/2001 06:22:10
  2. despi

    despi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/04/2001
    Bài viết:
    1.990
    Đã được thích:
    1
    Hóc Môn xưa và nay
    Hóc Môn xưa từng có 18 thôn "vườn" trầu chuyên cung cấp cho cả Sài Gòn - Chợ Lớn. Khi Đảng Cộng sản ra đời, Hóc Môn trở thành một căn cứ địa quan trọng. Người Hóc Môn xưa và nay cần cù, anh dũng và vẫn giữ được văn hóa truyền thống của vùng đất cổ miền Đông-Nam Bộ.
    Hóc Môn là địa bàn văn hóa, chính trị làm hậu cần cho cảng Sài Gòn. Từ khi mở nước, đây là vị trí chiến lược quan trọng, nối vùng Sài Gòn - Chợ Lớn lên Tây Ninh. Đời các chúa Nguyễn, con số 18 đã xuất hiện, tôi hiểu đây là con số mà ta đặt ra để ca ngợi về phong thủy. Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức ghi chép, dịch lại như sau:
    "Khi trước, có 18 thôn canh giữ, dân cư trù mật, tạo nên một điểm mua bán lớn ở miền núi (hiểu là vùng cao ráo). Dân nơi đây đều có sản nghiệp, lập nhiều vườn trầu, thường gánh trầu đi bộ một tốp đến ba bốn mươi người xuống bán ở chợ lớn Sài Gòn (Chợ Lớn ngày nay) và chợ Bến Nghé. Chỗ ấy còn nhiều rừng rậm, mãnh hổ thường hay bắt người, cho nên có câu "dữ như cọp vườn trầu".
    Đã thấy rõ rệt sự giao lưu về mua bán, từ Hóc Môn - Bà Điểm xuống Chợ Lớn và Sài Gòn ngày nay. Mỗi ngày bạn hàng đi bộ mỗi chuyến hơn 20 km, rồi lại trở về, sản lượng trầu quả là to lớn. Thuở ấy, đàn ông, đàn bà, giới trẻ cũng ăn trầu, gặp nhau là mời trầu. Hẳn là trầu đưa xuống Chợ Lớn theo con đường truyền thống mà khi Pháp đến đã đặt tên là Thuận Kiều, từ Thuận Kiều xuống vị trí ngày nay còn giữ tên đất là Chợ Rẫy (Bệnh viện Chợ Rẫy). Hàng bông và cả trầu cau gom về đấy, nền của bệnh viện ngày xưa đâu phải là nơi trồng rau cải, mà là trung tâm phân phối, kiểu chợ đầu cầu.
    Vùng Hóc Môn thành hình rất sớm ở hình thể cao ráo, có giếng để tưới trầu. Trầu là mặt hàng có giá hơn rau cải, người tiêu dùng ngày càng tăng. Tuy xa Sài Gòn - Chợ Lớn, nhưng người dân nhờ giao lưu hằng ngày để tìm kế sinh nhai, nên Hóc Môn sớm được đô thị hóa. Phong cách của người trồng trầu cũng như của bạn hàng phải lanh lẹ, nắm bắt thông tin về giá cả thị trường từng ngày. Dân ở đất xưa mặc nhiên giữ văn hóa truyền thống.
    Nhưng nếu chỉ có đức tính siêng năng, cần cù để trồng trầu, thì Hóc Môn chẳng có gì đặc biệt lắm, so với Nam Bộ và cả nước. Từ một phần tư thế kỷ trước, Pháp đã cai trị vùng Hóc Môn, gần Sài Gòn, bộ máy cai trị khá chặt chẽ. ấy thế mà dân Hóc Môn lại khởi nghĩa, giành thắng lợi vẻ vang trong bước đầu, với vũ khí thô sơ. Phủ Ca (Trần Tử Ca) gốc là xã trưởng làng Hạnh Thông, Gò Vấp, buổi đầu giữ thái độ tốt, nhưng khi Pháp hạ thành Chí Hòa thì tích cực theo giặc làm cai tổng rồi lên chức phủ, cai quản huyện Bình Long, đóng tại Hóc Môn. Ông ta thích sử dụng những dụng cụ đo đạc của Pháp tặng, bèn phóng đường, cho quy hoạch, mở mang Chợ Cầu. Vợ ông ta chủ trương mua độc quyền dây đậu phộng (lạc) để bán lại cho giới đánh xe ngựa. Pháp đã bày ra nuôi ngựa đua ở Sài Gòn, dây đậu phộng là thức ăn tốt cho ngựa. Dân chúng bất bình, hắn buộc tội, vu khống, tra tấn để tống tiền. Phan Công Hớn là người của Hội Kín, tự phong quản cơ, tổ chức khởi nghĩa, cho quân nghĩa tập trung từ Mỹ Hạnh, Đức Hòa, Củ Chi, Chợ Cầu kéo đến để giữ bí mật. Vợ chồng Phủ Ca bị giết tại trận. Dinh quận cháy rực trời. Nhưng hôm sau giặc từ Gia Định kéo đến, đàn áp dã man. Quản Hớn và ông Quá được giặc xem như là "chính phạm", tòa xử tại Bình Hòa (Bà Chiểu) với 14 bản án tử hình, 16 người bị xử tù khổ sai. Dư luận xôn xao lên án Pháp quá tàn ác. Tổng thống Pháp đành nhượng bộ, chỉ xử tử hình 2 người, bao nhiêu người còn lại chịu án khổ sai chung thân. Để khủng bố đồng bào, giặc cho thi hành án xử tử ông Quản Hớn và ông Quá tại chợ Hóc Môn vào 7 giờ sáng ngày 30-3-1886. Sau đó, mấy người con của Phủ Ca đòi bồi thường thêm, vì vậy, dân Hóc Môn và hương chức làng phải nộp bồi thường. Số làng bị phạt là 18.
    Sau phong trào tạm gọi là "Cần Vương" này, đến đầu thế kỷ 20, phong trào Duy Tân dấy lên trong cả nước, Hóc Môn lại gây được phong trào, ngay tại Sài Gòn. Chí sĩ Nguyễn An Khương lập Chiêu Nam Lầu, thử kinh doanh ngành khách sạn, tại đường Nguyễn Huệ ngày nay, bên trong vẫn là tạo liên lạc, làm tiền trạm cho các chiến sĩ Đông Du, qua Nhật Bản. Vốn học về quân sự, kinh tế, Nguyễn An Khương viết báo, là người đầu tiên dịch truyện Tam quốc từ chữ Hán sang chữ quốc ngữ. Con trai của ông là Nguyễn An Ninh du học Pháp, đỗ đạt, trở về không chịu làm quan mà hoạt động chính trị, văn hóa, ra báo chữ Pháp, diễn thuyết kêu gọi lòng ái quốc, chống thực dân ngay tại trung tâm Sài Gòn. Đảng Cộng sản ra đời, Hóc Môn trở thành cứ địa quan trọng với Nam Kỳ khởi nghĩa và liên tục, Trung ương Đảng đã xem Hóc Môn là cứ địa an toàn với lòng trung kiên của người dân.
    Tuy là huyện ngoại thành, người dân Hóc Môn ngày nay sống sung túc. Đường đi Sài Gòn, Chợ Lớn khá tốt, vẫn còn sử dụng xe thổ mộ, còn lò chuyên rèn móng ngựa. Nghiên cứu văn hóa truyền thống Việt Nam không thể bỏ qua địa bàn Hóc Môn, theo tôi, đây là khu vực cổ của miền Đông. Văn hóa phải bộc lộ sức sống và nét linh động. Câu lạc bộ cổ nhạc tài tử của Hóc Môn đã trở nên vui tươi, nền nếp, là một thành tựu đáng cho các quận huyện khác cùng thi đua.
    Sơn Nam
    Despair is not Hopeless!​

Chia sẻ trang này